Hôm nay,  

Nỗi Đau Thầm Kín

28/07/200100:00:00(Xem: 179442)
Bài tham dự số: 02-304-vb0422

Người viết Lê Đặng, cựu Thiếu tá Hải Quân QLVNCH,đã có bài tham dự số: 02.196 Vb 0323. Bài thứ 2 là “Kiếm nhà và dọn nhà”. Bài viết mới này là một truyện tâm sự bơ vơ của những người Việt cao niên tị nạn tại Hoa Kỳ.



Nhìn qua tựa đề, chắc không ít quý vị cho rằng tôi bị bò đá, bị người ta “dzuot” cho đến tóc phơ! Thật ra, chỉ là cái chuyện nghĩ đến phải “cười ruồi” ở cái xứ Mỹ này mà thôi.
Thằng tôi èo uột lắm. Trời đất cho bám víu cuộc sống đến nay cũng lớn bộn: quá 60 bó rồi, lững lờ sắp 70, cơ thề lộn xộn cứ như cái nhà cũ, nay hư mai dột, có khác gì “Lục lộ hết thời, cỏ dại mọc hoang!”
Chúa ở trên cao, Phật cũng vậy. Cái thân chống gậy chậm bước tiến về các Ngài, có được chút ân sủng gì không" Đêm và ngày, cứ lén ló đọc kinh, thắp nhang cầu khẩn liên tu bất tận, mà sao vẫn chẳng thấy “si nhê” gì cả!
Cái người “đầu gối, tay đâm” “chung chiếu lộn chuồng” của tôi cũng ngót ngét “sáu bó”, còn gì nữa đâu... vậy mà bà ta vẫn “hò dzô ta” theo free way mà lỉnh!
Tôi khốn nạn nhất là bị què thì làm sao mà rượt đuổi"
Chẳng có gì khó hiểu, tiền “xì ết ai” của tôi đâu có “xú pọt” nội các nhu cầu, các màu mè son phấn, áo quần... Lúc nào cũng “xóp cũng binh” có “xeo” cũng kệ, không “xeo” ta cũng cứ “phay phay” phớt tỉnh ăng lê ưỡn ẹo đi vào... Bố ơi! Mua thôi túi xách, thùng bọng thải ra, có nhét vào garage cũng không có chỗ! Nhìn qua ngó lại, ác ôn thay các vật mua đều mang nhãn hiệu... xịn và xịn!
Tai vạ là vậy, ai cũng thích điểm tô cho mình một cái gì mơi mới, để trang điểm cho bề ngoài ra vẻ “dzang minh” mẫu mã thời trang mới, thẩm mỹ tân tiến để điểm son và biến cải từ bề ngoài đến nội tâm... không những nữ, mà còn nam rất thích thú trang bị cải tổ cho cái hành trang “bề ngoài” của mình!
Các ông bà “đì dai nơ” nắm bắt theo thời, theo thế, tung ra ê hề đủ loại mẫu mã- một nam, một nữ mà chưng diện vào... đạo hạnh đến đâu cũng ngầm có “chiến tranh” trong lòng, tượng đá đứng yên trên bệ, dù ngàn năm, khi nhìn thấy, tất cả cũng muốn hồi sinh, lâm trận!
Chả thế, những loại: “tội ai, đâu phải tội tôi” này đã âm thầm đánh động không những giới trẻ, ngay cả các cụ bà, cụ ông cũng “mon-men” hoạt động:
- Tao coi vậy, chứ vẫn còn ngon cơm mà!
Mỹ viện đầy đủ tài năng ở xứ này, nào là sửa bên này, béo bên kia, xén bên nọ, móc mỡ ụ này, đắp vá chỗ kia, bơm cho phòng và căng cho thẳng.... ôi thôi, y học tân tiến đã bù đắp, tạo biến con người đến độ 100%... cho mày chết, coi ông nè, coi bà nè!
Người “zià” và “cà thọt” như tôi đương nhiên phải tự tìm một câu chết tiệt để tự an ủi mình “Tất cả đều là số trời!” Đời mà, đứng cái núi này trông sang cái núi nọ, thôi thì mình phải tự biết “Lạnh lùng, cam chịu, cóc cần!” Hơn nữa, mình cũng đã có cái lai sần “Disabled person parking placard” xanh rờn!
Đi đứng còn ra oai, chống thêm cái ba toong cho có vẻ chính khứa!
Có một lần nhân họp bạn cùng khóa, trong lúc trà dư, tửu hậu, các “mệnh phụ” qui nhóm, các chư ông mày râu ra riêng một góc, gật gù bên lon bia điếu thuốc oang oang kể chuyện “oanh liệt” đời xưa của mình đến sùi bọt mép. Tuy la làng, la xóm là vậy, vẫn không lấn áp được tiếng “quan bà”. Một “quan bà” toang toang:
- Uùi đà! Lão muốn đi đâu, cứ trối mặc, ở đây mà còn tẩm bổ thêm cái câu “tứ đức tam tùng à”... lộn xộn là tôi vặn cổ, dám đánh tôi không" Bà chị ơi, 911 sao không biết xài!
Một bà cười toe toét:
- Cứ như cái ông Lê cà thọt này, có thả ra đường cũng chẳng có con ma nào nó bắt, thấy cái gậy là nó cong đít chuồn rồi!
Không nhìn lui, tôi cũng biết bà này vừa nói vừa chỉ vào tôi. Thế là các bà cười rộ lên hỉ hả!
Đang nhâm nhi bia, nghe phán xét của các quan bà, ít nhất mình cũng được xếp vào “phế thải” không quậy phá, lòng cũng nhè nhẹ mừng... nhưng chợt tỉnh tôi co rúm người lại, các quý phu nhân đã phán, thì chúa ơi, chỉ còn vào viện “dưỡng lão” thôi.
Cái nhè nhẹ buồn gậm nhấm, tôi chợt ra ý thơ dơ dở:
“Bà đi, tôi ở cũng... hay
Dù cho ngậm đắng nuốt cay tình đờii
Xứ người lắm loạn mê tơi
Đi cho đúng bước, kẻo “trời ơi” thôi!’
Lúc thiếu thời lê đít nhà trường, chả nhẽ không còn nhớ cái câu “hãy chọn cái khổ nhẹ trong cái khổ to bự” hay sao" Đối với vong linh các cụ tiền bối, mình cũng âm thầm thưa với quý cụ:
“Con chim muốn sổ lồng chỉ đợi dịp thôi!”
Cái đời sống thật là tươi đẹp ở nước Mỹ với đầy đủ tiện nghi tân tiến vượt bực, dân trí cao, ai cũng tuân thủ pháp luật. Thiên đàng phải nói là có đó, nhưng lắt nhắt đớn đau trong bóng tối, lại là những ung nhọt gậm nhấm, làm xót xa đời người.
Nói lòng vòng làm gì, ít ai chịu bó tay, bó chân ở xứ này để đóng cột với một tay “xi cà que” tối ngày phải “hép này, hép nọ”... khung trời quá mở rộng, mọi thứ ngon ngọt chào đón “tình xưa ơi” ta xin chào mi! Con đom đóm bay, thoáng sáng rồi lại mất, mắc mớ thằng Tây nào phải đa mang của nợ:
Bay đi bay đến nhiều nơi
Thoát ra cái cũi, ai ơi chớ màng!

Nỗi buồn leo tới, lội lui trong lòng, đành ngồi nhìn trời cao, xem mây họp tụ tạo hình, xem chim chóc hoang bay lượn rủ nhau có cặp, có đàn, kiếm ăn bay nhảy tung tăng chẳng sợ bị chợp bắt, hay bẫy rập. Tư do, tự sinh, tự dưỡng, quyền sống của bất cứ sinh vật nào hiện hữu trên trái đất... chắc quí vị cũng có chút nhận xét giống tôi, chim chóc ở xứ cờ hoa thật là yên ổn để bay lượn tìm mồi, con người có đi lại gần, bọn chúng không có chút vẻ gì sợ sệt và lẹ làng cất cánh bay đi đâu.
Còn nhớ lúc ở ngục tù CS về, năm đó là khoảng 84-85. Phải vật lộn với cuộc sống đa nghề, nên tiền túi nhè nhẹ lắm. Sáng tinh sương 4 giờ đã phải lồm cồm bò dạy. Trên đường đi ì ạch với chiếc xe đạp cà khổ, chỉ có tấp vào lề đường kiếm ngụm cà phê đen cho tỉnh táo, dân nghiện cà phê lại dè sẻn, cũng được vui vẻ chào đón bởi các quán cà phê di động. Dân gian đặt cho cái tên là “cà phê túi”. Người chủ hàng chẳng cần bàn hay ghế, chỉ cần mọi thứ ly tách, bình biếc thồn vào một cái giỏ xách, kiếm một góc nào ước lượng là đông khách, nhất là nhà ga, bến xe vv....bày cái ấm ra, một cái lò mini, quạt quạt cho lửa hồng...thế là khách khứa gọm tụ mạnh ai tự nấy, tự lê lết tìm chỗ ngồi...bệt xuống lề, đứng dựa góc cây,....mọi thứ đều OK.
Còn nhớ, dạo mới tù về, tôi có cái xe đạp tuy cũ, nhưng mang nặng tình nghĩa bạn bè. Tù về, có cái chân mà què, làm sao đi đây đi đó để tìm kế sinh nhai. Biết được việc đó, một anh bạn tên NHĐ đã xởi lởi tặng tôi cái xe đạp, xin ngàn lần cám ơn anh bạn này... Mỗi lần ngự trên con ngựa sắt, tôi giấm da, giấm dớ, tủi tủi thương thương:
Xưa kia xe “díp xe dung”
Giờ đây xe đạp cong lưng tủi đời!
Cái gì qua phải qua, đến cũng phải đến, chỉ có sầu hay vui thôi. Cuối cùng cái “gánh hát” của tôi cũng được qua toàn bộ ở thiên đàng mộng mơ!
Gánh hát tuy không danh, không tánh, tuy nhiên ông bầu vẫn có tên. Qua cái đất này rồi, ông bầu phải chaò thua, những nghệ sĩ của mình du nhập rất lẹ, đâu cần bài bản gì" Cái khôn, cái giỏi thì không thấy đào xới ra. Nhưng ngoảnh qua, ngó lại đã thấy: Tóc dựng đứng nhuộm vàng, còn thòng lòng một nhuốm nhỏ phất phơ sau ót, quần “Dzin” rộng thùng thình, lại cứ te tua sợi vải dưới ống chân, chưa chịu, còn tự tạo lỗ rách ở đầu gối hay phần sau hạ bộ!
Lớn dần lên ở cái xứ này, thì ôi thôi mọi thứ đòi hỏi, cứ làm điên đầu cho cái “đầu tàu”.
Một hôm đi nhà thờ St Barbara, vì đến quá sớm, nên tôi ra ngồi đợi ở băng ghế cạnh nhà thờ. Một ông cụ cũng đến sớm, đang nhìn qua ngó lại tìm chỗ ngồi, chợt thấy tôi gậy giéc để bên, bèn lân la đánh bạn:
- Tôi là Thành, anh ở họ đạo này à"
Tôi vội đáp:
- Thưa bác vâng ạ, mới gia nhập thôi
- Ủa, anh mới qua Mỹ à"
- Dạ, HO 21, mà thưa bác.
Cụ ta xởi bởi bắt tay, hề hà mời thuốc lá:
- Vậy chứ, vợ con ra sao"
- Thưa bác qua cũng đủ.
Ông cụ này mặt lộ vẻ nghiêm trang, gật gà gật gù, rồi quay ngoắt sang tôi:
- Nói cho ông biết mình là dân có đạo, hãy ráng lo mấy đứa nhỏ.
Cụ ta lắc đầu qua, lắc đầu lại rồi tiếp:
- Tôi thuộc loại “ritired” không biết ông có hiểu không, là hưu trí đó, đã đóng góp thuế má lâu đời rồi, giờ về vườn an dưỡng thôi! Cái bực bội của tôi, rồi anh ở lâu sẽ thấy, tôi không nói ngoa đâu!
Tôi ngờ ngờ:
- Thưa bác, ý là như thế nào"
Ông ta xua xua tay;
- Cái tôi muốn nói cho chú nghe, là phải để ý đến đàn con của chú... mệt lắm đó...
Tôi nhớ ngẩn hỏi:
- Vậy là sao thưa bác"
Ông ta dụi tắt điếu thuốc, rồi đưng 1ên tỏ vẻ bực bội:
- Chú mày biết không, tôi rất chướng mắt chướng tai với cái bọn “nhóc” lúc nào cũng nghẹo cổ với cái điện thoại: “hà há, hà hớ” Đâu đủ, viền quanh lưng còn đeo beeper...ghê thật! Bọn “chẻ’ làm ăn gì ghê gớm thế! Tôi đồng ý, xin thưa thật, tôi cũng là dân khoa bảng, tuy cũ kỹ của xứ mình, nhưng tôi thấy khó chịu lắm, không biết ông nghĩ sao" Nói cho cùng, nếu bọn trẻ có business cần phải liên lạc thì miễn bàn, thực chất, loáng thoáng nghe qua điện đàm (bị nghe thôi) ...rẻ tiền quá: “Mày đi chơi không, dẹp mày đó” hà há “Ok ....see you later...bye bye” Vô nhà thờ, các cha cố dã ân cần nhắc nhở tắt máy cái cell phone, thế mà vẫn tánh nào tật nấy.
Tôi sanh sau đẻ muộn, chân ướt, chân ráo đến độ nạn ở xứ này, nghe thôi, kính đàn anh, dĩ nhiên cũng là những kinh nghiệm góp nhặt cho mình về cuộc sống mai này!
Tôi tha thẩn hỏi:
- Bác lớn tuổi mà còn lái xe tự đi à"
- Ối già, mấy đứa nhỏ đưa tôi đi, tôi làm sao mà lái"
Tôi hỏi thêm:
- “Trời ơi” ở Mỹ quá lâu, không lẽ bác không có bằng lái xe"
Nghe tôi hỏi ngớ ngẩn, ông già có vẻ giận.
- Tôi nói cho chú mày biết, xe nào tôi cũng chạy, chưa nói máy bay, máy bung..... Ê chú mày là thứ dân nào vậy, qua Mỹ diện gì"
Khỏi chờ tôi trả lễ, ông cụ đứng bật dậy, ngoe nguẩy đi vào nhà thờ.
Chèn ơi, đến một ông cụ còn tẩy chay tôi, hèn gì cái thân tàn ma dại này không bị bò đá hay bà đá!
Lát sau, tôi lặng lẽ vào nhà thờ. Những lời thánh ca tỏa nhập vào khung cảnh tôn nghiêm của thánh đường. Những pho tượng thánh thần oai nghiêm cao cả, nhưng vẫn ẩn hiện đầy nét thứ tha và dang tay cứu vớt kẻ khốn cùng... Các tín hữu mắt nhìn lên bàn thờ, trang nghiêm theo cha chủ tế. Tất cả khung cảnh ấy, nhè nhẹ đẩy đưa hồn tôi vào một thế giới huyền ảo, chẳng còn hận thù, cũng chẳng còn dục vọng...
Rồi tôi hòa mình vào buổi lễ, lòng nhẹ tâng tâng! Tới đâu thì tới, còn Chúa ở trên cao mà!

LÊ ĐẶNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,175,228
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến