Hôm nay,  

Lỗi Lầm Tuổi Trẻ

06/11/200100:00:00(Xem: 28435)
Trương Ngọc Bảo Xuân aBBOTT
Bài tham dự số: 02-391-vb31034

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân Abbott, 52 tuổi, cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California, là giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ và Thợ cạo, hớt tóc) tại Los Angeles thuộc tiểu bang California.
Trong đợt Giải Thưởng Viết Về Nước My năm đầu tiên 2001, bà Bảo Xuân Abbott đã góp loạt bài đặc biệt giá trị về ngành thẩm mỹ tại Hoa Kỳ: một ngày chấm thi, một ngày đi dạy, một ngày đi học nghề thẩm mỹ. Tiếp theo, bà góp bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi”. Bài viết được trao giải chung kết trọn năm.
Sau đây là bài viết bà mới gửi thêm, về đề tài “tuổi trẻ và bạch phiến.” Bài mới gửi, nhưng theo tác giả, đã được viết từ lâu.

Năm đầu tiên học trung học tôi đổi tới trường mới. Tôi không quen với ai hết. Tôi rất cô đơn cho tới khi gặp hai người học trên tôi một lớp. Tôi bắt đầu tập hút thuốc lá. Đúng ra tôi hút thuốc vì hai người bạn mời tôi. Tôi hút vì hai người này nhận tôi làm bạn.
Lúc đầu chỉ là chuyện bình thường giữa bạn bè với nhau, cuối tuần đi chung, ngồi tán dóc và hút vài điếu cho vui. Thời gian qua, tôi bắt đầu ghiền thuốc lá. Cùng lúc đó hai người bạn này mời tôi uống bia. Tôi chẳng suy nghĩ gì cũng gật đầu uống theo. Thấy rằng uống bia cũng có cái vui, nhất là khi say, không còn biết trời trăng gì hết, có khi không biết làm sao tôi lết về được tới nhà. Say rượu là một cảm giác tôi chưa từng đươ.c hưởng qua. Tôi cảm thấy khi say rượu chuyện gì cũng trở nên vui thiệt là vui, vui hơn lúc tỉnh táo. Đó là lý do chánh làm cho tôi trở nên thích uống rượu. Ngoài ra còn một điều nữa là rượu làm cho tôi quên đi những phiền phức hàng ngày. Thí dụ, như trong suốt tuần, nếu tôi bị ba má rầy rà, tôi sẽ cố đằn sự giận hờn xuống, đợi tới cuối tuần cùng bạn bè nhậu cho say rồi cùng cười với nhau. Khi say tôi hết bức rức bực bội giận hờn phiền muộn.
Sau vài tuần lễ say sưa với bia, tôi biết tới mùi cần sa. Lần đầu tiên sử dụng nó, chẳng có ảnh hưởng gì, có lẽ vì tôi quá sợ nó làm hại tôi. Rồi tới lần thứ nhì, thật sự "phê" thật sự "thăng" lên cao vút. Nó cho tôi một cảm giác thật khác hẳn cảm giác khi say rượu. Tôi trông đợi cho tới ngày cuối tuần để hút cần sa. Đối với tôi lúc đó, cần sa là một liều thuốc có hiệu lực hơn bia. Cần sa là một chuyện mới mẻ, một thứ say sưa đậm đà. Chúng tôi hút cần sa mỗi tuần. Một thời gian không lâu sau đó, chúng tôi hút mỗi ngày trước giờ đi học. Đi vô trường với cảm giác lâng lâng sung sướng thiệt là một điều khoái vô tả.
Lúc đó, còn chút lý trí, tôi nhận thấy có điều gì không ổn. Tôi và hai bạn ngày nào cũng say với thuốc. Có bao nhiêu tiền tôi đổ vô bia và cần sa. Bạn tôi cũng làm y như vậy. Tôi bắt đầu cảm thấy có lỗi mỗi lần say với thuốc. Đó là một cảm giác rất nguy hiểm vì tôi cứ muốn tự vận. Lúc này khi say tôi trở nên chán nản, suy nhược, khó chịu, buồn rầu. Cảm giác có tội làm tôi thấy rằng nếu tự vận được là một điều hay. Tôi nói với bạn tôi, cũng cùng một tâm trạng, rồi chẳng đứa nào biết làm gì khác hơn là hút thêm, say thêm. Tôi thật lúng túng, bối rối, cứ suy nghĩ tại sao khi say tôi cảm thấy có tội, khi tỉnh tôi lại muốn hút cho say.
Tôi ngưng hẳn bia, bao nhiêu tiền và thời gian tôi đổ hết vô cần sa. Tôi tính toán coi hút chỗ nào và lúc nào. Cùng thời gian đó tôi không còn chơi với hai người bạn cũ nữa. Tôi nhập bọn với nhóm bạn mới. Tụi nó cũng hút cần sa và uống bia. Bây giờ nhớ lại, nhóm bạn này cũng y như hai đứa bạn cũ, cũng dùng những thứ bị cấm đoán. Sau một thời gian chơi với nhóm này, họ mời tôi nếm mùi bạch phiến. Đầu tiên còn hơi sợ, tôi phải hút cần sa cho say rồi mới dám thử. Thật như bay lên chín tầng mây!
Cái sướng lâng lâng lơ lững như chân không chấm đất, như không còn thân thể, nhẹ như lông, thật là một cảm giác sướng tê người chưa từng biết tới. Cảm giác tê tái, mê man chẳng giống như bất cứ cảm giác nào tôi từng biết qua. Tôi mê nó, tôi yêu nó, càng hít nhiều chừng nào càng thích thú hơn chừng ấy và càng thích nhiều chừng nào tôi càng đeo dính theo đám bạn.
Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, tôi nhận biết rằng tôi đã nghiện bạch phiến. Nhưng tôi chẳng cần, tôi biết tôi nghiện ngay lần đầu tiên tôi hít một "đường" nhưng nghiện thì có sao đâu" Tôi để dành tất cả tiền ăn trưa, tiền đi chơi để mua bạch phiến. Tôi chê cần sa không thèm hút cần sa nữa, bia cũng bỏ luôn. Chỉ bạch phiến là đủ cho tôi sung sướng. Càng mua, càng hít, càng mua nhiều càng hít nhiều. Tôi cũng biết thói quen này quá mắc tiền. Mới đầu tôi hùn với đám bạn để mua rồi cả bọn hít chung. Tụi nó chỉ hít vào ngày cuối tuần. Còn tôi, bắt đầu hít vài lần trong tuần chưa kể cuối tuần. Và hít một mình nên đã trở nên quá tốn kém. Tôi tìm được việc làm sau giờ học để có tiền mua bạch phiến. Tôi để dành đủ tiền mua một lượng đủ xài cho tới lần lãnh lương kế.
Cả khoảng thời gian này tôi chẳng mua bất cứ cái gì khác hơn là bạch phiến. Tôi sụt cân, tôi ăn ít, chỉ vừa đủ cho qua ngày. Đôi khi hít xong tôi đã no rồi đâu cần ăn gì nữa. Ba má tôi cứ tưởng vì tuổi mới lớn cơ thể thay đổi. Đôi khi ba má hỏi tôi có bệnh gì không tôi cứ trả lời đâu có bệnh gì. Tôi bắt đầu nói láo, hứa càn, chối cãi bất cứ chuyện gì khi tôi đang bị ảnh hưởng của bạch phiến.
Tôi cũng bắt đầu rúc trong phòng, có dịp, có thuốc là nằm trên giường mà hít cho đã. Sau một lúc, ba má tôi nghi ngờ tôi dùng chất ma túy. Nhưng cả hai không bắt gặp tại trận khi tôi đang xử dụng, với lại tôi chối cãi quá hay, và là con vì lòng thương yêu ba má tôi cũng tin khi tôi nhất định nói là tôi không bao giờ xài ma túy. Ba má tôi không thể nghĩ là tôi có thể nói láo hai người. Vì vậy thay vì nghi ngờ, hai người ráng tin tôi không làm gì quấy.
Thật là tội nghiệp ba má tôi. Hai người không bao giờ ngờ càng ngày tôi càng sa xuống vực thẩm. Càng ngày tôi càng nghiện với chất độc này. Tôi vẫn biết bạch phiến là một độc chất làm cho con người bị ghiền, mạnh hơn bất cứ ma túy nào. Vậy mà tôi cũng không cần, tôi vẫn cứ dùng nó. Ngay cả lúc tôi hít quá độ, hay vì không đủ tiền, khi mua thuốc, tụi bạn pha chế thêm chất gì vô không biết, tôi bị kích xúc tưởng đã chết rồi. Có lần, ngay vừa hít vô mũi xong, máu đỏ tuôn ra từ lỗ mũi. Tôi sợ hãi, má tôi cứ tưởng tôi bị bịnh màng mũi dị ứng, cứ biểu tôi uống thuốc cảm. Một lần khác, sau khi hít, nằm trên giường, tôi có cảm giác như cứng hết mình, không cục cựa được, như không có hai chân, mắt vẫn mở nhưng không nhìn thấy gì, rồi mê đi. Tôi thấy bay lơ lững, tôi thấy thân tôi nằm đó, gần cái quan tài. Khi tỉnh lại, tôi như bị liệt nhược, mệt mỏi vô cùng nhưng không thể nhắm mắt ngủ được. Sáng đi học không nổi tôi phải nghỉ học, trong thời gian này tôi hay trốn học. Nhưng mặc cho bất cứ chuyện gì xảy ra, tôi vẫn cứ thế dành tiền mua thuốc hít vào. Dù sợ chết cách mấy tôi vẫn cứ dùng bạch phiến. Cá bạn tôi thấy sự thay đổi của tôi. Họ biết nguyên nhân làm cho cơ thể tôi thay đổi như vậy, bạn tôi khuyên nên bỏ hít đi. Tôi cứ chối cãi rằng tôi đã bỏ từ lâu. Họ cũng không thể không tin vì tôi không còn đi chơi chung với họ. Lúc đó tôi chỉ hít một mình. Tôi đã nghĩ rằng không phải chia sớt cho chúng bạn, đủ cho tôi hít được nhiều hơn. Thời gian này là thời gian đen tối nhất trong cuộc đời tôi. Tính tình tôi thay đổi. Tôi hay hằn học, tức tối vô lý. Đôi khi tôi dữ tợn không nguyên do, đôi khi buồn rầu vô cớ, đôi khi chỉ muốn chết. Về sau tôi mới biết đó là hậu quả bạch phiến gây ra. Ba má tôi không biết tôi làm gì với số lương của tôi mà lúc nào tôi cũng không có tiền, đôi khi thiếu cả tiền ăn trưa. Nhưng vì tính tự trọng và tin tưởng con cái, vả lại tiền do tôi làm ra, ba má tôi không muốn tra hỏi cặn kẽ. Tiền tôi làm ra tôi có quyền xài.


Tôi hít bạch phiến mỗi ngày, đôi khi bảy lần một ngày, nếu không có nó tôi không làm gì được nữa. Tôi như người không tay chân, không sức làm bất cứ việc gì. Rồi một ngày nọ, một chuyện như thần may mắn từ trên trời rơi xuống giúp tôi, tôi bị bắt. Cũng không có gì xui khiến. Tự nhiên tôi đậu xe trước cửa sở cảnh sát nơi tôi ở, ngồi trong xe của má tôi, muốn làm một chuyện gì kích thích tinh thần. Tôi moi gói bạch phiến dấu sẵn trong xe, sửa soạn làm hai "đường" cảm nghĩ làm một chuyện trái luật ngay trước cửa công lý làm tôi hồi hộp như có thêm sức sống. Thêm vào đó, có một điều gì tận cùng tâm hồn, một bí ẩn sâu kín, hy vọng bị bắt. Vừa hít xong "đường" thứ nhì, một cảnh sát viên tới cạnh cửa sổ xe, bắt gặp quả tang tôi đang phạm pháp, còng tay tôi dẫn vô sở cảnh sát.
Họ lăn tay bắt tôi ngồi đợi trong phòng tạm giam, gọi ba má tôi tới lãnh về. Rất may cho tôi mới 17 tuổi, nếu 18 tôi đã phải ngồi tù và tiền thế chân để tại ngoại hầu tra 2500 mỹ kim.
Ba má như người bừng tỉnh giấc mơ. Sự đau đớn của hai người làm tôi có đủ nghị lực nhứt định bỏ hút bạch phiến. Tôi bỏ dứt, bỏ hẳn, bỏ không luyến tiếc. Sau hai ngày ngưng hít, tôi bị lên cơn hành hạ cơ thể. Tự nhiên những dây thần kinh giựt liên hồi, miệng tôi méo đi, không kiểm soát được tay chân. Tôi đau đớn hai hàm răng đánh lập cập vào nhau, ngón tay giựt, mắt giựt, đang nằm trên giường tôi văng xuống đất. Lần đó ba má và anh em tôi thức suốt sáng. Ba má tôi cho tôi một chương trình cai thuốc. Khi được giải thích về tình trạng của tôi, mới biết tôi phải mang ơn người cảnh sát đã bắt tôi, vì nếu tôi không ngưng thuốc lúc đó, nếu cứ dùng bạch phiến theo đà của tôi trong vòng hai tháng có thể tôi đã vô hòm rồi. Cơ thể của tôi đã bị độc tố của cocaine làm cho hao mòn. Tôi bị thêm vài lần động kinh, bị sự cai thuốc hành hạ, đau đớn từ tinh thần lẫn thể xác. Với nghị lực phấn đấu, với lòng thương yêu của ba má và anh em, nhất là người dì út của tôi, đã thắng trận chiến với chất độc cocaine này.
Tôi đã thắng, tôi còn sống. Tôi phục hồi cơ thể, dù đôi mắt có mờ đi đôi chút, tôi cám ơn những gì đã xảy ra chung quanh tôi, những người thân yêu giúp tôi qua khỏi đoạn đướng quá sức nguy hiểm đó.
Giờ đây tôi có một nhóm bạn mới. Những người này không rượu chè, hút xách. Đi chơi với họ tôi bừng mắt dậy. Tôi thấy rằng dù không có bia cần sa cocaine, chúng tôi vẫn có những cuộc vui mà không hại tới tấm thân.
Tôi cũng cám ơn người cảnh sát đã bắt giữ tôi, nếu không giờ này tôi đã hồn lơ lững trên chín từng mây, xác nằm sâu trong lòng đất lạnh, để khổ lại cho cha mẹ anh em và bà con thân thuộc. Thiệt là một thời gian hãi hùng khủng khiếp.
Sau đây là bài sưu tầm khi tôi đã "chết đi sống lại".

Những tệ hại của bạch phiến.
Trong ngành y khoa, sau khi nghiên cứu về việc dùng chất bạch phiến (cocaine) mấy chục năm, những nhà bác học đã khám phá ra tầm mức tệ hại do bạch phiến gây ra như thế nào.
Bạch phiến là một độc chất rất nguy hiểm cho người xử dụng nó. Chẳng một ai tin rằng những điều sắp kể ra đây có thể xảy ra cho họ. Đừng nghĩ như vậy vì khi đã dùng bạch phiến, họ đặt sinh mệnh của họ trước đầu súng của trò chơi một viên đạn tử trong cây súng lục.
• Không bao giờ tôi bị ghiền bạch phiến.
Ngày xưa những người dùng bạch phiến tưởng rằng dùng bạch phiến thì không bị nghiện vì khi ngưng dùng họ không bị hành hạ xác thịt khi ngừng dùng chất heroin, chẳng hạn như bắp thịt bị giựt, mê sảng, chứng động kinh, vv…đúng ra sự hành hạ do bạch phiến nghiêng về phần trí não!!!
Theo sự nghiên cứu với loài vật, một con khỉ đã dùng bạch phiến cho đến ngày chết, không ngưng được. Một con khỉ khác, khi ngưng cho dùng nó đã vật mình vô song sắt 12,800 lần cho tới khi người ta cho nó một lượng bạch phiến. Loài người đâu khác gì loài khỉ.
Nếu bạn dùng bạch phiến, 100% bạn sẽ bị ghiền! Càng nhỏ tuổi chừng nào sự nghiện ngập càng dễ tăng thêm…nhiều người cho biết sau khi dùng lần đầu tiên họ đã bị ghiền ngay tức khắc!
Khi đã bị nghiện thuốc rồi, lúc nào họ cũng chỉ nghĩ tới bạch phiến, làm sao cho có để hít vào. Gia đình bè bạn việc làm nhà cửa sức khỏe không thành vấn đền nữa. Vì bạch phiến mắc mõ, họ sẽ làm những việc mà dân nghiện thường làm. Họ trộm cắp, ăn gian nói dối, mua bán bất cứ món gì kể cả thân thể họ. Có khi trở nên tù tội. Bởi vì nên nhớ rằng sử dụng bạch phiến là điều trái với luật pháp.
Bạch phiến đánh thẳng vào tim trước khi tấn công vào não. Nhịp đâp của tim sẽ tăng nhanh, sức bơm đẩy sẽ như nước vỡ bờ. Cho dù mới có 15 tuổi họ cũng có thể bị chứng động kinh, tim ngừng đập, hôn mê bất tỉnh (coma).
Khi vào não bạch phiến tấn công vào trung tâm cảm xúc, ngay thay phần này cũng liên hệ tới tim và phổi. Một lượng thuốc quá lớn, hay sự ứ động quá lượng có thể chạm tới đường dây nguy hiểm này và nó sẽ làm ngưng sự hoạt động của tim và phổi. Đó là nguyên nhân gây ra cái chết của nhà thể thao gia bóng rổ Len Bias.
Nếu không may mắn, lần đầu tiên dùng bạch phiến, cơ thể không tiết ra chất giảm chất độc của bạch phiến, chỉ cần hít vô hai đường, họ có thể đi luôn sang thế giới bên kia…
Về vấn đề sinh lý tăng hay giảm chưa ai có thể phán đoán một cách chắc chắn là nếu cứ lạm dụng một ngày nào đó sẽ không còn ham muốn xác thịt, sinh lý cũng bị lãng quên đi.
Bạch phiến sẽ làm bạn vui sướng hơn lên" Làm bạn trở nên một con người mới. Chỉ có điều đáng buồn là con người mới này sẽ khiến bạn phải tăng số lượng bạch phiến hơn lên. Đó là một sự thật không chối cãi. Sau khi sự sung sướng do bạch phiến mang lại, bạn sẽ cảm thấy bực bội, bức rức, buồn bã, khó chịu. Bạn đã bị ghiền thuốc mà không hay. Rồi bạn nghĩ rằng đâu có gì khó đâu, hít thêm vài đường nữa hay hút vài điếu nữa là khỏe ra, là vui liền! Rồi ngày nào đó, bạn cũng phải ngưng dùng nó, rồi nó sẽ làm cho bạn tâm hồn bấn loạn, chán đời, đôi khi tự vận.
Theo lời của ông bác sĩ Arnold Washton, một trong những bác sĩ chuyên môn về bạch phiến nói rằng:
"Thât là khó cho những người nào không bao giờ dùng chất bạch phiến để tưởng tượng ra sự buồn thảm sâu kín của những người, nạn nhân của chất độc bạch phiến sâu xé tinh thần lẫn thể xác của họ!".
TRƯƠNG NGỌC BẢO XUÂN ABBOTT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,314,866
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.