Hôm nay,  

Tiếng Anh Và Linh Hồn Hắn

15/09/200200:00:00(Xem: 211136)
Người viết: THY VI DU

Bài tham dự số: 2-642-vb70914

Ông Thy Vi Du, 50 tuổi, một chuyên viên điện toán, hiện làm việc và cư trú tại Nam California. Ông cho biết thường đọc VietBao online, thích Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nên góp bài. Bài viết đầu tiên của ông là du ký “Đường lên Yosemite”. Lần này là bài viết mới nhất của ông, vừa vui, vừa sống động, sâu sắc. Mong ông tiếp tục viết.

*

Con Susan người gốc Mã Lai cùng làm việc với hắn trong nhóm IT (Information Technology) hôm qua mới đi tuyên thệ nhập Quốc Tịch Mỹ. Bạn bè đã trang hoàng cubicle của nó thật đẹp và sáng nay đang vui vẻ chúc mừng nó. Đứa tặng hoa, đứa tặng cờ, đứa tặng những con chim nhồi bông vì con Susan thích chim và mèo lắm. Không ưa con Susan vì nhiều lý do, nhưng hắn cũng gởi cho nó tấm card chúc mừng vì xã giao và luật 'nhân ái'.

Thằng Scott, DBA (Database Administrator) nghịch phá nhất trong nhóm quay qua hắn hỏi:

- Tuân, mày có quốc tịch Mỹ chưa"

Hắn tỉnh bơ đáp ngay:

- Lâu rồi, mày thấy trình độ tiếng Anh của tao thì phải biết chứ!

Thằng Scott cười ngất ngư. Thấy vậy, thằng Art, đứng bên cạnh cũng cười rồi lên tiếng phá:

- Ya, tụi bay ơi, thằng Tuân nó cười cũng còn có accent nữa mà ai cho nó vào quốc tịch Mỹ.

Hắn phản pháo lại:

- Art kia, im miệng đi. Đừng đụng đến một công dân Mỹ gương mẫu như tao. Mày có muốn tao sửa cái vụ ED I (Electronic Data Interchange) cho mày sớm hay muốn vợ mày ngủ ở nhà một mình đêm nay.

Con Brenda mập phá lên cười làm ồn ào nguyên cả một khu văn phòng.

Nhóm IT có khoảng 20 nhân viên và hắn là một trong những đứa lớn tuổi nhất, có lẽ chỉ sau thằng Paul mấy tháng mà thôi. Thằng Paul mới mừng sinh nhật 50 tuổi hồi tháng trước. Về nguồn gốc thì trong nhóm có 3 tay Mỹ đen, 2 em Phi, một tay Mễ, một tay Tầu, một em Mã Lai (Susan), và một tay Việt Nam là hắn, số còn lại đều là Mỹ trắng. Nhóm IT của hắn tuy nhỏ, nhưng luôn làm việc hăng say và vui vẻ nên chuyện chọc phá nhau cũng rất bình thường. Xếp và nhân viên trong giờ họp cũng 'đốp chát' nhau như 'bằng vai bằng lứa'. Chọc phá đấy nhưng cũng thông cảm lắm. Đùa giỡn đấy nhưng cũng rất lịch sự và trưởng thành. Biết hắn 'lành tính' nên bọn nhỏ thích chọc phá cho vui.

Trong buổi họp nhóm tuần trước, hắn cũng đã 'đá giò lái' bọn nhỏ bằng một bá cáo rất 'cạnh khía':

- Tao đã làm xong tất cả những công việc được giao rồi. Tao đang CHỜ thằng Scott đưa cái form Customer Inquiry mới vào Production. Đang CHỜ thằng Martin bên Thuỵ Điển thử cái Interface với EDI com phase II cho Aâu Châu. Đang CHỜ thằng Jim thử cái Invoice Audit Procedure cho Bắc Mỹ và Canada. Đang CHỜ…

Con Cathy, xếp của hắn hỏi:

- Vậy còn cái Customer Pickup Discount Report thì sao"

Hắn tới luôn:

- Tao đã làm xong hôm tuần trước, nhưng chắc phải CHỜ một tuần nữa thì thằng Scott mới 'chuyển vào' production được.

Cả bọn 'bù' lên một tiếng thật to rồi nhìn thằng Scott lắc đầu. Thằng Scott cười hinh hích rồi đưa tay gãi chòm tóc mới nhuộm màu vàng khè.

Sau buổi họp, chờ lúc hắn đi lấy thêm cà phê, bọn chúng đến tháo bỏ cái bảng tên của hắn trên cubicle xuống và thay bằng một bảng lớn có tên 'THE WAITING ROOM' cho bõ ghét.

Có lần đi coi trận baseball ở Anaheim Stadium, thằng Scott viết ngay một tờ chỉ dẫn dài và rất 'tiếu ngạo' rồi phát cho cả đám trên xe buýt, trong đó có những câu: 'Thằng Tuân cần cuốn Baseball For Dummy. Ai có xin cho nó mượn, nếu không thì thằng Tuân chỉ biết ngồi ăn 'chip' và chờ pháo bông mỗi lần home run thôi', và 'khi ra khỏi stadium, nếu đứa nào bị lạc thì xin đừng nói tiếng Anh với cảnh sát như thằng Tuân vì họ không tin đâu'. Bọn chúng chọc ghẹo hắn, nhưng vẫn thương và nể trọng hắn lắm.

Từ lâu nay hắn cũng chẳng care về tiếng Anh đầy accent của mình nữa vì hắn nghĩ có cố gắng sửa mãi cũng chẳng mấy tiến bộ thêm.

Ở Mỹ đã hơn 20 năm và chính thức áo quần đi cày hơn 15 năm cho nhiều công ty to nhỏ khác nhau sau khi tốt nghiêp, hắn cũng có khá kinh nghiệm trong nghề nên càng tự tin hơn. Cách làm việc có hiệu năng và tính tình hoà đồng biết người biết ta của hắn cho hắn nhiều uy tín và thương mến. Ở hãng lớn cũng như hãng nhỏ, trong những lần review thì hắn chỉ cần mark 'cần học hỏi thêm' (need improvement) trong hàng verbal communication là đủ. Còn những hàng khác thì cứ nhắm mắt check 'trung bình', 'trên trung bình', hoặc lâu lâu thêm một cái 'outstanding' xa xa nhau cho đẹp mắt là xong.

Thực vậy từ ngày ra trường và đi làm, hắn chỉ quit job chứ chưa bao giờ bị lay off và trong năm lần đổi việc thì có tới bốn lần hắn được chủ cũ xin giữ lại (counter offer) bằng cách tăng lương bằng hay hơn hãng mới. Tiền bạc hắn không có nhiều, nhưng tương đối suông sẻ vì hắn sống khá bình dị và vợ hắn cũng không bon chen đua đòi nhiều. Với cái job đầu tiên khi vợ hắn sanh đứa con gái đầu lòng, mỗi tuần hắn chỉ lấy về khoảng 400 đô la, bây giờ con gái hắn đã lên trung học và lương năm của hắn đã bò lên sáu con số (digits). Vậy mà tiếng Anh của hắn cũng chẳng tiến bộ là bao nhiêu. Đôi khi hắn phải bớt lại thời gian sống ở Mỹ nếu có người hỏi mà hắn thấy 'quê' hoặc thấy không có lợi cho hắn. Ngày xưa vợ hắn chê tiếng Anh của hắn 'cứng' thì hắn bảo: 'tại ngày xưa anh nói tiếng Tây nhiều nên…'. Bây giờ có ai chê tiếng Anh của hắn 'ngọng' thì hắn bảo: 'tao già rồi nên lưỡi cứng…'.

Về ngoại ngữ thì hắn không giỏi, nhưng cũng không dở lắm. Hắn thi tú tài II ban C năm 1972 và tiếng Pháp là ngoại ngữ chính, còn tiếng Anh là phụ. Hắn đậu hạng Bình nhờ bài triết học và ngoại ngữ. Rồi sau đó lên Đại Học Dalat, toàn ban giáo sư là ngoại quốc và tiếng Pháp được xử dụng để giảng dậy và làm bài vở. Vậy mà hắn cũng theo kịp - dù là theo sau - những đứa học ở J.J. Rousseau, Ardran, hoặc Lycee Jersin ... Cũng từ ngày lên đại học, hắn đã phải giã từ tiếng Anh, nhưng dù sao lúc bấy giờ hắn cũng đã học xong English For Today cuốn IV, đã đọc được Godfather của Mario Putzo cùng những tờ Selections cũ lượm được từ căn cứ Long Bình Biên Hòa. Nói chung thì đọc và viết ngoại ngữ thì hắn 'nát bét'(not bad), nhưng nói và nghe thì hắn không có năng khiếu và không thể lưu loát như bạn bè được...

Vượt biên sang đảo Galang, Indonesia năm 1980, hắn vác sách đi học lại tiếng Anh được một ngày thì hôm sau phải 'lên chức' thầy giáo và hai tháng sau được 'lên chức' hiệu trưởng có ăn lương (nhờ cha Dominici). Hắn tiếp xúc với nhiều phái đoàn, giúp được nhiều thuyền nhân trong những việc vặt như nhận sách báo, dụng cụ thể thao, và quần áo cũ… nên họ cứ tưởng hắn khá lắm, nhưng hắn biết thực lực và yếu điểm của mình và luôn bí mật trau dồi thêm.

Định cư ở Mỹ một năm sau đó, hắn theo bạn bè vào Đại Học Fullerton. Trong lớp English 101, hắn viết bài essay đầu tiên có tựa đề là 'Freedom Is Not Free' nói về chuyến vượt biên của hắn. Được thầy cho điểm A+, hắn mừng lắm và giữ mãi. Những đứa học sau này như Hoà, Phượng, Vân… đều mượn lại. Đứa nào cũng lấy sửa qua loa và đều được con A nên một thời bọn đàn em khâm phục và nhớ ơn hắn. Hắn chẳng nhớ đã viết gì trong ấy, nhưng điều chắc là hắn có bịa ra vài chi tiết cho bài luận thêm màu mè và hấp dẫn. Nhưng sang đến lớp Speech 101 thì cả là một thảm hại cho hắn. Trong ngày thi final, hắn đã làm cả lớp cười ồ khi 'thuyết trình' về 'Island Cobra'. Hắn phát âm thế nào mà mọi người đều tưởng trong Vịnh Thai Lan nhiệt đới có 'Ice land'. Đến khổ.

Năm cuối cùng của Đại Học, hắn bắt được công việc Computer Operator cho một hãng chuyên làm dây lưng cho xe hơi và cho máy bay tên là Hartman ở Anaheim. Mỗi ngày hắn phải trông coi các máy in, phân phối report cho các department, và làm tà lọt cho đám programmers. Một buổi sớm hắn đưa report cho thằng Ralph, cái thằng hách xì xằng và nói tiếng Anh trong cổ họng. Thằng Ralph bảo: 'Make me a couple of copies'. Hắn nghe thế nào mà lại bưng cho nó một ly cà phê to tướng vì tưởng nó muốn 'make me a cup of coffee'. Thấy quê quá, hắn lẩm bẩm trong bụng: 'Mẹ kiếp, sao không nói two copies cho nó dễ'.

Hắn dốt tiếng Anh, nhưng lại có mấy tên xếp Mỹ rất dễ chịu và thương hắn. Thằng Mark Miller là xếp của hắn ở The Centennial Groups giúp đỡ hắn rất nhiều. Nó cho phép hắn làm việc ở nhà mấy tháng trời khi vợ hắn sanh đứa con thứ hai dù mới làm việc với nhau một thời gian ngắn.

Một hôm, thằng Ike, một thằng nerd với cặp kính cận nặng, đi đâu cũng cầm cuốn sách và tự xưng mình là văn sĩ, thuộc nhóm accounting kêu ca với thằng Mark về sự ít nói và tiếng Anh có accent của hắn. Thằng Mark vốn không ưa thằng nerd này nên bực mình quạt lại ngay: 'Tao mướn thằng Tuân vào đây để work chứ đâu phải để talk với mày. Có thể mày không hiểu nó vì kiến thức của mày không bằng nó. Có thể nó là con thỏ và mày là con rùa không chừng'. Nghe vậy hắn mát ruột lắm, nhưng chỉ giữ kín trong lòng.

Hồi làm việc ở Vista Paints, hắn cứ bị đám collections của chính phủ quấy rầy về 5000 đồng tiền Student Loan qua điện thoại dù hắn đã trả và có biên nhận hẳn hoi. Hắn giải thích đây là một sự lẫn lộn về sự trùng tên nhưng khác về số an sinh xã hội vì hắn không thể nào theo học Đại Học Portland, Oregon và Đại Học Fullerton, California cùng một lúc được. Vậy mà bọn này cứ tiếp tục quấy rầy hắn một cách vô duyên. Hắn đưa truyện này nói với thằng Dennis Benitez là manager của collections trong hãng. Thằng Dennis nhấc phone gọi ngay. Đầu giây bên kia:

- Đây là cơ quan…

- Tao tên là Dennis Benitez, tao muốn nói truyện về trường hợp Student Loan mang số… Tên mày là gì vậy"

- Tao tên… nhưng đây là việc riêng của thằng Tuân, tao chỉ muốn nói truyện với nó mà thôi.

Dennis lên giọng nghiêm chỉnh hơn:

- Nghe đây, tao cũng là manager của collections ở đây và tao cũng là boss của thằng Tuân, nó đang ngồi đây với tao. Tao biết luật lệ và những gì phải làm. Tao có đủ bằng chứng là nó đã trả xong món nợ này rồi. Kể từ hôm nay tao cấm tụi bay không được gọi phôn về nhà hay đến sở làm mà quấy rầy (hassle) nó nữa. Nếu không là rắc rối đấy. Đừng trách.

Nói xong thằng Dennis cười nụ cười rất hóm hỉnh và từ đó món nợ được im luôn. Thằng Dennis rất tốt bụng, đã ly dị vợ, quen được một côø Việt Nam, nhưng hai người đã chia tay sau lần đi chơi Big Bear khi côø ngỏ ý xin nó mua cho một viên kim cương to.

Khi sang làm cho Unocal 76, boss của hắn là Bob Deprat rất trọng cách làm việc và lối xử sự của hắn. Bob gởi hắn lên Los Angeles theo học khoá luyện tiếng Anh đặc biệt tên là The Professional Voice, khoá này dạy theo kiểu một thầy một tro ø(one to one training) dành cho những người chuyên môn như giáo sư và luật sư. Họ dùng video tape để thực tập rồi xem lại đểø phê bình từng tiếng nói và từng cử chỉ. Đi học về, hắn lại còn được thực dụng bằng cách dậy SQL cho ba đứa trong nhóm. Thế rồi khoá luyện giọng ba tháng trời đã mãn và khoá dạy SQL cũng đã kết thúc, nhưng tiếng Anh của hắn cũng chỉ nhích lên được một chút khi hắn phát âm những động từ quá khứ và những danh từ số nhiều là hết cỡ.

Ngày tháng cứ thế qua đi, nếu hắn ít nói thì tiếng Anh của hắn đỡ accent hơn.

Chiều chúa nhật hôm qua đang lúc xem phim truyện Việt Nam gặp phải chữ 'Đồng Bào', con gái hắn hỏi:

- Ba ơi, bào đồng nghĩa là gì"

Hắn giải thích:

- Đồng bào' chứ không phải 'Bào đồng' nghe con. Đồng bào là những người cùng quê hương với nhau.

- Vậy trong tiếng Anh là gì"

Hắn muốn nói đến chữ folks nhưng phát âm mãi mà con gái hắn vẫn chưa bắt được. Cuối cùng hắn phải đánh vần ra cho con.

- Ố ồ.., con biết rồi. Ba phải đọc thế này. Đọc mạnh ở chỗ này và nhẹ ở chỗ này…

Hắn 'chữa thẹn' bằng một câu rất 'anh-việt-pháp':

- OK, folks, merci beaucoup. Let's go to IHOP để ăn cơm tối.

Thằng con trai của hắn nghe thấy đựơc đi ăn ở ngoài mừng lắm:

- Thank you, daddy. Mà ba funny quá.

Vừa lái xe đến tiệm ăn, hắn vừa ngẫm nghĩ: 'ngoại ngữ khó hay dễ cũng tuỳ theo năng khiếu và nhu cầu của mỗi người. Và giỏi hay dở cũng tuỳ bậc thang đánh gía nữa. Vợ hắn đi làm móng tay suốt ngày 'chit chat' với khách hàng già trẻ khắp bốn phương trời, vậy mà chẳng thấy đứa nào bảo THỪA hay THIẾU accent gì ca'û. Hay thật.

Vào tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, hắn càng nhận thấy cuộc đời tương đối và mọi sự 'trong hắn' và 'với hắn' cũng đều tương đối (dĩ nhiên tiếng Anh của hắn thì 'rất tương đối'). Nhưng như đã nói ở trên, hắn chẳng mấy care về tiếng Anh của mình nữa.

Điều mà lúc này hắn care hơn cả là sửa đổi những accents trong linh hồn hắn và quốc tịch mà hắn phải nhắm tới là Kingdom of Heavens vì sống ở Mỹ thì an toàn và thích thú đấy, nhưng hắn biết hắn không thể định cư ở đây mãi được.

Thy Vi Du

Fullerton Labor Day nam 2002

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến