Hôm nay,  

Viết Cũng Là Nhu Cầu Cần Thiết...

04/12/200200:00:00(Xem: 157482)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài tham dự số: 366-675-vb21202

Tác giả Bùi Xuân Đáng đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệtõ. Trước 1975, ông là một cựu quân nhân VNCH, từng hai lần du học tại Hoa Kỳ. Năm 1975, cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ, hiện đã về hưu và cư trú tại Placentia, CA. Sau đây, là một trong hai bài viết mới của ông. Tựa đề “Viết cũng là nhu cầu cần thiết...” trích từ một câu trong bài, về cảm tưởng của ông khi viết về nước Mỹ.

Từ khi Việt Báo có sáng kiến mở ra giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, nhiều người đã hưởng ứng gửi bài về bầy tỏ ý nghĩ, cảm tuởng, những gì liên hệ đến mình và cuộc sống ở quê hương thứ hai này.
Vì ở khá xa khu Tiểu Saigon lại ít khi vào mạng lưới Internet cho nên thỉnh thoảng tôi mới được đọc những bài của bạn viết bốn phương, cho nên đành chờ đến khi ra sách đọc cho thỏa thích hơn.
Đề tài Viết Về Nước Mỹ là một đề tài rộng lớn và quá thiết thực. Nước Mỹ đất đai quá rộng rãi, dân số tuy không quá đông đúc nhưng họ là người đến từ tứ xứ: Âu, Á, Phi, Úc sắc dân nào cũng có. Từ những dân tộc văn minh cho đến bán khai. Những di dân này mang tới cho Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ khá nhiều tinh hoa kết tụ từ nhiều phần trên thế giới. Nếu chịu tìm hiểu, chúng ta sẽ học được nhiều điều hay của một xã hội tuy chỉ mới có vài trăm năm đã trở thành một cường quốc về mọi mặt.
Ngoài ra, chúng ta là những kẻ đến sau cho nên việc tìm hiểu về những người đến trước cũng như người chủ nhà là điều cần thiết. Thực ra sách vở nói về nước Mỹ thiếu gì, nhưng nhãn quan, chỗ đứng hay góc cạnh của người viết khác nhau. Những sự nhận xét của chính chúng ta có lẽ sẽ mang đôi chút chủ quan nhưng sát gần với thực tế hơn.
Những bài Viết Về Nước Mỹ, khu vườn văn học này, ngay từ khi mở cửa đã có đủ sắc hoa thi nhau đua nở, không phải là trăm hoa mà là ngàn vạn đóa hoa từ bốn phương, tám hướng bay về, từ nhiều khung trời khác biệt, thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Những chuyện tâm tình, khi hồ hởi hăng say, khi đau buồn cay đắng, khi gắn bó thiết tha đã nói lên tâm trạng, những kỷ niệm vui buồn và quan điểm của người viết. Cách hành văn mỗi người một khác, khi mộc mạc thô sơ, khi cẩn trọng về từ ngữ bút pháp, khi huê dạng cầu kỳ nhưng tựu trung bày tỏ ý nghĩ, cảm tưởng của mình theo đề tài Viết về Nước Mỹ. Nhờ những bài viết này, chúng ta hiểu thêm nhiều khía cạnh của cuộc sống mới mẻ trong nhiều lãnh vực khác nhau trên mảnh đất quê hương thứ hai.
Đối với người luống tuổi, nhất là những người đã quá cái tuổi cổ lai hy từ lâu như tôi, nhu cầu đọc sách báo là một nhu cầu cần thiết như ăn và thở. Từ ngày còn trẻ, khi ở quê nhà, sáng nào cũng vậy, tờ Chính Luận hay tờ Tiền Tuyến là một vật không thể thiếu trên bàn ăn sáng cũng như ly cà phê vậy. Thiếu tờ báo, tôi cảm thấy bứt rứt đứng ngồi không yên. Ngồi ăn nhưng vẫn ngó ra cổng chờ người đưa báo. Khi cô con gái út cầm tờ báo để lên bàn, tôi bỏ ngay bát cháo hay đĩa trứng, vội vàng mở ra đọc ngấu nghiến những tin tức hàng đầu, tin chiến sự, tin kinh tế phi mã. Còn những tin xe cán chó hoặc chó cán xe là những mục đọc vào lúc làm công việc được xếp hàng theo sau Quận công. Xin mạn phép nhắc lại câu này, kẻo quý vị quen nói tiếng Mỹ lâu ngày quên mất: Thứ nhất Quận công, thứ nhì ị đồng! tức là lúc cần phải tống khứ căn bã trong ruột ra ngoài.


Xin được bàn thêm là ngày xưa các cụ làm gì có cầu tiêu, phần đông đều làm công việc đó ở trong chuồng heo, lúc nào cũng nặng mùi và tối om như tư tưởng bác Hồ cho nên người ta muốn ra ngoài đồng làm công việc đó cho thoáng đãng hơn.
Hồi mới tới đây, nhu cầu đọc sách báo tuy là vấn đề quan trọng nhưng thực là nan giải. Thành phố tôi định cư, ở miền Trung Bắc (Mid West) nước Mỹ làm gì có báo Việt ngữ. Dù ở quận Cam lúc đó cũng chỉ có tuần báo mà thôi. Tôi đặt mua tờ Trắng Đen và tờ nhật báo điạ phương. Tờ Trắng đen tới tay tôi sớm nhất cũng ngoài hai tuần lễ, có khi số sau tới trước, còn số trước ngao du ở tận đâu đâu, khi tới tay khổ chủ đã rách nát teng beng. Vài năm sau báo ra nhiều hơn, sách tái bản đã bắt đầu thấy bóng, còn tác phẩm mới thì như cô gái cấm cung hãy còn bẽn lẽn trước cửa khuê phòng.
Đối với nhiều người, bây giờ viết cũng là nhu cầu cần thiết gần ngang với đọc. Viết là một cách để giải sầu, để ôn lại những kỷ niệm quý báu xa xưa, để giãi bầy tâm sự của cuộc sống vui buồn. Tôi cho rằng có lẽ đa số những người tham dự Viết Về Nước Mỹ đều nghĩ như vậy, chứ không phải muốn dự thi để có hy vọng lĩnh giải.
Cổ nhân có câu Văn Mình, Vợ Nguời, nhưng chỉ có những nguời quá chủ quan, ngông nghênh tự đắc vừa mới viết được dăm bẩy bài hay vài ba cuốn sách đã nghĩ rằng mình là đại văn sĩ.
Ngày nay lớp người Việt già trẻ đông đảo trên khắp 5 châu đã được hấp thụ đủ các nền văn minh Âu Á. Họ đi nhiều hiểu rộng, tư tưởng phóng khoáng, cách diễn đạt mới mẻ muôn phần phong phú. Lớp sóng sau đè sóng trước, tre già măng mọc đã chứng tỏ rằng những cây đại thụ thời nào, chỉ còn là bóng mờ trong dĩ vãng.
Ngay ở quê nhà, nơi văn chương chữ nghĩa bị kìm kẹp trong khuôn khổ đánh bóng chế độ, viết theo chỉ thị, viết theo chiều hướng đã định vẫn còn nhiều người muốn viết. Mà tài giỏi thay họ đã luồn lách dùng thuật ngữ, dùng câu chuyện ngày xưa, chuyện ngày nay, chuyện trong dân gian để ám chỉ những cái xấu trong xã hội cộng sản, hoặc chửi khéo lãnh tụ.
Về phương tiện viết, ngày nay với máy com piu tơ, người ta có thể viết đi, sửa lại cắt xén in ấn dễ dàng tiện lợi hơn viết tay hoặc máy chữ rất nhiều.
Viết một lúc dăm ba bài, xong rồi để đó thỉnh thoảng mở ra đọc lại, xóa bỏ những sai lầm hay những đoạn không vừa ý. Có một điều, cũng giống như thơ, nhạc, họa, khi hoàn thành tác phẩm cần phải có người thưởng lãm. Chẳng lẽ viết hay vẽ rồi bỏ xó, hoặc để tặng bạn bè, nhưng in ra quá mất công và tốn kém. In xong, lại còn ra mắt quá lôi thôi phiền phức nhất là đối với những người viết nhăng, viết cuội, bàn xuông, tán dóc để giết thì giờ như tôi.
Lẽ tất nhiên, mỗi người một ý, một nhãn quan, một trình độ thưởng lãm khác nhau nhưng nghĩ rằng: Nếu làm được một chút gì nho nhỏ cống hiến cho xã hội chúng ta đang sống hay nói cách khác để cho bạn đọc giải buồn năm ba phút, cũng là đáng quý còn hơn là chỉ biết cao giọng phê bình chê bai này nọ.
Việc Việt Báo mở giải thưởng Viết Về Nước Mỹ, dành ra mảnh đất nhỏ hàng ngày để chúng ta có thể cùng viết, cùng đọc thật là đáng hưởng ứng.
Một lần nữa xin thành thực cám ơn Việt Báo đã cho chúng tôi cơ hội để viết lách giải buồn và đọc những giòng chữ quen thuộc, của quê hương thân yêu.

BÙI XUÂN ĐÁNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,365,428
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến