Hôm nay,  

Những Điều Trông Thấy, Xưa Và Nay

06/02/200200:00:00(Xem: 193897)
Bài tham dự số: 2-462-vb6201

Bà Lê Khanh, trước 1975 tại VN: dạy học. Sang Mỹ, làm công chức tiểu bang WA., hiện đã về hưu, cư trú tại Tacoma, Wa. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà.

Trước hết, tôi xin minh định khoảng cách thời gian giữa 'xưa và nay' là thời gian 26 năm, kể từ khi người Việt rời khỏi nước để tránh nạn Cộng sản năm 1975 cho tới nay, đầu năm 2002. Thời gian 26 năm chỉ như thoáng chim bay, như cái chớp mắt của Tạo hóa vô thủy vô chung. Con Tị sắp qua, con Ngọ đang phi tới.
Nghìn trùng vẫy gọi chiêm bao,
Phần tư thế kỷ hư hao nỗi mình (1)
Kể cả Tết Nhâm Ngọ này, là người Việt di tản đến đây từ năm 75, đã trải qua 27 cái Tết ở lục địa Bắc Mỹ cách xa Việt Nam cả một bán cầu :
"Ôi nhân sinh là thế ấy, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao,
Hai mươi sáu năm cực khổ biết chừng nào, vừa tỉnh giấc nồi kê chưa chín".(2)
Những Trang sinh, những Hồ Điệp ấy, khi mới đến Mỹ còn bở ngỡ, 'lòng quê đi một bước đường một đau', phần lớn lúc đó là những trung niên trong khoảng ba, bốn, năm mươi tuổi, mang tâm trạng " lũ chúng ta lạc loài năm bảy đứa", thế mà nay đã trở thành những lão niên, trước cặp mắt 'cập bà lời', đã thấy lấp ló đâu đây cái exit cuối cùng của kiếp nhân sinh hữu hạn.
Nhìn lại bước đường đã qua, đập cổ kính ra tìm lấy bóng và kiếm lại chút tàn hơi, mới thấy mình đã bước một bước quá dài, một bước vừa bằng một phần tư thế kỷ!
Ai đã đến xứ này vào thời điểm 75 đó, 'nửa đời nhìn lại', sẽ thấy biết bao thay đổi. Tôi chỉ xin nói sơ sơ một vài điểm thôi nhé, vì bài không dám viết quá dài. Đây toàn là những điều mắt thấy tai nghe một cách khách quan , và những nhận xét vô tư cả .
Này nhé: Về phương diện cá nhân, các cụ cứ nhìn lại đi, sẽ thấy mình từ sồn sồn biến thành lão ông lão bà cả, con cháu nội ngoại đầy đàn. Có người đến đây với hai hàm răng..cá sấu, nay chúng đã yên bề răng giả. Có những mớ tóc của 26 năm trước còn dầy, còn xanh mướt, nay đã bạc màu tiêu muối. Có những nàng tố nữ má hây hây xuân thì, bây giờ đã thành những phụ nữ đứng tuổi, về nhà thiếp đã năm sáu con cùng chàng:
Bước xưa gió lộng phù kiều,
Em qua lối vắng sương chiều gió bay. (3)
Những nhi đồng thưở trước, bây giờ đã là những thanh thiếu nữ cường tráng, thân hình vạm vỡ vì thể dục thể thao ở cái xứ văn minh này, chứ không đét đèn đẹt,' ô mê ga' như bố mẹ chúng ngày xưa.
Tuy thế, đừng có trông tuổi mà bắt hình dung nghe! Các cụ ông cụ bà sáu bẩy mươi tuổi, ngày nay trông thật trẻ và đẹp , chỉ như năm mươi tuổi thôi. Chả là các salon làm tóc, mỹ viện đầy ra đấy. Tóc bạc, đổ lên đầu lọ thuốc nhuộm, muốn màu gì chả có.
Bước vào tiệm, chàng vớiù mái tóc muối tiêu mặt mày hốc hác, nửa giờ sau, đi ra, là thấy mái tóc bồng bềnh lả lướt đen nhay nháy trông tình tứ hơn cả Kim Trọng. Ông bà cô cậu nào có nhan sắc Chung Vô Diệm đi vào BS Paul Lưu, thì ôi thôi con người 'before' với 'after', cách nhau một trời một vực. Mặt rỗ hả" Mài lại mấy hồi" Mặt đầy mụn cóc với trứng cá ù" Dễ ợt, thiếu gì thuốc dưỡng da, vào bác sĩ mài, hút vài lượt là nõn nà ngay ! Còn những loại cơ thể phản mỹ thuật khó trị hơn, như tí lép, bụng ỏng, mũi tẹt, mắt ti hí, cằm lẹm v.v., cứ vào Mỹ viện, chịu khó đau, chịu khó chi tiền thì chẳng Tây Thi cũng được vài phần Bao Tự, chẳng James Dean thì cũng Tom Cruise.Chỉ khổ cái vài năm sau lại phải đi "redo" (làm lại), không thì "nó" nhão nhoẹt hết, còn khiếp hơn là lúc "before".
Những năm đầu di tản, các bà trung niên còn đánh bộ áo dài, áo nhung, đầu vấn trần hay khăn mỏ quạ thấy xuất hiện khá nhiều. Nay chiếc áo dài cổ kính phần lớn đã được thay thế bằng những áo đầm sexy, quyến rũ. Trừ các cụ 70 hay 80 tuổi thì còn mặc nhung mặc gấm, vòng hột vàng chóe đầy cổ đầy tay. Nhưng những chiếc áo dài Việt Nam kiểu tân kỳ lại xuất hiện, đính các hạt châu lóng lánh, chắp nhiều mảnh lụa màu sặc sỡ một cách hài hòa, ôm gọn tấm thân Việt nữ mảnh mai, trông thật tha thướt, lộng lẫy, yểu điệu, còn đẹp hơn áo đầm Mỹ:
"Aó ấy em đi mộng diễm kiều,
Vờn bay dáng lụa nét kiêu sa"(4)
Về mục ẩm thực: Tôi còn nhớ, vào những năm 75,76, các ông bợm nhậu thích lòng gan gà, phao câu beo béo sậm sựt, sang đây vồ từng đĩa phao câu gà vịt về luộc chấm muối tiêu. Chả thế mà các chợ Mỹ một dạo bầy bán từng vỉ lớn phao câu , đầu gà, chân gà , mề gà, gan gà với giá rẻ mạt (từ trước họ vẫn vứt đi) cho dân tị nạn:
Ta nhớ mãi những Thanh Trì bánh cuốn,
Những phở Pasteur, phở Hiền Vương và thạch chè Hiển Khánh
Những bánh tôm Casino, hay bún ốc, bún riêu trong nước màu sóng sánh
Nhữûng cháo lòng, dồi tiết, lươn um, những ếch chiên bơ, những bò 7 món
Ôi tất cả đã tro tàn kỷ niệm.
Nhưng em ơi, Sài Gòn ta yêu mến
Hẹn mai này bước lại dấu chân xưa.(5)
Một thời gian vài năm sau, các cụ bị lên cholesterol, lên cao máu, mới vỡ lẽ ra, không giám nghiến ngấu phao câu nữa, nhưng những món dồi heo lòng lợn, tim gan phèo phổi chấm mắm tôm chanh ớt, tiết canh vịt thì vẫn xào xạo như thường:
"Ta đốt hết cuồng sinh vào đáy cốc,
Thoát càn khôn xem vũ trụ xoay vần (6)


Món PHỞ thì vẫn là món vô địch, ăn sáng trưa chiều tối được tuốt. Vào tiệm phở là hét gọi hành trần, nước béo, phao câu, trứng non loạn xạ. Món này bây giờ phổ thông đến nỗi' Mỹ' nhân cũng mê ăn, cầm đũa như điên, nhất là món chả giò và cuốn bì, cuốn tôm thịt cũng được người Mỹ tận tình chiếu cố. Sau 26 năm, các tịêm ăn cứ thừa thắng xông lên, mở càng ngày càng nhiều. Có điều ta thấy nơi cacù thực khách 75 và 2000, cách ăn uống có khác nhau. Ngày xưa, các cụ nhai tồm tộp, trông thấy cả hỗn hợp đồ ăn đang sắp tuột vào thực quản. Các cụ nhai há miệng ăn, khề khà uống, húp canh xùm sụp, nghe não cả ruột. Bây giờ thì ăn uống đã kín đáo thanh lịch hơn, hàm rồng đã ngậm, không nhồm nhoàm vũ bão như xưa nữa.
Trong cách sinh hoạt, đã có nhiều thay đổi.
Khỏang năm 75,76, những dịp họp mặt công cộng là dịp người ta cãi vã, xỉa xói, vỗ tay đôm đốp giữa chốn công chúng kiểu:
"C.t. n. mày ăn bún chả của bà
C.t. n. mày không có trả tiền bà,
Rồi phen này bà xé xác ra"
Tôi còn nhớ một buổi văn nghệ, có màn đánh ghen trong một rạp hát đạng biểu diễn văn nghệ nhân dịp Tết. Người ta nói cười hô hố, cãi nhau ồn ào như chợ vỡ, không ai nghe ai. Tiếng Đức xổ ra hàng tràng, các cao tằng tổ tỉ nằm dưới mộ sâu cũng bị lôi ra ánh sáng. Ngày nay, thấy đã trật tự hơn nhiều, đã thấy sự yên lặng được tôn trọng ở những nơi công cộng. Người ta trở nên giàu có hơn, đẹp đẽ hơn, im lặng hơn, và cũng lịch sự hơn.
Khoảng hai muơi sáu năm trước, người Việt di cư chưa 'khám phá' ra các tiệm ăn Tàu để làm đám cưới. Vả lại, lúc đó tài chánh còn bết bát, đang lo kiếm việc, mua xe mua nhà, đâu dám nghĩ đến việc làm đám cưới ở tiệm Tầu sang trọng như bây giờ. Cho nên các tiệc cưới thườøng được tổ chức ở những nhà cộng đồng, như Community House, hay tại các phòng họp nhà thờ bảo lãnh, thức ăn thì làm lấy, trong đám cưới có nhiều bà trổ tài làm những món quốc hồn quốc túy như chả giò, giò lụa chả quế, cuốn, xôi gấc, mì xào, gỏi tôm thịt, nhất là gỏi bao tử mà các ông rất mê ăn. Bây giờ món bao tử này hình như bị chê, không thấy xuất hiện mấy nữa. Áo quần thì đàn ông vẫn quốc phục hay 'quần áo tây', và áo dài cho các bà.
Các đám cưới ngày nay phải được tổ chức ở những tiệm Tàu sáng giá lộng lẫy, đặt trước cả năm, hay tại các hotel Mỹ năm bảy sao. Sau màn ẩm thực là phải có dạ vũ đi kèm để thực khách được biểu diễn những bước cha cha cuồng loạn, luân vũ hay boléro lả lướt. Cho tiện những bước swing, cha cha, áo đầm dài ngắn đủ kiểu được trưng ra để khoe những thân hình hấp dẫn, xổ sữa hay quá lứa.Những bộ đùi trở nên trắng hơn, tròn hơn, không thấy "khảm xà cừ " nữa"
Về bộ môn giải trí: Khi mới chân ướt chân ráo đến, đám người tị nạn đầu tiên phải lo kiếm việc làm, nuôi con, đâu có nghĩ đến du hí như bây giờ. Mời được cô Khánh Ly từ Cali lên nối vòng tay lớn' trong những buổi tất niên là mừng lắm rồi. Được nghe những bài "Chiều mưa biên giới, anh đi về đâu" của Nguyễn văn Đông, hay " Tôi yêu tiếng nước tôi" của Phạm Duy để bồi hồi vọng tưởng ngôn ngử Việt nam ở quê người vào lúc " tha hương còn vọng giấc mơ xưa"(7), hát những bài " Biệt ly nhớ nhung từ đây" là những dịp để nước mắt Tô Vũ tuôn rơi khóc cho những hoàn cảnh chia ly ngang trái.
Người ta thân thiện nhau, gặp nhau trên đường phố, nghe tiếng Việt sao thấy thấm thía tận hồn tha hương ngộ cố tri, họ mừng tủi ôm lấy nhau, mời nhau đến nhà chơi vào cuối tuần để tâm sự,ø chia xẻ mối sầu mất nước:
"Chim xa rừng nhớ từng giông bão,
Để tháng năm dài nỗi vắng tanh" (8)
Thời đó, thiên hạ thường nấu những món ăn thích khẩu ở nhà, như bánh cuốn, phở, bún ốc, giả cầy v..v .. hơn là đi ăn tiệm như bây giờ.
Bây giờ thì các café Mây Hồng, Tương tư, Chiều tím, các nhà hàng Karaoke mọc lên như nấm. Các Casino của Mỹ thi nhau mở Asian night vào cửa tự do, có ban nhạc sống Việt Nam ít nhất một ngày trong tuần. Các sòng bạc Da đỏ, mà nhìn đâu cũng thấy người Việt đang sát phạt, không biết tiền ở đâu ra mà nộp cho chủ sòng nhiều thế" Dạ vũ trong đêm Asian night là để cho khacùh Việt Nam. Các cụ ông cụ bà đi Tango, đi Pasodoble vui đáo để, trước là để gân cốt thư giãn , khiêu vũ là thể thao mà lị, sau là lả lướt với đời cho quên sầu nhân thế:
Điệu kèn biếc quay cuồng
Một trời phấn hương
Đôi người gió sương
Lui đôi chân, riết đôi vai, ngả đôi thân
Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió. (9)
Tại Las Vegas, kinh đô của ăn chơi, thấy đầu Việt Nam vô số kể, kiếm nhiều tiền thì ăn chơi cũng ra gì. Thôi thì trước mua vui, sau làm nghĩa cho các ông chủ sòng đang cần khách Việt Nam đóng góp tài chánh. Chả thế, người Mỹ gọi Las Vegas là "Lost Wages" (mất lương) là đúng lắm.
Dân Việt di tản cũng đã đi cruise ( du thuyền) từng đôi, từng nhóm để hưởng tận cùng thú vui ăn chơi thỏa thích trên du thuyền, thôi thì đủ các cruise line, nào Princess, Carnival, nào Celebrity, nào Royal Caribbean; hoặc đi du lịch khắp nơi trên hoàn vũ, khi Trung quốc, khi Luân Đôn, Paris, khi Hồng Kông, khi Úc Đại Lợi, khi Thái Lan , và nhất là 'áo gấm về làng"â xa tít bên kia bờ Thái Bình Dương.
Tóm lại, 26 năm qua, người Việt tị nạn đã sống còn, đã tranh đấu, đã vươn lên. Cả một cộng đồng mới khai sinh ngày nào bây giờ đã trưởng thành. Tre già thì măng mọc. Lớp người 75 đi trước thì ngậm ngùi than" Lá vàng rồi, tôi đã vàng theo" (10), và lớp người sau vẫn hăm hở tiến lên, đã hòa mình vào dòng sống hùng mạnh đang chẩy xiết băng băng. Năm ngựa sắp về, chắc hẳn ai cũng sẽ " Mã đáo thành công".
Trần Lệ Khanh
(1 )thơ Trần Thiện Hiệp
(2) nhại thơ Nguyễn Công Trứ
(3) thơ Trần Thiện Hiệp
(4) thơ TLK
(5)thơ TLK
(6) ,(7) thơ Hà Huyền Chi
(8) thơ Trần Thiện Hiệp
(9) thơ Vũ Hoàng Chương
(10) thơ Du Tử Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,994,411
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến