Hôm nay,  

Người Me

04/12/200100:00:00(Xem: 178646)
Bài tham dự số: 02-409-vb51129

Nguyên Hợp lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ với bài “Hai Người Cùng Sống Trên Đất Mỹ” có giọng văn giản dị, chân thật mà sống động. Theo bài viết, tác giả là một kỹ sư, hiện cùng gia đình cư trú tại quận Cam. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.

Đứng trong chợ nơi quầy thịt. Tôi trông thấy cha tôi đứng ở chỗ kệ trứng, lại có dì Hồng đứng bên. Tôi nháy chị Vân "Ba kìa, có cả cô Hồng nưã."
Rồi tôi thấy cha tôi một tay bế bé Diễm Hương, một tay cứ với với vỉ trứng trên cao. Dì Hồng đứng bên, vừa chỉ vừa nói: Vỉ ấy, vỉ ấy .Vỉ nâu ấy, Không, vỉ lớn cơ, dì quát to " Vỉ lớn mầu nâu ấy.”
Thế rồi cha tôi cũng lấy được vỉ trứng ra khỏi kệ, có lẽ vừa lớn lại vừa nâu. Nhưng vỉ trứng quá lớn nên vừa ra khỏi kệ, thì tuột tay rơi xuống đất. Tôi liền chạy lại.
Dì Hồng cũng đã bế bé Diễm Hương ra khỏi tay cha tôi. Mặt cau cau nói: "Anh không biết còn làm được gì nữa đây". Lấy có vỉ trứng mà cũng không xong." Dì lên giọng "Đưa con đây cho tôi" .
Tôi tiến lại trước mặt cha tôi chào: "Thưa Ba và Dì đi chợ."
Cha tôi hớt hải, như đang trong mơ: Ủa Ngọc. Con cũng đi chợ này sao!. Ý cha tôi, chỉ muốn cúi xuống vơ vỉ trứng dưới đất, để ổn chuyện. Còn dì Hồng cũng chưa hết giận nói, như phân vua: Người gì mà kỳ quá, lúc nào cũng như trong cơn mơ ấy, lấy có vỉ trứng cũng không xong. Rồi dì đứng ra một góc, để cha con tôi tâm sự với nhau.
Tôi thì có chuyện gì dâu để mà nói, rồi hỏi: Ba có khoẻ không" Tuần rồi con bận quá không về thăm Ba được, con Châu, có giấy cuả trường dược New York báo nhận rồi. Tuần tới đi ăn cưới anh Nam nhà bác Thắng, con về đón Ba và Dì đi nghe. Bøa cứ ở nhà sưả soạn trước đi, rồi con về đón nghe!
Tôi nói liên thiên, để lấp chuyện vỉ trứng rớt cuả ba tôi đi. Rồi quay ra hỏi thăm Dìâ Hồng. Dì có khoẻ không" Thôi thì cô trả lời tùm lum; Khoẻ gì mà khoẻ, làm sao khỏe nổi với cha con nhà cô, sắp chết cũng phải dậy mà mò.v.v.và vv Tôi cũng hỏi cho có lệ thế thôi, rồi tìm đường chuồn, chứ cái điệp khúc này, tôi nghe mãi rồi, không biết còn phải nghe đến bao giờ" và đến bao giờ, chán lắm.
Diễm Hương. Em bé tôi thật là xinh, giống cha như đúc. Tôi vừa giơ tay ra thì nó theo liền. Bồng em, tôi đi vòng chỉ chỉ chỏ chỏû, rồi cũng phải trả lại cho cha. Nói Ba ơi con phải về trước! Có việc con phải làm.
Ra khỏi chợ tôi nói với chị Vân: "Hôm nay chị em mình sui thật. Gặp ba mà chẳng vui tý nào".
Nhớ những ngày còn ở Việt Nam. Gia đình tôi thật hạnh phúc .
Chúng tôi còn nhỏ còn mẹ. Cứ chiều chiều, người làm tắm rưả cho chị em sạch sẽ, rồi dắt nhau ra ngoài đường lớn đón Ba, đứa nhỏ được ba chở về bằng xe Vespa, đứa lớn chạy theo. Ở nhà Mẹ đã pha sẵn một ly nước thật to để cha con về cùng uống với nhau, lúc thì nước cam chanh, có lúc chỉ có nươcù lạnh. Mẹ đã dọn cơm sẵn, cả nhà cùng ăn, ăn xong cha con chơi với nhau thật là vui sướng Một lát học bài ba kèm từ nhỏ tới lớn. Cho đến chúng tôi lớn cũng thế. Ba đi làm về, ba chỉ việc tắm rưả, rồi coi báo. Me ïlo cơm sẵn bưng lên, thiếu đâu chúng tôi làm phụ. Mẹ bảo: Ba đi làm việc bên ngoài mệt lắm rồi, về còn dạy các con học, để cho ba nghỉ ngơi đôi chút, ở nhà có việc gì mẹ com mình tự làm thôi.
Rồi Ba chỉ tính toán giúp mẹ những việc khó khăn khi mẹ nhờ,và kèm chúng tôi học khi cần.

Hồi đó mẹ thường kể chuyện: "Căn nhà này của bà ngoại, mua từ hồi mới di cư. "Me"ï mới tám tuổi".
Bà ngoại và mẹ đi từ miềm Bắc vào Nam có hai mẹ con. Nhà nước đem đi miền Dinh Điền, để làm ruộng, Bà ngoại không làm đựợc nên về đây mua căn nhà này ở tạm .
Vùng này hồi đó đất trống, lâu lâu mới có một căn, vách lá mà lợp cũng bằng lá luôn, lại ở mé sông. Nước uống chẳng có mà điện cũng không. Tối đến đi gánh nước phôn tơn, tuốt ngoài đường cái lớn ấy, còn thắp sáng bằng đèn dầu hôi.
Thế rồi bà ngoại cứ đi chợ mua: Hôm thì khoai, hôm thì bắp, luộc lên rồi đem ra chỗ đông người ngồi bán. Thế mà cũng sống qua ngày, buổi sáng mẹï còn được đi học trường công.
Đến cuối năm, làm được thêm một chút ngoài mé sông, vừa làm bếp vừa làm chuồng heo .
Sau đó họ kéo về đây đông lắm, làm nhà ngoài mé sông ấy.
Bà ngoại phải cất lại căn nhà cho dài ra để chiếm chỗ ấy mà. Cũng chỉ được năm lá tôn đằng trước chứù đằng sau vẫn là bằng lá.
Năm đó mẹ đã khôn hơn một chút. Đậu được cái bằng tiểu học, rồi thi vào trường công, đi học buổi chiều.
Bà ngoại bắt đầu bán quán từ đó. Chỉ bán cho ông nhỡ bà nhàng, tý mỡ chai sì dầu, củ hành, củ tỏi, bó củi, lon gạo, chứ chẳng lớn lao gì. Cứ mỗõi thứ một chút, mà đầy cái kệ đằng trước, còn đằng sau thì nuôi con heo.
Hàng xóm phiá ngoài đường họ thấy hai mẹ con nghèo người ta thương hại, cứ cơm thưà với rau già họ để sẵn đằng trước nhà, bà ngoại đi chợ về ngang qua thì lấy, đem về nấu cho heo ăn đỡ khỏi phải mua cám, mua rau.
Trước con heo nhỏ, sau con heo nái. Cứ bám heo thì lại sưả được một chút nhà. Còn sống hàng ngày là nhờ bán quán
Mẹ đậu trung học thì bà ngoại đã sưả đựơc căn nhà khá khang trang, Vách bằng gỗ mái bằng tôn ngang 5m, dài 25m cả sàn. Nếu không có nhà sàn thì chỉ có 12 thước thôi
Đậu trung học, rồi thi vào trung học sư phạm, một năm.
Học xong sư phạm một năm, phải đổi đi dạy học trên Buôn Mê Thuộc. Chuyện này rắc rối lắm . Nếu mẹ đi thì bà ngoại cũng phải đi theo, phải bán caí nhà này. Bán nhà rồi mai mốt về ở vào đâu, rắc rối quá, kết cuộc mẹ không đi nưã, ở nhà kiếm vài đưá trẻ dạy kèm buổi chiều cho có việc.
Tôi cắt ngang hỏi: Thế còn ông ngoại ở đâu hả mẹ! Mẹ bảo ông ngoại ở ngoài Bắc cơ, rồi mẹ khóc.
Uả sao mẹ khóc. Mẹ nói: "Ông ngoại con hồi đó họ đem đi ngâm tôm rồi". Tôi hỏi: "Uả tại sao họ lại đem ngâm tôm là thế nào". Mẹ kể: "Hồi đó ông ngoại cũng là giáo viên trường làng. Dạy từ lớp ba trở xuống. Bà ngoại bán hàng xén. Nhà thì làm ruộng. Thế rồi thời chiến tranh gọi là xôi đậâu. Ngày thì Quốc Gia tối đến lại là Việt Minh. Họ bầu ông ngoại làm Hương Chủ, đi lên đi xuống làm việc với Đồn Bót với dân làng, rồi cấp giấy cho dân làng đi lại. Nhưng có cả Việt Minh, ông ngoại cũng phải làm. Thế rồi một ngày, cũng là cán bộ họ vào xin giấy, rồi bà ngoại thấy hai bên lớn tiếng qua lại, ông ngoại không hề nói cho ai nghe chuyện gì.
Mẹ tôi ngừng lại, không nói nưã mà khóc ." Mẹ tôi khóc." Tôi không hiểu tại sao me tôiï lại khóc nhiều như thế. Tôi để cho mẹ tôi khóc một lúc thật là lâu, rồi mới hỏi. Thế rồi ông ngoại làm sao hả mẹ".ï
Me ïnói: "Đau khổ lắm con ạ. Hôm đó nưả đêm họ vào nhà mình gõ cưả nói mời ông ngoại đi có việc một chút thôi. Những người đó đều lạ mặt. Họ bắt ông ngoại đi rồi không trở về nưã. Sáng hôm sau bà ngoại đi tìm, hỏi thăm không ai biết, và cũng không biết người bắt là ai .
Cho đến cả tuần sau có người trông thấy người, nổi lên ở một khúc sông, vớt lên thì là ông ngoại hai tay trói ra đằng sau, phải đeo một cái balô có đầy đáù. Sau khi chôn cất ông ngoại rồi, bà ngoại dắt mẹ đi lên tỉnh ở đợ cho người ta, từ đó, rồi di cư vào Nam.
Tôi hỏi: "Thế hồi đó cha con ở đâu"".
Một lúc thật lâu, mẹ tôi quên chuyện đau khổ cuả ông ngoại, rồi mẹ vui vẻ kể tiếp, chuyện cha tôi
Mẹï nói: "Cha con ấy hả! Hồi đó còn ở bên Tầu ấy ". Rồi cười. Hồi đó cha con ở quê nào, mẹ không biết. Sau đến ở trọ nhà bà Hiếu. Cứù ngày ngày kiếm chuyện sang mua hàng nhà mẹ, lúc thì bao thuốc láù lúc thì bao diêm, lúc lại cây bút chì để rồi kiếm chuyện nói với mẹ.
Thế rồi một hôm bà Hiếu, gặp hai người đứng nói chuyện với nhau. Bà cười nói : Cô Hằng à! cậu này ở nhà tôi đấy đang đi học, Cô đừng bán thiếu nhá! cậu ấy không có tiền trả đâu nghèo lắm đấy. Từ đấy ba mẹ gặp nhau cứ ngượng, không giám tự nhiên như trước nưã.
Thời gian bà Hiếu đích thân sang hỏi mẹ làm vợ cho ba. Bà ngoại bằng lòng ngay, vì cha con là nhà giáo. Chỉ yêu cầu một điều là "gửi Rể".


Đám cưới chẳng có lớn lao gì, vì có họ hàng gì đâu! Chỉ làm một mâm cơm đàng hoàng, mời hàng sóm tới ăn chứng kiến . Còn ba cuả các con, thì mua cho mẹ một cái nhẫn Badê,
Năm đó ba ra trường, phải đổi đi Mỹ Tho. Mẹ vẫn ở nhà với bà ngoại. Mẹ sanh chị Vân nên đặt tên là Mỹ Vân .
Năm sanh anh Tâm thì ba được về Sàigòn, đặt tên là An Tâm.
Từ đó ăn tiêu đỡ tốn kém hơn, có dư một chút tiền, cuối năm tính để sưả nhà. Bà ngoại lại không cho sữa, nói để bao giờ có tiền nhiều cất nhà lớn luôn thể.
Cứ con heo nái với nưả số lương cuả ba con, sau ba năm thì cất đựơc căn nhà này đàng hoàng, cũng chỉ mới có một tầng thôi. Đằng trước dài quá, phải cắt bớt một khúc, làm sân, sát mé sông, chỗ này sợ đất lỡ phải cắm chông nhiều lắm.
Rồi mẹ sanh anh Sự nên đặt tên là Hưũ Sự !
Tôi hỏi. Thế bà ngoại mất năm nào " Sau khi sanh con được 11 tháng. Bà ngoại mất thật vô lý, bà đang ngồi đàng sau gọt trái bí, thế rồi tự nhiên ngã ra chết. Mẹ ở đàng trước bán hàng đâu biết .Khi vào thấy bà nằm đấy hô lên đem vào nhà thương thì bà đã chết rồi.
Bà mất rồi, chị Vân phải vất vả, phải học buổi chiều trường tư, để buổi sáng bán hàng mẹ còn đi chợ mua về bán. Có một buổi sáng mẹ đi chợ. Cưả vào trong nhà đóng kỹ như mọi ngày. Chị Vân bán hàng đằng trước, còn con heo ở đằng sau. Nhà không có cưả sau, nhưng sông cũng như đường cái cho ghe tầu đi lại. Họ đã vào nhà lật sàn lên bắt trộâm mất con heo nái đem xuống ghe chở đi, nhà không ai biết, hàng sóm không ai hay. Khi mẹ đi chợ về mãi làm công chuyện, cũng không để ý đến con heo, maĩ khi thấy khúc sàn thủng, mới biết là mất heo trộm con heo.
Từ đó Ba bàn với mẹ không nuôi heo nữa, để các con được học thoải mái.
Gia đình tôi sống thật thoải mái là nhơ øbàn tay cuả mẹ và bà ngoại. Chỉ có cái quán nhỏ thôi cũng đủ tiền chi dùng hàng ngày.
Tới năm 75 Mẹ lại có bầu thêm lần nưã đúng ngày sanh thì mặt trận tới. Súng bắn nhiều quá. Nhà ngay sông lại gần đài phát thánh, không ai dám đi lại. Mẹ tôi tới nhà thương quá trễ. Mẹ không qua khỏi cơn hiểm nghèo vì băng huyết nhiều quá, cả em bé cũng bỏ luôn.
Gia đình tôi thật là đau đớn, như rắn không đầu. Từ trước tới nay cái gì cũng trong tay mẹ tôiï, từ một bưã ăn cũng không thiếu bóng mẹ. Chúng tôi mất mẹ không biết trăn trở thế nào. Ngay bưã cơm đầu tiên không có mẹ, chúng tôi đã bối rối rồi thiếu hết cái này tới cái khác. Từ chị Vân cũng chưa biết chắc chắn chai nước mắm ăn để chỗ nào. Thịt kho làm sao cá ướp làm sao. Đi chợ mua cái gì về bán, và bán thế nào. Thật là chúng tôi đang sống trong lòng mẹ, trong một gia đình thật hạnh phúc Sẩy mẹ thật chơ vơ không biết đường đi lối bước.
Giai đoạn này khổ sổ quá. Bà Hiếu thấy gia đình chúng tôi mất thăng bằng. thì sang giúp đỡ, nhưng cũng không sao phù hợp được
Giải phóng chiếm hết miền Nam Cha tôi vẫn đi làm. Chị Vân thay mẹ buôn bán nhỏ. Rồi cha phải đổi đi xa, để các giáo sư trẻ về làm việc nơi thành phố.Việc buôn bán lại khó khăn. Cha con chúng tôi bàn nhau bán nhà lớn mua nhà nhỏ ở sâu vào trong xóm lấy tiền làm việc khác.
Chúng tôi vẫn đi học. Cha và chị Vân bàn nhau nhiều việc kín đáo .
Thế rồi chúng tôi đi vược biên. Cũng cả một công trình liều mạng vĩ đại trong lịch sử cuả gia đình tôi.
Cả một sự sống còn như mọi gia đình khác chúng tôi đã tơí đảo Philippine phải sống chung với mọi người trong những ngày tháng chờ đợi. Riêng gia đình tôi. Anh Tâm anh Sự lên rừng lấy cuỉ về nấu,cho chị Vân nấu xôi bán sống qua ngày.Có lúc chị Vân nói nhỏ với ba: "Đừng hở ra mình có tiền nha!ù. Bọn côn đồ nó biết thì nó giết để lấy đấy. Chúng tôi bán xôi, sống qua ngày".
Thế rồi chị Vân gặp cô Hồng, cũng chỉ là khách mua xôi, thấy chị Vân nhanh nhẹn thì bắt chuyện làm quen. Câu chuyện lân la, cô nhận được là học trò cũ cuả ba hồi nhỏ, ở Mỹ Tho. Sau này cô làm sở Mỹ và đã có chồng. Chồng cô là một đại uý phải đi cải tạo, yếu sức quá chết trong trại rồi. Cô buồn và căm thù Việt cộng lắm, tìm đường đi vược biên với bạn chứ không có thân nhân nào. Lân la cô đến thăm gia đình tôi thường. Tin rằng hồi đó cô làm sở Mỹ cô sẽ được ưu tiên, và sang Mỹ cũng dễ kiếm việc.
Cha tôi hồi đó là giáo sư dạy trung cấp thật, anh văn cũng không giỏi lắm lo sang Mỹ chưa biết làm ăn ra sao. Ông có dáng người thật lịch sự, mà lịch sự thật lại hiền lành, được thanh nhàn trong tay mẹ giúp đỡ. Cuộc đời không phải vất vả, không phải lo lắng cho hàng ngày mấy, cho nên dáng người vẫn phong độ.
Cô Hồng gặp được ông thầy cũ đẹp trai, hoàn cảnh lại hợp tình, hợp lý. Có lũ con thật lễ phép ngoan ngoãn nên cô cứ giúp đỡ.
Một hôm cha nói: "Hoàn cảnh ba bây giờ như có một tay không người giúp đỡ. Cha muốn có người giúp đỡ các con tính sao". Chị Vân nói tùy ba. Anh Tâm nói: "Ba đừng vội vàng quá, từ từ xem hoàn cảnh thế nào."
Được mấy hôm Cô Hồng đưa Ba đi dạy học trên ban lãnh đạo. Sau mấy tháng chúng tôi có danh sách đi Mỹ.
Cha về nói: "Cả như gia đình mình thì còn lâu, không biết tới kiếp nào mới đi được, mà chưa biết đi đâu! Nhờ có cô Hồng lên mau thế đấy, mà lại đi Mỹ. Thật là may mắn." Thìù ra cha tôi đã Get Married với cô Hồng rồi.
Sang tới Mỹ. Gia đình tôi thật ấm cúng, Dì Hồng đóng vai người mẹ kế thật tốt. Dì đã sưởi ấâm lòng cha tôi. Còn chúng tôi cũng được những bưã cơm ngon lành, có sẵn ăn rồi đi làm đi học. Tiền bán nhà hồi đó. Lại tiền waifaire giành dụm. Chúng tôi đã mua được căn nhà ba phòng, khá khang trang. Anh Tâm nói: "Chúng con lo trả tiền nhà hàng tháng. Chúng con đi học rồi đi làm thêm là đủ" .
Cả nhà đều vui vẻ ăn rồi đi làm đi học .
Cha tôi lớn tuổi học chậm hơn các con, chậm hơn cả dì Hồng.
Học song hai năm English cha không đi học nưã. Chị Vân và dì Hồng đều học Nurse. Hai người đều ra trường, một lượt. Chị Vân may mắn xin được việc ban ngày ít tiền, mà xa. Dì Hồng phải làm bam đêm, nhiều tiền, nhưng gần nhà. Dì Hồng xin cho Ba một việc ngay trong bịnh viện dì làm, là đi đổi quần áo, cho các phòng bịnh nhân, cũng tạm được.
Thời gian sức khoẻ cuả cha mỗi ngày một yếu, công việc làm cũng khá nặng. Phải chất những túi quần áo, lớn lên xe hàng ngày.
Một hôm sơ ý tuí đồ quá nặng bị rớt. Cha tôi bị té gẫy chân phải nằm nhà thương nghỉ cả tháng, sau làm trở lại nhưng chỉ được mấy tháng, rồi nghỉ luôn. Phần thì lớn tuổi, sức cũng yếu công việc lại chẳng làm bao giờ nên không làm được nưã. Cha tôi phải đi xin tiền xã hội tiêu dùng, ít hơn.
Sau khi dì Hồng sanh bé Diễm Hương. Thì cha con chúng tôi thi nhau nuôi em. Từ ban ngày đến ban đêm. Từ hai tháng cho đến hai tuổi. Cha tôi thay dì Hồng làm hết mọi việc trong nhà, ban ngày cũng như ban đêm khá mệt mỏi .
Kể từ ngày dì Hồng đi làm, thì gia đình tôi không còn hạnh phúc như trước nưã. Dì cứ than là mệt mỏi. Không được ngủ đêm, cha tôi thì già yếu chẳng giúp được việc gì. Cái nồi rửa cũng không sạch, chén bát úp không đúng chỗ, chưa khô đã cất đi. Cái nhà bụi quá, không hút bụi ngay. Con khóc sao không chịu dỗ ngay. Không chịu thay tã cho con luôn, con đói sao chưa pha sưã liền, và nhiều cái không vưà ý dì lắm.
Than đến nỗi chúng tôi thấy chán. Cái điệp khúc ấy cứ phải nghe mỗi ngày. Thương cha nên chúng tôi vẫn trọng dì.
Rồi chị Vân lấy chồng, ở nhà chồng. Anh Tâm ïcưới vợïï ở nhà vợ.
Bây giờ chỉ còn tôi và em Châu. Chúng tôi lấy cớ nhà chị Vân rộng, gần trường, gần chỗ làm. Chúng tôi kéo nhau đi. Đi hết để cha tôi ở lại, nghe tiếp những điệp khúc dì Hồng ca hàng ngày. Có lẽ cha tôi được nghe suốt ngày lại suốt đêm. Tới ngày nào đó không còn nghe nữa, phải ra đi, để Dì Hồng vàø bé Diễm Hương ở lại đó là tốt nhất.
Cha tôi sống trên đất Mỹ có vợ lại có con thật, nhưng chưa chắc lấy gì làm sung sướng hay Hạnh Phúc.
Chao ơi ! Cũng là mẹ, sao mà cách biệt thế./.
4/8/2000
Nguyên Hợp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,221,345
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến