Hôm nay,  

Valentine: Tản Mạn Tình Già

15/02/200300:00:00(Xem: 155340)
Người viết: HÀ KIM
Bài tham dự số 3121-728-vb40212

Tác giả Hà Kim đã được trao tặng Giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2002. Bà sinh năm 1950, cựu giáo chức, theo chồng định cư ở Mỹ theo diện HO năm 1995, hiện cư ngụ tại thành phố San Jose, Bắc Calif. Thư và bài mới nhất của bà cho Việt Báo ghi “Mùa Valentine, mọi người đều nhắc nhở, viết về tình yêu của tuổi trẻ. Tình già đáng trân quí, thường bị lãng quên. Vì vậy, Hà Kim xin gởi về bài viết mới
nhất, kể về tình già ở Mỹ. Xin gởi lời chúc sức khoẻ
và hạnh phúc đến tất cả các đời tình già. Tặng ông xã-kỷ niệm 30 năm chung thân .

-Sống ở Mỹ, các chú đừng dại dột ly dị vợ, nhất là ở tuổI xế chiều như bọn mình nghe chưa!
Giọng anh Tư nửa say, nửa tỉnh nhắc nhở đàn em.
-Không còn vợ thì không ai nâng khăn, móc túi mình, có sao đâu anh Tư"
Chú Sáu lên tiếng sảng khoái hạ bệ các bà.
-Vợ bỏ, bỏ vợ thì mình về Việt Nam làm lại cuộc đời, có liền tay một cô vợ trẻ đẹp, các anh ơi...
Tiếng chú Út hân hoan vang lên.
Anh Tư đặt nhẹ ly rượu lên bàn, đảo mắt quan sát:
-Hừ, không biết c ác chú có lường sức mình, đạn dược còn lại bao nhiêu mà đòi làm lại cuộc đời" Hay là chỉ làm cây cầu vững cho các cô trẻ bắt đường qua đây"
Ngồi ở góc bàn, ông Tám chỉ nhâm nhi... nước ngọt. Vì cao huyết áp, ông đã bỏ rượu từ hai năm nay. Ông chậm rãi lên tiếng:
-Anh Tư khuyên đúng đấy! Vợ bỏ còn khổ hơn tù Cộng Sản nữa, mấy anh ạ!
Cả bọn nhao nhao lên, phản đối 'sao ông lại so sánh lạ lùng như vậy. Ông Tám trầm tỉnh, giải thích:
-Minh...đạn dược không còn bao nhiêu để làm lại cuộc đờI, phải không" Ngày xưa, ở tù mình còn đi 'lao động là vinh quang', còn thấy được ánh mặt trời. Ở Mỹ, vợ bỏ có phải mình chung thân trong 4 bức tường, làm kiếp share phòng, ăn cơm to go, khốn khổ vô cùng, đúng không"
Ông Tám lý sự, ngẫm ra cũng phải. Tàn tiệc, mọi người ra về vui vẻ. Các ông đành..ngậm đắng nuốt cay ôm mối tình già đến thiên thu.
Quen tánh nhu mì của các bà vợ Nhật, có khách đến nhà, vợ chồng giận hờn gì cũng phải lịch sự- bà Tám niềm nở tiễn đưa khách. Nghe các ông nói hành nói tỏi mấy bà, nay vắng khách, bà không quên tiếng chì, tiếng chiết:
-Phải đó ông Tám, dại gì bỏ vợ. Còn vợ để có người hầu hạ, cơm nước, nhà cửa tươm tất, cuối tuần tiệc tùng, nhậu nhẹt.
Ông đang đẩy cái máy hút bụi, cười khà khà:
-Thôi mà bà nó ơi, đừng có giận dỗi. Tui cũng biết thân phận đàn ông ở Mỹ, còn thua con chó, con mèo nữa. Bà rửa chén thì tui lau bàn ghế, hút bụi nhà đây nè. Ở Việt nam thì nãy giờ tui nằm... nhịp chân coi tivi hay đọc báo rồi đó nghen bà!
Ông cũng không quên nịnh đầm vợ một câu:
-Lúc nào tui cũng thương bà như hồi còn tấm mẳn, hồi 30 năm về trước đãy bà Tám.
Ông nghiêng người nhìn bà. Dường như ông nhìn thấy trước mắt mình không phải là một mệnh phụ đẫy đà, mà là một thân hình thon thả trong vòng tay rắn chắc của ông ngày nào. Rồi chập chờn hiện về một thiếu phụ gầy nhom, đen đủi, không phấn son, thân cò lặn lội bờ sông, vác gạo nuôi chồng tù tội. Cũng tình nghĩa đó mà ông luôn nhường nhịn bà. Một câu nhịn chín câu lành cơ mà! Phần bà, hầu ông từng bữa cơm, pha từng ly café cũng vì cái tình, cái nghĩa từ thời son trẻ đến nay. Thương lắm, ông từ bỏ chức quyền, xin đổi về quê bà để cưới được bà. Ông ở tù mấy năm, trở về sơ xác. Bà thường rươm rướm nước mắt nhìn ông phụ vợ kiếm sống trên chiếc xe đạp cũ kỹ.
Nhờ ông bà luôn nhớ đến cái tình xa xưa, cái nghĩa dài lâu mà cửa nhà êm ấm.
Dọn dẹp xong, bà Tám đấm đấm lưng, than nhức mỏi, ông an ủi:
-Già rồi, còn trẻ gì nữa bà ơi! Bà đến sofa nằm đọc báo đi, chờ tui clean xong nhà, tui đấm bóp cho.
Làm việc mệt nhọc, được nằm xuống, đọc vài trang báo, bà cảm thấy khoẻ ngay. Bà cầm tờ báo, vô tình lật ngay mục vui cười, bà thích thú, đọc to:
-Có một lão tỉ phú già keo kiệt, mừng sinh nhật cô vợ trẻ đẹp bằng chiếc nhẫn kim cương 3 ly 2. Còn bảo cô vợ rằng viên hột xoàn sẽ to theo số tuổi của cô.
Bà cười hỉ hả, trêu ông:
-Này ông Tám, ông cứ chê tui già, nhìn như bà lão 60 tuổi. Vậy mừng sinh nhật tui năm nay, ông tặng tui chiếc nhẫn hột xoàn 6 ly nhé ông!
Ông nhăn nhó:
-Mấy ngàn bạc một viên nhỏ xíu, hổng biết có chi đẹp mà các bà ham quá vậy. Tui tặng bà cả cuộc đời tui là đủ rồi.
Bà chê bai ngay:
-Hột xoàn lấp lánh ngũ sắc thấy mà sang. Ông thiệt..trùm mền, tệ hơn lão tỉ phú keo kiệt nữa. Thảo nào con gái cứ cười ông món nào 99 cents Ba mới dám mua.


Ông Tám chịu thua để khỏi... thua tiền. Ông ì ạch mang ra tấm nệm, cắm điện, bấm nút đấm bóp cho bà. Bà còn trêu tiếp:
-Ủa, ông hết xí quách nên không đấm bóp bằng tay sao"
Còn nhớ khi xưa, bà vẫn cười lén khi thấy Ba bà, ông cụ đã 80 tuổi mà còn xoa bóp cho vợ dù tay ông đã yếu.
Bà bị phong thấp, thường nhức mỏi, ông tìm mua cái máy cầm tay. Chỉ một thời gian ngắn cầm nó, ông cảm thấy hao tổn sức mình quá. Ông dạo vòng tiệm Fry's Electronic tìm ra cái nệm mang về. Bà cứ việc lên nằm 1/2 tiếng, bên kia ông lim dim nghe nhạc. Thiệt là tiện lợi!
Còn nhớ hôm ông bị đột quỵ. Trên bàn ăn, thình lình ông ngã đùng ra bất tỉnh. Bà khóc lóc, kể lể 'ông ơi, đừng chết bỏ tui một mình'. Rồi chợt tỉnh, bà bấm 911, xe cứu thương ào đến chở ông vào bệnh viện. Bác sĩ, y tá lo cho ông từ A đến Z, chăm sóc nào là thuốc men đến ăn uống, giặt giũ quần áo. Bà không phải lo chi, chỉ ngồi gần bên để ông vui. Quả là tình già ở Mỹ được thể hiện rất dễ dàng.
Ba hôm sau, ông mạnh khỏe, được xuất viện. Nghe con kể lại cảnh Mẹ đóng film bộ Quỳnh Dao, ông cười ha hả, dọa bà:
-Bà hay cằn nhằn, ăn hiếp tui hoài. Tui mà đứt bóng thì bà... lẻ bạn đấy. Không có ai chung tình bằng tui đâu.
Bà vẫn không chịu thua:
-Ông giỏi giang gì, thời thế tạo người đàng hoàng thôi. Nhờ có cái đài số 8 ra rả mà ấm cúng cái nhà đãy! Đài mà tắt thì ông cũng lạnh lẽo lắm.
Dường như ở tuổi trẻ chỉ nghĩ tới tình yêu, xây dựng gia đình và lo tương lai con cái. Còn tuổi xế chiều đã bắt đầu suy nghĩ đến bệnh tật, nỗi cô đơn và cái chết gần kề. Vì vậy, thỉnh thoảng ông bà thường than thở, cùng bàn tính:
-Ông chặn đường... tương lai của tui. Có được bằng lái rồi mà ông không cho tui lái xe. Nhỡ ông có bề nào thì tui làm sao đi ra đường. Con cái đứa có vợ, đứa có chồng, ra riêng hết, có đứa nào ở chung lo lắng cho mình đâu.
-Hơi đâu mà lo xa bà ơi!. Mắt bà đã kém tay chân lại chậm chap, lái xe nguy hiểm lắm. Treo bắng lái ở nhà bếp để... lấy le chơi! Đi làm đã có chồng, có con đưa đón. Thiệt số sung sướng mà bà không muốn hưởng, ngồi không nghe nhạc, ngắm cảnh mà bà than hoài.
-Rồi có ngày ông lụm khụm run rẩy, ai lái đây"
-Ôi! Bà lại lo tầm phào nữa rồi. Chừng đó chắc bà khỏe hơn tui sao" Khó chi, ở Mỹ mà, vé xe bus cho người già có đây, tui cầm tay bà, hai đứa già đưa nhau lên bus đi chợ, đi chơi hổng được sao"
Ở Mỹ mà. Tình già thường được biểu hiện thật thoải mái tự nhiên nơi công cộng. Không ai chê trách mình là 'già dịch' khi ông đưa tay dìu bà bước xuống xe. Hay nơi bàn tiệc, bà không có gì e thẹn gắp vào chén ông miếng cá chiên giòn. Ông cũng thản nhiên rót vào ly bà chút rượu wine 'uống cho hồng đôi má đi bà.'
Trẻ trung hơn nữa, tình già cũng có thể hào hứng sánh bước đến trường. Nhớ những tối đi học ESL, ông bà ngồi bên nhau. Ông nhắc bà từng câu văn phạm, bà giúp ông thêm ý tưởng cho bài tiểu luận. Tan học, ông bà choàng tay nhau ra về, tình tứ không kém gi các cô cậu tuổi trẻ. Có lần thầy Frank hỏi: 'Hai trò kết hôn được bao nhiêu năm"' Bà hãnh diện khoe: 'Dạ, 25 năm'. Ông đùa vui: 'mà tình vẫn như xưa.' Thầy gật gù 'nhìn thấy biết, đáng quí trọng, 2 trò có biết tỉ lệ ly dị ở Mỹ rất cao không"
Bà lẩm cẩm hỏi ông:
-Đồ cổ bao giờ cũng là món đồ đáng quí. Tình già càng đáng trân quí hơn.
Tuổi già có thay đổi tính nết, dù có khắc khẩu, hương lửa dù có yếu dần, dài lâu tình nghĩa, càng phải sâu đậm, cớ sao bỏ nhau cho tổn thương cả hai" Cũng như vui nhộn hơn khi nhìn những cặp tình già âu yếm, dìu nhau trên sàn nhảy, bà bàn chuyện tương lai cùng ông:
-Nghỉ hưu, mắt mình đã mờ, chữ nghĩa mau quên, không thể tiếp tục đi học nữa, chừng đó, 2 đứa mình vào sinh hoạt ở hội cao niên và tập... nhẩy đầm cho vui cuộc đời, ông chịu không"
Lần này, ông nhăn nhó, chì chiết:
-Vô hội, ngườI già... mất nết đó hả"
Bà phản đối liền:
-Ở Mỹ mấy năm rồi, sao ông còn lạc hậu quá! Dancing cũng giống như exercise cho giãn gân cốt. Ông không thấy các cụ ông, cụ bà 60-70 tuổi còn tìm bạn bốn phương cho đời bớt cô đơn đó sao"
Rồi bà ngậm ngùi, tiếp:
-Nghĩ cũng đúng, người già ở Mỹ cô đơn, tội nghiệp quá! Khi hai đứa còn thì còn chung tình. Khi tui... đi trước, tui cho phép ông làm lại cuộc đời đấy. Tui lẻ bóng thì có ngày... 'lạy ông cho tui đi...lấy chồng', ở Mỹ mà! OK nhé ông Tám!
Nghe bà phát biểu, ông muốn ngã ra bất tỉnh:
-Ôi! Bà tiến bộ quá, bà Tám ơi! Thiệt tui đã...lầm đưa bà sang đây.
Riêng bà, vui sướng ngợi ca 'Hoan hô tình già ở Mỹ.'
Mùa Valentine 2003
HÀ KIM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,195,426
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.