Hôm nay,  

Một Ngày Đưa Nội Xuống Phố Bolsa

29/05/200200:00:00(Xem: 176101)
Người viết: Phạm Hoài Linh
Bài tham dự số: 2-551-vb30524
Người viết 28 tuổi, cư trú tại Temecula, California. Công việc đang làm: Dealer tại Pechanga Casino. CA. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô đều kể về nghề nghiệp dealer và chuyện vui buồn trong casino. Lần này là một bài khác hẳn, kể chuyện xuống phố Bolsa, đưa bà nội đi khám bệnh.

Trưa nay nội tôi có cái hẹn vơ'i bác sỉ tim cho nên giờ này đi làm về tôi phải uống đỡ 2 viên Benadryl để cho dể ngủ vì tôi không quen ngủ ngay khi đi làm về. Sau khi thấm thuốc tôi lên giường vặn đồng hồ báo thư'c.
Tôi sống ở Temecula valley, một thành phố rất mơ'i. Lần đầu tiên đặt chân đến nơi đây, tôi đã có cảm tình ngay vơ'i nó, dân cư đổ dồn về mỗi ngày càng đông, nhà cửa xây cất thêm ngày một nhiều. Chỉ chưa đầy năm mà nhà cửa thật là "HOT", cho nên bác sĩ cũng không có đủ để mà phục vụ cho cư dân. Nhiều lúc bệnh nhân mơ'i phải chờ tư` vài tuần cho đến vài tháng mơ'i có thể làm hẹn được, phần thì họ không nhận Medical của nội tôi, cho nên tôi phải lái xe hơn một giờ đồng hồ để chở nội tôi xuống Bolsa mà khám bệnh.
Chổ tôi ở thuộc thung lũng, xung quanh là núi đồi, cho nên khi nóng thì nóng nhiều, khi lạnh thì cũng không kém vì nơi đây như cái lòng chảo. Bạn bè và khách quen hay chọc ghẹo tôi, họ gọi tôi là người miền núi (trên đây toàn là núi đồi). Hôm nay tôi sẽ "xuống núi" để chở nội tôi đi bác sĩ, và cũng để "tham quan" Bolsa, ăn quà vặt.
9:30 sáng đồng hồ reng tôi vẫn còn đang mơ màng, chợt giật mình choàng dậy vì nhơ' phải chở nội đi bác sỉ . Mơ'i ngủ chưa đầy 5 tiếng cho nên mắt tôi còn cay và đầu thì nặng, ngồi một lát cho tỉnh táo tôi phải dậy chuẩn bị chở nội đi khỏi trệ
Tơ'i văn phòng bác sĩ tôi ngồi đọc báo để chờ nội tôi khám bệnh. Cô y tá có lẽ thấy quá trống vắng cho nên nói chuyện vơ'i tôi, cô hỏi đâu tôi trả lời đó, còn không tôi tiếp tục đọc báo. ïLát sau có một người đàn ông bươ'c vào văn phòng, cô y tá vui vẻ:
-Chào bác C. hôm nay bác khỏe không"
Người đàn ông mơ'i bươ'c vô trả lời bằng tiếng Anh:
-I am fine, thank you. How about you"
Thấy vậy cô y tá trả lời bằng tiếng Anh:
-I am fine, thank you.
-I am looking for my girlfriend, where is everybody"
-Your girlfriend" Doctor is in the hospital, other nurses will be here later.
-How about you, my girlfriend"
-I am married.
-Are you nono...
-Yeah, here are my kids. Cô y tá xoay tấm hình trên bàn chỉ cho người đàn ông hình hai đư'a con của cô.
-No, they are my child, I mean my children.
-No, they are mine.
-But they look like me, not you. Nonothey look like your neighbor... hahaha
Ông ta vư`a nói vư`a nhìn cô y tá và tôi cười thích thú.
Cô y tá nhìn tôi ngượng ngùng, tôi thì đã bỏ tờ báo sang bên đễ ngắm hai người đang đối thoại, thật ra tôi "ngắm nghíá" người đàn ông kia thì đúng hơn, vì tôi không hiểu ông ta muốn nói gì.
-What can I do for you today"
-When is my next appointment"
Sau một hồi lật lật...
-Next week, Mr C., you want me write it down for you"
-Yes please, why are you so kind to me"
Cô y tá không trả lời, chỉ ghi hẹn xong đưa cho ông ta.
-Ok, see you next week.
-OK,thanks bye bye
-Bye bye.
Ông ta quay sang nhìn tôi rồi bươ'c ra khỏi cửa. Bây giờ cô y tá mới quay sang tôi phân trần:
-Ông ta bị tâm thần đó chị, phải uống thuốc mổi ngày, đã vậy còn thêm bệnh tim nữa. Những người như vậy em không giận họ đâu.
À, thì ra là vậy. Tôi gật đầu mĩm cười.
Cô y tá nói tiếp:
-Như~ng người như vậy mình không nên chọc giận họ, cho nên ông ta muốn nói gì thì nói.
Tôi chỉ ngồi nghe chư' không trả lời, lát sau nội tôi trở ra, cô y tá căn dặn tôi vài điều cần làm cho bà trươ'c khi trở lại tái khám.
Rời khỏi văn phòng bác sĩ đã hơn 12 giờ trưa, tôi vội chạy tơ'i SAIGON FUNDING tìm anh Micheal có chút việc. Trong thời gian ngồi chờ tôi nhìn quanh văn phòng, chợt một vật trên bàn đập vô mắt tôi. Tôi chăm chú
ngắm nghía nó một cách thích thú, sau cùng tôi quay sang hỏi một chị đang ngồi làm kế bên:
-Chị ơi, mít đó chị mua ở đâu vậy"
Chị nhìn miếng mít trên bàn quay sang trả lời tôi:
-Chợ Phát Taì đó, nhưng đây là mít ươ't cho nên dở mơ'i còn đó.
Tôi thầm nghĩ lúc trươ'c ở VN có đủ loại mít nghệ, dư`a, mật, ươ't, tố nữ...v.v nhiều đến nổi chín cây rụng mà vẫn không muốn ra vườn nhặt vô, giờ nhìn nó lại thấy hấp dẩn làm sao. Thôi, ướt khô gì cũng được, lát phải qua bên chợ Phát Tài "thăm mít cho biết sự tình".
Sau khi làm giấy tờ xong tôi dắt nội đi qua chợ Phát Tài tìm mít. Đây là lần đầu tiên tôi đi chợ này. Tôi đưa Nội tôi đến ngay quầy để mít., sau một hồi ngắm nghía, xăm xoi, tôi quay sang hỏi nội:
-Nội ơi, một trái hay là nửa trái đây, nội.
-Lấy cái nay øđi con,họ cắt sẳn rồi, nhìn thấy được ngon hay không, mít nghệ đó.
Tôi khệ nệ bưng nửa trái mít ra quầy tính tiền, thấy tôi ngắm nghía coi có bị hư hay không, chị tính tiền nói:
-Thôi để chị tính bơ't cho em, lấy $3.25 /LB thôị
Tôi trả $30.00 cho nửa trái mít, và bật cười nói vơ'i nội:


-Nhiêu đây tiền con có thể mua cả vườn mít bên Việt Nam đó nội, còn bên này con chỉ có thể mua bấy nhiêu thôi. Nhơ' mấy năm trươ'c con mua trái mít dừa to và nặng mười mấy ký mà chỉ 2000 đồng VN.
Tôi khệ nệ xách nửa trái mít ra xe vơ'i nội, sau đó 2 bà cháu đi ăn trưạĂn xong thấy còn sơ'm tôi không biết phải làm gì, vả lại tôi không muốn lái xe về lúc này vì sợ bị kẹt xe trên xa lộ 91, thôi thì loanh quanh dạo chơi chiều mơ'i về.
Sau khi dắt nội đi lòng vòng trong khu Phươ'c Lộc Thọ, tôi đem quần tây đến tiệm sửa đồ nhờ họ cắt ngắn, tối qua tôi nhơ' bỏ theo xe vì biết trươ'c tôi sẽ không có gì làm hôm naỵ. Đây là lần đầu tiên tôi đem đồ đi sửa, thông thường tôi tự sửa lấy đồ mình mặc khi mua về không được vừa vặn.
Vẫn còn dư thời gian, lật tờ báo thấy quảng cáo và chụp hình thẩm mỷ viện ABI, tôi gọi đến hỏi thăm và xin chỉ dẩn đường đến. Tôi biết quảng cáo và kết quả là hai điều khác nhau, nhưng cư' thử xem sao. Đến nơi tôi hỏi mua thuốc xư'c mụn, có lẽ trời bắt đầu nóng cho nên tôi củng "nóng theo", nhưng bác sỉ đòi khám da trươ'c khi bán thuốc để xem tôi bị gì. Khám thì khám, sợ gì.
Sau khi lấy kem xong, nhìn đồng hồ vẫn còn sơ'm, tôi nói vơ'i nội:
-Nội ơi, con chở nội đi chùa nhá.
Nội tôi gật đầu.
Hai bà cháu tôi lên xe đi thẳng đến chùa DƯỢC SƯ trên đường Magnolia, sau khi thắp hương và đi dạo trong chùa, tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng thanh thản. Ra khỏi chùa trời vẫn còn sáng nên hỏi nội:
-Nội ăn gì con mua cho"
-Còn no lắm, không ăn gì đâu.
-Hay con mua phở để lát về nhà nội ăn"
-Ừ.
Tôi ghé mua 2 tô phở togo, đem về để tối đói ăn. Tôi mua thêm 2 ly sinh tố trân châu, một cho bây giờ, một cho tốị. Tôi thích trân châu cho nên lúc nào cũng đòi bỏ thật nhiều trong thư'c uống. Ở đây tôi phải trả thêm tiền khi đòi thêm trân châu, trên San Jose có khác cho dù tôi có đòi bao nhiêu trân châu đi nữa thì giá tiền vẫn thế, vì họ sẽ bỏ bơ't thư'c uống. Tôi thích nhất là ăn uống và đọc sách. Nhà tôi đầy sách và báo, còn thư'c ăn thì khắp nơi nơi, trong tủ lạnh và ngoàị. Tranh thủ lúc còn ăn đươ.c thì tôi ăn uống thoải mái, không đến nỗi phải nhịn ăn như những người khác, vì chỉ cần nhìn thấy thư'c ăn thôi thì họ đã lên pound rồị
ïSau khi ghé chơ. mua vài món đồ cần dùng, tôi nhẩn nha lái xe ra về. Đã 6:30 chiều, vẫn còn kẹt xe, nhưng đỡ hơn vài giờ trươ'c đó.ï
Vừa lái xe tôi vừa thươ"ng thư'c trân châu của tôi, tơ'i ngả tư dừng đèn đỏ tôi ngồi nhìn một người đàn ông Á đông đang băng qua đường. Ông đang lúp xúp chạy cho nhanh vì đèn đi bộ đã bật sang đỏ. Thấy vậy tôi chỉ cho nội:
-Nội thấy ông kia không" Sợ xe nên ổng chạy cho nhanh đó. ïNhư người ta thì cư' tư` tư` mà đi, chạy chi rủi té.ï
Nội tôi kể chuyện:
-Thấy vậy nội nhơ' bà Kiết, nói con nghe chơi chứ con không biết bả là aị. Lúc xưa ở dươ'i quê lâu lâu mơ'i lên thành phố, bà thì tay che dù tay đeo giỏ đệm chạy lúp xúp băng qua đường, tay chân bà quíu hết vì sợ bị xe đụng. Đến khi đi xích lô thì mơ'i mắc cười, bà leo lên xích lô, nhưng ngồi phía dươ'ị. Người đạp xích lô sau khi hút xong điếu thuốc định leo lên xe đạp, thấy bà ngồi dươ'i ông ta nạt, "Leo lên trên ngồi giùm tôi đi bà nộị". Bà Kiết lí nhí hỏi lại "-Ngồi ghế trên giá có mắc hơn dươ'i đây không chú""
Hai bà cháu tôi phá lên cười, nội tôi kể tiếp:
-Thiệt là tội nghiệp cho những người ở dươ'i quê lúc xưa, bả về kể cho nghe mà vư`a thương bả vư`a mắc cườị.
Nội tôi lâu lâu hay kể chuyện đời xưa cho tôi nghe, nếu không tôi không hề biết gì về thời của nội cả.ï
Giờ đã gần 2 giờ sáng, có lẻ nội tôi vẫn chưa ngủ vì mơ'i còn nghe tiếng động trong phòng. Đầu tôi thì bắ't đầu nặng vì hôm qua ít ngủ, lại phải lái xe cả ngàỵ. Mai này tôi lại phải chở nội tôi trở lại cho bác sỉ gỡ máy đo tim ra và tái khám luôn thế. Có nhiều người aí ngại cho tôi khi biết tôi ở xa, tôi chỉ ngại bị kẹt xe trên khúc đường 91 và 22, nếu không chỉ cần 1 giờ tôi đến nơị.
Nội tôi thường áy náy khi thấy tôi đi làm về khuya, sáng lại
dậy sơ'm để chở nội đi bác sỉ. Nhưng tôi thì chỉ muốn nội sống vui, sống khỏe vơ'i con cháu trong quãng đời còn lạị Tôi hằng muốn làm điều gì đó cho nội vui, để đền ơn nội tôi ra sư'c chăm sóc cho tôi lúc nhỏ.ï Vì theo lời của nội và trong gia đình, lúc nhỏ tôi rất là "khó chịu và khó nuôi" chỉ có mình nội tôi chịu cực khổ chăm sóc tôi cho đến tuổi đi học ba má bắt về cho đi học. Cho đến giờ này cũng thế, con cháu thì nhiều, nhưng nội vẫn thương tôi nhất nhà. ïQua Mỷ đã bao năm, đi thăm anh em, con cháu cuối cùng nội vẫn muốn trở về bên cạnh tôị.
Ngày mai tôi lại phải "xuống núi" chở nội đi tái khám, coi như hết hai ngày nghỉ. Nhưng không sao vì tôi còn nhiều ngày nghỉ sau này, nội tôi thì không còn nhiều thời gian đâụ. Đây chỉ là những việc nhỏ nhặt để cho nội được sống khỏe mạnh. Cho dù tôi có làm nhiều điều gì đi nữa, cũng không đủ đáp đền công ơn của nội.
Nội ơi, nội sống mãi vơ'i con.
APR. 24, 2002
PHẠM HOÀI LINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,318,756
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến