Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Mê Tín-dị Đoan Ở Mỹ

08/01/200200:00:00(Xem: 176604)
Bài tham dự số: 2-436-vb60104

Tác giả Phạm Văn Hồng hiện cư trú và làm việc tại Port Orchard thuộc tiểu bang Washington vùng Tây Bắc Mỹ. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông.

Hồi còn nhỏ ở quê nhà tôi nhìn thấy sự tín ngưỡng và thờ cúng của bậc lớn tuổi mà trong lòng rất hoang mang và cũng không bao giờ tôi tán đồng hoặc cho đó là điều có thật. Mãi cho đến bây giờ đời tôi đã trải qua 62 năm rồi, với những điều tai nghe mắt thấy cho nên tôi xin kể ra đây vài mẩu chuyện mê tín dị đoan từ Việt Nam qua đến đất nước Mỹ để bà con thưởng lãm.
Tôi còn nhớ rõ vào khoảng thời gian 1950 ở xóm tôi có một bà lên đồng bóng gọi là cô Bóng Tám. Cô ta có thân hình vạm vỡ như đàn ông, mặc áo dài bông màu rực rỡ, thoa son dồi phấn, để móng tay dài sơn màu đỏ.
Một hôm cô Bóng Tám đến cúng ăn tạ trang cho một bà lão ở cạnh nhà tôi, đi theo cô có hai người thanh niên trẻ gọi là đệ tử, một đờn cò, một đánh trống, còn cô Bóng Tám thì vừa lên đồng vừa gõ mõ, tạo nên một âm thanh cắc cắc thùng thùng ò e í e hòa với sự hát hò nhịp nhàng của cô Bóng Tám.
Đám trẻ con hiếu kỳ bu quanh chật trước cửa sân nhà, trong đám trẻ có tôi. Chúng tôi thích thú chăm chú theo dõi, nhưng tất cả giữ im lặng vì sợ động đến giờ linh thiêng của cô Bóng. Cô Bóng Tám có sức mạnh khác thường, sau phần múa mâm đèn rồi, cô biểu diễn tiếp màn cái lu rỗng để chứa nước, lúc bấy giờ người ta gọi là cái khạp ve bò, có trọng lượng cũng khá nặng, cô Bóng biểu diễn cho cái lu lăn từ tay trái sang tay phải rồi chuyển cho cái lu lăn trên lưng, mình thì lắc lư múa rất nhịp nhàng, biểu diễn trông rất ngoạn mục.
Sau phần cúng ăn Ta Trang, tới phần xủ quẻ đồng tiền điếu và bói bài. Dĩ nhiên là gia chủ phải cúng một xấp tiền để trên mâm cho cô Bóng Tám.
Kế đến cô xem quẻ cho người anh rể của tôi. Cô nói: Anh rể của tôi nay cũng lớn tuổi rồi mà không chịu thỉnh ông về thờ cho nên cứ mắc bịnh hoài, anh rể tôi tin và nghe theo lời cô Bóng Tám. Thế là một màn ăn Tạ Trang nữa được nổi lên, làm gà vịt để cúng và thêm một số tiền để dâng cho cô Bóng, sau đó cô Bóng đặt lên trần nhà của anh rể tôi một cái trang không có khuôn hình lộng kiếng, hình của ba ông Quan Công (mặt đỏ) Châu Xương và Quan Bình, ba ông này là tướng thời tam quốc bên Tàu. Cô còn căn dặn anh rể tôi hằng đêm phải đốt nhang khấn vái mới khỏi bịnh được. Kế tiếp cô Bóng đốt một đạo bùa màu vàng chữ đỏ cháy thành tro rồi bảo anh rể tôi bỏ tro bùa vô ly nước uống.
Sau thời gian cúng ăn Tạ Trang thờ ông mà bịnh tình của anh rể tôi không thuyên giảm, cơn bệnh càng trầm trọng hơn, hơi thở dồn dập và ho nhiều lắm, một hôm anh rể tôi tức giận bắt thang lên gỡ cái trang thờ ông đem quăng xuống sông trước cửa nhà, nói thờ ông cái con mẹ gì, càng thờ cúng bệnh càng nặng thêm. Bà con lối xóm thấy vậy lắc đầu, có mấy bà lão kêu trời nói thằng này ngang ngược dám đụng đến ông thì thế nào nó cũng bị hành chết.


Nhưng sau đó anh rể tôi vào bệnh viện điều trị được bác sĩ phát hiện ra trong phổi có nước, và sau thời gian điều trị anh được khỏe mạnh.
Vào khoảng 1985 có xảy ra một vụ mê tín dị đoan rất lớn tại quê tôi tỉnh Cần Thơ như sau: Nơi quận lỵ Ô Môn nằm cạnh bên con sông Hậu Giang chảy ra biển đông, lâu ngày đất phù sa cuộn lại thành một cái gò, gọi là cái cồn ở giữa sông, một hôm có tin đồn tại cồn này có nhiều bệnh nhân đến khấn vái, thỉnh nước uống và tắm gội được khỏi bệnh. Tin đồn càng ngày càng lan rộng, đồng bào khắp nơi đổ xô về càng lúc càng đông và đặt cho cái tên là Cồn Tiên. Sau đó có hai thiếu nữ không biết bơi đến đây hụt chân chết đuối, nghe vậy chánh quyền CSVN ở địa phương triệt để không cho đồng bào đến Cồn Tiên nữa và cho mở cuộc điều tra thì được biết nguyên nhân do bởi mấy người chèo đò tại đây vì quá ế ẩm nên phao tin đồn để kiếm mớ bạc vậy thôi.
Qua tới My,õ hằng ngày đọc báo Việt ngữ ở thành phố Seattle (WA) cũng có đăng quảng cáo, bói bài, bói toán, trừ tà ma, ếm quỷ vv…
Cách nay khoảng 6 tháng bà bạn gái của tôi có tên là THK bị bệnh cao máu, bà TH bị bệnh nhức đầu kinh niên, cô U thì gầy ốm mới theo chồng đoàn tụ qua Mỹ.
Ba bà bạn này được một người đàn ông giới thiệu ở về hướng North thành phố Seattle có một ông thầy trị bệnh rất hay, nên ba bà liền rủ nhau tìm đến gặp ông thầy này.
Theo lời bà THK đi về kể lại ông thầy này ốm yếu khoảng 70 tuổi, hiện đang ở nhà housing và hưởng welfare, ông thầy cho biết: Tổ của ông thuộc về âm nên phải trị bệnh về ban đêm mới được linh nghiệm và mỗi đêm chỉ chữa trị cho một bệnh nhân mà thôi. Còn nữa phải thề trước bàn thờ tổ và hứa không được tiết lộ cho ai biết cách chữa trị của ông thầy, kể cả người thân trong gia đình.
Nghe đâu trong đó cũng có hai bà nghe lời thầy dạ dạ và cúng mỗi người hai chục đô. Chỉ có bà THK là phản đối ngầm không vái lạy cúng kiến gì cả.
Sau khi trở về nhà bàn đi tính lại nhận thấy ông thầy này có cách chữa bệnh một cách kỳ quái và có hành vi mờ ám, tôi có thêm vô ý kiến trị bệnh về đêm mà có chỉ có ông thầy và một bệnh nhân nữ rủi ổng nổi hứng làm ẩu thì các bà tính sao"
Nghe tôi nói phải các bà nói ờ hở và rút lui có trật tự, kể từ đó cho đến nay không nghe các bà nhắc đến tên ông đạo khấc nữa.
Chuyện mê tín dị đoan trong đời sống người Việt từ trong nước ra hải ngoại chắc kể hoài không hết. Trên đây chỉ là ghi nhận của một người bình thường. Ước mong các bậc thức giả có những kinh nghiệm khó quên về mê tín dị đoan bỏ công viết lại cho bà con đọc thêm.
PHẠM VĂN HỒNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,589,824
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.