Ngày đầu tiên được nhận vào làm việc trong công ty, người "manager" dẫn tôi đến gặp Joe, một người Mỹ trung niên, đang sử dụng một trong những chiếc máy được thiết kế tại "department" này. Sau khi giới thiệu chúng tôi với nhau, người "manager" giao cho Joe trách nhiệm huấn luyện công việc cho tôi.
Khi người "manager" đi rồi, tôi đưa mắt nhìn khắp một lượt những chiếc máy có vẻ xa lạ đối với mình, được vận hành hoàn toàn bởi những chiếc "computer" gắn liền với chúng. Từ hồi cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi có biết "computer" là cái gì, thế mà bây giờ coi mòi phải biết sử dụng nó thì mới làm cho máy chạy được. Như hiểu được nỗi băn khoăn của tôi, Joe vỗ vai tôi như ngầm nói với tôi "Don't worry". Liền đó, bằng một động tác nhanh nhẹn, Joe đưa tay móc chiếc bóp ở túi quần sau, mở bóp lấy ra tờ 1 đô la. Anh thả đồng tiền xuống sàn nhà rồi cúi xuống nhặt lên, miệng tươi cười bảo tôi đừng có lo lắng gì cả, công việc ở đây dễ dàng như "pick the money from the floor".
Câu nói đùa của Joe làm tôi nghĩ đến cái ý nghĩ chung của nhiều người ở Việt Nam về đồng tiền Mỹ. Người ta cứ nghĩ kiếm tiền ở Mỹ giống như gom lá rụng về mùa thu. Do cái tâm lý đó mà nhiều người đã có cái nhìn sai lệch về cuộc sống, về sinh hoạt ở Mỹ và đôi khi ngay cả ûvề lòng tốt của người Việt ở Mỹ đối với thân nhân và bạn hữu của họ.
Khi gia đình tôi đến Mỹ chưa đầy 2 năm tôi đã nhận được những lá thư từ Việt Nam gửi sang hỏi mượn tiền. Có người khiêm tốn chỉ xin mượn 500 đô la, có người muốn mượn vài ngàn, có người hỏi mượn đến 5,000 đô la. Đọc xong những lá thư đó, tôi chỉ cười. Qủy thần ơi tiền ở đâu ra mà nhiều dữ vậy. Dĩ nhiên là tôi không thể thỏa mãn lời yêu cầu của chủ nhân những lá thư đó. Cho dù có khả năng thỏa mãn được cho vài người xin mượn số tiền nhỏ, tôi cũng không dám. Cho người này mượn thì còn người khác, làm sao mà thỏa mãn hết cho được. Không khéo còn gây chuyện bất bình chứ chẳng chơi.
Tôi đã từng nghe những câu chuyện dở khóc dở cười do từ đồng tiền Mỹ mà nhiều người Việt ở Mỹ đã gặp phải. Nghe nói có người từ Mỹ đem tiền, vàng về cho thân nhân ở Việt Nam đã bị quăng trả lại vì bị chê ít. Có những gia đình từ Việt Nam viết thư cho thân nhân ở Mỹ kể lể đang gặp hoàn cảnh ngặt nghèo, đến khi người nhà về Việt Nam mới vỡ lẽ ra là tình trạng hoàn toàn không giống với những gì đã được mô tả. Lại có người gửi "tối hậu thư" cho thân nhân yêu cầu khẩn cấp gửi tiền về trong vòng hai tuần lễ để trả nợ cho ngân hàng, nếu không nhà cửa sẽ bị tịch thu và người trong gia đình sẽ bị trục xuất. Nhưng rồi sau thời hạn đo,ù tiền chưa kịp gửi mà vẫn chẳng có chết thằng Tây nào.
Nói chi đâu xa, chính người bạn của tôi cũng đã từng "khốn đốn" vì đồng tiền Mỹ. Anh bạn của tôi sống ở khác tiểu bang nhưng thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gọi điện thoại thăm nhau. Lần đó anh gọi cho tôi và sau khi nhận ra tiếng nói của tôi, từ đầu dây phía bên kia, anh bạn tôi cười như nắc nẻ. Tôi nghĩ có lẽ anh đang cười nghiêng ngả, cười đến chảy nước mắt không chừng. Cười đã một hồi anh mới giải thích rằng anh cười vì chuyện đời oái oăm, rằng "làm ơn mắc oán". Tôi hỏi anh câu chuyện như thế nào. Anh nói vừa nhận được tiền từ Việt Nam gửi qua. Trời đất ơi! Hồi nào đến giờ tôi chỉ nghe nói người ở Mỹ gửi tiền cho thân nhân hay bạn bè ở Việt Nam chứ có nghe ai nói người ở Việt Nam gửi tiền cho người ở Mỹ bao giờ.
-Vậy là "bảnh" qúa rồi còn muốn gì nữa" - tôi chọc anh và hối thúc anh nói rõ ràng hơn.
Anh bạn tôi tằng hắng cho thông cổ rồi mới từ từ kể đầu đuôi câu chuyện cho tôi nghe. Anh nói anh về thăm Việt Nam và mới trở lại Mỹ được vài tuần lễ. Trước khi lên đường anh đã chuẩn bị sẵn một số tiền làm qùa cho họ hàng. Anh còn cẩn thận lên một danh sách ghi tên những người anh dự định sẽ cho qùa và số tiền làm qùa cho mỗi người. Đại khái anh phân loại như sau: anh em ruột mỗi người 500 đô la, chú bác ruột 300 , anh em họ 100, cháu ruột 50 và cháu họ mỗi người 20 đô la. Khi đến thăm người nào mà không gặp thì anh gửi tiền nhờ chuyển lại. Trở về Mỹ anh còn đang mãn nguyện vì đã làm được công việc giúp đỡ họ hàng đôi chút thì đùng một cái, anh nhận được thư của một người cháu ruột cùng với tờ 50 đô la. Lời lẽ trong thư chỉ ngắn gọn "Ở Mỹ về mà cho 50 đồng thì thà đừng cho". Thì ra là thế. Chê ít chứ gì nữa.
Nghe xong câu chuyện tôi không khỏi có chút bất bình về thái độ của người cháu anh. Nếu người bạn "khí khái" kia hiểu được đồng đô la có gía trị như thế nào ngay đối với người Mỹ, có lẽ anh ta sẽ chẳng nổi giận đến nỗi đem 50 đô la ra bưu điện gửi trả lại người đã có nhã ý tặng mình. Người ta sẽ không dám coi thường mấy chục đô la khi thấy có những người Mỹ đến chợ với một xấp "coupon" để mua những món hàng được giảm gía từ vài chục xu đến vài đồng. Hoặc nhìn thấy người mua hàng sẵn sàng chờ đợi để lấy năm, bảy xu tiền thối lại.
Tôi nhớ có lần tôi bỏ một đô la vào chiếc "vending machine" để mua một chai nước ngọt. Vì máy bị "malfunction" nên nó đã "nuốt" tiền của tôi mà không chịu "nhả" ra chai nước ngọt. Hơi bực mình, tôi đi qua chiếc máy khác, lại bỏ tiền vào và lần này thì lấy được chai nước . Vừa lúc tôi quay gót bước đi thì một người đàn bà Mỹ cũng có mặt lúc đó bảo tôi "fill out" cái "refund request" có sẵn gần bên chiếc máy để lấy lại tiền. Tôi thấy hơi mất công nên lắc đầu và nói nếu bà muốn thì bà có thể điền tên của bà và lấy tiền đó. Nói xong tôi thấy mình lỡ lời nhưng bà Mỹ này không có vẻ gì tức giận, bà hỏi lại tôi rất tự nhiên:
Hải Triều