Hôm nay,  

Đam Mê

28/11/200200:00:00(Xem: 131348)
Người viết: NGUYÊN NGỌC
Bài tham dự số: 361-670-vb41127

Tác giả tên thật là Phạm Nguyên Ngọc, 51 tuổi, hiện cư trú tại Temple, AZ, đang làm nghề Nail. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên đầu tiên, chuyện đời và tâm tình của chính tác giả, được kể dưới hình thức lá thư viết cho người yêu đầu đời đã được phổ biến. Sau đây là bài viết thứ hai của ông. Thật ngắn thể hiện tâm trạng lạc lõng, lỡ làng của một người lưu lạc vào “đêm sa mạc mênh mông” của Las Vegas.
+

Hắn bỏ xương bò vào nồi, chờ nước sôi, vặn nhỏ, nấu nước lèo cho bữa phở chiều mai. Hắn rửa mặt rồi ra xe đi Casino.
Đêm sa mạc đầy trăng sao. Những cây xương rồng đứng ngơ ngác dưới ánh trăng. Hắn thấy thanh thản quá. Đã lâu lắm không có cảm giác này. Hắn bỏ "CD" vào máy. Tiếng hát Nguyễn Hưng vang vọng "Điên trong đam mê hay là điên trong cuộc đời….". hắn thấy Nguyễn Hưng hát tuyệt vời thế. Hắn nhớ nhiều lần hắn từng hát ca khúc này. Bạn bè đều ca ngợi hắn hát thật có hồn. Hắn nhớ nhung….
Một đêm trôi qua thật nhanh. Hắn ước gì đêm nay không dài thêm chút nữa. Hắn vội vã về nhà nàng. Hắn thấm mệt. Việc đầu tiên, hắn chiên số cánh gà hắn đã ướp từ hôm qua. Những cánh gà lao xao trong dầu, lòng hắn lao đao. Gần hai tiếng đồng hồ, hắn mới xong chiên gà. Hắn để cánh gà lên bàn. Hắn để lọ tương gà ngọt và lọ ketchup bên cạnh. Hắn quay sang lo cho bữa phở. Đã lâu rồi, hắn lại được thể hiện tài năng của hắn. Không cần dùng máy, hắn vẫn thái ra những thanh bò đều đặn, tươi hồng. Hắn xếp gọn gàng trong đĩa, bọc lại để vào tủ lạnh. Hắn thái bò viên, rửa quế hành ngò, giá, ớt. Hắn thấy hài lòng với tác phẩm "tái bò viên".


Sáu đứa con nàng ăn xong, bày tùm lum. Hắn dọn dẹp. Có tiếng phone reo. Đứa con nàng dúi vào tay hắn cái phone.
- Hello
- Ông ra đón chúng tôi.
- Về rồi đấy à.
- Ừ.
- Đón ở đâu"
- Ở chỗ hôm qua đưa tới.
- OK
Hắn đem thùng rác ra ngoài. Vội vàng lên xe, hắn đi đón nàng.
Hắn bê ba tô phở đến cho nàng và hai bạn của nàng. Ba bà vừa ăn, vừa nói, vừa cười. Họ nhắc đến đủ thứ chuyện. Chuyện anh taxi ham sắc ở sân bay Las Vegas. Chuyện những ván bài đen đỏ… hắn lạc lõng.
Ăn xong, dọn dẹp, hắn về. Tiếng cười nói của họ còn vương vương trên lối về….
Hắn buông mình trên tấm thảm. Hắn mệt mà không sao ngủ được. Hắn miên man nhớ lần đầu gặp nàng. Không hiểu mảnh lực nào, khi gặp nàng, nhìn đôi gò má cao, với khuôn mặt xương xương, đôi mắt đượm buồn, lòng hắn trổi dậy tình thương kỳ lạ. Và từ đó, bất chấp lời căn ngăn của gia đình, bạn bè, hắn phiêu lưu trong cuộc tình. Hắn bỏ vợ con gia đình theo nàng. Nhưng hạnh phúc mà hắn cố gắng tìm bới, càng trở nên kệch cỡm, vô duyên. Với khoản tiền bán nhà, bán nhà hàng, hắn giúp nàng mua xe, mua nhà và những phút xa hoa ngắn ngủi. Giờ đây, hắn không tiền, không nhà, không nghề nghiệp. Hắn thấy bóng dáng nô lệ ái tình trong hắn. Hắn mơ màng thấy mẹ, vợ con và những người thân yêu quây quần bên hắn. Hắn giang tay ôm mọi người. Nhưng tất cả đã vương xa. Căn phòng trở nên trống vắng. Trống vắng đến rợn người. Không một cuộc tình nào không trả giá của nó. Hắn hiểu. Hắn buồn cho sự đam mê của mình. Hắn nhớ tới câu nói: "Không nô lệ nào đau khổ bằng nô lệ ái tình" Hay thật, hắn không ngủ. Hắn đi.
Đêm sa mạc mênh mông trăng sao. Những cây xương rồng đứng ngóng trông, hắn vẫn đi….

Nguyên Ngọc

Ý kiến bạn đọc
16/02/202117:49:50
Khách
does chloroquine work <a href=https://chloroquineorigin.com/#>aralen phosphate chloroquine phosphate</a> cloraquine
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,393,888
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến