Hôm nay,  

Đam Mê

28/11/200200:00:00(Xem: 131280)
Người viết: NGUYÊN NGỌC
Bài tham dự số: 361-670-vb41127

Tác giả tên thật là Phạm Nguyên Ngọc, 51 tuổi, hiện cư trú tại Temple, AZ, đang làm nghề Nail. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên đầu tiên, chuyện đời và tâm tình của chính tác giả, được kể dưới hình thức lá thư viết cho người yêu đầu đời đã được phổ biến. Sau đây là bài viết thứ hai của ông. Thật ngắn thể hiện tâm trạng lạc lõng, lỡ làng của một người lưu lạc vào “đêm sa mạc mênh mông” của Las Vegas.
+

Hắn bỏ xương bò vào nồi, chờ nước sôi, vặn nhỏ, nấu nước lèo cho bữa phở chiều mai. Hắn rửa mặt rồi ra xe đi Casino.
Đêm sa mạc đầy trăng sao. Những cây xương rồng đứng ngơ ngác dưới ánh trăng. Hắn thấy thanh thản quá. Đã lâu lắm không có cảm giác này. Hắn bỏ "CD" vào máy. Tiếng hát Nguyễn Hưng vang vọng "Điên trong đam mê hay là điên trong cuộc đời….". hắn thấy Nguyễn Hưng hát tuyệt vời thế. Hắn nhớ nhiều lần hắn từng hát ca khúc này. Bạn bè đều ca ngợi hắn hát thật có hồn. Hắn nhớ nhung….
Một đêm trôi qua thật nhanh. Hắn ước gì đêm nay không dài thêm chút nữa. Hắn vội vã về nhà nàng. Hắn thấm mệt. Việc đầu tiên, hắn chiên số cánh gà hắn đã ướp từ hôm qua. Những cánh gà lao xao trong dầu, lòng hắn lao đao. Gần hai tiếng đồng hồ, hắn mới xong chiên gà. Hắn để cánh gà lên bàn. Hắn để lọ tương gà ngọt và lọ ketchup bên cạnh. Hắn quay sang lo cho bữa phở. Đã lâu rồi, hắn lại được thể hiện tài năng của hắn. Không cần dùng máy, hắn vẫn thái ra những thanh bò đều đặn, tươi hồng. Hắn xếp gọn gàng trong đĩa, bọc lại để vào tủ lạnh. Hắn thái bò viên, rửa quế hành ngò, giá, ớt. Hắn thấy hài lòng với tác phẩm "tái bò viên".


Sáu đứa con nàng ăn xong, bày tùm lum. Hắn dọn dẹp. Có tiếng phone reo. Đứa con nàng dúi vào tay hắn cái phone.
- Hello
- Ông ra đón chúng tôi.
- Về rồi đấy à.
- Ừ.
- Đón ở đâu"
- Ở chỗ hôm qua đưa tới.
- OK
Hắn đem thùng rác ra ngoài. Vội vàng lên xe, hắn đi đón nàng.
Hắn bê ba tô phở đến cho nàng và hai bạn của nàng. Ba bà vừa ăn, vừa nói, vừa cười. Họ nhắc đến đủ thứ chuyện. Chuyện anh taxi ham sắc ở sân bay Las Vegas. Chuyện những ván bài đen đỏ… hắn lạc lõng.
Ăn xong, dọn dẹp, hắn về. Tiếng cười nói của họ còn vương vương trên lối về….
Hắn buông mình trên tấm thảm. Hắn mệt mà không sao ngủ được. Hắn miên man nhớ lần đầu gặp nàng. Không hiểu mảnh lực nào, khi gặp nàng, nhìn đôi gò má cao, với khuôn mặt xương xương, đôi mắt đượm buồn, lòng hắn trổi dậy tình thương kỳ lạ. Và từ đó, bất chấp lời căn ngăn của gia đình, bạn bè, hắn phiêu lưu trong cuộc tình. Hắn bỏ vợ con gia đình theo nàng. Nhưng hạnh phúc mà hắn cố gắng tìm bới, càng trở nên kệch cỡm, vô duyên. Với khoản tiền bán nhà, bán nhà hàng, hắn giúp nàng mua xe, mua nhà và những phút xa hoa ngắn ngủi. Giờ đây, hắn không tiền, không nhà, không nghề nghiệp. Hắn thấy bóng dáng nô lệ ái tình trong hắn. Hắn mơ màng thấy mẹ, vợ con và những người thân yêu quây quần bên hắn. Hắn giang tay ôm mọi người. Nhưng tất cả đã vương xa. Căn phòng trở nên trống vắng. Trống vắng đến rợn người. Không một cuộc tình nào không trả giá của nó. Hắn hiểu. Hắn buồn cho sự đam mê của mình. Hắn nhớ tới câu nói: "Không nô lệ nào đau khổ bằng nô lệ ái tình" Hay thật, hắn không ngủ. Hắn đi.
Đêm sa mạc mênh mông trăng sao. Những cây xương rồng đứng ngóng trông, hắn vẫn đi….

Nguyên Ngọc

Ý kiến bạn đọc
16/02/202117:49:50
Khách
does chloroquine work <a href=https://chloroquineorigin.com/#>aralen phosphate chloroquine phosphate</a> cloraquine
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến