Hôm nay,  

Mắt Nâu!

30/11/200100:00:00(Xem: 303832)
Người viết: Thụy Nhã
Bài tham dự số: 02-406-vb71124

Thụy Nhã hiện cư trú và làm việc tại một tiểu bang miền Trung Tây Hoa Kỳ. Bài “Viết Về Nước Mỹ” đầu tiên của côâ, truyện ngắn “Im Đi Bà Ơi”, đã được phổ biến trên Việt Báo, từng cho thấy một bu’t pháp đặc biệt khác người. “Mắt Nâu” là câu chuyện tình của một thiếu nữ hai dòng máu Việt-Afghanistan, trong khung cảnh New York bị khủng bố tấn công ngày 9-11. Câu chuyện cho thấy sức tưởng tượng mãnh mẽ của tác giả. Mong Thuỵ Nhã sẽ còn tiếp tục viết.

Trước khi đi làm John còn tỉ mỉ nói với tôi "em ở nhà chuẩn bị hành lý, chiều anh về mình bay qua ra mắt má".
Mới tối hôm qua anh ngỏ lời cầu hôn. Không biết John học đâu ra câu tỏ tình hay đáo để "Bây giờ Mận mới hỏi Đào, vườn Hồng đã có ai vào hay chưa". Tôi ngạc nhiên lắm nhưng cũng ra dáng trả lời anh "Mận hỏi thì đào xin thưa, vườn Hồng có lối nhưng chưa ai vào"... John hỏi "làm vợ anh nhé", tôi còn chưa kịp ừ hử gì, anh đã lồng vào tay tôi chiếc nhẫn.
Vậy, tôi sẽ là người thứ hai trong họ ngoại, lên xe bông với người "dị chủng". Người đầu tiên "mất gốc", chịu lấy một người ngoại quốc là má tôi.
Hồi trước, lấy chồng là lính Mỹ đen, Mỹ trắng thì được gọi là Me, Me Tây hay Me Mỹ. Riêng má tôi lấy chồng Arab, mọi người không biết gọi là gì nhưng tiếng đời cũng không kém phần chua cay.
Bà chịu lấy ông chỉ vì một điều thật đơn giản. Thời chiến tranh, ai cũng tranh giành cướp bóc, mạnh thì sống, yếu thì chết. Vậy mà ba tôi theo lời má kể lại hiền như cục đất. Bà mê nhất là đôi mắt nâu "thần bí" của ổng. Ánh mắt của ổng bám theo má suốt cuộc đời nên ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc... ba tôi mất tích, má tôi vẫn ở vậy.
Tôi sanh ra không biết mặt cha, chỉ thấy tấm hình vàng ố ba má chụp chung với nhau ngày Tân Hôn. Đám cưới hai người cả dòng họ một trăm mấy chục người không ai tới dự. Ai cũng chê má tôi ngu, đã mang tiếng lấy Mỹ thì phải nhắm vào mấy thằng chức cao, chức lớn. Ai đời như má tôi, lấy một tên sĩ quan nghèo túng, nội nhìn cái mặt đủ thấy "cả đời làm cu li". Tôi hỏi má "đám cưới như vậy có buồn không." Bà nói "cũng có tủi thân một chút, nhưng không lấy được ổng má sẽ ân hận cả đời". Tôi thường hỏi bà về ông, về những gì ông làm, khiến bà chấp nhận ở quá bụa suốt cuộc đời..."Con nghĩ đi, ba con người Arab, có liên quan gì tới đất nước của mình đâu. Vậy mà ổng chịu bỏ cái bằng Luật đang học ở Mỹ để tình nguyện qua chiến trường Việt Nam. Má chịu người như vậy.
Má nói lúc sanh thời ba tôi rất khổ. Ông "bị" sanh ra ở Afghanistan, một đất nước luôn bị thống trị bởi bất công và bạo tàn. Mẹ ông chửa hoang năm bà 15 tuổi. Lúc khám phá ra, mọi người trong làng điên cuồng cột bà lại, giải bà đi khắp nơi như một tội đồ, đau xót thay... người đàn ông hãm hiếp bà lại chính là tên ném đá nhiều nhất.
Sống sót sau trận ném đá, bà bỏ xứ ra đi với bào thai vừa thành hình. Bao năm trôi giạt, bà được đặt chân lên nước Mỹ, khi đó ba tôi vừa 7 tuổi. Ông đã từng lang thang hết các đường phố trên nước Mỹ, khi thì bằng xe bus, đôi khi hitch hike và lắm lúc đi bộ. Các bữa ăn của ông và bà nội là những củ khoai tây còn xót lại trên các cánh đồng, là những phần ăn thừa trong các quán Bar, là những bữa ăn bố thí của các dì Phước...
Sau này, khi đã đủ sức đi làm, ông bắt đầu làm việc ở một tiệm đóng giày và mướn được một căn nhà ổ chuột. Lúc này ông và bà nội không phải lây lất đây đó nữa. Trong căn nhà ổ chuột ở New York, ông bắt đầu lại từ đầu. Đi làm từ sáng đến tối, khuya, ông lấy lớp học thêm ở một trường cộng đồng gần nhà. Từ nhỏ tới lớn ông không hề được đi học, nhưng bằng một ý chí mãnh liệt, trong một thời gian thật ngắn, ông lấy được mảnh bằng GED. Bằng cấp đầu tiên trong đời... Câu chuyện đời ông dài như những câu chuyện của Lục Vân Tiên, của Trần Minh khố chuối. Tôi thích nghe kể chuyện về ba hơn bất kỳ câu truyện cổ tích nào trên đời, vì tôi được thừa hưởng ánh mắt của ba, thừa hưởng mái tóc nâu bóng như những cô gái Arab.
Mang trong người hai dòng máu, tôi được đối xử như một người xa lạ chính ngay trong gia đình của mình. Bà ngoại thường dành cho tôi củ khoai xùng, khoai sượng, trong khi bé Anh con dì Năm lại được ăn khoai mật chấm đường. Các cậu dì xua đuổi tôi như đuổi tà. Nếu trong gia đình có gì bị mất, người đầu tiên bị tra vấn sẽ là tôi. Trong suốt khoảng đời thơ ấu, tôi không hề có bạn. Trẻ con trong xóm cười tôi không cha, mọi người bỏ rơi tôi như một thứ đồ dơ bẩn. Thú vui duy nhất trong những ngày tháng buồn tủi đó là nghe má kể về ba. Những sự tích mà tôi nằm lòng. Tôi vẫn hình dung về ba qua những lời má kể "một người cao lớn, hiền như cục đất", và chắc sẽ thương tôi nhiều lắm. Tôi nói với má về sự bất công của bà ngoại và những người xung quanh. Lúc nào tôi cũng hỏi bà "không biết bà nội có đối xử với con như bà ngoại không". Ma ùtôi nói bà cũng không biết...vì bà nội đã mất trước khi ba được vô trường Luật. Cuộc sống thật bất công phải không má, người tốt thường ra đi sớm hơn người xấu!
Mãi đến năm 1987, má con tôi mới được rời Việt Nam theo chính sách đền bù của Hoa Kỳ. Qua tới Mỹ, tôi vẫn không thoát khỏi cảnh "lạc loài" vì tôi không được trắng như con lai Mỹ và cũng không đen được như Mỹ đen, và thảm hơn nữa, nước da tôi ngăm ngăm chứ không được vàng như nước da người Việt.
Thời niên thiếu của tôi là những ngày ngồi một mình trong phòng vắng, ngắm ánh trăng qua cánh cửa hé mở ở basement, là những lúc làm bạn với cái Tivi sau những giờ tan học. Tôi không được chấp nhận trong cộng đồng người Việt (cho dù không bị hắt hủi bằng lúc ở Việt Nam), không thể hòa đồng vào cộng đồng Mỹ (vì tiếng Tây tiếng U, tôi chẳng biết tiếng nào), và tôi càng không thể hòa nhập vào cộng đồng người Arab. Hay nói đúng hơn tôi không thích và không muốn hòa nhập vào xã hội đầy bất công của người Arab, những người luôn luôn xử dụng đàn bà như một công cụ hay đúng hơn là một công cụ tình dục.
Lớn lên một chút, khi bạn bè chung quanh hớn hở với những buổi vũ hội...như con Sarah trong bọn Cheer Leader được thằng Jack trong đội Football thuê nguyên một chiếc Limo đi dự Senior Prom, như con Hồng được thằng Thịnh tặng chiếc áo dạ hội đắt giá ở Nordstroom... hay kể đến con Thi mặt đầy mụn cũng được người ta mời đi nhảy... tôi vẫn đơn độc, lủi thủi một mình. Bọn con trai kháo nhau, chúng có thể coi tôi là bạn, một người bạn thân... nhưng không thể coi tôi là người tình.
Năm cuối cùng của High School, tôi có quen biết Trịnh, người con trai học chung lớp Calculus mà tôi đã để ý từ lâu. Tới hồi thấy quen biết có thể thành hẹn hò, tôi đã liều lĩnh ngỏ lời mời Trịnh đi uống cafe. Trịnh hứa sẽ gặp tôi lúc tám giờ ở quán Phrenz. Vậy mà tôi chờ mãi từ 8 giờ tối cho tới 12 giờ... Chờ tới lúc tiệm đóng cửa và thực khách đã về hết, vẫn không thấy Trịnh. Tôi điên cuồng lao ra khỏi tiệm, nước mắt rơi thật nhiều ngày tôi tròn 18. Sau đó tôi gọi Trịnh và hỏi có phải Trịnh cũng thích tôi không, tại sao đã nhận lời mời lại không tới... Câu trả lời đã làm tôi đau và mặc cảm trong suốt thời gian dài "Trước giờ Trịnh vẫn coi Kate như người bạn thôi. Thấy Kate vồn vã quá, Trịnh không dám từ chối thẳng sợ làm Kate buồn". Tôi hỏi Trịnh tại sao không thể cho tôi một cơ hội, có phải vì tôi quá xấu hay vì tôi không được tốt" Trịnh nói "Kate không những không xấu mà còn rất đẹp, rất dễ thương... nhưng có một điều, Trịnh không chịu nổi ánh mắt của Kate... Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn mà thiệt tình, nhìn vô ánh mắt nâu trong suốt của Kate, Trịnh thấy... làm sao đó". Tôi bật khóc, chẳng lẽ mắt nâu không biết khóc sao hả Trịnh"
Sự kiện Trịnh cho tôi leo cây lan rộng khắp trường như một cơn lốc. Những đứa vẫn thường ganh tỵ với điểm số của tôi được dịp lên mặt. Tụi nó kháo nhau tôi đã bám theo Trịnh năn nỉ, van xin tình yêu và đã bị từ chối thẳng thừng. Bình thường tôi vẫn nhận ra sự xa cách trong tình bạn của tụi nó, bây giờ khoảng cách càng ngày càng xa hơn.
Nửa năm lớp 12, Lam, đứa bạn thân nhất của tôi theo ông bà già qua Texas. Lam đi, tôi không những mất luôn đứa bạn duy nhất mà mất luôn sợi dây nối giữa tôi và đám bạn lắm lời, thích đâm chọc. Tôi không dám nói với má về lần vấp ngã đầu tiên trong đời. Con cái lớn lên thường tâm sự với bạn nhiều hơn với cha mẹ. Tôi không có cha và cũng không có bạn bè, người thân...Tôi có thể nói với má về một bài kiểm được điểm A, về một lời khen của thầy giáo, về một đại học lớn đã nhận tôi và cho học bổng...về tất cả những gì sẽ làm các bậc sanh thành hãnh diện về con cái của họ. Nhưng tuyệt nhiên, tôi không thể kể cho bà nghe về những cảm giác của cô con gái 18 tuổi, và không bao giờ tôi có thể nói nên lời nỗi đau ngầm chảy trong lòng.
Những lần trò chuyện giữa tôi và má ít đi. Đôi khi, tôi cảm thấy bà và tôi như nhánh sông đang dần tẻ về hai hướng! Trong những dịp hiếm hoi hai mẹ con nói chuyện với nhau, bà chỉ hỏi tôi về trường học, về những dự tính của tôi trong tương lai. Nhưng chưa một lần nào bà hỏi tôi về chuyện tình cảm. Đối với bà tôi vẫn là một con bé chỉ biết ăn học, chẳng biết yêu đương hay tình cảm là cái chi. Hơn nữa với quan niệm người Á Đông, yêu sớm là khổ, còn con nít thì đừng nên yêu, nên, tôi chẳng có dịp nào để nói với bà về những rung động trong lòng...
Tôi có thể thấy được sự hãnh diện trong ánh mắt má vì tôi đã 18 tuổi mà chưa một lần đi chơi với bạn trai, vì chưa bao giờ có đứa con trai nào gọi điện thoại tới nhà để kiếm tôi cả...vì trong những ngày cuối tuần, tôi không đi chơi mà vùi đầu vào việc đọc sách hay học. Bà nghĩ rằng tôi là một đứa con ngoan, sống trong một gia đình nề nếp nên rất nết na, mẫu mực. Nhưng bà đã không bao giờ biết tôi đã từng yêu, và từng bị vấp ngả, từng khóc vì thất tình. Ở tuổi 18 tràn trề sức sống, tôi bị loại dần ra khỏi cuộc chơi. Tôi lúc nào cũng là kẻ bại trận vì không một thằng con trai nào dám lại gần, chẳng một đứa nào muốn nắm tay tôi, muốn yêu thương tôi như những đứa con gái khác.
Hoàn toàn bị cô lập, tôi bắt đầu lao vào việc học, học bất kể ngày đêm...điều này chắc tôi cũng được di truyền từ ba. Niềm hy vọng cuối cùng của tôi là được nhận vào New York University, một trường rất danh tiếng. Bao nhiêu công sức tôi bỏ ra cuối cùng cũng được đền bù xứng đáng. Tôi được nhận vào với học bổng danh dự. Phần học bổng toàn phần vào một đại học danh tiếng đã khỏa lấp phần nào sự mặc cảm trong tôi.


Máhỏi, tại sao con từ chối không học ở Stanford, có phải con muốn xa má không" Tôi cầm tay bà, lần đầu tiên kể từ khi đến Mỹ, tôi với bà thật sự cởi mở với nhau..."New York là nơi ba tạo dựng lại cuộc đời má ạ. Con cũng muốn tới đó để bắt đầu lại từ đầu. Con rất thương má, nhưng con muốn đi để tìm lại di tích của ba... Lá rụng thì về cội phải không má". Tôi nói xong câu đó, mắt bà rươm rướm nước. Lúc nào nhắc về ba, bà cũng xúc động như vậy. Tôi biết lúc nào ba cũng hiện diện trong cuộc sống của tôi và má, hình như ông là chiếc cầu nối duy nhất trong cuộc sống tinh thần của chúng tôi.
Tới New York, nơi hội tụ của đủ mọi sắc dân, tôi nhủ mình phải làm một con người mới, không thể để mọi người có bất cứ một lý do nào để lánh xa tôi nữa. Trường tôi theo học là ngôi trường lớn, sinh viên vô trường không ai có thời gian để ý đến chuyện người khác và hình như sinh viên đại học "lớn" hẳn so với học sinh cấp dưới. Không bị ai dòm ngó vàchâm chích tôi dần dần thoát khỏi cảm giác mặc cảm. Năm đầu ở NYU, ngoài giờ học tôi còn tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng. Tôi nói tiếng Việt khá sỏi nên thường được làm MC trong dịp tết. Mọi người vẫn ngạc nhiên khi thấy một cô gái "nước ngoài" nói tiếng Việt giỏi như vậy. Nhưng những điều đó bây giờ không còn là quan trọng với tôi nữa. Tôi chỉ biết mình nên sống, phải sống với lý tưởng và đức tin của chính mình...còn những người khác..."kệ họ". Tôi mất dần sự mặc cảm, tìm lại được niềm tin vào bản thân, nhưng sự cô đơn vẫn còn đó. Vẫn không thằng con trai nào dám nhìn thẳng vào mắt tôi.
Rồi tôi gặp John trong lễ Memorial Day ở Washington DC, tên ba anh và ba tôi nằm kề bên nhau trên tượng đài. John làm quen, mời tôi đi ăn trưa. Hôm đó anh và tôi nói với nhau thật nhiều...Chúng tôi nói với nhau về chiến tranh, về những mất mát trong cuộc sống, về cảm giác của những đứa con không cha. Tôi hỏi anh có căm thù tôi không, có căm thù đất nước của tôi không...Lúc đó anh nhìn thẳng vào mắt tôi: "Anh hay em đều là nạn nhân của chiến tranh và đất nước của em cũng vậy. Anh căm thù sự bạo tàn, sự bất công và cũng như mọi người, anh khâm phục những người đấu tranh để giành lại Tự Do và Công Lý". Tôi nhớ mình đã khóc khi nghe anh nói, ngày xưa má tôi yêu ba cũng vì ông tình nguyện hy sinh tương lai để đấu tranh giành lại Tự Do...Ông đã hy sinh thật dũng cảm cho một đất nước không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bây giờ nghe John nói như vậy, tôi cảm thấy mình như má ngày xưa...đã tìm được một "anh hùng" của lòng. Và đó là lần đầu tiên, tôi được một người khác phái nhìn thẳng vào mắt!
Tình yêu đến với chúng tôi như một duyên nợ. Sau nửa năm hẹn hò, tôi dọn về ở chung với John trong căn Apartment xinh xắn. Sống bên John tôi tìm được sự bình an, sự bù đắp của bao nhiêu năm thiếu thốn tình cảm. Tôi gọi về báo cho má biết mình có bạn trai, nhưng dấu biệt chuyện tôi và anh ở chung. John đại diện cho mẫu người thành đạt trên nước Mỹ nên má tôi không có lý do gì để phàn nàn, điều duy nhất làm bà bận tâm là màu da của John. Nói cho cùng, bà vẫn không muốn tôi lấy một người không cùng dòng máu, cho dù ngày xưa bà cũng đã không nghe lời bà ngoại và lấy ba tôi. Bà nói với tôi về sự thiếu chung thủy của Mỹ trắng, về thảm trạng ly dị ở đây. Bà hỏi tôi có chắc tôi thương John, có chắc tôi sẽ chịu được sự kỳ thị của những người chung quanh không. Tôi lặp lại câu nói của bà ngày nào "Con biết má muốn con lấy người Việt để duy trì nòi giống, nhưng nếu không lấy được John, con sẽ ân hận cả đời". Bà im lặng rồi sau cùng bảo tôi dẫn anh về ra mắt.
Lâu lắm rồi tôi mới có được một buổi sáng nhàn rỗi để nghĩ về những chuyện xa xưa ấy. Từ dạo quen John, thế giới của tôi không chỉ còn hai màu đen trắng nhàm chán mà là thế gìới tình yêu đủ màu sắc. John dạy tôi cách sống, sống vì mình, vì mọi người...Anh dạy tôi biết yêu, biết hưởng thụ tình yêu một cách tuyệt vời nhất. Anh là người đầu tiên trong đời không thắc mắc, tra hỏi tôi về màu da, về màu mắt nâu lạ lùng. Trong suốt thời niên thiếu, tôi thường oán trách Thượng Đế vì ngài đã bất công, ngài đã cướp đi của tôi người cha, cướp đi những ngày tháng vui vẻ của thời thơ ấu. Nhưng giờ đây tôi mới biết, Thượng Đế thật công bằng, tôi bị mất đi nhiều thứ, nhưng có được John, đó là phần thưởng hậu hĩ nhất trong cuộc đời...
Tôi đứng lên lục trong tủ tìm chút nếp, John thích ăn xôi nếp, lạp xưởng. Chiều nay khi anh về, chúng tôi sẽ ăn một chút lót bụng rồi ra sân bay qua Calif ra mắt má. Lúc vo nếp, chiếc nhẫn đính hôn John đeo vào tay tôi tối qua tuột xuống sink, tiếng động khô khốc làm tôi giật mình. Có thể dạo này vì bận rộn nên tôi hơi ốm. Đặt xong nồi nếp, tôi gọi điện thoại vô chỗ John làm, dặn anh về sớm một chút để dẫn tôi ra tiệm sửa lại chiếc nhẫn. Lạ lùng chưa, tôi gọi bao nhiêu lần mà điện thoại vẫn không thông...Tôi gọi qua số điện thoại cầm tay của anh, giọng John ấm áp trong Voice Mail "Happy Birthday Kate, I love You"...Tôi gọi đi gọi lại bao nhiêu lần cũng bắt gặp cái message đó rồi thôi. Bây giờ mới có 9a.m, thường thường John đâu bao giờ có những cuộc hẹn buổi sáng. Tâm thần tôi bồn chồn, hoảng hốt...Với tay bật Tivi, tôi bàng hoàng không tin được mắt mình. Thành phố New York ngập tràn khói, người ta chen nhau, chạy tán loạn, tòa World Trade Center đang sập xuống...Trời ơi, John, bây giờ anh ở đâu, có phải anh cũng là một trong những người đang nhảy ra từ tòa building đổ nát đó không...
Lao người ra khỏi nhà...tôi phóng xe như điên dại. Vừa đi vừa khóc, vừa cầu nguyện cho John, cầu nguyện cho hàng ngàn người đang suffer, đang đấu tranh giành mạng sống. Tới nơi...cảnh tượng kinh hoàng làm cả người tôi đông cứng. Người ta thi nhau rơi xuống từ tòa nhà cao nhất thế giới, những xác chết không toàn thây chất đống. Người ta chạy thục mạng, thân thể bị cháy, bị thương, máu me bê bết...Tôi lao đi, vừa la khóc, vừa gọi tên John...Anh không thể chết, không thể bỏ em lại một mình nghe John. Không có anh em cũng chẳng thiết sống nữa đâu... Tôi đã thấy ở góc đường một cô gái người đầy máu, tôi thấy ở nơi khác một bé gái bị thương ngay chân, đang lết ra vỉa hè. Người ta la lớn "Run...Run, Run for you Life..." Một người Fire Fighter cầu nguyện trước khi vào tòa nhà chết "God, Please save my life so I can save the others..." Người lính cứu hỏa đó đã mất tích trong biển lửa... Tòa cao ốc sập xuống từ từ trước mắt tôi, trước mắt bao nhiêu người khác. Chúng tôi nhìn thấy cảnh chết chóc và cảm thấy giận dữ, bất lực. Khói tiếp tục bốc ra, loại khói "deadly smoke" tỏa ngập trời New York. Tôi vẫn tiếp tục chạy, tiếp tục tìm kiếm John...Lao đầu vào những chiếc ambulance, những băng ca trắng của bệnh viện, tôi hy vọng sẽ tìm được anh, hy vọng anh đã được cứu sống...Tôi cầu nguyện Thượng Đế, cầu mong ngài đừng tước đi hy vọng sống cuối cùng của tôi...Thành phố vẫn tiếp tục sập đổ, tôi nhìn thấy nét thảm khốc mọi nơi...Sự chết chóc, tàn phá bao phủ khắp ngỏ ngách, đường phố Manhattan. Chưa bao giờ tôi nhìn thấy nhiều xác chết như vậy. Tôi muốn khóc, nhưng không thể khóc nữa, cảm giác hụt hẫng, kinh hoàng lúc đó là một cảm giác không tên...và sẽ bám theo tôi suốt cuộc đời còn lại.
Tôi tiếp tục tìm kiếm John tới ba giờ chiều nhưng vẫn không tin tức. Không tìm ra anh, không thấy xác của anh, tôi nuôi trong lòng niềm hy vọng John vẫn còn sống. Tôi xếp hàng trước Red Cross chờ tới phiên mình hiến máu. Hàng trăm người khác cũng xếp hàng như tôi. Họ vừa khóc vừa chắp tay cầu nguyện. Cầu mong sẽ gặp được lại người thân, vợ mong gặp chồng, cha mẹ mong gặp con cái...Có phải đây là chiến tranh thế giới thứ ba, nhưng ai là kẻ thù trong cuộc khủng bố bạo tàn này" Có phải trong chiến tranh, những người lính sẽ mặt đối mặt và giết nhau bằng vũ khí" Có phải đàn bà và trẻ em sẽ được tha" Vậy thì tại sao, tại sao bao nhiêu người vô tội, bao nhiêu người tay không một thước sắt, không một vũ khí để tự vệ, bao nhiêu người không hề có một cơ hội để tự vệ, bao nhiêu em bé, bao nhiêu cụ già, bao nhiêu phụ nữ vô tội...lại chết một cách thảm khốc như vậy" Hàng người hiến máu càng ngày càng dài, càng đông...Tới phiên mình được lấy máu, tôi nói tình nguyện hiến tất cả máu trong người để cứu nạn nhân, và đó cũng là việc duy nhất tôi có thể làm trong lúc này...Nhưng cuối cùng tôi đã không được toại nguyện. Người y tá nói tôi đã có thai nên không thể rút máu. Mặc cho tôi van nài, cầu khẩn, tôi nói có thể một trong những người cần máu của tôi sẽ là John, là cha đứa bé nằm trong bụng, nhưng vô vọng.
Thất thểu bước ra từ Red Cross, tôi thấy giận dữ, căm thù bản thân mình. Trong lúc John cần đến tôi nhất, tôi đã không làm gì được cho anh cả. Tôi gọi điện thoại cầm tay của John, hy vọng anh sẽ trả lời, sẽ nói tôi biết anh đã không sao...nhưng vẫn chỉ là cái message đó "Happy Birthday Kate, I Love You". John, em cũng yêu anh lắm, anh không được chết anh không được bỏ lại con mình mồ côi. Anh còn chưa cưới em phải không John, tụi mình chưa cưới nhau mà có con, đứa con đó sẽ là con hoang...Anh đâu muốn đứa con đầu lòng dấu yêu của tụi mình là con hoang phải không John. Anh hứa dẫn em về Calif ra mắt má, hứa dẫn em về Việt Nam tìm xác cha. John ơi, anh biết cảnh con mồ côi cha tội tình lắm, bởi vậy anh không được chết, không được có chuyện gì xảy ra cho anh hết nha John. Tôi lao đầu vào đám gạch vỡ vụn, bơi nát, xục xạo tìm vết tích của John...Một người lính cứu hỏa lại gần kéo tôi ra khỏi nơi đó "it's not safe here, leave now"...Tôi hét lên với ông, tôi không sợ, không có John, tôi còn sống để làm gì. Người lính lôi tôi ra, tôi giằng co, la lối nhưng cuối cùng tôi đã hết sức chống cự. Người tôi rũ xuống, nước mắt tôi ứa ra, tuyệt vọng...Lê bước đi trên con đường đầy máu, những bước chân vô định dắt tôi tới gần bờ sông Hudson, nơi John thường âu yếm tôi, nơi chúng tôi ngồi bên nhau ngắm cảnh hoàng hôn của New York. Tôi chắp tay, nhắm mắt, cầu nguyện cho John và bao nhiêu người khác.
Cầu mong được gặp John một lần nữa để nói với anh tôi đã mang thai, để nói với anh, không có anh cuộc sống của tôi sẽ không còn ý nghĩa...
Thụy Nhã
09/14/01

Ý kiến bạn đọc
01/04/201904:27:51
Khách
câu chuyện đã làm tôi khóc , người bạn đời tôi cũng mắt nâu ( người việt nhưng tròng mắt mầu nâu như đân trung đông ) đã ra đi mãi mãi vì bịnh ung thư .....
đọc truyện đau lòng quá
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến