Hôm nay,  

Uùt Nương Học Đàn

02/08/200100:00:00(Xem: 150071)
Người Viết: Đoàn Thị Tuyết Nga
Bài Tham Dự Số: 02-309-Vb0428

Photo: Uùt Tập Đàn Với Mẹ Và Uùt Lên Đại Học.

*

Ngay từ lúc Út chưa chào đời bố Út vẫn luôn nhắc nhở: “Qua đến xứ Mỹ mà không làm được điều này thì không còn nơi nào làm được”. Ý bố muốn nói ngoài việc lo cho Út đi học chữ như bao nhiêu trẻ em khác, bố muốn Úùt học đàn, mà phải là đàn dây: học Violin để kéo nhạc cổ điển Tây phương
Khi Út được ba tuổi rưỡi, bố dục mẹ đóng tiền cho Út học lớp Music and Movement tại Colburn School of Performing Arts tại Los Angeles.
Lớp học có khoảng 8,9 em cùng trạc tuổi với Út. Buổi học thứ nhất Uùt khóc và ôm lấy mẹ suốt giờ học. Buổi học thứ hai trước giờ đi học Úùt đã hứa với mẹ sẽ không khóc, nhưng Út vẫn khóc. Lúc đó mẹ nghĩ chắc Úùt còn nhỏ quá nên mẹ dẫn Út đến văn phòng xin lấy tiền lại. Có lẽ Út hiểu được phần nào những lời đối thoại giữa mẹ và bà ở văn phòng, nên ngay sau đó Úùt mếu máu níu áo Mẹ nói: “Mẹ đừng lấy name con ra, con sẽ không khóc nữa” Đúng vậy 14 buổi học còn lại Úùt hoàn toàn không khóc.
Lúc đó, mỗi sáng thứ bảy, Út cố tìm cho bằng được đôi giày mới của mẹ, bắt mẹ xỏ vào và dẫn Úùt đi học.
Khóa học chưa chấm dứt, bố mẹ đã ghi tên cho Úùt học Violin private lessons. Trường Colburn xếp cho Úùt học với Dr Mitchell. Bà chỉ cho bố mẹ đi mua đàn violin size 1/10, sách Suzuki Violin book 1 và băng cassette đi kèm.
Bà còn dặn bố mẹ cho Uùt nghe bài đầu tiên của book 1 là bài “Twinke, twinke Little Star” nhiều lần mỗi ngày.
Trong giờ học Dr Michell chỉ cho Úùt cách để Violin trên vai, tập cầm bow và tập kéo bow trên cái violin chỉ dài hơn một gang tay của bố.
Mỗi ngày ở nhà mẹ giúp Úùt tập đàn.
Sau 4 tháng chăm chỉ tập luyện Út có thể đàn được bài “Twinke le”. Dr Mithchell đã đệm piano khi Úùt đàn bài này trong recital đầu tiên của Út.
Sau hơn một năm tập luyện Út đã học xong book 1. Út có thể đàn được trên hai chục bài thuộc lòng dù Út chưa hề biết đọc một nốt nhạc nào.
Từ năm lên 6 Úùt đã tham gia vào ban nhạc sơ cấp của trường và học thêm một nhạc cụ nữa là piano.
Khi được 8 tuổi, Úùt đã dùng đàn violin kéo được những bài concert ngọt lịm. Úùt đã đọc nốt nhạc rành rẽ và điều quan trọng là Út đã tập đàn một mình không cần mẹ giúp. Sau đó Úùt được chuyển lên ban nhạc trung cấp.
Vì Úùt có hai chị học đàn Cello và violin nên bố đề nghị Úùt chuyển qua đàn viola. Viola khá giống violin chỉ lớn hơn một chút và tiếng trầm hơn.
Năm Út 12 tuổi có hai chuyện vui xảy ra:


-Thứ nhất Úùt thắng học bổng dành cho viola của PTA Los Angeles Tenth District.
- Thứ hai, Uùt dự thi và được Disney’s Young Musicians Symphony Orchestra chọn để trình diễn chung với 74 em khác.
Các em đều 12 tuổi và đến từ nhiều tiểu bang trên đất Mỹ và cả ngoại quốc nữa.
Từ tháng 3 năm đó, Disney đã gửi những bài nhạc cho các em tập trước. Ngay khi các em vừa nghỉ hè Disney đã thu xếp phương tiện cho các em tụ tập lại để tập chung với nhau.
Năm đó Disney chọn địa điểm tập trung là Mt St Mary’s College gần UCLA. Các em sống chung với nhau hai tuần lễ, hằng ngày các em hào hứng tập luyện chung với nhau. Các em đang tập dượt một buổi trình diễn một buổi hòa nhạc đặc biệt tại Cerritos Performing Arts.
Hầu hết cha mẹ các em, dù ở những tiểu bang rất xa hoặc ngoại quốc, đều thu xếp mua vé máy bay về tham dự buổi hòa nhạc này.
Buổi trình diễn sau đó được phát hình trên Disney Chanel.
Ngày cuối cùng, 75 em là những người khách đặc biệt của Disneyland. Các em vui chơi thỏa thích cả ngày. Đến tối khi đến đón Úùt về bố mẹ nhìn thấy các em khóc ròng vì phải chia tay nhau, ai về nhà nấy. Disney đã cho Út một kỷ niệm không bao giờ quên được.
Út lớn dần, cánh tay Úùt dài ra và Úùt đã chuyển qua Viola full size. Út kết hợp với hai chị thành một ban tam tấu đàn giây dưới sự hướng dẫn của Dr. Naill.
Ba chị em Út đã đến trình tấu tại Concordia University do lời mời của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ.
Năm 15 tuổi Úùt được chuyển lên ban nhạc cao cấp nhất của trường. Mùa hè năm đó Úùt được mời tham dự “music camp” hai tuần lễ với các em cùng tuổi trong ban nhạc tại Idyllwild.
Nhỏ Út tập piano nên khi hai chị lên đại học, Úùt thay thế các chị đánh đàn đại phong cầm trong thánh lễ mỗi ngày chủ nhật.
Từ khi Úùt chuyển lên ban nhạc cao cấp, các ngày thứ bảy Úùt ở trường Colburn cả ngày: buổi sáng học lý thuyết âm nhạc, học private lesson, buổi chiều tập trong ban nhạc. Mỗi năm ban nhạc này đều được mời đến trình diễn tại Los Angeles County Museum of Art và được trực tiếp truyền thanh qua các đài KMZT và KUSC.
Tháng tám này Úùt được mời tham dự một “music camp” chót trước khi lên đại học.
Năm nay Úùt 18 tuổi, có lẽ nhờ học đàn nên Úùt học chữ cũng khá: GPA 3.8 và SAT 1380. Uùt được nhiều trường UC nhận, nhưng Úùt chọn trường Pomona College giống hai chị.
Úùt nói với bố mẹ là Út sẽ tham gia vào ban nhạc của trường Pomona College. Bố mẹ hài lòng với việc Út học chữ, học tiếng Việt. Riêng với Bố, Bố đã làm được việc mà Bố mong ước từ lâu là Úùt Nương học đàn.

ĐOÀN THỊ TUYẾT NGA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,337,465
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến