Hôm nay,  

Bị Lay Off Và Tìm Việc

10/08/200400:00:00(Xem: 200135)
Người viết: NGUYỄN KHÁNH VŨ
Bài số 604-1142-vb3100804

Tác giả Nguyễn Khánh Vũ cư trú tại Westminster, hiện là Software Engineer cho một công ty ở Long Beach. Ông đã góp cho Viết Về Nước Mỹ năm đầu tiên bài “Nước Mỹ và Tôi”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Trong lúc nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, chuyện lay-off là chuyện tôi nghe hàng ngày nhưng vẫn không tin một ngày nào đó tôi bị "đụng" đến :.
Tôi làm cho công ty này cũng được gần 4 năm, giữ vai trò một senior khá là quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện sản phẩm. Khoảng hai năm trước, công ty có dự án xây dựng một sản phẩm hoàn toàn mới nhằm vào một thị phần lớn đang bị bỏ trống sau khi một đại gia bị phá sản. Trước ngày dự án bắt đầu, thằng boss kêu tôi vô phòng nói chuyện riêng, nó vẽ ra một viễn ảnh thật đẹp sau khi sản phẩm mới ra đời. Nó đặt lên bàn một sơ đồ tái cấu trúc công ty và chỉ cho tôi vị trí mới của mình sau khi cái killing app (sản phẩm có tính chất sống còn của công ty) này tung ra thị trường và hứa một big bonus (hơn 2 tháng lương). Tôi bắt đầu dự án bằng việc hướng dẫn cả team về một ngôn ngữ mà không ai có kinh nghiệm (trừ tôi :). Song song với việc này, tôi làm việc cật lực với thằng technical director (cánh tay mặt của thằng boss, được nó kéo về từ một công ty đối thủ của công ty tôi) trong việc thiết kế sản phẩm mới.
Meeting hàng ngày, họp tới họp lui, sử dụng thử hàng tá các tools trên thị trường để tìm kiếm cái thích hợp cho sản phẩm mới của công ty. Đêm về nhà ngủ mà lúc nào cũng mơ về nó. Nghĩ đủ cách để sao cho sản phẩm đạt được tốt nhất các yêu cầu về thiết kế tôi đã được học khi còn ngồi trong ghế nhà trường. Sau khi bản thiết kế hoàn tất thì các team-mates của tôi cũng đã sẵn sàng để "lâm trận". Bây giờ nghĩ lại chắc thằng boss của tôi cũng đã sử dụng the same technique (hay là sự bịp bợm) với các anh em khác nên ai làm việc cũng hăng say quá xá. Tôi làm xong phần việc của mình thì vẫn phải ngó xem anh em có gặp khó khăn gì không, mọi người có tuân thủ coding standards (các tiêu chuẩn trong việc lập trình) để dễ cho việc sửa chửa và bảo trì hay nâng cấp sản phẩm sau này.
Ròng rã gần một năm rưỡi thì sản phẩm beta (sản phẩm chưa hoàn chỉnh) ra đời, công ty tôi bắt đầu ký giao ước với một số công ty trong việc cho họ sử dụng thử sản phẩm mới. Các đợt user training được mở ra, trong công ty ai ai cũng hớn hở và hy vọng. Bug (lỗi trong chương trình máy tính) được tìm thấy nhưng là "chuyện nhỏ" :, ai ai cũng vui vẻ làm việc để sửa chữa vừa lỗi vừa những điều theo ý khách hàng. Song song với việc training cho khách hàng, sửa chữa bug, tụi tôi còn phải ngày đêm cố gắng hoàn tất cho xong việc chạy sản phẩm mới với những dữ liệu và tiêu chuẩn ngặt nghèo được đặt ra từ các công ty có thẩm quyền trước khi họ cho phép sản phẩm được tung ra thị trường.
Email, phone, fax, meeting liên tục với các công ty này để hối thúc họ trong việc định xét kết quả do chạy thử nghiệm sản phẩm mới. Đây cũng là một nghệ thuật trong giao tiếp mà tôi học được, nếu mình hối thúc quá thì họ cảm thấy mình làm phiền họ, họ sẽ kiếm cách này hay cách khác để thoái thác và cho mình chờ dài cổ vì lý do họ cũng bận rộn thẩm định cho các công ty khác. Còn nếu mình không nhắc nhở họ thì nhiều khi họ quên mình luôn 9.
Tôi dồn toàn tâm toàn lực vào công việc. Làm trong công ty, về đến nhà, tối đến tôi tranh thủ làm đủ các research, đọc thêm trong sách vở nhằm làm cho sản phẩm tốt nhất. Hai đứa nhóc con tôi chịu nhiều thiệt thòi nhất trong khoảng thời gian này vì cả ngày ở nhà chúng chỉ mong tôi vềø chơi với chúng. Bồng bế con một chút, hôn vội vợ con trước khi đi ngủ là tôi lại chui đầu vào cái computer. Tới 2, 3 giờ sáng mới thiếp đi được một chút, rồi 6, 7 giờ sáng lại chui vào công ty. Tôi làm việc âm thầm ngoài giờ cho công ty mà không ai biết trong khi thằng director của tôi thiệt là ma mãnh. Nhiều hôm 10, 11 giờ sáng nó mới vô, tối thì nó ở lại trong công ty đến 11, 12 giờ đêm. Trước mắt chủ công ty thì nó làm việc quá nhiều, vào họp thì ôi thôi nó nói hươu, nói vượn. Có lần tôi để quên cái laptop trong công ty, tối ghé vô lấy thì thấy nó nằm ngủ khò. Trên cái đĩa cứng (hard disk) của nó thì đầy những video clip từ sex cam sau những lần chit-chat.
Tôi có cái tính mà cả nhà ai cũng bảo là dại. Tôi luôn thích được chia xẻ các thông tin mà tôi học được. Nhiều cái mình tốn biết bao công sức thử nghiệm, mày mò mới rút ra được, tôi lại không ngần ngại chia xẻ với các anh em làm chung. Anh em cần gì là giúp hết mình. Tôi đã từng đưa một người chân ướt, chân ráo từ Vietnam qua được hơn hai tuần vào làm trong công ty. Vậy mà cũng chính người này sau này đã phủ nhận sự thật 100% này trước mặt những người quen khác của tôi. Có lẽ do cái nguồn gốc làm thầy giáo từ khi còn ở bên nhà nên tôi vẫn thích làm con tằm rút ruột mình. Đau quá :.
Ông bà mình nói khi cơ hàn thì không sao, khi có chút lợi là quên hết, thiệt là đúng với công ty tôi. Khi sản phẩm mới bắt đầu có hơi hướm của lợi nhuận là sự cạnh tranh quyền lợi bùng nổ dữ dội trên "thượng tầng" tổ chức của công ty. Các cuộc thanh trừng bắt đầu. Công ty bắt đầu cho lay-off hàng loạt vì họ không muốn chia phần cho ai hết như đã hứa từ đầu.
Một buổi sáng nọ, khi vào công ty tôi thấy không khí có vẻ khác khác sao đó, "tử khí" nặng nề: Thằng boss ngày ngày say hi khi gặp tôi hôm nay lại vờ đi luôn. Khoảng 10 giờ thì nó vào phòng tôi "Brian, we want to see you in my office". Tôi cũng tỉnh bơ vì nghĩ chắc nó phát tiền thưởng riêng cho từng người. Thiệt là bé cái lầm. Sau khi yên vị, thì thằng boss và bà chủ công ty bắt đầu ca bài ca con cá sống không cần nước. Tôi thiệt là như đang bay trên mây thì té cái bịch xuống bùn đen. Những khuôn mặt mà chỉ hôm qua thôi còn hết lời khen ngợi tôi trước mặt khách hàng thì hôm nay sao mà tráo trở, vô hồn. Bà chủ nước mắt lã chã nói rất tiếc "let you go", quẹt nước mắt xong là nói "we need your keys" (giao lại chìa khóa công ty). Thiệt là một màn kịch đóng quá tệ. Tôi nhắc đến món tiền thưởng mà họ đã hứa thì nhận ngay câu trả lời được chuẩn bị sẵn "công ty chưa bán được sản phẩm nên bây giờ không có tiền trả!". Tôi tức muốn nghẹn họng. Tôi rời công ty mà không chào tạm biệt những người làm chung vì sợ ảnh hưởng đến họ. Có lẽ họ cũng không dám nói gì với tôi đâu, nếu có cũng chỉ là những lời an ủi trên đầu môi. Họ còn phải giữ cái nồi cơm cho gia đình họ chứ.


Cùng đợt bị lay-off với tôi, nhìn qua nhìn lại toàn là "công thần" với công ty, lãnh lương cao. Tôi bị công ty "xù" không trả luôn cả tiền vacation mà tôi chưa sử dụng. Thằng Korean, cùng đợt với tôi, nó kiện công ty lên đến … trời luôn. Bộ lao động Cali buộc công ty bồi thường số tiền khá lớn cho nó sau khi nó theo đuổi vụ kiện 6 tháng. Bây giờ nó bỏ nghề luôn, ra mở văn phòng địa ốc với ông anh rể ở thành phố Garden Grove. Nó gọi phone cho tôi không biết bao nhiêu lần và đề nghị giúp đỡ tôi. Nhưng tôi nói "Thôi, bỏ qua đi Tám".
Tôi bắt đầu những ngày tháng ở nhà dài hạn. Nghĩ lại tôi không buồn chút nào vì tin đây là cơ hội Chúa cho tôi được ở gần con tôi sau khi nó mới sanh. Tôi làm babysit bất đắc dĩ với những niềm vui mới mà trước nay tôi chưa hề được biết. Sau mấy tháng tôi đã thay tả, pha sữa, tắm rửa cho em bé một cách thành thục. Giờ đi làm lại nhiều khi tôi lại nhớ đến khoảng thời gian này. Căng thẳng trong công việc được thay bằng niềm vui được đưa đón con đi học, nhìn con cười khi đặt nó vào nôi, thấy con lớn lên từng ngày. Tuy nhiên tôi cũng rất nhớ công việc của mình. Tôi không muốn trở thành gánh nặng của xã hội, số tiền trợ cấp thất nghiệp của tôi sẽ giúp cho người khác nếu tôi tìm được việc làm mới.
Tranh thủ lúc con ngủ là tôi lại đọc sách, ôn lại các kỹ năng mà mình đã thu thập bao năm qua. Tôi soạn lại resume của mình và gửi đến các website tìm việc rất phổ thông như www.hotresumes.com, www.careerbuilder.com, www.monster.com, www.ocjobfinder.com, www.caljobs.ca.gov, …
và đăng ký tham gia các job fair. Tôi đồng thời cũng liên lạc với recruiter (công ty tìm việc chuyên nghiệp) để báo cho họ biết mình đang tìm việc. Tôi luôn giữ mối quan hệ gần như là thân hữu với các nhân viên của các công ty loại này (như thỉnh thoảng gửi một "Happy Friday" message hay phone hỏi thăm họ) nên nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình. Ngoài ra tôi còn tự săn tìm việc khắp nơi trên internet.
Tôi chuẩn bị rất kỹ cho các buổi phỏng vấn và research coi thị trường lương bổng ra sao để đưa ra yêu cầu phù hợp. Đây là các câu hỏi mà không bao giờ không "bị" hỏi trong các lần tôi đi phỏng vấn, cách hỏi có thể khác như ng ý vẫn giống nhau.
1. Mô tả công việc và boss mà bạn cho là lý tưởng"
Theo tôi người phỏng vấn muốn thấy bạn có phù hợp với môi trường làm việc của công ty không và muốn biết bạn sẽ đối phó ra sao nếu boss của bạn quá khó khăn, gặp các team-mate không tử tế, khó chịu. Tôi thường trả lời là thông qua bàn thảo (communication) thì việc gì cũng giải quyết được hết. Cách trả lời chung chung này làm hài lòng nhiều người lắm. Tôi muốn tự tròng dây vào cổ mình nếu người phỏng vấn mình cũng sẽ là manager tương lai.
2. Tại sao bạn lại không còn làm công việc cũ"
Theo tôi tốt nhất là bạn đừng bao giờ nói bạn tự ý bỏ việc (quit) vì không người chủ nào muốn nghe điều này. Nếu bạn quit thì đừng đồng ý cho họ tiếp xúc với công ty cũ sẽ không có lợi.
3. Điều gì làm bạn khác với những ứng viên khác"
Theo tôi bạn nên nhấn mạnh về cả hai mặt chuyên môn và bản chất của mình (ví dụ như làm việc chăm chỉ, cầu tiến, …)
4. Hãy tự nói về bạn"
Câu này theo tôi quá rộng. Tôi sẽ nói qua về những việc làm trong quá khứ và chỉ nhấn mạnh vào những thành quả mình đã đạt được mà không quá sa đà vào chi tiết. Ví dụ, tôi đã tham gia xây dựng một sản phẩm ABC, giúp cho công ty tiết kiệm được hàng năm vài trăm ngàn, thay vì nói tôi đã sử dụng kỹ thuật XYZ để làm ra sản phẩm ABC.
5. Hãy cho biết những điểm yếu và mạnh của bạn"
Tôi thường lờ trả lời những điểm yếu. Nếu phải trả lời thì nên lấy điểm mạnh làm điểm yếu. Ví dụ như tôi thường hay đọc sách hay học thêm vào cuối tuần thay vì đi vũ trường.
6. Kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của bạn"
Theo tôi tránh nói ra tham vọng thực của bạn. Tôi biết có người đã trả lời như thế này "Tôi muốn sau 3 năm tôi sẽ làm manager", trong khi người đang phỏng vấn anh ta là manager tương lai của anh ta!
7. Bạn yêu cầu lương bao nhiêu"
Câu này thì hơi gamble. Nếu bạn cho một con số thì bạn phải đủ tự tin sau khi trả lời các câu hỏi, nếu không thì nên nói tùy (open). Thời buổi gạo châu củi quế, vô được rồi tính sau. Nhảy chổ khác đâu có muộn.
8. Tại sao bạn lại muốn vào làm trong công ty này"
Bạn nên nghiên cứu về công ty trước khi đi phỏng vấn như vào website của họ hay trả lời dựa trên các yếu tố job requirements mà họ đặt ra là an toàn nhất.
9. Chủ cũ của bạn sẽ nói gì về bạn"
Câu này giống như là "Tôi sẽ nói gì về bạn sau khi bạn làm một thời gian cho tôi"" Nên tìm ra những điểm mạnh của bạn mà trình bày.
10. Bạn có sẵn sàng làm overtime hay di chuyển không"
Câu này thì tùy bạn.
Trong thời gian bạn tìm việc, bạn nên lạc quan. Nói thì dễ nhưng đụng thực tế thì lại khó. Điều quan trọng là hãy cố gắng đừng đổ những thất vọng, mệt mỏi của bạn lên những người thân yêu sống quanh bạn, vì lẽ ra bạn phải đổ lên thằng boss cũ của bạn phải không" Tranh thủ làm những việc mà những ngày bù đầu đi cày bạn không làm được, ví dụ như đi thăm một người bà con ở xa, đi tham quan một thắng cảnh nào đó cùng gia đình.
Tôi may mắn có một niềm tin tôn giáo rất mạnh mẽ, và tôi phó thác mọi chuyện vào tay Chuá trong khi tôi cố gắng hết sức mình. Một điều nữa là tôi luôn có một số tiền để dành mà không bao giờ đụng đến, nó có thể giúp tôi và gia đình đứng vững ít nhất là 6 tháng. Saving for the raining days, you never know when you need it.
Tôi kết thúc bài viết này với những lời cám ơn chân thành từ đáy lòng tôi đến Ba Má tôi, bà xã tôi, hai nhóc tì của tôi, những người thân trong gia đình, bạn bè, đã cho tôi những lời an ủi, động viên, giúp tôi đứng vững.
Tôi cũng báo cho bạn một tin hay hay là bà chủ và thằng boss của tôi đã bị những người đầu tư vào công ty cho về vườn rồi. Đời mà. Quan trọng là sống làm sao thôi phải không bạn"

Nguyễn Khánh Vũ

Ý kiến bạn đọc
18/06/202121:08:23
Khách
Hom nay mới đọc được bài viết này , lạc quan, rõ ràng , tốt bụng . Bà xã của ông thật may mắn có người chồng dễ thương.mong được đọc thêm nhiều bài mới .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,970,978
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến