Hôm nay,  

Bộ Hài Cốt (mỹ)

12/05/200200:00:00(Xem: 287506)
Người viết: Bồ Tùng Ma
Bài tham dự số: 2-536-vb30507
Tác giả Bồ Tùng Ma đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt: “Ông Ba Đau Khổ”, “Con Ma Trong Nghĩa Trang Westminster”... Sau đây là bài viết mới nhất của ông: câu chuyện của cai tù sát nhân tìm đường vào nước Mỹ...

Hai Lung không tin vào mắt mình được. Có phải cái người quần vá nhiều mảnh, áo trấn thủ làm bằng bao tời đựng gạo, thân thể tiều tuỵ, mặt mày hom hem, đứng nghiêm trước mặt hắn cách đây ba năm là người này không. Người này đang đứng bên mấy sĩ quan công an
nói nói cười cười với họ rất thân mật.
Anh ta mặc một bộ áo quần trông lạ mắt và đẹp, dáng người mập mạp, mặt mũi hồng hào. Hai Lung không thể nào nhầm được. Đây chính là Danh, người đã vượt biên, đã bị bắt vào trại tập trung cải tạo lúc Hai Lung còn làm cán bộ quản giáo và đã vượt biên thành công sau khi ra trại. Bây giờ Danh từ Mỹ ngang nhiên trở về đứng nói chuyện với cấp trên trước đây của Hai Lung. Hai Lung là cấp dưới của họ trước đây, chớ không phải bây giờ vì
bây giờ hắn đã bi đá ra khỏi ngành công an sau khi bị bắt tại trận ăn hối lộ.
Hai Lung càng tức hơn nữa khi vợ hắn cứ liếc nhìn Danh rồi lại nhìn hắn, hình như để so sánh. Bây giờ Hai Lung tiều tuỵ hom hem chẳng khác gì Danh trước đây. Khi thấy Danh có vẻ như muốn vào thăm hắn, Hai Lung định bước ra chào hỏi nhưng rồi lại thôi. Vợ Hai Lung không bỏ lỡ cơ hội, đon đả chạy ra mời Danh vào nhà, như sợ người trong xóm cướp Danh đi mất. Chị ta kéo ghế mời Danh ngồi rồi ra nhà sau pha trà. Hai Lung lúng túng chào Danh:
-Anh mới về.
-Tôi mới về hôm qua.
Vợ Hai Lung trở ra rót trà mời hai người. Không biết chị ta thay cái áo mỏng có cái cổ thật rộng lúc nào mà khi chị ta cúi người xuống rót trà, cặp vú đồ sộ như muốn nhảy ra ngoài. Chị ta lại cố ý xoay người về phía Danh và dừng lại hơi lâu, làm Hai Lung chỉ muốn tống cho con vợ mất nết một đạp. Sực nhớ đến một chuyện, Hai Lung hỏi Danh:
-Chỗ anh em mình hỏi chuyện này, đừng cho ai biết nghe. Ở Mỹ anh có nghe nói gì về diện hài cốt không"
-Anh nói sao" Diện hài cốt là diện gì"
-Diện đoàn tụ, diện con lai, diện hài cốt. . . đều ở trong chương trình ODP.
Nghe nói ai giao nộp hài cốt quân lính Mỹ thì cả gia đình được ra đi.
-Tôi cũng nghe nói vậy nhưng không rành việc này lắm. Sau khi về Mỹ tôi hỏi kỹ việc này xem sao.
Tôi có quen một người Mỹ chuyên về MIA tức chương trình tìm hài cốt quân nhân Mỹ.
Nghe Danh nói vậy, Hai Lung chỉ muốn đứng lên vái Danh một vái.
Hắn vào nhà trong đem ra một cái hộp đựng đủ thứ đồ mà trước đây hắn đã tịch thu được của đám tù. Hai Lung lấy ra một tấm thẻ bài quân nhân và ba đốt xương nhỏ bỏ vào trong một cái hộp rồi đưa cho Danh:
-Anh giúp tôi đem mấy món này qua đưa cho họ và cho họ biết địa chỉ của tôi.
Xin anh viết thư cho tôi biết kết quả, nhớ nói kheo khéo kẻo lộ chuyện vì t thư có thể bị kiểm duyệt. Anh em mình còn gặp nhau. Tôi không bao giờ quên ơn anh.
Danh ngại ngùng đưa tay cầm cái hộp. Anh không dám bỏ cái hộp vào túi nên cứ cầm nó trên tay, đưa mắt nhìn quanh nhà như muốn tìm cái gì đó. Vợ Hai Lung biết y,ù vào nhà trong lấy ra một bao ni-lông, gói chiếc hộp lại đưa cho Danh. Danh bỏ hộp vào túi quần, chuyện vãn một lúc cho phải phép rồi cáo từ ra về.
Sau khi khách đi rồi Hai Lung ngồi phì phèo điếu thuốc lá và suy nghĩ miên man.
Từ một người làm công nghèo khổ gần như mù chữ, bị chủ đuổi vì tội ăn cắp, hắn thoát ly theo phía bên kia, từ từ leo lên đến chức đại uý quân đội, rồi cải ngành thành đại uý công an. Chỉ vì ăn hối lộ mấy lạng vàng mà Hai Lung bị đuổi ra khỏi ngành, trở thành kẻ cùng đinh trong xã hội. Từ ngày Hai Lung mất chức, vợ hắn khinh dể hắn ra mặt.
Trong nhà có hai đối tượng để chị ta đay nghiến. Đó là hắn và con chó. Lắm lúc hắn cũng không biết chị ta đay nghiến hắn hay là đay nghiến con chó.
Ngay cả khi chị ta đánh con chóù, hắn cũng tưởng như chị ta đánh hắn. Trong hoàn cảnh như thế này, Hai Lung
phải làm gì cho mọi người khỏi khinh dể hắn" Chỉ có một cách là đi Mỹ. Hai Lung nghe nói một nước có chế độ chính trị cởi mở như Mỹ, không bao giờ cần biết đến quá khứ chống Mỹ của Hai Lung. Ngoài ra, với một người có lý lịch chính trị như Hai Lung biết đâu sẽ được nhà nước Việt Nam móc nối làm công tác ngoại biênï, trở thành người có công và được trọng vọng trở lại.
Hôm nay là lần thứ sáu mươi Hai Lung ngồi trước thềm nhà đợi anh dưa thư đạp xe đến.
Hôm nay anh ta đến hơi chậm làm hắn sốt ruột. Từ đằng xa, anh ta đưa tay lên vẫy vẫy làm Hai Lung mừng quýnh.
Anh ta dừng xe trước cửa dưa cho Hai Lung một phong thư dài màu trắng, khác hẳn những phong thư anh ta đang cầm trên tay. Hai Lung chộp lấy bức thư và dúi vào tay anh ta một bao thuốc lá.
Hai Lung
vội bóc bao thư ra đọc.
Đó là thư của Danh.
Bức thư chỉ chừng nửa trang giấy đánh máy với những lời thăm hỏi xã giao và có đoạn cuối cùng, một đoạn quan trọng nhất, như sau: "À, cái đó không phải.
Tôi nghe nói việc này dù không được đi thì cũng được thưởng lớn."
Hai Lung thất vọng trở vào nhà ngồi phịch xuống ghế, đưa tay với chai rượu Lúa Mới tu một hơi để tiêu sầu. Nhìn chai rượu hắn liên tưởng đến những ngày ở trong bộ đội. Có khi trời lạnh quá hắn đã lấy cồn y tế pha với nước để uống cho đở run.
Bỗng nhiên trong óc Hai Lung hiện ra địa danh Rừng Dày và mắt hắn sáng lên.
Hắn không do dự lấy một phút, vội đi sửa soạn ba-lô để sáng sớm mai lên đường.
Vợ Hai Lung thấy hắn sửa soạn ba-lô, đưa mắt nhìn hắn như muốn hỏi nhưng rồi lại thôi.
Sáng sớm hôm sau Hai Lung mua vé xe đò đi lên một vùng mạn ngược của tỉnh Quảng Nam.
Đến trưa thì xe đến nơi.
Vùng này là nơi có nhiều người đổ về để lấy quế lậu, buôn quế lậu và đãi vàng.
Những người đãi vàng chỉ cần đóng một số tiền rồi tha hồ đãi. Khi ra về họ phải trình số vàng đãi được để đóng thuế thêm, nhưng thường thường họ có nhiều cách, nhiều chỗ trong người để dấu bớt vàng, nhất là phụ nữ.
Hai Lung đến trạm thuế đóng tiền xong bước vào một cửa hàng nhỏ bên cạnh để mua vài vật dụng cần thiết cho việc đãi vàng như cuốc, xẻng và sàng.
Hai Lung lội xuống sông làm bộ như tìm nơi thích hợp, nhưng một lát sau hắn đã biến mất vào trong một khu rừng phía bên kia sông.
Hai Lung tiến sâu vào rừng, trèo lên cái dốc gần như dựng đứng, băng qua một con suối nhỏ nằm dưới những tàn cây rậm rạp.
Hắn đi quanh quẩn, quan sát chỗ này chỗ kia một lúc rồi reo lên mấy tiếng vui mừng vì đã tìm ra địa điểm cần tìm. Đó là nơi có một khối đá khá lớn hình thù giống như một con cóc.
Hắn đến phía sau hòn đá quan sát một lúc rồi gật đầu và ngồi nghỉ lấy sức.
Hắn vừa ngồi nghỉ vừa nhớ lại cái mùa hè cùng hai người bộ đội giải giao một anh lính Mỹ ngang qua đây.


Đó là một anh Mỹ da trắng rất trẻ, có lẽ chưa đầy hai mươi tuổi. Anh ta bị thương nơi chân. đi đứng vô cùng khó khăn nên Hai Lung và hai anh bộ đội kia phải thay phiên dìu anh ta đi. Thật là một gánh nặng cho ba người khi phải làm việc này trên đoạn đường rừng núi chập chùng đầy chướng ngại vật, đầy những hố bom lớn nhỏ và mảnh đá tung toé khắp nơi.
Họ đã đi ròng rã gần một ngày như vậy nhưng đoạn đường cứ như càng lúc càng dài thêm ra.
Khi ngang qua khu vực này Hai Lung nảy ra một ý định ác độc. Hắn đề nghị với hai người kia giết chết tù binh. Hắn nói hắn sẽ có cách báo cáo lên trên.
Lúc đầu hai người kia không chịu, nhưng cuối cùng họ miển cưỡng đồng ý. Vậy là Hai Lung mạnh dạng đến bên anh Mỹ, xốc nách anh ta lên, kéo lê anh ta ra phía sau hòn đá có hình thù như một con cóc, trong khi hai người bộ đội kia chỉ biết nhìn lơ đi nơi khác.
Anh Mỹ biết chuyện không lành sắp xảy đến cho mình, chùn người lại với đôi mắt sợ hãi và van xin. Anh ta móc trong túi ra một cái ví màu nâu mà không hiểu sao vẫn còn sót lại sau nhiều lần bị lục soát. Anh ta chỉ vào một tấm ảnh trong ví và đưa tay ra dấu như trả tiền. Hai Lung nhìn tấm ảnh. Đó là một người đàn bà Mỹ chừng 50 tuổi, có lẽ là mẹ của anh Mỹ vì hai người rất giống nhau. Bà ta khá đẹp, một vẻ đẹp kiêu kỳ.
Bà ta đeo một sợi giây chuyền có thánh giá đính ngọc sáng lóng lánh. Có lẽ người lính Mỹ vừa rồi xin Hai Lung đừng giết anh ta, mẹ anh ta sẽ đền ơn bằng cách trả tiền. Đúng là anh lính này quá ngây thơ, quá tuyệt vọng nên đã đề nghị một chuyện hoang đường. Hai Lung nhìn người đàn bà trong ảnh, thấy giống người chủ của hắn trước đây, một người mà hắn rất căm ghét. Hai Lung cảm thấy nổi giận. Bọn họ đều thuộc giai cấp hơn hắn, đã từng xem hắn như cỏ rác.
Hai Lung nhìn người đàn bà trong ảnh, nói lầm bầm: " Ta bắn chết con mụ.
Mụ làm gì được ta.
Oâng trời của mụ cũng không cứu con mụ được đâu". Nói xong, Hai Lung đưa súng lên nhắm vào người lính Mỹ nổ mấy phát đạn. Anh Mỹ gục chết, hai tay đưa về phía Hai Lung như muốn lấy lại cái ví. Hai Lung vứt cái ví về phía xác chết rồi quay đi. Hai người bộ đội kia lầm lũi theo hắn. Đi được một đoạn họ quay lui kéo xác chết xuống cái hố nhỏ bên cạnh, lấy các mảnh đá và mảnh đất lấp lên.
Hai Lung nghĩ đến đây thì một cơn gió chợt đến. Cây rừng, lá rừng xào xạc tạo thành những âm thanh kỳ quái làm hắn cảm thấy sợ. Hắn đứng dậy nhìn quanh. Đã mười ba năm qua rồi mà cảnh vật cũng không thay đổi bao nhiêu. Những mảnh đá mảnh bom vẫn còn vung vãi khắp nơi. Có lẽ rất ít người lai vãng đến đây sau cuộc chiến.
Hai Lung bước ra phía sau hòn đá có hình con cóc. Hắn nhìn đăm đăm cái
vùng cỏ tươi tốt xanh rờn, có điểm lấm tấm những nụ hoa nửa đỏ nửa trắng trông rất lạ mắt.
Những thân cỏ mạnh mẽ vương lên trời một cách khác thường và đong đưa trong gió như nhắc nhở mọi người qua đây lưu ý đến mình. Những con bướm và chuồn chuồn đủ màu sắc bay lượn chung quanh vùng cỏ, như đang nô đùa với với các bông hoa.
Hai Lung lấy cuốc ra đào bới vùng cỏ, nạy các hòn đá lên.
Chừng mười phút sau một bộ hài cốt lẩn trong mớ vải đen xì và rủa mục hiện ra.
Những khúc xương tay, xương chân ở trong tư thế co lại như đang ôm một vật gì đó.
Hai Lung tiếp tục đào bới và thấy có một cái ví màu nâu đang nằm giữa những khúc xương ngón tay. Hai Lung cẩn thận nhặt tất cả hài cốt, nhặt luôn cả cái ví bỏ vào trong ba-lô.
Hắn nhanh nhẹn mang ba lô ra về.
Hai Lung thuộc địa hình nơi này như cháo. Hắn không trở về bằng con đường cũ mà đi ngược rất xa lên phía thượng nguồn của con sông. Hắn nghĩ chỉ cần vượt qua khỏi
khúc sông này rồi đi ra con lộ là mọi việc xong xuôi. Dù trên con lộ có nhiều trạm kiểm soát nhưng hắn đã có cách. Bên kia khúc sông này có một trại gỗ. Hắn sẽ đến trại gỗ nhờ ïđóng một cái quách đựng hài cốt.
Hắn sẽ thuê xe chở bộ hài cốt về quê và nói là cải táng cho thân nhân.
Sau đó hắn sẽ dấu bộ hài cốt ở một nơi nào đó rồi thông báo cho Danh.
Hai Lung nhìn giòng sông. Sông tuy rộng nhưng rất cạn và trong suốt. Từ trên bờ ta có thể thấy được cả đáy sông màu vàng óng ánh, thấy được hàng cây lớn có những bông hoa đỏ ở bờ bên kia ngược đầu trong đáy nước.
Hai Lung sắp bước xuống sông thì một giọng nói từ đâu đó ở khu rừng phía sau lưng làm hắn giật thót người:
-Tưởng dễ ăn lắm hả"
Hai Lung nhìn quanh, nhưng không thấy ai cả. Hắn dừng lại nghe ngóng một lát rồi tiếp tục bước nhanh xuống sông.
Bỗng chung quanh hắn có những tia nuớc tung toé, cùng lúc với những tiếng véo véo và tiếp theo là tiếng súng nổ, tiếng chó sủa. Hai Lung hụp xuống nước, xoay mặt nhìn về hướng có tiếng súng. Một người mặc đồ vàng đang đưa mũi súng về phía Hai Lung, bên cạnh có con chó đang vừa nhảy vừa sủa. Người ấy dắt con chó tiến về phía Hai Lung, ra dấu bảo Hai Lung đứng dậy:
-Tôi đã theo dõi anh từ trưa đến giờ. Anh tưởng qua mặt được tôi sao"
Khi Hai Lung đứng dậy đi lên đến bãi, người ấy đưa tay chộp cái ba-lô, nhún lên nhún xuống vài cái để lường sức nặng rồi nói:
-Cũng khá quá hả" Bây giờ anh tính sao"
-Dạ tính gì"
-Số quế này.
Hắn vừa nói vừa đưa tay bóp bóp cái ba-lô.
Hai Lung nhanh trí nói:
-Anh thấy đó. Đâu phải loại quế chi, quế cành. Thứ quế gốc này đâu đáng giá bao nhiêu.
Người ấy gật gật đầu rồi đưa hai ngón tay lên. Hai Lung đưa ngón trỏ lên và dúi vào tay người ấy cái nhẫn một chỉ. Người ấy bỏ đi nhưng con chó cứ chồm về phiá cái ba-lô của Hai Lung mà sủa cho đến khi bị chủ đá vào đít mấy đá mới thôi.
Hai Lung mang ba lô đi một mạch xuống sông. Vừa đi hắn vừa nghĩ: " Vậy là mất toi một chỉ vàng.
Mình ngu thật, cứ nói đến đây dời mả thì hắn đâu biết gì".
Hai Lung cứ để nguyên áo quần như thế lội qua sông. Đây là khúc sông hắn đã quá quen thuộc. Ra đến
giữa sông rồi mà nước chỉ lên đến ngang bụng. Đi được chừng hai phần ba sông, nước chỉ lên đến đầu gối. Hai Lung tiếp tục đi và nhìn về phía trong bờ để tìm xem có cái trại gỗ nào ở gần không. Nhưng bỗng nhiên Hai Lung cảm thấy hai chân mình như tụt xuống một cái hố và nước dâng lên đến ngực rồi đến cổ và miệng. Hắn dang tay ra bơi và cố ngóc đầu lên, nhưng thấy như có bàn tay ai đó trong ba-lô đè lưng hắn xuống. Hai Lung càng cố sức ngoi đầu lên thì bàn tay càng đè hắn xuống mạnh hơn. Hai Lung chìm dần trong lòng sông. Lần đầu tiên trong đời Hai Lung nghĩ đến Trời Phật. Hắn cầu xin Trời Phật cho hắn được sống, dù chỉ để làm một con vật khốn nạn như con chó ở nhà hắn, để cho mụ vợ hắn đay nghiến đánh chưởi. Nhưng quá trễ rồi, hắn đang biết thế nào là cái chết, cái mà hắn đã từng dửng dưng đem đến cho nhiều người, không chút xót thương.
Bồ Tùng Ma

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,014,850
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến