Hôm nay,  

“ngoài Kia Tuyết Rơi, Rơi…”

07/02/200300:00:00(Xem: 249104)
Người viết: Karen N. Nguyen
Bài tham dự số 3114-721-vb30204

Tác giả Karen N. Nguyen, sinh năm 1962, hiện là một pharmacist, làm việc và cư trú tại Maryland. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước Mỹ. Lần này là bài viết đặc biệt về tuyết giá mùa đông. Tiếp theo sẽ là chuyện lái xe trong tuyết đưa Bố đi bác sỹ làm colonoscopy.
+

"Ngoài kia tuyết rơi rơi…em không đến thăm anh chiều nay…." Bài hát này Kim đã nghe đã bao lần, từ lúc còn bé ở Việt Nam cho tới sau khi qua Mỹ.
Dạo còn bé, Kim chỉ biết về tuyết qua sách vở và phim ảnh. Bao giờ tuyết cũng hiện ra với màu trắng thánh thiện, trắng tinh, sạch boong, tinh khiết vô cùng. Tuyết như mời mọc người ta chạy ra đường vò tuyết thành viên để ném nhau chơi, như quyến rũ người ta trượt tuyết trên những dốc núi phủ đầy tuyết trắng dưới 1 bầu trời xanh ngắt tuyệt vời. Tuyết như vẫy gọi trẻ con ra vườn, ra công viên làm những hình nhân bằng tuyết, lấy mấy hòn than đen làm cặp mắt, củ cà rốt cam cam làm cái mũi. Những người tuyết có thân hình tròn trĩnh, cổ quấn khăn, đầu đội nón, tay cầm cây chổi, miệng cười tươi, trông dễ thương vô cùng trong trí óc trẻ con của Kim.
Mấy miếng bông gòn trắng nõn êm êm trưng bày nơi máng cỏ Chúa Hài Đồng trong những mùa Giáng Sinh ở trường mấy bà sơ dạy Kim trước 75 và mấy ly nước đá bào có rưới nước xi-rô đỏ đỏ của ông Tàu già trước cửa trường không thỏa mãn được trí tò mò của Kim về tuyết. Kim thèm được nhìn cảnh tuyết rơi thật sự, thèm được đi trên tuyết, vò tuyết thành những viên tròn tròn rồi lăn chúng trên tuyết cho đến khi chúng thành những quả cầu thật lớn để làm hình nhân bằng tuyết. Kim ao ước có được một mùa đông nhìn ra cửa sổ thấy tuyết rơi trắng xóa cả đất trời, Kim ở trong nhà cạnh một cây thông thật lớn treo đầy đèn màu, đồ trang trí đủ kiểu và dây kim tuyến lấp lánh, cạnh một cái lò sưởi có mấy khúc gỗ thật to cháy bập bùng làm ấm cả không gian…
Mơ ước trẻ con ngày nào rồi bỗng có ngày trở thành sự thật khi gia đình Kim có cơ hội định cư tại Hoa Kỳ. Nhưng những giấc mơ vụng dại ngày nào và thực tế mùa đông trên đất Mỹ, khoảng cách mỗi ngày mỗi dài thêm. Tuyết không còn cái vẻ dễ thương, bình an như Kim tưởng. Tuyết không còn cái màu trắng hòa bình, dịu dàng như Kim nghĩ. Những mùa đông của Mỹ đem lại cho Kim bao sự thật về tuyết mà Kim ngày xưa ở Việt Nam không hề biết.
Mùa tuyết đầu tiên, Kim hao hức vô cùng. Trời lạnh cóng da, mấy chị em Kim cùng ra khỏi nhà để nghịch tuyết. Lúc đó Kim mới phát hiện ra vò tuyết thành viên không phải là dễ, tuyết quá khô, quá xốp thì không làm được, phải chọn tuyết ươn ướt, âm ẩm viên tuyết mới chặt chẽ, mới bay xa và làm cho người bị ném thốt lên tiếng "Ui da". Lúc đó Kim mới phát hiện ra là làm được người tuyết như Kim mơ ước thì phải có thật nhiều tuyết, chứ tuyết có vài inch rơi xuống thì đi mót tuyết cả một vùng khá lớn họa may mới làm đủ người tuyết trong mộng của Kim. Giấc mơ coi như tàn, Kim gởi thư cho bạn bè, bảo là tuyết ở vùng tao chỉ làm đủ ngón chân cái của người tuyết mà thôi!
Đến chuyện đi trên tuyết cũng không phải dễ như Kim thường nghĩ. Tuyết rơi, nếu chỉ có tuyết xốp và khô thì cũng đỡ, đi trên tuyết không có vấn đề gì nan giải cả. Vậy chứ bước vào xe hơi, bước vô nhà, dẫu đã giũ tuyết kỹ, vẫn mang vào xe, vào nhà một mớ tuyết, và sau đó khi tuyết tan, một vũng nước ướt sàn xe, ướt sàn nhà, messy vô cùng. Nhưng nếu tuyết rơi, rồi sau đó có mưa, rồi nhiệt độ xuống thấp, hai mươi mấy độ, nước mưa đông lại thành nước đá, rồi tuyết lại rơi, cái combination tuyết nước đá tuyết là điều đáng sợ vô cùng. Mang đôi giày đi mùa đông nặng chình chịch, đế giày được thiết kế có bao nhiêu là điểm tựa để bám xuống mặt đường trơn, vậy mà Kim vẫn cứ trợt dễ như bỡn. Kim bước từ nhà ra chỗ đậu xe, bước từ chỗ đậu xe vào chỗ làm, mỗi bước chân là mỗi lần tim đập phập phồng, cầu mong bình yên vô sự không bị té gãy tay gãy chân gì cả. Chẳng còn hứng thú gì khi đi trên tuyết cả, khi tuyết không còn mang lại bình yên cho tâm hồn trên cái xứ sở đã có lắm chuyện làm con người stress triền miên!
Ừ! Thì thoạt đầu tuyết cũng có màu trắng như Kim thấy trong sách vở và phim ảnh. Nhưng rồi sau đó, trên đường phố, tuyết đổi thành màu xam xám, đen đen. Người ta phải rải muối trên đường để làm giảm nhiệt độ đóng băng của tuyết xuống, để tuyết chảy lỏng ra, giảm nguy hiểm cho bao xe cộ trên đường. Muối cộng với tuyết chuyển thành một lớp bùn nhão nhoẹt, xam xám bám vào xe bẩn không chịu được. Sau mỗi đợt tuyết, mấy chỗ rửa xe lại hốt bạc, thiên hạ rồng rắn lái xe vào để rửa, vì nếu không rửa xe, dàn máy dưới xe sẽ bị lớp muối rải đường làm cho hắn rỉ đi. Tuyết vừa tan hết, đường phố vừa trở lại bình thường, xe vừa rửa xong sạch như lau như li, thì lại có thông báo đợt tuyết mới, chuyện đó xảy ra không phải là hiếm, Kim buồn 5 phút, còn mấy chỗ rửa xe thì bà con cười tươi như hoa.
Ngày xưa thấy mấy tấm hình chụp cây cối mùa đông có phủ một lớp băng mỏng, mặt trời lên cành cây được dát 1 lớp pha lê quý báu và trang điểm bởi nghìn hạt kim cương, Kim thấy đẹp vô cùng. Mãi cho đến bây giờ, Kim vẫn công nhận cây phủ băng thì đẹp lắm lắm. Nhưng những mùa đông trên đất Mỹ cho Kim thấy là Yin và Yang của băng phủ trên cây. Cây cối phủ nhiều băng quá có thể ngã xuống đường, trúng xe đang chạy, trúng người đang đi, trúng nhà đang ở. Băng mỏng coi vậy chứ cũng có trọng lượng, cũng có thể làm cong oằn các nhánh cây, chạm vào dây điện, làm chập mạch, làm cả một vùng mất điện giữa mùa đông. Băng mỏng vẫn có sức mạnh làm sụm cả 1 loạt dây điện và lại cũng gây mất điện. Mất điện mùa đông thì thức ăn trong freezer có thể mang ra balcony, patio để ông thần mùa đông giữ hộ, không làm hư hại, nhưng con người với sức khỏe mong manh mà mùa đông không có điện thì đau khổ khôn lường. Cái hệ thống mồi gas trong bếp của nhiều nhà trong đó có nhà Kim là chạy bằng điện, không có điện là không có gas, là không nấu nướng gì được hết. Có lần mùa đông nhà Kim bị mất điện, buổi tối Kim về nhà mới hay, làm biếng không chạy ra phố ăn, sống đạm bạc bằng cereal và cà rốt, chips, và salsa chỉ một tối mà sáng hôm sau Kim lả cả người, xúc tuyết mà tay run, chân cũng run luôn.
Nhiều lúc nghe câu hát "Ngoài kia tuyết rơi rơi, em không đến thăm anh chiều nay…" Kim lại bật cười, thấy mình tìm ra đủ lý do đáng đồng tiền bát gạo cho cô gái để cancel chuyện đến thăm chàng, mà chàng không tài nào bắt bẻ được. Trời lạnh, tuyết rơi, xe em đang đậu ngon lành ở trước nhà, tuyết có rơi ở đâu chứ phía bên dưới xe thì mặt đất vẫn sạch trơn. Em muốn tới thăm anh trước nhất phải dọn tuyết để lui cái x era, em đi mất thì sẽ có xe khác chiếm chỗ đó. Đến lúc em trở về thì chỉ còn 1 lô chỗ tuyết ngập đến đầu gối, cái xe em có 200 horsepower vất vả trăm chiều cũng không neo nổi đống tuyết đó mà vào park được. Vậy là em phải leo xuống, lấy cái xẻng ra, hát câu "Lao động là vinh quang" xúc tuyết dọn đường cho chiếc xe yêu quý của mình, sau đó phải mua cả hộp salonpas ở chợ Tàu về dán lưng cho đỡ nhức mỏi, vậy là khổ quá xá. Chưa hết, trên đường em lái đến thăm anh hoặc lái trở lại về nhà em, trời tuyết thì đường trơn trợt, tuyết nhiều xe cào tuyết cào đường không kịp, xe rải muối bận quay trở lại trạm muối tiếp tế thêm, không còn thấy lane nào với lane nào hết, xe chạy như rùa bò, tăng gas chút xíu mà lái nhằm cục băng là bánh xe bắt đầu muốn nhảy điệu valse quay vòng vòng, đạp thắng xe thì có thể quay 360 độ, giữa highway đầy xe tải 16 bánh, xe truck và SUV bự như mấy cái xe tăng, xa em làm sao mà thoát hiểm 100% cho được. Em không đến thăm anh được, nhưng bây giờ technology phát triển vượt bực, em có thể gọi điện thoại cho anh, chat online với anh, có cái webcam rồi nối với computer thì anh cũng sẽ thấy mặt em thôi. Nếu chàng complain, nàng có thể hát lên: "Ngoài kia tuyết rơi roi….em mong anh ghé thăm chiều nay" xem chàng trả lời ra sao, Kim sẽ gạ cô gái như vậy.
Nói chung là Kim không thích mùa đông chút nào hết. Nhiều lúc chỉ mong trúng số độc đắc để move về miền nắng ấm California là first choice, Florida là second choice để trốn tuyết. Mong vậy chứ Kim biết chuyện trúng số như là mò kim, nên chẳng hề mua cái vé nào hết, và vẫn cứ ở và làm việc ở cái thành phố thân quen, mỗi năm chỉ có 7,8 lần có tuyết là cao, mỗi đợt vài ngày so với tuyết trên Michigan, Ohio, New York thì chẳng là cái gì hết, nhưng với Kim thì cũng đã là Big problem mỗi dịp bà chúa tuyết ghé thăm.
Sáng nay thức dậy bật TV lên, Kim thấy dự báo là tối sẽ bắt đầu đổ tuyết. Trận tuyết đầu tiên của cả năm, nghe quý vị trên TV bàn tán đến hào hứng sôi nổi không thể tả, có thể mang đến 6-8 inchs tuyết cho vùng Kim ở. Kim không thấy thú vị chút nào hết khi nghe tin này. Ngày mai là ngày Kim nghỉ làm để đưa bố đến bệnh viện làm colonoscopy, nội soi trực tràng. Kim đã hẹn trước với bà bác sĩ của bố từ mấy tuần trước, đã dàn xếp với supervisor của Kim về lịch làm việc. Ngày mai có tuyết là mệt chết luôn thôi, Kim than thầm trong bụng.
Cứ thế có tin có tuyết là bà con thiên hạ ùn ùn đi mua thuốc ở pharmacy, mấy ông bà già gọi tới refill thuốc quá xá cỡ, Kim với nhỏ technician làm trở tay không kịp. Nhiều lúc ngẩng mặt lên nhìn ra phía ngoài tiệm, Kim thấy mấy quay cash register bên ngoài người ta xếp hàng đầy đặc, shopping cart cái nào cái nấy đầy ắp thức ăn, nước uống và đồ dùng trong nhà. Mấy cái kệ bán xẻng xúc tuyết, đồ cào tuyết cho xe hơi vv…đã vơi thấy rõ. Mấy anh xếp hàng trong tiệm chạy tíu tít hết lấy thêm bánh mì ra thì lại đi lấy sữa, lấy rau và trái cây để xếp lên quay, làm không ngơi tay. Kim nhìn đồng hồ, ráng lên, ráng lên vài tiếng nữa là xong cả thôi. Tới mùa đông. Kim chỉ thích về nhà cuộn mình trong chăn ấm, vừa được uống hot chocolate vừa xem phim hay đọc sách thôi. Nhưng tối nay, Kim còn có lý do nữa: Kim muốn về nhà sớm để gặp bố, bố tối nay phải nhịn ăn từ 7 giờ tối, rồi phải uống thuốc để thải hết thức ăn trong người ra, ngày hôm sau bà bác sĩ mới nội soi làm colonoscopy được.
Về tới nhà, Kim thấy bố đã lôi chai thuốc và tờ chỉ dẫn của bà bác sĩ ra đọc. Cái quy trình này bố đã làm cách đây 2 năm về trước, thành ra bố đã nói với Kim từ mấy hôm trước là khỏi cần mua chai thuốc cho bố, bố tự mua được. Oh my god, Kim nhìn chai thuốc bố đang cầm trong tay, bứt đầu bứt tai tự trách mình sao không check lại với bố. Thay vì mua chai thuốc 3 oz, bố mua chai nhỏ chỉ có 1oz rưỡi thôi. Phải uống nửa chai tối nay, ngày mai 3 giờ trước giờ làm test thì uống thêm nữa chai nữa. Tối nay bố mà uống nữa chai nhỏ thì đâu có đủ dose, Kim phải giải thích cho bố hay. Kim nói với bố là Kim chạy ra pharmacy cạnh nhà mua thêm thuốc cho bố đây, rồi tức tốc lái xe đi.
Cái pharmacy sát nhà Kim, lái xe chưa tới 5 phút là tới. Parking lot xe đậu đông nghẹt. Ai nấy đi như chạy, tất tả, gấp gáp. Người mới tới thì như sợ tiệm hết món mình cần, người mua xong bước ra thì muốn xếp hàng hóa mới mua cho nhanh vào xe để rời khu shopping thôi. Trời lạnh quá xá cỡ, Kim đeo găng, khoác cái coat dày cộm, bước ra khỏi xe là nhận ngay một luồng gió lạnh quẹt ngang mặt tê cả má cả môi.
Pharmacy lớn như vậy mà không còn đến 1 chai thuốc Kim cần. Cái chỗ để thuốc trống trơn, chán quá xá. Kim tấp vào hỏi ông pharmacist quen, coi còn chai nào ở phía bên trong hay không, hỏi cầu may vậy thôi. Lúc ông pharmacist đi vòng vòng check thử thì nhỏ technician Kim cũng quen đang đứng type như điên ở computer ngẩng lên, cười như mếu với Kim "Waiting time ở đây bây giờ gần tới 2 tiếng. Kim có rảnh không, vào phụ với tụi này đi" không còn chai thuốc nào cả, ông bạn vàng đồng nghiệp nói vậy Kim liếc nhìn vào, bên trong labels chất cao nghêu. Ngày mai pharmacy vẫn mở cửa như thường mà bà con toàn tới hôm nay đòi fill thuốc và lấy thuốc ngay, cái line của customers xếp ở pharmacy cũng kéo dài rồng rắn tới phát khiếp. Kim cảm thấy an ủi phần nào là mình đã xong ca làm việc hồi sớm.


Kim lấy cell phone, gọi qua tiệm Kim làm. Hồi sáng Kim có thấy còn 1 chai thuốc bày ở phía ngoài, không biết bây giờ còn hay không. Cậu bé cashier bắt phone, Kim mô tả chai thuốc và nói tên cho nó tìm, may quá chừng, tiệm Kim còn chai thuốc đó. Kim dặn chú nhóc giữ dùm chai thuốc, đừng bán cho ai hết, Kim lái xe tới ngay thôi.
Mất gần 20 phút sau Kim mới lái xe tới. Bước vào tiệm cũng lại thấy cảnh bà con ùn ùn đi mua hàng, làm Kim cũng bắt đầu xốn xang, áy náy trong lòng. Kim lấy chai thuốc định trả tiền xong rồi về nhà, nhưng chân Kim lại kéo đi vòng vòng trong tiệm, càng nhìn thiên hạ chất đồ lên xe, bánh mì, trái cây, đồ hộp, giấy vệ sinh, xẻng xúc tuyết, Kim càng muốn mua đồ. Kim nhẩm tính xem mình còn món gì ăn được trong tủ lạnh, trong freezer, rồi tạt qua quầy bánh mì. Kim chưa ăn tối, nhìn mấy ổ bánh mì bỗng bao tử đói cồn cào, nhìn ổ bánh mì nào cũng muốn mua cả. Sao dạo này bakery có nhiều loại bánh mì lạ quá vậy nè, Kim vừa lựa vừa nghĩ. Đã lấy ổ Challah bread xong, định quay đi thì mắt Kim thấy ổ Focaccia bread có mấy miếng cà đỏ tươi nằm cạnh mấy sợi chesse vàng cam trông ngon hết sức, Kim lấy luôn ổ Focaccia bread. Cái túi Garlic bread stix kế đó lại có mùi thơm hấp dẫn khôn cùng, vậy là Kim cũng lấy luôn. Rồi cơn sốt mua sắm kéo chân Kim qua mấy quầy khác, Kim mua chesse, mua nước cam vắt, mua distilled water, mua trái cây, thịt nguội. Giờ nếu có bão tuyết mấy ngày đi nữa Kim vẫn có đủ thức ăn cho bố, Kim nghĩ vậy. Kim chắc lưỡi, phải rời khỏi tiệm thôi, ở càng lâu càng mua đồ nhiều nữa thôi. Đi mua thức ăn trong lúc bụng đói là hạ sách, Kim biết vậy, mà vẫn không tránh khỏi.
Về tới nhà, Kim đưa bố chai thuốc. Bố hỏi Kim sao chỉ có ra pharmacy cạnh nhà mua đồ mà đi lâu thế con, gần cả tiếng đồng hồ luôn. Kim cười cười, nói với bố là thấy bà con mua đồ quá chừng khi nghe tuyết xuống, con cũng lây bệnh mua sắm thành ra về trễ. Rồi bố với Kim ngồi coi Tivi, tivi dự báo sẽ có 6-8 inchs tuyết, buổi sáng thì nói là tối nay tuyết đổ, tối nay lại nói khuya tuyết mới rơi. Kim nói với bố dám kỳ này tuyết đổ hết trên hướng Philadelphia và New York, tới tiểu bang mình thì chẳng còn hội tuyết nào cả. False alarm như vài năm vừa rồi vậy đó mà, Kim nghĩ vậy, vì lúc nãy Kim lái xe ngoài đường thì đường phố vẫn sạch trơn, không có một cái bông tuyết nào bay trong không khí cả. Bố có cái hẹn 8 giờ sáng ngày mai ở bệnh viện, Kim set đồng hồ báo thức 5 giờ rưỡi sáng. Quay qua quay lại mà nữa đêm Kim mới chợp mắt, cuốn sách Kim coi khá hấp dẫn làm Kim quên cả thời gian. Mai chắc phải uống 1 tách cà phê đậm đặc mới tỉnh được. Kim nghĩ như vậy trước khi chìm vào giấc ngủ.
Kim thức dậy lúc 5 giờ rưỡi sáng, buồn ngủ không thể tả, không muốn rời cái chăn ấm ấp chút nào hết. Ngoài kia đã nghe tiếng bố thức dậy bật tivi, Kim mắt nhắm mắt mở bước ra, vừa nhìn ra balcony là Kim tỉnh ngủ ngay lập tức. Ngoài balcony tuyết phủ trắng xóa, mấy inchs có lẽ. Nhìn ra con đường nhỏ chạy vắt ngang khu nhà Kim có vài chiếc xe đang vất vả nhích từng chút một, tuyết phủ trắng đường. Kỳ này có tuyết thực sự không phải là Falsa alarm gì hết! Quay qua quay lại, Kim đã thấy mình nai nịt sẵn sàng, khoác cái coast dày cộm, đội nón, đeo găng, chuẩn bị vào trận chiến: cái tuyết khỏi xe và defrost cái xe. Phải mất cả hơn 10 phút Kim mới dọn dẹp sạch tuyết trên xe, tuyết tiếp tục rơi, rơi quá chừng trong lúc Kim làm việc.
Vậy là Kim với bố đi sớm, chưa tới 6 giờ rưỡi sáng 2 bố con đã rời khỏi nhà. Mười mấy năm rồi kể từ ngày qua Mỹ, mới ngày nào bố chỉ Kim học lái xe, dắt Kim thi lấy bằng lái, rồi chở Kim đi chỗ này chỗ kia, bây giờ thì Kim là người chở bố đi đây đi đó. Bố già rồi phản xạ kém, mắt kém, chỉ đi xe bus là an toàn thôi, bố nói vậy. Kim bật cho 2 cây gạt nước trên kiếng xe hoạt động, gạt tuyết qua 1 bên, chỉnh heat trong xe, rồi bắt đầu lùi xe ra. Lần nào chở bố đi Kim cũng hồi hộp như là đi lấy driver's license vậy, tim Kim đập thình thịch, không biết Kim sẽ làm cái lỗi gì nữa đây"
Tuyết vẫn rơi trắng xóa cả đất trời. Không biết mấy chiếc xe cào tuyết của county bây giờ ở đâu nữa, đường xá ngập trong tuyết, không còn thấy lane nào nữa hết. Kim lái xe chưa tới 5 miles / giờ, cái xe nhích từng chút một. Kính xe Kim mờ hẳn đi, Kim nhấn nút xịt washing fluid lên kính xe rồi cho 2 cây quạt nước quạt liên tục 1 hồi, kính xe có hơi đỡ hơn 1 chút xíu, nhưng có mấy chỗ vẫn mờ mờ như có 1 lớp sương mỏng bao phủ. Chắc tại bên ngoài trời lạnh quá chăng, Kim vừa nghĩ vừa tăng heat trong xe, chỉnh cho luồng gió nóng thổi nhiều hơn lên kính xe.
Bố hỏi Kim "Lần cuối cùng con check nước rửa kính xe là hồi nào vậy" Còn đủ nước để dùng không con, chắc là phải xịt thêm nước cho trong cái kính xe rồi đó" Kim lặng người, oops từ đầu mùa đông tới giờ Kim đâu có check mực nước rửa kính xe hơi đâu. Hồi gần 2 tháng trước đem x era check up ở dealer thì thợ ngoài đó check mọi thứ cho Kim, Kim coi vậy là an tâm rồi, từ đó tới giờ có gặp trận tuyết nào đâu! Kim thú thật với bố là gần 2 tháng rồi không có kiểm tra xem xe còn bao nhiêu nước rửa kính, nhưng chắc cũng còn đủ cho ngày hôm nay.
Bố nói với Kim: "Chút chiều xong cái hẹn ở nhà thương, về bố check xe cho con". Rồi bố nhìn lên 2 cây quạt nước đang quạt qua quạt lại, để lại trên kính xe mấy đốm nhòe nhoẹt thật to, nói tiếp "Bố nghĩ chắc đến lúc con phải thay 2 cây quạt nước mới cho xe rồi đó".
Bố càng ngồi lâu trên xe, thế nào bố cũng tìm ra thêm lỗi của Kim cho mà xem. Kim vừa lái xe vừa nghĩ như vậy. Xe ra tới đường lớn, lane nào rõ ra lane đó, Kim lái nhanh hơn. Bố bảo Kim "Đừng lái nhanh như vậy con, giảm gaz đi" Kim đạp thắng, cái xe trợt trên mặt đường mà không chịu dừng lại, kích kích, kích, kích, tiếng bánh xe cọ sát với lớp băng vô hình trên đường làm Kim lạnh tóc gáy, trời ơi, may quá là may, không có cái xe nào chạy phía trước hay ở 2 lane 2 bên hết. Nếu Kim mà lái nhanh hơn chút nữa, khi đạp thắng, thế nào cái xe cũng bị quay vòng vòng rồi. Sợ hết cả hồn vía, tay Kim nằm trong găng ấm mà cảm thấy lạnh ngắt.
Từ đó trở đi, Kim lái cẩn thật hết biết và lái chậm hết biết. Nhiều xe chạy vượt qua mặt Kim, Kim cũng không dám tăng tốc độ. Tuyết quá xá cỡ, chạy nhanh hơn rủi có chuyện gì thì sao. Cái chuyện đạp tháng xe mà xe vẫn chạy trên đường hồi nãy Kim không thể nào quên được. Cuối cùng rồi Kim với bố cũng đến được bệnh viện. Ngày thường thì chưa tới 20 phút Kim có thể lái từ nhà đến bệnh viện, còn hôm nay thì mất đúng 1 tiếng 20 phút. Điều quan trọng là Kim chở bố đến bệnh viện bình an.
Lúc bố theo bà nurse vào phòng khám bên trong, bà nurse nói với Kim là qui trình nội soi khám bệnh cho bố cũng phải mất đến gần 3 tiếng, bố sẽ được truyền thuốc mê để bác sĩ làm nội soi, Kim muốn quay về nhà rồi lát sau trở lại cũng được, Kim nhìn ra ngoài parking lot, tuyết rơi thấy ngập đến ¼ bánh xe của vài chiếc xe hơi đậu trước đó rồi. Xe Kim thì đã phủ 1 lớp tuyết trắng xóa từ đầu tới chân. Kim nói với bà nurse, Kim ngồi chờ ở phòng đợi phía ngoài vậy.
Trời đổ tuyết nặng mà bà con vẫn ráng lái xe được tới bệnh viện. Lấy hẹn với bác sĩ và dàn xếp nghỉ để đi khám bệnh đâu phải là dễ, cancel một cái hẹn thì mấy tuần sau mới lấy được cái hẹn mới, thành ra ai cũng cố gắng thu xếp lái xe đi trong tuyết, Kim nghĩ vậy. Chỉ trong chưa tới nữa tiếng, mấy cái ghế dài trong phòng đợi của bệnh viện đã chật ních người. Trẻ con, trung niên, người già ai bước vào cửa bệnh viện cũng mang theo 1 chút dấu vết của trận bão tuyết bên ngoài vương trên áo khoác dày cộm, trên khăn quàng cổ, trên nón trên giày ủng, trên găng tay. TV trong phòng đợi hết chiếu cảnh kẹt xe ngoài highway này thì lại chiếu cảnh tai nạn do lái xe trên đường tuyết trơn ở khu phố kia. Trường học ở County đóng cửa, công sở của nhà nước cho nhân viên lấy liberal leave….Kim thu người trong cái áo khoác to đùng nặng chình chịch của mình, đọc tờ báo mang theo từ nhà. Kim cảm thấy buồn ngủ dễ sợ luôn. Có vài người người gần đó, chắc cũng thức từ sớm lái xe đi, giờ trong lúc đợi thân nhân khám bệnh thì tranh thủ nhắm mắt ngủ một chút. Hai mí mắt Kim nặng trĩu, Kim ráng mở ra, mở ra rồi cuối cùng Kim cũng chào thua ông thần ru ngủ luôn.
Kim bừng tỉnh giấc, nhìn đồng hồ. Oh, Kim ngủ quên cũng gần 20 phút, mà tưởng như là cả tiếng đồng hồ vậy. Kim lát lát nhìn đồng hồ trên tường, mấy cây kim nhích từng chút một. Kim đọc hết tất cả mấy mục trên báo, mà vẫn chưa tới 11 giờ trưa. Vậy là tiếp tục đọc lại tờ báo vậy, kỳ này Kim đọc luôn những phần mà từ đó tới giờ Kim lướt qua không thèm đọc.
Bà bác sĩ quen làm qui trình nội soi cho bố bước ra, cầm theo một lô giấy tờ và hình chụp. Bà chỉ cho Kim mấy cái hình màu chụp trực tràng của bố, chỉ mấy cái bướu không hình, rồi nói là phải chừng chiều nay mới có kết quả xem đó là bướu lành hay không. Bà không nhắc gì tới chữ colon cancer hết, nhưng Kim bắt đầu lo trong bụng. Từ đó tới giờ bố có triệu chứng gì đi nữa, bố có nói cho Kim hay đâu. Kim áy nấy quá đỗi….
Có tiếng bà nurse gọi tên bố, rồi gọi tên Kim, người nhà của bố. Bà nurse cho Kim hay bố đã tỉnh, có thể xuất viện được. Bà kêu Kim ra cào tuyết trên xe cho xong rồi lái xe vào trước cửa phòng khám, bà sẽ gọi bố ra. Kim bước ra parking lot, bắt đầu cuộc chiến thứ nhì với tuyết, bật máy xe, bật heat, cào tuyết. Đến chừng hai cánh tay Kim bắt đầu mỏi nhừ thì coi như cái xe tương đối sạch sẽ, tương đối vì trong lúc Kim dọn tuyết khỏi xe, ông trời vẫn rãi tuyết đều đều…
Kim chở bố về, đường xá vẫn ngập trong tuyết, dù trên đường có bóng dáng của vài chiếc xe cào tuyết chạy. Trận tuyết đầu tiên của năm nay, coi bộ county không chuẩn bị kỹ rồi. Dự báo 6-8 inchs tuyết mà từ sáng tới giờ coi bộ nhiều hơn, mấy anh chàng dự báo thời tiết của địa phương làm việc vậy mà không mất Job, hay thật là hay, Kim vừa lái xe vừa càu nhàu trong lòng. Càu nhàu như Kim vẫn lái xe chậm, thật chậm. Kim vẫn tự hào về thắng xe hơi của mình là loại super, nhưng sau vụ xe trợt hồi sáng sớm và xem mấy vụ đụng xe ở vùng này trên TV vừa rồi thì Kim cũng phải sợ.
Về tới nhà, đậu xe xong, bố bước ra khỏi xe là đến mở cốp phía trước xe ra là kiểm xem xe Kim còn bao nhiêu nước rửa kính. Bố chỉ cho Kim xem cái bình nào chứa coolant fluid, cái bình nào chứa washing fluid, rồi dặn Kim lo check mức washing fluid thường xuyên hơn trong mùa đông. Lúc nghe bố nói, Kim mới sực nghĩ ra là ở nhà Kim không có bình washing fluid nào hết. May là nước rửa kính xe còn kha khá, chứ bố mà phát hiện Kim không phòng bị gì cả, bố còn phiền nữa. Kim hứa hẹn với bố là vài ngày nữa sẽ đem xe đi thay 2 cây quạt nước ngay, rồi giục bố vào nhà nghỉ ngơi.
Bố chỉ ăn qua loa rồi đi ngủ. Cái thuốc mê bệnh viện dùng trong quá trình nội soi vẫn còn ảnh hưởng, bố ngủ say quá đỗi, đến cả mấy tiếng sau điện thoại reo vẫn không đánh thức bố dậy. Kim bắt điện thoại. Bà bác sĩ gọi, cho hay kết quả nội soi tốt, mấy cái bướu trong trực tràng của bố là loại nhỏ và là bướu lành không có gì phải lo cả. Chừng 5 năm nữa mới cần làm lại qui trình này.
Kim nghe nhẹ nhõm cả người. Chút bố dậy Kim phải nói cho bố hay cái tin tốt đẹp này mới được. Ngoài trời tuyết vẫn rơi trắng xóa, đất trời lạnh quá, nhưng bên trong lòng Kim cảm thấy ấm cúng khôn cùng. Kết quả khám bệnh của bố hôm nay tốt đẹp, Kim gọi điện thoại báo cho mấy đứa em hay. Bố đã gần 70, Kim chỉ mong bố sống thọ với con với cháu. Kim thầm mong sẽ có dịp chở bố đi nội soi trong 5 năm nữa, kỳ tới Kim sẽ lấy hẹn với bác sĩ vào mùa hè, để bố và Kim không còn phải vất vả với tuyết như hôm nay.
Døù vất vả trăm chiều lái xe trong tuyết, nhưng ngày mùa đông hôm nay, trận bão tuyết tạo thêm một cơ hội cho Kim thấy rằng Kim vẫn là đứa con nhỏ trong cái nhìn thương yêu của bố. Kim vẫn nghĩ rằng mình đã lớn, sống tự lập được ở xứ người, không cần bố kiểm soát nhắc nhở từng ly từng tí như lúc Kim còn bé. Nhưng thật ra còn bao nhiêu điều Kim bỏ sót, Kim quên, Kim lơ đãng không để ý tới và bố là người nhẹ nhàng chỉ cho Kim thấy điều đó, nhẹ nhàng mà sâu sắc khôn cùng. Bố, ngọn núi Thái Sơn của Kim.

Tháng 1, 2003
Karen N. Nguyễn
301-916-0428

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,344,038
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa