Hôm nay,  

Tháng Tư, Tìm Thân Nhân Người Chết

24/04/201400:00:00(Xem: 12526)

Người viết: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4193-14-29603vb5042414

“Trong biến động cuối tháng Ba năm 1975, người ta thấy xác ông Nguyễn Hữu Thính trên bờ biển Thuận An. Ông được một người dân an táng tại An Bằng. Mong tìm thân nhân người quá cố.” Người chuyển tin và sư tập hình ảnh, ghi chú là tác giả Nguyễn Viết Tân, giải Việt Bút 2010, hiện trong ban tuyển chọn chung kết Viết Về Nươc Mỹ.

* * *

Người bạn thân của gia đình tôi từ Huế gửi email như sau:

- Hôm nay nhà mình có người khách lạ đến hỏi tìm tung tích của một người, mình đưa lên đây, ai có tin tức gì thì xin cho biết:

“Tìm gia đình con cháu của ông NGUYỄN HỮU THÍNH; sinh ngày 15-2-1937 tại phường Trung Hậu, Quận 1, Huế. Tên cha: Nguyễn Hữu Thịnh. Tên mẹ: Lê Thị Thội. Địa chỉ: 26 Lê Tuấn Anh - Huế.

Trong biến động cuối tháng Ba năm 1975, người ta thấy xác ông trên bờ biển Thuận An, được một người dân tại An Bằng an táng tại đây và vẫn hương khói cho đến ngày nay. Người chôn và chăm sóc phần mộ của ông Thính đã ra sức tìm kiếm con cháu của ông Thính để báo tin nhiều năm nay nhưng không được. Nay ông đã quá già, ước nguyện tìm cho được để yên tâm nhắm mắt.

Các thông tin trên đây là chép từ thẻ Căn Cước của ông Thính, hiện vẫn còn được giữ rất tốt.

Tôi vừa tìm được trong sách tên đường phố xưa và nay của Huế (Dương Phước Thu viết) con đường "hình như" có tên là Lê Tuấn Anh. Nói là “hình như” vì tấm bản đồ này vẽ tay và được ghi chữ không rõ lắm.

Đường này ở trong khu trước kia là ruộng Tịch Điền, năm 1960 được san lấp xây dựng khu dân cư, trong phạm vi giữa các đường Thánh Gióng (trước là Nguyễn Hữu Hiền), Nguyễn Quyền (Lê Đến),Thái Phiên, song song với các đường này; và thẳng góc với các đường Phan Huy Chú (Nguyễn Tung).

blank
Một góc nghĩa trang An Bằng, thành phố cõi âm.

Từ sau 1975 tên đường hầu hết bị đổi tên nên truy tầm rất khó.

Chắc cũng nhiều người còn nhớ là Huế mất trước SG khoảng chừng 1 tháng. Khi ấy SĐ/TQLC, SĐ1BB, LĐ/BĐQ, ĐPQ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị và Thừa Thiên; các đơn vị Pháo Binh, Quân Cụ, Truyền Tin, Quân Y và các phần sở dân chính... chỉ có một phần rút vào Đà Nẵng bằng đường bộ, còn hầu hết dồn ra cửa Thuận An vì có tin tàu Hải Quân sẽ tới đón.

Những cuốn sách, bài báo, hồi ký về cuộc lui binh hỗn loạn này chúng ta đã được đọc, nhưng chỉ là những tổng thể, còn vụ việc nhỏ như cá nhân ông Thính này nó đã chìm lấp sau gần 40 năm.

blank
Căn cước người chết.

Có lẽ nhiều người đã nghe ở Huế có một làng xây lăng mộ rực rỡ như chốn cung đình, đó chính là làng An Bằng gần cửa Thuận An mà ông Thính được chôn cất nơi đây.

Làng An Bằng vì gần bờ biển nên dân vượt biên nhiều, qua tới Mỹ họ chí thú làm ăn nên trở nên khá giả rồi trở về xây lại mồ mả cha ông.

Vì suy nghĩ khác người, họ không đem tiền về phát triển nhà cửa, trường học, điện nước phố xá gì hết, mà cố công xây lăng tẩm như của vua chúa thời xưa. Người này thấy người kia xây đẹp hơn, bèn phá cái mình mới xây đi để làm cái khác, vì thế bây giờ như một thành phố của cõi âm.

Cũng có thể gia đình ông Thính đã vượt thoát ra nước ngoài, mong rằng họ đọc được tin này mà nhận lại mộ phần của ông.

Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,073,168
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.