Hôm nay,  

Ám Ảnh Mỹ

24/10/200100:00:00(Xem: 147652)
Bài tham dự số: 02-368-vb21008


Tôi sống trên miền đất mới này đến nay kể ra cũng được hơn bẩy năm, gần bằng thời gian tôi đi tù Cộng sản. Nhưng sao tôi có cảm giác như khoảng thời gian này chỉ bằng một phần năm hay một phần mười thời gian tôi đã trải qua trong những nhà tù. Có khi còn nhanh hơn thế nữa. Chuyện đó thì ai cũng có thể hiểu được. Bởi hai nơi là hai thái cực. Chẳng thế mà có một nhạc sĩ đã viết: “Cali thờI gian qua vun vút”. Tôi không ở Calị Nhưng câu hát trên vẫn đúng với tôi.
Ở thiên đàng thì tất nhiên toàn là thiên thần cả. Nhiều người đã viết về bao nhiêu thứ tốt đẹp ở đây. Tôi sẽ không viết về những cái ấy nữa. Khen mãi phò mã tốt áo cũng có lúc nhàm. Tôi cũng chẳng muốn “cồm-lên” về những thứ bất toại ý ở đâỵ Con người ta, nhiều người khó tính, hay ta thán về bất cứ chuyện gì. Chỉ hơi trái ý một chút họ đã thấy khổ.
Hôm nay tôi muốn viết về một vài “chuyện nho” của một đất nước rộng lớn với rất nhiều sắc thái này; không để ca ngợi, cũng không để ca cẩm. Tôi chỉ viết dựa trên những gì tôi đã thấy và làm tôi chú ý. Bài viết ngắn này tôi xem như một khám phá nho nhỏ muốn chia xẻ với người khác; những ngườI ”Mỹ mới” như tôi.
Có bao giờ bạn tự hỏi dân Mỹ (Đây xin hiểu là những ngườI Mỹ cũ, họ đã sống ở đây nhiều thế hệ) họ quan tâm đến điều gì. Chẳng hạn như hồi còn ở Việt nam mình, các bạn cũng như tôi chúng ta có hàng trăm thứ để quan tâm, hay đúng ra, để lo nào là hộ khẩu, việc làm, cơm gạo để nuôi con, lớn lên chúng sẽ ra sao, sẽ làm gì, gã công an khu vực mới đến có hắc ám hơn tên vừa đổi đi không" v.v. và v.v. NgườI Mỹ họ cũng có những quan tâm riêng, tất nhiên rồi, do hoàn cảnh xã hội tạo rạ
Trong cái xã hội nho nhỏ nơi tôi đang làm việc hiện nay, tôi có nhiều dịp để quan sát những sinh hoạt của dân Mỹ chính gốc, suy nghĩ và hiểu ra một vài điều mà tôi cho rằng đó là những mối quan tâm của họ. Đôi khi, tôi còn có cảm tưởng những mối quan tâm (interest) đó đã trở thành những ám ảnh (obsession). Tôi tạm gọi những nỗi ám ảnh đó là “những chữ F của người Mỹ.”
Chữ F thứ nhất: Fun.- Do xã hội được công nghiệp hoá caọ Mọi cái đều được lên chương trình sẵn để có thể vận hành một cách nhịp nhàng trong một cơ cấu càng ngày càng phức tạp (phong phú chừng nào phức-tạp chừng nấy). Con người ta thường xuyên phải chịu một sức ép về tâm lý khá nặng nề. Stress là một trong những yếu tính xã hội của Mỹ, mà Job là một trong những nguyên nhân chủ yếụ
Hãy nghe người Mỹ hỏi han sức khoẻ của nhau: How're you doing " (Làm ăn ra răng"). Not doing good là kể như màn đêm buông xuống rồi. Cũng như dân mình gặp nhau hỏi: “Sao, dạo này anh chị khoẻ không"” (Dân mình hay lo bệnh hoạn). Dân Pháp thì hỏi Comment allez- vous " (Đi đứng ra sao" Có lẽ dân Pháp khoái đi đây đi đó. Không đi đứng đàng hoàng được là kể như không ổn).
Ở Mỹ trước hết là phải có việc mà mần. “ÀDoing” không ra sao là khổ ngaỵ Do vậy, muốn cho cuộc sống đừng quá căng, đưa đến chuyện đứt dây thiều, dân Mỹ rất quan tâm đến chuyện How to have Fun. Quá nửa các Show trên Tivi là chọc cười. Ngay các Talk- Show như của hai ông David Letterman và Jay Leno cũng rất nhiều chất Fun.
Quan sát nơi các trường nơi tôi làm việc. Người ta cũng chú trọng rất nhiều đến Fun. Thỉnh thoảng có buổi tối tổ chức Hướng đạo mướn (hay mượn) phòng Gym của trường để sinh hoạt, tôi cũng chỉ thấy họ vui chơi, ăn uống nhiều hơn là giáo dục các đức tính hay rèn luyện các kỹ năng, không giống như Hướng đạo bên mình. Cũng đúng thôi. Fun đúng là một liều thuốc để chữa Stress. Vậy mà thiên hạ còn xách súng bắn nhau hà rầm vì cuộc sống quá căng chịu hết nổi.
Hồi mới sang, tôi cứ tưởng người dân Mỹ trung bình quan tâm đến chính trị lắm. Hoá ra không phải vậỵ Vài người bạn Mỹ nói họ chẳng bao giờ đi bầu; vì Cộng hoà hay Dân chủ thì cũng vậy thôi. Miễn sao nồi súp của họ không bể là OK.
Chữ F thứ hai: Fund.- Chữ này đối với đồng bào ta, kể từ sau tháng tư năm 75, qua đây không còn lạ.


Người ta lập ra hội này, tổ chức kia, ngoài chuyện để được gọi là ông chủ tịch, bà hội trưởng còn có thể nhờ đó kiếm chút Fund (Đồng âm dị nghĩa với Phân), ăn nhậu với nhaụ Cho nên chửi nhau cạn tàu ráo máng cũng chỉ vì phân, đưa nhau ra toà kiện cáo nhau cũng vì Fund (phân).
Muốn có quỹ thì phải gây quỹ; gọi là Fundraising. Khôn ngoan thì đẻ ra một tổ chức, lợi dụng lòng người để kiếm bạc nhét túi. Các ông chính trị gia cố sống cố chết tìm Fund để chạy đua vào nhà nọ nhà kia. Có ông vẻ vang nhờ khéo léo, kiếm được nhiều phân, nhưng cũng có ông xất bất xang bang vì gom Fund không đúng quy cách. Tội nghiệp nhất là các cháu nhỏ nơi các trường tiểu học. Các cháu cũng phải tập làm Fundraising như ngườI lớn. Đến mùa các cháu gây quỹ, trong các lớp học vất đầy các viên kẹo MM các cháu bán lẫn cho nhau để có tiền góp quỹ, sau đó đem vất đi, vì nhiều quá ăn không xuể. Thế đấy! Trách gì lớn lên Fund không trở thành nỗi ám ảnh của chúng.
Chữ F thứ ba đó là chữ F... Xin các bạn cho phép tôi khỏi viết ra, vì hơi tục. Xin được thay bằng một chữ khác không bắt đầu bằng chữ F, nhưng ý nghĩa cũng tương tự; đó là chữ Sex.
Nói chung dân Mỹ, nhất là giới thợ thuyền, họ cũng rất sính xài chữ fucking trong lời nói, cũng như nhiều ngườI trong nước mình khoái xài tiếng Đan Mạch (Đ.M), xem như một thứ nhớt làm trơn lưỡi khi nói.
Thực tế dân Mỹ bị ám ảnh bởi vấn đề này. Từ phim ảnh đến đời thường. Phim muốn ăn khách phải có hai yếu tố không thể thiếu: bạo lực và sex. Thiếu hai yếu tố này, bộ phim có thể có giá trị nghệ thuật cao, được giải Oscar. Nhưng chưa chắc đã có doanh thu cao. Phim X, XX rồi XXX được tự do lưu hành. Mặc dù loại phim này xem rất bẩn mắt vì lý do nó “súc vật” quá. Trong âm nhạc, hát gì thì hát cũng phải kèm theo các động tác uốn éo gợi dục của người nữ khi làm tình. Và những cú hất hất vào mặt người xem của nam ca-sĩ thì mới ”đạt”. Truyện thì ngoài romance, còn đủ các loại Erotic.
Xã hội no đủ thừa mứa về vật chất. Số năng lượng thừa không biết đổ đi đâu, thành thử chỉ còn cách xả ra bằng con đường Sex. Từ Porno phim đến porno talk. Trả tiền để nghe các em nói tục. Riết rồi sex trở thành một ám ảnh. Người ta nghĩ ra thật nhiều cách tưởng để làm phong phú nó về hình thức nhưng thực ra càng chỉ làm nghèo nó đi. Xưa kia các cụ ta chỉ cần nhìn nhau, nắm tay nhau đã thấy rung động và “sướng” cả buổi. Ở đây người ta chế ra đủ cách làm tình cặp đôi cặp bẩy, và hàng trăm kiểu cọ. Nhưng hình như chẳng đưa đến thoả mãn.
Ham sex rồi sợ sex. Nhiều hãng xưởng mướn công nhân, giờ đầu tiên mới đặt chân vào hãng là phải xem ngay cuốn phim ngắn về sexual harassement đã rồi mới bắt đầu bắt tay vào công việc.
Một ông già sáu mươi tuổI làm custodian cho một trường tiểu học, thấy một bé gái bằng tuổI cháu ngoại mình, ông mến quá ôm cháu nựng vào má trước mặt nhiều ngườI, bị bà mẹ nó nhìn thấy, kiện ông ra toà vì tộIimolest trẻ. Ông già kêu oan, nói ông chỉ xem cháu như cháu ngoại ông. Hồi còn ở Việt nam ông vẫn làm thế có ai bắt tộI ông đâụ Ông toà phán. Ông thông cảm. Nhưng đây là nước Mỹ. Nhập gia phải tuỳ tục.
Ông già custodian lãnh án một tháng tù treo và một trăm dollar phạt vạ sau khi xin lỗi bố mẹ cháu bé. Thậm chí đến một ông Tổng Thống còn suýt thân bại danh liệt vì sex.
Cho nên nói sex (hay F...) là một ám ảnh đối với dân Mỹ chắc cũng không ngoa.
Ở Mỹ hơn bẩy năm, lại không phải là người từng trải, đi nhiều thấy nhiều, cho nên những nhận xét trên đây của người viết chắc chắn là rất chủ quan và thiếu sót. Khi tham gia mục này, người viết có mong muốn được học hỏi thêm. Vậy nên, xin các bậc cao minh chỉ giáo thêm cho.
Để kết thúc, người viết xin cảm ơn nước Mỹ đã cho cơ hội sống trên phần đất thực sự có tự do, dân chủ này, để tôi mới có ngày dám viết ra những ý nghĩ thật của mình về nơi mình sinh sống, điều mà khi còn ở Việt Nam sau năm 75 tôi không bao giờ có được.

Thanh-Nguyên

Ý kiến bạn đọc
13/05/202116:23:50
Khách
cialis online without prescription: <a href=" https://cialisbnb.com/# ">buy cialis online at lowest price</a> can i buy cialis in uk
https://cialisbnb.com/# cost of tadalafil without insurance
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến