Hôm nay,  

Bệnh Tiểu Đường Khi Mang Thai (gestational Diabetes)

28/11/200200:00:00(Xem: 150443)
Người viết: ĐINH THỊ NGỌC TUYẾT
Bài tham dự số: 360-699-vb31126

Tác giả sinh năm 1972, hiện cư trú tại Louisvill với chồng và con, nghề nghiệp kỹ sư. Bà đã góp cho giải thưởng Việt Báo các bài viết giá trị như “Bạn cũ tình xưa”, “Phố nhỏ tình thâm”... Sau đây là bài viết mới nhất của bà Tuyết.
+

Ông Manager muốn tôi làm ca đêm tuần này vì nhu liệu trong nhóm viết ra vừa được đưa vào sử dụng. Phần tôi làm là một trong những phần chính. Chính vì thế ông muốn tôi làm ca đêm để khi nhóm người sử dụng nhu liệu này có thắc mắc gì thì phải có người trả lời và giải quyết kịp thời.
Mọi ngày thường giờ này tôi đã yên giấc nồng, ôm thằng conngủ say sưa. Đêm nay ngồi đây ngáp ruồi đợi điện thoại gọi. "Thức khuya mới biết đêm dài". Trực ca đêm thiệt là chán. Để thời gian qua mau, tôi mang theo đầy đủ táo, nho, kẹo, bánh phồng tôm, chuối xào dừa. Tôi nhâm nhi hết món này qua món khác để đỡ buồn ngũ.
Ăn mãi cũng chán, tôi vô vietbao.com đọc những bài dự thi "Viết về nước Mỹ". Bài nào mới ra tôi cũng đọc láng hết. Có khi một ngày có 3, 4 bài đăng. Có khi mấy ngày hổng có bài nào đọc hết. Lúc nào vô mà chưa có bài mới để đọc thì buồn 5 phút. Hôm nay giữa đêm khuya thanh vắng, đọc bài mới đăng nóng hổi của bác Tâm Anh "Tâm sự của vợ một H.O", tôi bùi ngùi và thấy thương bác ghê. Đúng là sanh ra trong đời, không ai thoát được cảnh "Sinh, lão, bịnh, tử". Hôm nay đọc bài của Bác Tâm Anh, tôi muốn viết vài dòng về bịnh hầu mong chia sẻ tí xíu về bịnh tiểu đường khi mang thai, mà tiếng Anh gọi là "Gestational Diabetes".
Số là cách đây gần 2 năm, tôi mang thai bé đầu lòng. Lúc mang thai, tôi không bị ốm nghén nhiều. Tôi ăn được ngủ được, người khoẻ khoắn. Khi thai được 6 tháng, bác sĩ cho tôi đi test Glucose để xem lượng đường trong máu có bình thường không. Kết quả là tôi bị "Fail". Lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Tôi phải trở lại bệnh viện để đo máu 1 lần nữa. Kỳ này họ gọi là 3 hours Glucose test. Khi vào họ lấy máu 1 ống rồi đem đi thử. Sau đó y tá cho tôi uống 1 chai nước ngọt gắt trước mặt cô ấy. Họ sợ mình đổ bớt đi hay uống không hết lượng nước quy định. Sau đó tôi ngồi đợi, cứ 1 tiếng là cô y tá vào lấy 1 ống máu. Trong 4 tiếng đồng hồ, bị lấy máu 4 lần, thật là đau. Để pass cái test này, lượng đường trong máu phải bằng hay thấp hơn mức cho phép ít nhất là 2 lần. Trong 4 lần lấy máu, tôi chỉ pass có 1 lần, 3 lần bị fail.
Thế là bác sĩ nói tôi bị bịnh tiểu đường khi mang thai, Gestational Diebetes. Theo thống kê cho biết thì chỉ có khoảng 3-5% số người mang thai bị bịnh này. Nhưng người Châu Mỹ Latin, người Da Đỏ, Da Đen, và Da Vàng Á Đông bị bịnh này nhiều hơn người Da Trắng. Lúc biết mình bị bịnh này, tôi buồn dễ sợ. Thật ra bịnh này không phải là nan y, thập tử nhất sinh gì, chỉ là bịnh tạm thời 3 tháng thôi. Khoảng 98% người có thai bị bịnh này sẽ tự động hết sau khi sanh. Nhưng có khoảng 2% sẽ bị tiểu đường luôn. Thành ra tôi cũng thấy lo dù xác suất rất là ít.


Lúc đang có thai là lúc thèm ăn nhiều nhất, nhất là 3 tháng cuối. Ấy vậy mà bắt đầu từ ngày phát hiệu bị tiểu đường, tôi ăn uống phải kiêng cữ đủ thứ. Dù đã nghe theo lời bác sĩ hướng dẫn, bớt ăn trái cây, cơm gạo, xôi chè rồi mà lượng đường trong máu của tôi cứ cao vời vợi. Nó nhất định tiến chớ không lùi.
Thấy ăn uống kiêng cữ không đem lại kết quả mong muốn, bác sĩ bắt đầu cho tôi uống thuốc viên. Và mọi sựvẫn tiếp tục "vũ như cẩn" tức là vẫn như cũ. Càng uống thuốc, lượng đường càng cao. Lúc đầu bác sĩ cho tôi uống thuốc liều lượng thấp chỉ 50mg một viên, sau này tăng lên 100mg/viên, rồi lên 200mg/viên. Lượng đường vẫn cứng đầu, nhất định không chịu xuống. Có khi cả ngày tôi chỉ ăn có 1 chén cơm nhỏ xíu xiu tại ăn đồ Mỹ hoài chịu không thấu. Ấy vậy mà lượng đường vẫn cao ơi là cao. Sau cùng, bác sĩ kê toa cho tôi mua thuốc Insulin về tự chích.
Lúc đi lấy thuốc về, nhìn mấy cây kim tôi muốn xỉu. Cô y tá hướng dẫn cách cho tôi tự chích insulin vô bụng. Lúc cầm cây kim, tay tôi run run. Chích cho người ta đã sợ rồi, tự cầm kim chích cho mình thì tôi thấy càng sợ hơn. Lần đó tôi vừa chích cho mình, vừa khóc sướt mướt. Vừa đau và vừa sợ. Một ngày tôi tự chích cho mình 4 lần. Và dùng kim tự lấy máu ở đầu ngón tay ngày cũng 4 lần để đo lượng đường trong máu lúc thức dậy và 3 lần sau khi ăn xong khoảng 2 tiếng.
Nói của đáng tội, dù chích thuốc và tăng liều lên đều đều, lần nào thử máu, lượng đường trong máu của tôi vẫn đình công. Nó làm neo làm nũng, nhất định leo lên cao chơi, chẳng thèm tụt xuống cho tôi mừng.
Ngoài những đau đớn về thể xác như là chích thuốc và lấy máu ngày 4 lần. Bịnh tiểu đường lúc mang thai làm người mẹ mệt mỏi rất mau. Lúc nào trong người cũng thấy khát nước dù uống nước liên tục. Và dĩ nhiên là cũng phải đi restroom liên tục. Có nhiều chị lúc thử máu lượng đường nằm ở borderline, có nghĩa là sát nút với lượng đường cho phép. Bác sĩ không gởi đi thử máu lần thứ hai. Dù vậy những chị đó bị tiểu đường nhẹ, nhưng không biết nên ăn uống thoải mái, không kiêng cữ. Khi sanh con, em bé thường cân nặng ký, trung bình tư 8 tới 10 lbs. Vì bé quá lớn, mà người Việt Nam mình thì đa số tạng người nhỏ con, xương chậu nhỏ, em bé ra không được, thế là phải mổ.
Có khi vì lượng đường trong máu người mẹ cao, truyền qua cho em bé quá nhiều. Gan của bé không lọc hết được. Khi sanh ra em bé bị vàng da. Dù vất vả và khổ sở vì bịnh tiểu đường, tôi cũng ráng vượt qua. Vì lòng chỉ mong những việc mình làm giúp cho con ra đời được khoẻ mạnh.
Thằng bé sanh ra, tuy chỉ gần 6 lbs nhưng khoẻ mạnh và cứng cáp. Tôi thật lòng chẳng mong gì hơn là thấy con khoẻ. Khoảng 3 ngày sau khi sanh, tôi thử máu thì thấy lượng đường trong máu trở lại mức bình thường.
Xin Tạ Ơn Chúa!

Đinh Thị Ngọc Tuyết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,365,428
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến