Hôm nay,  

Từ Cái Tủ Lạnh…

24/10/200100:00:00(Xem: 183429)
Bài tham dự số: 02-372-vb31016


Cầm quyển sách Viết Về Nước Mỹ năm 2001, đọc tới, đọc lui, đọc đi, đọc lại, thấy mọi người viết sao hay quá! Bài của chị Bảo Xuân viết thật cảm động, chị cho tôi thấy rằng người Mỹ ở Mỹ cũng te tua chẳng kém người tỵ nạn chúng ta lúc mới bước chân đến đất nước người.
Bài của ông Lê Như Đức "Cây chuối sứ" nhiều ý tưởng sâu sắc, xin có đôi lời khâm phục. Tôi hiểu dù mình có cố gắng đến đâu cũng không thể nào viết hay hơn hai vị trên được. "Văn tôi không hay, thơ tôi làm cũng dỏm, nên chàng chê và chê…"
Tánh tôi thật thà bộc trực, nghĩ sao nói vậy, chuyện gì có trong bụng cũng lôi ra để nói cho thiên hạ biết hết. Không sao, biết để cùng chia sẻ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tôi nghĩ đó cũng là mục đích của Việt Báo lúc tổ chức cuộc thi Viết Về Nước Mỹ.
Cuộc đời đâu phải, lúc nào cũng xuôi buồm thuận gió, con nít lúc còn bé tập đi đã bị té lên té xuống, lớn lên rồi cũng bị đời đá cho té xuống té lên. Tôi tưởng tượng tai họa giống như con chim cú, hay cặp mắt của nó ghê quá, cố rình rập chực chờ tấn công chúng ta. Họa phúc khó lường chỉ có Phật biết, Trời biết còn người trần mắt thịt như chúng ta nào ai biết trước được để mà tránh. Biết vậy nên trong cuộc sống tôi luôn cố gắng làm điều lành, tránh điều dữ, chỉ mong đến lúc tai bay vạ gởi thì hy vọng sẽ được ơn trên phù hộ cho mình.
Từ lúc dọn về nhà này, bao tai nạn cứ dồn dập xảy tới. Dọn nhà ngày mùng 1 tết, đồ đạc còn y nguyên chưa sắp xếp, đến ngày mùng 5 phải vào bệnh viện để mổ (C section). Mẹ vừa về nhà, con còn nằm bệnh viện, thì đến bố cháu bị tai nạn lật xe gãy xương vai. Mọi việc tưởng đã bình thường, một ngày đi làm về, thấy nhà cửa mở toang hoang. Ăn trộm đã vào để lấy một số đồ đạc… Rồi cái xe đang đậu bên lề nhà, tự dưng lăn xuống đồi, đâm vào hàng rào nhà hàng xóm… Còn nữa, một ngày kia đang lái xe boong boong chạy về gần tới nhà, thì nghe cái "rầm" làm tim tôi muốn phóc ra ngoài. Một cậu Mỹ con hàng xóm de xe ra không dòm chừng, đụng vào hông xe tôi một cái làm dập cánh cửa phía tôi đang lái. May quá tôi không hề hán gì, chỉ bị đứng tim một chút thôi.
Chuyện tôi nói sắp tới đây cũng ly kỳ, suýt làm mất toi 3 mạng người nếu không có smoke alarm. Đúng là "họa vô đơn chí, phước bất trùng lai". Ai bảo lúc mua nhà không nhờ thầy phong thủy giúp đỡ nên giờ này mới bị sao quả tạ chiếu. Thât đáng đời.
Chuyện tôi muốn nói tới đây là chuyện cái tủ lạnh. Cái tủ lạnh" Nhà nào mà chẳng có" Có gì đâu để nói" Vâng, thưa bạn, hãy từ từ để tôi nói hết…
Đó là cái tủ lạnh màu mỡ gà, bự hết cỡ của nó, chỉ có hai ngăn. Ngăn trên đựng nước đá và đồ frogen, ngăn dưới để rau quả trái cây. Lúc xảy ra câu chuyện (1998) thì tủ lạnh được khoảng 10 tuổi.
Năm đó, sau khi để dành được một số tiền, chúng tôi đến Sear để mua một cái tủ lạnh mới "size by size" có hệ thống làm nước đá tự động trông rất gọn gàng. Có mới nới cũ, tôi tống cái tủ lạnh cũ ra ngoài garage, định có thì giờ sẽ lau chùi sạch sẽ để cho người khác. Tạm thời tôi dùng để đựng bia vì ông xã tôi ngày nào cũng "tu" ba chai "lo quên rầu" (lowenbrau) Lo làm sao mà quên rầu được, càng rầu thêm thì có. Đúng là bia nói chứ không phải người nói.
Tối đó ngày thứ bảy cả gia đình sau khi đi dự đám cưới một người bạn, về nhà khoảng 10 giờ tối, chúng tôi đâu biết rằng chỉ vài giờ sau đó một tai nạn sẽ xảy đến.
Khoảng 3, 4 giờ sáng chủ nhật đang ngủ ngon lành, tôi bị đánh thức bởi tiếng réo ầm ỉ của cái chuông chống khói. Lúc đó chồng tôi cũng vừa mở mắt, cả hai chạy ra phòng khách. Vừa định mở cửa nhà, bếp ăn thông với garage thì một luồng khói đen ngòm từ ngoài bay vào, rồi tôi nghe tiếng rầm rầm, phịch phịch phát ra. Chuông chống khói gặp khói bay vào cứ réo lên inh ỏi. Chồng tôi bảo "tủ lạnh bị nổ rồi". Cả hệ thống điện ngoài garage đã bị hư, không thể mở cửa garage được nữa. Tiếng alarm vẫn tiếp tục kêu, tiếng xình xịch từ cái tủ lạnh vẫn tiếp tục phát. Tôi cố chận cửa lại nhưng những đợt bụi khói từ ngoài garage vẫn tiếp tục xông vào làm cho tôi nghẹt thở. Quên tất cả chỉ nhớ tới thằng con, tôi chạy vào phòng đánh thức nó dậy "dậy mau con, tủ lạnh nó nổ". Bồng cháu ra, tôi nghe tiếng con: "Mẹ ơi, mẹ gọi 911". Tôi tay bồng con, tay bấm số, rồi tiếng hai mẹ con đứt khúc thất thanh "Fire, fire, hurry, hurry". Nói chưa hết câu tôi thấy khó thở quá vì những cuộn khói mỗi lúc càng dày đặc. Tôi chạy tới góc tường tìm chùm chìa khóa cửa chính: Ngày thường tôi hay treo chìa khóa ở đây, sao bây giờ không thấy. Tôi lấy đại chùm chìa khóa bên hông rồi bồng con chạy như bay ra phía hông nhà. Đặt con trong chiếc xe truck đậu trước sân, tôi khóa cửa cẩn thận rồi nói với cháu "Con ngồi đây mẹ vào nhà rồi ra ngay". Chuông vẫn còn kêu inh ỏi, dù biết vào nhà là nguy hiểm vì sẽ hít phải bụi khói, tôi cũng phải vào vì … cái này rất quan trọng. Tôi thuộc loại "răng không mô" tôi ở đây mà răng tôi còn nằm trong phòng tắm…
Lúc tôi bước vào nhà thì tủ lạnh vẫn còn tiếp tục nổ và khói đã bắt đầu đầy nghẹt nhà bếp. Tôi nín thở, nhắm mắt nhắm mũi chạy vào rồi chạy ra. Lúc này mới thấy ông xã không biết nãy giờ ông làm gì.
Buổi sáng sớm mai của cuối tháng 11 trời đã bắt đầu lạnh. Tôi co ro mở cửa xe rời chiếc xe truck qua đậu bên lề đường trước hông nhà bà hàng xóm đợi xe cứu hỏa tới.
Khoảng 15 phút sau, xe cứu hỏa tới, tiếng còi inh ỏi đánh thức cả khu xóm, hòa lẫn với tiếng chó sủa…hàng xóm chung quanh ra đứng trước sân nhà, nhìn về hướng nhà tôi. Khoảng 3, 4 ông chữa lửa mặt áo vàng từ trên xe bước xuống, người kéo vòi nước người cầm xẻng, người cầm thang tìm cách vào bên trong garage. Có lẽ vì sợ garage nổ (trong garage có 2 chiếc xe hơi) cho nên họ phải bắt thang lên nóc nhà, đục mái cho bay khói rồi vào bằng cửa hông.
Tôi với bộ quần áo mong manh, ngồi ôm thằng con trong xe mà run vì lạnh. Bà hàng xóm mấy năm rồi chưa mở miệng nói chuyện, thấy hai mẹ con co ro trong xe, chạy tới hỏi: "Có cần gì không"" tôi nói muốn mượn cái mền cũ. Bà vào nhà lấy ra đưa cho tôi một cái mền, để tôi trùm cho thằng con. Chồng tôi đang đứng nói chuyện với mấy ông chữa cháy. Họ đã tắt được tủ lạnh và xịt nước dập khói. Thật sự từ đầu tới cuối tôi không thấy lửa gì cả mà chỉ thấy khói ơi là khói, khói lẩn bụi từ tủ lạnh cứ ùn ùn bay ra. Dễ sợ quá, nội hít phải khói đó cũng đủ chết rồi.


Một ông chữa lửa tới gần xe tôi, tôi vặn kiếng lên để nghe ông nói: "Chúc mừng bà, bà chỉ hư garage thôi". Tôi cười, hỏi ông một câu mà hỏi xong, tôi mới thấy mình lãng xẹt: "Tôi có phải trả tiền cho ông không"" Ông cười: "Bà không phải trả, tiền thuế của bà trả". Tôi nhìn quanh, không thấy ông xã đâu. Ông mà nghe được câu hỏi ngớ ngẩn của tôi thế nào cũng phải la làng "Ngu quá, thế mà cũng hỏi" may quá ông không có đây. Ông chữa lửa nói tiếp "Bà đi đâu thì đi 4, 5 tiếng nữa mới vào nha.ø" Đi đâu bây giờ" Thôi tới nhà bà chị bạn tạm trú vậy, cho con ngủ thêm vài tiếng…
Vài giờ sau để con ở nhà người bạn, tôi và ông xã lái xe về nhà. Lúc này trời đã sáng, khoảng 8 giờ sáng chủ nhật. Lúc bước vào garage, tôi thật bàng hoàng nhớ câu "trải qua một cuộc bể dâu"…vườn dâu biến thành biển... trong 1 tiếng đồng hồ.
Cái garage gọn gàng sạch sẽ đã trở thành đen đúa, tường cháy xém lem loang lỗ... hai chiếc xe đậu trong garage đã bị cháy tróc sơn, bụi bám đầy gương. Mùi khói cay dày đặc trong không khí. Máy giặt máy sấy bị cháy xém, máy thổi, máy quất bị cháy phần nhựa, nhăn nhúm. Flyer quảng cáo bị cháy xém. Mấy đôi giày của tôi móc ở rack treo trên tường bị bụi bám đen, nhăn nhó.
Tôi bước vào nhà trong mở vòi nước rửa mặt. Bụi khói vẫn bám vào mũi vào mặt vào tóc, vào áo quần. Bụi khói khắp nơi, bay vào phòng ngủ, vào tủ đựng quần áo, vào tủ chén dĩa, vào thùng đựng gạo. Tôi điện thoại cho chị chuyên viên bảo hiểm để báo cho chị biết mọi việc thì được biết mãi đến thứ ba mới có chuyên viên tới. Tạm thời mọi việc cứ y nguyên như vậy, không cần dọn dẹp cho tới khi có người tới điều tra.
Tối hôm đó, nằm ngủ trong nhà, cố mở hết cửa sổ, xịt mùi thơm vào nhưng không làm sao xua đuổi hết được mùi khói.'
Chồng con thì ngủ tỉnh bơ còn mình thì cứ mở mắt trơ trơ… sợ đủ thứ. Sợ kẻ gian sẽ mở cửa garage để vào nhà vì nay cửa đã hư, sợ họ lại vào bằng mái nhà vì mái đã tróc nóc... lâu lắm mới chìm được vào giấc ngủ nặng nề.
Ngày thứ ba, con đi học, ông xã đi làm, tôi ở nhà chờ ông chuyên viên hãng báo hiểm tới. Sau khi đi một vòng quanh nhà quan sát, ông đưa cho tôi một tấm danh thiếp trên có hàng chữ.
"Trankie Camacho
Property Claims specialist "
(tạm dịch là chuyên viên thẩm định tài sản, không biết có đúng không").
Tôi mời ông vào phòng khách, ông lấy trong cặp ra một xấp giấy viết, một cassette để thu âm và ông bắt đầu cuộc phỏng vấn có thu băng. Tôi kể hết mọi việc theo thứ tự và trả lời các câu hỏi của ông một cách thành thật và chính xác. Tôi còn nhớ ông hỏi "công việc làm ăn như thế nào"" "có nợ không" tôi đáp: "ai mà không nợ, có nợ nhưng vẫn trả đều mỗi tháng, còn làm ăn thì vẫn bình thường".
Sau màn phỏng vấn, ông bắt đầu ra garage xem xét cái tủ lạnh bị nổ rồi ghi ghi chép chép các vật dụng bị hư hỏng do tai nạn vào sổ. Nhiều chi tiết ông phải hỏi tôi, chẳng hạn "Cái tủ lạnh mua hồi nào, mấy đôi giày mua bao nhiêu tiền"….
Về hai chiếc xe trong garage, ông cho biết tôi phải nói chuyện với hãng bảo hiểm xe cộ. Ông cũng cho hay vài ngày nữa sẽ có người tới chở cái tủ lạnh đem đi để điều tra nguyên do. Tôi yêu cầu ông cho người tới lợp tạm mái nhà dùm vì sợ trời mưa sẽ bị dột.
Sau khi ông xem xét, chụp hình xong, mãi đến ngày hôm sau tôi mới bắt đầu dọn dẹp. Thật là nhiều việc lắm, ngoài việc sơn lại toàn bộ cái nhà, dọn dẹp garage, làm lại hệ thống điện, làm lại cửa garage… những việc nhỏ như dọn dẹp thì làm được nhưng những việc lớn hơn thì phải chờ tiền bồi hoàn, mà theo tôi đoán không phải là mau.
Có chuyện buồn cười nữa là khi nghe ông Camacho cho biết hãng bảo hiểm sẽ bồi hoàn tiền ăn nếu tôi đi ăn ngoài, tôi như mở cờ trong bụng. Đúng là áo rách mà gặp chiếu manh! Đi Seafood Cove thì xa quá, thôi ghé Sizzle gần nhà vậy, ăn ba người hết $30.00.
Tôi cũng liên lạc với nhà băng chủ nợ của tôi để báo cho họ biết tai nạn và đồng thời cho số điện thoại của ông Camacho để họ tiện việc liên lạc.
Ba tuần lễ sau, sau bao lần nhắc nhở kêu gọi cái check đầu tiên mới về kèm theo 1 chồng hồ sơ liệt kê chi tiết tỉ mỉ cách chiết tính bồi hoàn trên từng món đồ thiệt hại. Nguyên tắc cũng hợp lý thôi. Hãng bảo hiểm bồi thường 80% trị giá món hàng, 20% bị trừ là tiền depreciation tức là trị giá hao mòn hay còn gọi là tiền chiết cựu. Là kế toán viên nên tôi biết điều này. Tiền bồi hoàn được chia làm 3 đợt, đợt chót sẽ được thanh toán sau khi chuyên viên ngân hàng tới kiểm tra lần chót và thông báo cho hãng bảo hiểm biết.
Tiền ăn của tôi ($30 mà tôi nói hồi nãy) chỉ được bồi hoàn $18 mà thôi như lời ông Camacho đã nhắc nhở "tiền bảo hiểm chỉ để duy trì cuộc sống bình thường" muốn ăn sang thì phải móc túi ra bù lỗ. Tiêu chuẩn ăn là ăn ở Fast food… chớ không phải ăn ở seafood. Hãng bảo hiểm cũng tính kỹ đấy chứ.
Trong cái check, ngoài tên người thụ hưởng là vợ chồng tôi còn có tên nhà băng, chủ nợ cái nhà nữa. Tôi lại phải gởi tấm check đi để nhà băng bối thự (endorsement) đằng sau, mất thêm 10 ngày nữa.
Nghe ai đó nói "Cháy nhà hả, giàu rồi" tuy không thèm cãi nhưng tôi thấy điều đó không đúng… ông Camacho đã nói "chỉ để duy trì cuộc sống bình thường". Mọi việc đều phải thông qua chủ nợ là nhà băng.
Riêng đồ cá nhân như giày dép, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy…bị hư có được tiền bồi thường, bạn muốn sắm lại hay không tùy ý, không ai cấm. Tôi có khoảng 8, 10 đôi giày, được bồi thường 80% nay tôi chỉ mua được 5, 6 đôi giày mà thôi vì tiền bồi thường ít hơn và lại không được mua giá sale như lúc trước nữa.
Đến tháng 2/99 công việc sữa chữa được hoàn tất. Tôi có được một căn nhà có nước sơn mới, cửa garage mới, mái mới trải qua bao cực khổ do tai nạn gây ra.
Tôi học được một số kinh nghiệm qua tai nạn này, xin được chia sẻ cùng các bạn.
•Kiểm tra thường xuyên và nhớ thay pin của Smoke detector tối thiểu mỗi năm một lần.
•Chìa khóa, đèn pin nên tập trung một chỗ.
•Vật bất ly thân, tôi muốn nói là răng nên làm implant, mắt nên làm Lasik, đừng để chạy tới chạy lui như tôi… như gà mắc đẻ.
•"Thành thật là chính sách tốt nhất" Đây là câu nói của ông Dale Caraegie trong cuốn "Đắc Nhân Tâm" do ông Nguyễn Hiến Lê dịch. Sách gối đầu giường của tôi đó.
Rồi mọi chuyện cũng qua đi, ngày qua đêm tới. Mây vẫn bay và bầu trời vẫn xanh. Cuộc sống vẫn tiếp tục.
Trải qua bao hoạn nạn tai ương, chỉ mong sao cả gia đình được an toàn tánh mạng là điều đáng quý nhất.

Trần Tú Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến