Hôm nay,  

Chiếc Áo Ngực Của Con Gái

23/05/201000:00:00(Xem: 113862)

Chiếc Áo Ngực Của Con Gái

Tác giả: Gia Nguy
Bài số 2899-28199-vb8052310

Tác giả nguyên là người Việt gốc Hoa, sang Mỹ năm 1991, diện HO 6, cựu sĩ quan QLVNCH, cấp bực Thiếu Tá thuộc binh chủng Thiết Giáp. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là những nét chấm phá sắc gọn về cách biệt giữa cha mẹ con cháu trong một gia đình Việt tại Mỹ.

***
Lão Tâm nay đã nghỉ hưu, hằng ngày thường giúp bà xã làm việc nhà, duy chỉ có việc giặt quần áo là ông không được phép rớ tới.
Một hôm, bà nhà bị đau lưng chẳng làm được gì. Ông len lén mang sọt quần áo dơ đến phòng giặt đồ, bỏ từng món vào máy giặt, chỉ là ông không thấy áo ngực của cô con gái, tưởng là bị sót ở đâu, ông trở về phòng hỏi bà nhà. Bà nói "làm cha mà đi lo mấy việc của con gái làm gì"". Ông cụt hứng bỏ về ngồi ở phòng khách.
Trinh Trinh từ ngoài vào nhà với hai túi to, bỏ túi xuống đất rồi cởi bỏ áo khoác ngoài, cái áo hai dây nhỏ xíu không đủ che hết bộ ngực sắp sửa lộ hết ra ngoài, cô ta nói ở trường còn lạnh hơn nhiều mà các nữ sinh viên vẫn mặc áo hở vai đến lớp có sao đâu" Ba khéo lo!
Trinh Trinh năm 16 tuổi đã muốn có cái xe của riêng mình và muốn làm việc ngoài giờ để kiếm tiền tiêu vặt. Lão Tâm kiên quyết không chấp thuận, chỉ khi nào cô ta đủ 18 tuổi mới được hưởng cái quyền lợi mà cô ta cho là "Thể hiện sự tồn tại của không gian cá nhân."
Trinh Trinh vào đại học, lão Tâm cùng ba đứa con trai hùn tiền vào mua cho Trinh Trinh chiếc SUV-all wheel drive. Ông nghĩ xe nầy bảo đảm cho Trinh Trinh tránh việc đụng xe và có thể chạy an toàn khi trời đổ tuyết. Ông cũng để Trinh Trinh làm part time ở nhà hàng trong cương vị hầu bàn, thỏa mãn cho cô ta cái tính tự mãn là đã trưởng thành như mấy đứa con tây "để nhìn thấy cái mà cha anh không nhìn thấy".


Lão Tâm càng ngày càng nhìn thấy đứa con gái của mình như con thú sút chuồng, trong lòng rất lo lắng, mà bà nhà thì cứ dửng dưng, khiến ông càng bực mình.
Một buổi sáng, ông Tâm từ phòng ngủ bước ra, ngang qua phòng con gái thấy cửa không đóng, nhìn vào ông thấy con gái chỉ với cái quần lót nhỏ xíu, áo không có, nằm quay mặt vào tường ngủ say. Ông quay nhanh về phòng gắt gỏng nói với bà nhà "không ra gì hết, bà đi coi con gái bà" bà vợ thản nhiên nói "Ông rối lên làm gì, kéo cửa đóng lại là xong thôi!"
Lão Tâm thấy bà vợ dung túng con gái quá bèn nói "Con gái làm vậy coi sao được"" bà ngắt ngang lời ông "Ông bình tĩnh chút đi, đóng cửa phòng ngủ lại, chuyện của người ta ở trong phòng ai mà lo được! Lão Tâm có vẻ tức giận nói "Được, được, để rồi coi, sẽ có một ngày con bà gọi phone về: mẹ ơi, con và thằng Jack đi cắm trại, tối nay không về, rồi một hôm khác, nó sẽ dẫn về một thằng mắt xanh, nói với bà, mẹ ơi, tối nay thằng John ngủ lại nhà mình, nó ngủ phòng con. Tôi coi bà tính sao."
Bà Tâm trừng mắt nhìn ông nói: "Ông thực là điên! Con cái lớn rồi, chúng nó có thân tự nó lo, ông không cần để mắt tới!"
Lão Tâm từ đó bịnh luôn.
Mừng sinh nhật ông, dâu con dẫn cháu về chúc thọ. Đến lúc cắt bánh sinh nhật, các con hỏi ông ước nguyện gì, ông chỉ lên tường chỗ có hàng chữ ông đã nắn nót "Hãy giữ truyền thống và văn hóa Việt" rồi xẵng giọng nói "các con hãy theo đó mà làm."
Trinh Trinh chạy đến ôm ông nói "I love you, I love Vietnamese culture too" rồi quay sang mẹ ngọng nghịu tiếp "mẹ ơi, mẹ đã rửa cái quần bò của con chưa" Tối nay con phải mang nó đó."
Nguy Gia

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,967,299
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.