Hôm nay,  

Trăn Trở

12/02/200300:00:00(Xem: 128062)
Người viết: LÊ NGUYỄN

Bài tham dự số 3120-727-vb30211

Tác giả tên thật là Lê Nguyễn Kim Hoa, 59 tuổi, định cư tại thành phố Des Moines, IA. Bà kể thành phố hiền hòa của bà “Báo thì lúc có lúc không, nhưng tôi cũng biết được mục "Viết về nước Mỹ 2001-2002" của Việt Báo Daily News. Tôi rất thích đọc các bài viết của những người dự thi, thể hiện đủ mọi thể loại. Có một bài đã làm lòng tôi bứt rứt, trăn trở...” Và đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà. Mong bà Lê sẽ còn tiếp tục viết.

Nơi tôi ở có thể nói là một tiểu bang hiền hòa, có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Sống dễ dãi và an phận thì có thể gởi gắm một đời vĩnh viễn nơi đây, nếu không thì đâu có nhiều gia đình dời đi rồi lại lục đục gồng gánh quay về.

Ngày đầu tiên tôi đến đây là khoảng cuối tháng ba, lúc 8 giờ tối năm 90. Khi ba mẹ con tôi chuẩn bị rời phi cơ, nhìn tới trước (ba mẹ con tôi ngồi ghế sau cùng) tôi thấy toàn là người Mỹ, cao lớn và xa lạ. Tôi hồi hộp chầm chậm bước ra. Chồng tôi và đứa con trai lớn dang tay ôm choàng lấy ba mẹ con tôi. Năm người chúng tôi cười trong nước mắt. Bạn của chồng tôi chụp hình, quay phim, vui vẻ, ồn ào. Mỗi người một câu thăm hỏi, chào đón làm lòng tôi ấm lại. Thế là gia đình chúng tôi trùng phùng.

Trời tháng tư vẫn còn vài đám tuyết nhẹ rơi, phủ mặt đường, mái nhà và cành cây trắng xóa một màu. Tôi không cảm thấy cái đẹp của tuyết, cái lãng mạn như trong văn thơ đã nói về tuyết, mà tôi chỉ thấy một mầu ảm đạm, thê lương làm tôi nổi gai ốc măc dù đã mặc hai lớp áo ấm và choàng thêm một cái mền thật dầy. Cảm giác nầy kéo dài đến nay đã mười hai năm. Mười hai năm không có lấy một tấm hình chụp trong tuyết, có một cái gì đó rất khó diễn tả.

Miền đất hiền hòa nên đồng lương ít ỏi. Ai cũng cày hai, ba job để có đồng ăn, đồng dư gởi về cho gia đình, hay ráng thêm vài ngàn để thấy lại người thân. Vì cày quá chăng nên tôi hiếm thấy người Mỹ nào cười với tôi ngoại trừ những người Mỹ bạn thân của chồng tôi, mặc dù mẫu người tôi không phải khó coi lắm. Ở trong sở làm cũng vậy, họ gặp ai cũng chỉ gật gật cái đầu, mép môi chành ra chút xíu là quá lắm rồi! Những lời nói lịch sự "Thank you", "Very good", "Execuse me", "Sorry", à đã trở thành thói quen một cách máy móc.

Qui chế làm việc ở hãng tôi có mục: không chửi thề, không được có hành vi bất nhã, … nhưng thỉnh thoảng vẫn nghe cấp trên chửi thề, cấp dưới đập bàn đá ghế. Có vài công nhân phẫn nộ, nhưng vì chưa ở lâu nên chưa lên lão làng, đành giả điếc, giả ngu để bảo vệ nồi cơm manh áo nơi xứ lạ quê người, giả đui để khỏi thấy những em mari sến tái diễn cảnh cũ. Thêm vào những tin tức giết người cướp của, bắt cóc, hãm hiếp trẻ em. Sanh mạng con người như những tấm bia ở bãi tập bắn. Những thiên phóng sự hình ảnh chiếu trên TV về chuyện ông bà cố tổ sanh à ra ông bà, ông bà sanh ra cha mẹ, cha mẹ sanh ra ta khiến tôi thấy mình hiện hữu giữa cõi đời nầy một cách bất đắc dĩ, như một trò chơi ghê tởm (nhưng may thay tổ tiên tôi là một cặp Rồng vàng).

Ôi! Cái tình nghĩa vợ chồng yêu nhau, lấy nhau, sanh con đẻ cái đã bị cái tự do cá nhân, hình ảnh nầy nọ đã làm cho tôi mang chứng lãnh cảm chăng. Như có lần tôi nói với chồng tôi là "chúng ta đã già rồi" thì chồng tôi phản đối "Già không ăn cơm à!"

Xứ Mỹ tự do bình đẳng làm cho con người thấy thoải mái, không còn tự ti mặc cảm nên câu "tốt khoe, xấu che" không thành vấn đề nữa. Thiên hạ đua nhau đem cái xấu ra khoe, vạch áo cho nhau, cho lũ rận được dịp so sánh "tao mập hơn mày'', tranh luận nhau dài dài trên các sách, báo, tạp chí.

Thú thật những năm tháng đầu đi làm, tôi đã không quen nghe những câu nói, những mẩu chuyện của các bạn đồng sự. Nhưng mười một năm qua, tôi nghe có vẻ đã quen tai, mặt bớÔt đỏ đi nhiều và tôi bắt đầu sợ chính tôi nên tôi đã nghỉ việc cũ để đi tìm việc mới. Nhưng khổ nỗi ở cái tuổi hàng thứ năm rất khó kiếm việc, nói ra thì sợ trật văn phạm, phát âm thì lại âm tiếng Pháp, viết chữ cho Mỹ hiểu thì ai lại chờ đợi mình viết hết câu, trong khi công việc là công việc tay chân, thì giờ là vàng bạc, một phút trễ việc là trừ mười lăm phút tính thành tiền. Hay là trở lại sở cũ để tiếp tục nghe những lời nói không nên nghe và cũng để đồng ý với họ là người đàn bà nào dù cao quí bao nhiêu thì cũng cùng làm một công việc y như họ"

Những ngày còn ở lại VN, những ngày, tháng, tám năm xa chồng xa con, tôi se lác , se xơ dừa kết thảm xuất khẩu với hai bàn tay rướm máu, sưng tấy để đổi lấy gạo nuôi ba miệng ăn, nhưng vẫn cứ bị chê xấu, không đạt tiêu chuẩn. Hàng thì lấy đủ, gạo thì bớt đi. Vài năm sau, chồng tôi gởi tiền về, tôi mua một bàn máy may, nhận may gia công quần áo trẻ em. Thường khi phải may đến 2, 3 giờ sáng, có khi đến sáng ngày. Con gái tôi phải thức phụ với tôi mới kịp giao hàng cho chủ, may đến phờ người.

Đến một ngày tôi bị đau nhức ngay dưới thắt lưng, đau dài xuống hai gót chân hầu như không đi nổi. Bác sĩ nói là tôi bị bịnh thần kinh tọa. Thế là đổi nghe .Tôi quay ra đi lấy hàng từ Sàigòn về bỏ mối cho bạn hàng bán lẻ. Cũng không bao lâu thì bịnh cũ tái phát. Bác sĩ khuyên tôi không nên khiêng hay xách nặng, đi lại ít hơn. Thế là lại nằm nhà, chờ tiền chồng gởi về nuôi. Những lần đi nhận tiền, tôi cảm thấy thấm thía câu "Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi tiếng khóc nỉ non". Tôi thấy mình là ngươi vô tích sự, nhưng không vì vậy mà không có lúc trách hờn chồng tôi khi thư từ thưa thớt.

Tôi biết nước Mỹ là một nước giầu có, văn minh bậc nhất, tiến bộ về khoa học lẫn kỹ thuật, nhưng không hẳn là một nước thiên đàng. Họ đã phải tranh đấu cho nhân-quyền, ổn định chiến tranh Nam-Bắc, thiên tai và...

Do đó họ cũng phải tận lực làm việc. Làm việc theo phương pháp Taylor mà tôi đã học thời trung học, lúc đó tôi không tưởng tượng được một công nhân chỉ làm một công việc duy nhất mà lại khổ sở cho được. Bây giờ thì tôi đã biết rồi. Máy chạy làm sao thì mình cũng phải như cái máy. Nếu chậm hơn máy thì công việc bị đùn lại, máy chạy bị kẹt thì đồ vật bị hư hao, bị vài lần như vậy thì line leader nó chửi cho. Thần kinh căng thăng, tay chân rã rời thì chỉ có nước nằm đó mà nhớ vợ con, thư từ làm sao viết nổi. Bây giờ thông cảm có muộn không"

Lần nhận cái check đầu tiên, tôi thấy mình có ích. Còn chồng tôi thì nhìn hai lòng bàn tay sưng vù của tôi bảo đảm là tôi chỉ làm được một tháng là cùng, nhưng tôi bảo "IN GOD WE TRUST". Thế là kéo dài được mười một năm.

Mười một năm trôi qua như một giấc mơ. Trong giấc mơ đó, những ngày vacation của tôi là những ngày đi clean up ở Hội chợ. Rảnh một chút thì đứng tựa vách restroom nhìn thiên hạ vui chơi. Tôi mơ những ngày cuối năm ở VN. Không khí thật là đặc biệt . Kẻ mua người bán nhộn nhịp hơn ngày thường. Nhất là về đêm. Nam thanh nữ tú dập dìu ở phía chợ hoa muôn màu muôn sắc, xen lẫn vào những bông hoa biết nói, mỗi người mỗi vẻ. Tôi và chồng tôi khi còn là học sinh cũng lẫn vào dòng người đó, để ngắm người và cũng để người ngắm. Cả một thời thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn mà các con tôi lớn lên ở bên đây không thể nào có được. Chúng có nhớ Tết VN chăng thì cũng chỉ là những ngày được ăn thêm chút thịt mua theo khẩu phần, dưa hấu hạng bét, vài ký mận hồng đào cầu mong sao cho số đỏ trở lại.

Thời thơ ấu của tôi cũng nồng ấm và ngọt ngào vô cùng. Ngày Tết, tôi cùng anh chị em phụ mẹ gói bì, nem ở căn nhà bếp. Tôi và người anh thứ sáu lục kiếm lá vong non để gói những chiếc bì nho nhỏ, xinh xinh cho riêng mình và hồi hộp chờ đợi ba tôi cúng giao thừa và rước ông bà xong là kêu tên từng đứa, từ nhỏ tới lớn lên nhà trên nhận lì xì. Đoạn đốt phong pháo đón mừng năm mới. Tiếng pháo nổ đì đùng ….Bốp, làm tôi giật mình. Cái chai nước rửa toilet rơi xuống nền gạch văng tung tóe, lại đón giao thừa. Và ønhững tờ giấy xanh "IN GOD WE TRUST' đó lại bay về bên kia bờ đại dương. Tôi thấy mờ mờ những nụ cười của chị Hai tôi cùng các cháu và vài đứa bạn thân.

Bây giờ tôi đã có việc làm. Đó là việc chăm sóc đứa cháu ngoại bụ bẫm dễ thương. Hằng ngày tôi dạy cháu nói tiếng mẹ đẻ của mình. Nghe cháu phát âm tiếng Việt rất chuẩn, tôi vui sướng vô cùng. Cháu rất thích xem phim cartoon. Cháu hát theo hay bắt chước những điệu bộ của Pooh bear của Tigger, Pigleta trông rất buồn cười. Và rồi tiếng không dạy mà cháu lại biết nói. Tôi thầm nghĩ mình phải cố học tiếng Anh, để khi có cháu kêu bằng bà cố thì mình mới hiểu được những gì cháu nói. Thật cái sinh ngữ mà tôi chọn khi xưa quả là khó nuốt, nhưng biết làm sao khi mọi việc đã và đang dần dần biến thành sự thật. I trust.

Như đã viết ở trên, thành phố tôi là một thành phố hiền hòa, nên khi các ông đưa các bà đi chợ, thì mặc cho các bà đi lựa chọn thức ăn, các ông cứ đứng chỗ để báo, lấy báo đọc một cách chăm chỉ và rồi xếp lại để vào chỗ cũ khi các bà đẩy xe đến tính tiền. Báo biếu thì lấy đọc, bán thì không mua dù chỉ 50 cent. Nên vì cớ đó chăng mà báo toàn là báo cũ cả tuần, tin tức không còn nóng hổi nữa. Báo thì lúc có lúc không, nhưng tôi cũng biết được mục "Viết về nước Mỹ 2001-2002" của Việt Báo Daily News. Tôi rất thích đọc các bài viết của những người dự thi, thể hiện đủ mọi thể loại. Có một bài đã làm lòng tôi bứt rứt, trăn trở. Tôi không có ý định dự thi, vì biết là mình tỉ như con cóc ngồi đó, rồi con cóc nhảy đi, rồi con cóc lại ngồi đó …. Nhưng không viết thì mang bệnh mất ngủ, báo cô chồng con, nên bạo gan viết lên những gì tôi đã nghĩ. Nghĩ gì viết nấy để được đầy hơn hai trang giấy và biết đâu... "IN GOD WE TRUST".

Lê Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,314,323
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Bước qua thêm một mùa Lễ Mẹ, mời đọc bài viết mới nhất của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010: Nhà văn Linh Mục Nguyễn Trung Tây, thuộc Dòng Truyền giáo Ngôi Lời, tỉnh dòng Chicago.
Tác giả là cư dân San Jose, đã nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008 và ba năm sau, với bài "Thế Hệ Gạch Nối", nhận thêm giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011.
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ.
Ngày Lễ Mẹ đang tới. Mời đọc bài viết của Dong Trinh. Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2.
Chủ nhật cuối tuần này là Mothers Day, mời đọc bài viết mới của Năng Khiếu: chuyện về bà ngoại, đồng thời là chuyện về bà mẹ. Tác giả họ Trần, trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.
Tháng Năm, Chủ Nhật 14 sắp tới là Mothers Day. Mời đóc bài Phan viết nhân ngày Lễ Mẹ.Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả bắt đầu tham dự VVNM năm 2015 và nhận giải danh dự năm 2016. Tác Giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang cư trú ở Orange County.
Iris Đinh là tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ, 2003 với bài viết “Cái Chăn Mỹ và Con Gái Họ Đinh”, thể hiện nhiều thao thức của người phụ nữ Việt sống qua thời di cư,
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông"
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến