Hôm nay,  

Chiếc Xe Và Tốc Độ

15/03/200500:00:00(Xem: 105786)
Người viết: NGUYỄN THỊ TÊ HÁT
Bài số 702-1281-52-vb2-031405

Tác giả Nguyễn Thị Tê Hát đã viết nhiều truyện và thơ, từ lâu, được phổ biến trên internet. Sau đây, thêm một truyện gia đình nhẹ nhàng được bà tuyển chọn và góp cho Viết Về Nước Mỹ.

Tôi là con nhỏ nhát nhất nhà nên những gì làm trầy da tróc vẩy là tôi sợ vô cùng, vì thế nên vẫn không dám tập lái xe honda, trong khi bạn bè lái xe vèo vèo thì tôi lại vẫn cứ cái xe đạp mini chạy lên chạy xuống. Biết cái nhát của tôi nên chàng dụ:
- Để anh tập em lái xe
Tôi lắc đầu quầy quậy:
- Thôi đừng, em không dám đâu, lỡ ngã đau lắm
- Không sao đâu, em đừng có lo, có anh ngồi sau giữ cho em, sợ gì"
Nghe chàng nói cũng có lý, thế là chàng ngồi sau, tôi ngồi trước. Gió mát vi vu, lúc đầu còn nghiêng ngả, nhưng một lúc sau xe chạy cũng vù vù như ai, tôi chợt kêu lên vì cái ôm sát của chàng:
- Anh ôm gì kỳ vậy" lợi dụng hả" ngã bây giờ
Chàng bật cười:
- Cái gì mà lợi dụng" anh không ôm em chặt, lỡ em ngã thì sao" đã không cám ơn còn nghĩ bậy không à, em chỉ được cái giỏi tưởng tượng.
Câu nói của chàng làm tôi đỏ mặt:
- Anh có ngồi đàng hoàng không" anh làm em quýnh đụng xe ngã bây giờ.
Chưa nói xong, cái xe đã quay 180 độ đâm vào bên kia lề đường một cái rầm, làm chàng và tôi đều ngã lăn, cả cánh tay và đầu gối bị xây xát làm tôi sợ xanh mặt, làm chàng cũng hoảng hồn. Từ đó tôi thề nhất định sẽ không bao giờ học lái xe cho đến khi sang đây.
Thế là chúng tôi dắt nhau tìm đường vượt biên. Thế là cái định mệnh trớ trêu, oái oăm mà ông trời ghét tôi đã nhất định đưa tôi vào tròng... Thế là chúng tôi nên duyên chồng vợ... Thế là tiên đồng ra đời và cũng thế là chúng tôi cả hai đều phải lăn vào cái xã hội đông, tây hỗn hợp... Thi bằng viết xong, chàng dậy tôi lái xe. Chàng dậy người ta, giọng chàng mềm như bún, chàng dậy cho vợ thì lại nhăn nhăn, nhó nhó, dấm dẳng như tôi là cái nợ chàng đeo trên vai... chỉ có việc bảo là khi ngừng thì phải thắng từ từ, đừng thắng gấp, sang lane thì phải nhìn trước nhìn sau, bảng stop thì phải nhìn bên này, bên kia... có vậy mà cũng nói đi nói lại, nói nghe bắt mệt, thế là thừa lúc chàng không để ý, cứ mải nói, con bé thắng một cái làm chàng chúi về phía trước, cho bỏ cái tật bắt nạt... chàng giận lắm, không nhìn nhưng biết chắc là chàng đang phùng mang trợn mắt nhìn... tôi giả vờ như không để ý, chỉ buông một câu vô thưởng vô phạt:
- Sorry! đạp lộn chân.

Đến ngày thi lái xe, tôi hiên ngang tin tưởng ở tài năng mình. Ông cảnh sát giám khảo cầm xấp giấy ngồi bên cạnh. Khuôn mặt lạnh lùng của ông bỗng làm tôi khớp, làm tôi run, tim đập loạn cả lên vì sợ... chạy một lúc, ông ra hiệu cho xe chạy ra highway. Vừa mới sang lane, ông đã hét ầm lên:
- Ngừng, ngừng lại.
Quýnh quáng tôi thắng xe ngay lập tức, ngơ ngác không hiểu vì sao, xe phía sau bấm còi lia lịa, mặt ông tái xanh, xuống xe bắt tôi nhường tay lái cho ông chở về... chỉ vì sang lane mà quên signal, quên nhìn phía sau nên tí nữa xe phía sau chạy đến đụng phải... Thế là kỳ thi đó tôi bị rớt, 2 tháng sau mới được thi lại...nói đúng ra cũng chẳng phải lỗi ở tôi, lỗi ở ông giám khảo cái mặt lạnh như tiền làm tối run, lỗi tại người dậy tôi nói nhiều hơn thực hành thành ra khi sợ đã làm tôi phân tâm, quên hết mọi điều.
Nhưng rồi tôi cũng có bằng lái xe như bao nhiêu người, từ nay chẳng phải nhờ ai đưa đi đón về nữa, từ nay chẳng phải là "con cá sống vì nước, em sống vì anh nữa"... chiều chiều chở con đi vòng vòng trong khu nhà ở, chạy có 10 miles mà sao thấy nhanh vô cùng. Nhiều khi thấy xe cảnh sát vô tình đi ngang hay chạy đàng sau cũng đủ làm tôi giật mình. Một hôm đi chợ, lúc de xe không biết thế nào mà bánh trước xe mình lại dính vào bánh xe của người đậu bên cạnh... dùng dằng lôi kéo mãi mới tách ra được. Nhưng khi nhìn lại thì hỡi ơi xe của người ta đã bị trầy sơn và móp hẳn một chỗ. Hốt hoảng tôi lái xe đi thẳng một đường về nhà không dám quay lại.
Những lần đi đâu chung, chàng thường chỉ vào những xe đi ngang hay đậu bên cạnh :
- Em biết xe này hiệu gì không" xe này bao nhiêu tiền không"
- Anh nói với em mấy điều đó làm gì" em có bao giờ mơ đi những loại xe đắt tiền đó đâu mà anh nói.
- Em hiểu lầm ý anh rồi, anh chỉ muốn nói cho em biết để liệu mà tránh xa những loại xe đó, chớ có mà quẹt vào xe người ta để đổ nợ chứ anh đâu có nói để cho em mơ... nghèo mà ham...
Cái xe là cái tội, tôi ghét nhất là phải đổ xăng, đã đi làm trễ mà còn phải tìm chỗ đổ xăng thì thật là mất thì giờ và phiền phức. Tôi phàn nàn:
- Anh có biết là em ghét gì nhất không"
- Em thì cái gì mà chẳng ghét, có cái gì làm em vừa lòng... Ừ nhưng mà em ghét gì" không phải ghét anh chứ"
Tôi nghiêm mặt:
- Em không có đùa, em ghét nhất là phải đổ xăng, ước gì đừng phải đổ xăng mà xe vẫn chạy thì hay biết mấy.
Chàng mỉa mai cái lười của tôi:
- Vậy thì em nên để dành tiền mua xe là vừa, họ sắp chế ra kiểu xe chạy bằng nước rồi đó, lúc đó khỏi phải than nữa.
Tôi thản nhiên:
- Nhưng mà mình cũng phải tự đổ nước vào xe vậy.
Chàng nhìn tôi như nhìn quái vật, như không tin những gì tôi vừa nói.
- Nếu vậy cũng dễ, em chịu khó đi bộ vậy, đừng nên nhờ ai đưa đi đón về hết, bên này nam nữ bình quyền mà, phải vậy không"
Tôi nguýt dài:
- Anh chỉ được cái nói móc người ta không à... bây giờ mới thật sự là ghét anh, rõ lắm chuyện...
Cái vô tâm, cái hời hợt của tôi đôi khi cũng làm phiền người khác, cũng tự làm khổ mình không ít. Đi với chàng, chàng lo mọi chuyện, đến lúc giận nhau thì mới biết cái ngu của mình. Đổ xăng cũng không biết đổ thế nào, lại phải chạy nhờ người giúp. Chở con đi học đàn về, trời tối, không hiểu sao đèn pha lại sáng, cũng lại phải chạy qua gõ cửa hàng xóm... Những lúc gặp rắc rối về xe cộ, tôi lại đâm ra ân hận vì mình đã giận dai, tiếc vì mình đã tự ái không đúng chỗ, phải chi đừng giận, đừng tự ái cao thì đỡ tay, đỡ chân biết mấy. Có lẽ chàng cũng cho như vậy, nên cái mặt cứ vác lên ra vẻ "thế nào cũng phải nhờ đến ông..." xí, còn lâu mới thèm nhờ... cho dù mẹ vẫn xúi con gái "con ơi, mật ngọt chết ruồi..." biết là ruồi sẽ chết vì cái ngọt của mình, nhưng vì tự ái nên không thèm làm mật cho người ta lên chân... Nhưng dù sao, tôi cũng thầm cám ơn cái hay giận, cái tự ái của tôi mà ngày nay tôi đã học được những bài học đáng giá, để có thể đứng vững trên 2 chân của mình.


Một lần đang giận nhau, mà xe lại hết dầu, lòng phân phân không biết đổ dầu vào đâu" mở hook lên, đóng xuống cả chục lần mà vẫn không dám quyết định. Muốn hỏi chàng thì sợ chàng làm eo làm sách , thành ra phải ráng vận dụng cái trí nhớ, cái thông minh của mình xem những lúc chàng đổ dầu như thế nào...Sau cùng quyết định đổ vào chỗ mà tôi tin tưởng nhất, nhưng khi đổ xong lại đâm lo, vì mọi khi thấy chàng đổ đến mấy lon, còn mình mới đổ chút xíu đã thấy đầy... đâm ra sợ, đâm ra nghi ngờ cái trí nhớ, cái thông minh của mình. Hỏi chàng chắc chắn chàng sẽ quát ầm lên, chi bằng đợi chàng đi làm, tôi ra đứng ngay giữa đường, chờ ông đi qua, chờ bà đi lại, chận lại hỏi xem chỗ nào là chỗ đổ dầu máy trong xe.
Khi người đi đường cho biết là đã đổ lộn vào chỗ đổ dầu thắng. Hoảng hốt, thế là tôi phải tìm đủ mọi cách nhét giẻ vào trong để tìm cách rút hết dầu máy ra, làm cả một buổi chiều, mồ hôi vã ra như tăm, mặt đỏ gay dưới cơn nắng chang chang... cũng may là tôi đã rút được hết, thật là hú hồn, cũng may là còn thông minh biết hỏi người đi đường chứ không cứ cắm đầu lái xe thì không biết được chuyện sẽ xảy ra như thế nào"
Đi với chàng, chàng thả tôi xuống chỗ nào là biết chỗ đó, không cần biết là đã đi qua con đường nào, con phố nào, nên phương hướng đối với tôi là cả một vấn đề ngốc nghếch. Vì thế cho nên khi chỗ làm cử tôi đi workshop ở môt nơi cách chỗ làm khoảng 30 phút. Biết tôi ngọng đường đi nên ông xếp tôi tử tế vẽ ra giấy từng chi tiết một nên tôi đã đến nơi một cách thật dễ dàng, nhưng khổ nỗi khi về, chẳng biết thế nào mà lại lạc vòng vòng mãi đâu đến cả 2 tiếng mới về đến nhà. Sáng hôm sau đang tíu tít kể cho đám bạn cùng chỗ làm nghe, ông xếp tôi đi ngang, hắn xía vào:
- Cô đi lộn đường hả" trời ơi, lỗi tại tôi rồi... vẽ đường cho cô đi lại quên vẽ đường về, thật vô ý quá...
Tôi đỏ mặt quay lại chỗ ngồi không thèm trả lời, nhủ thầm "xí... đã biết người ta ngu ma còn cố tình nói nữa..."
Vì biết mình nên chẳng dám lái xe đâu xa, chỉ sợ lỡ lạc vào cái exit hay con đường nào đó rồi đi luôn sang tiểu bang khác thì khốn, cho nên đi đâu cũng chỉ là người ngồi bên cạnh, ngồi lâu quá đâm ra mụ người, không thông mình gì cả. Nhưng dù sao tôi cũng hãnh diện cái dở của mình để khoe với chàng:
- Anh thấy em hiền không" chẳng biết đi đâu xa, chỉ biết loanh quanh con đường từ nhà đến chỗ làm, từ chỗ làm đến chợ rồi lại về nhà.
Chẳng đợi tôi nói hết, chàng phang ngay một câu:
- Ừ, thì tại em có tài xế không công nên đâu cần biết gì, người ta biết đường đi, người ta quay về, còn em... em không biết đường đi thì lúc đi là đi luôn, đâu có biết đường quay trở lại...
Nghe câu nói móc của chàng, tôi đùa:
- Ừ nhỉ, anh nói có lý, có lẽ vậy không chừng... lúc đó anh mừng nhé, anh thoát được nợ... vậy anh mua gì về cúng" nói em nghe đi...
Nhát là nhát vậy, chứ khi đã thuộc đường đi thì cũng chẳng thua ai, có lẽ cái bận rộn nơi này đã biến tôi thành cái máy chạy đua với kim đồng hồ. Sáng nào cũng hối hả, vội vàng với con đường trước mặt... vừa đi vừa soi lại khuôn mặt mình trong gương, vừa ăn vội miếng bánh, hớp lẹ ly cafe để cho kịp giờ làm. Vậy mà có bao giờ kịp cho, cái sớm nhất của tôi cũng là cái trễ của thiên hạ... may mà không làm cho các hãng xưởng, nếu làm chắc tôi đã bị cho nghỉ việc ngay tuần đầu chỉ vì cái tật đi trễ về sớm của mình, thế nên thỉnh thoảng lại bị ticket vì lái xe nhanh. Một lần sang lane không signal nên bị hụ còi... thế là mất toi một số tiền lớn, tiếc hùi hụi, phải chi đi chậm lại một tý... phải chi đừng bị ticket thì có thể mua biết bao nhiêu đồ sale. Tiếc ơi là tiếc, bởi thế mấy cái ticket màu hồng cứ được dán ngay ngắn trên bàn làm việc vậy mà lại cứ hay quên...
Nếu so với cái tốc độ lái xe của tôi thì chàng là người đáng được Thống Đốc Tiểu Bang tuyên dương làm công dân gương mẫu. Lái xe đúng i chang tốc độ trên đường cho phép. Những lúc có chuyện, cần đi đâu, tôi vội vàng ngồi vào tay lái trước khi chàng đến gần xe, vì thế, một lần cả nhà đi vacation ở Corpus Christi, trên đường trở về, chàng lái xe làm mấy mẹ con sốt ruột. Tôi cằn nhằn:
- Anh lái xe nhanh lên một tý được không" lái gì mà chậm rì, anh lái cái kiểu này chắc ngày mai mới về đến nhà quá, anh không thấy người ta qua mặt mình hết sao"
Chàng tỉnh bơ:
- Làm gì mà phải vội vàng" từ từ rồi cũng về nhà chứ có chết thằng tây nào đâu mà vội" bộ chạy kiếm giấy nhà thương hả" em không thích thì cứ việc xuống xe đi bộ, anh đâu có cản.
Tôi ấm ức:
- Phải rồi, bây giờ anh ngon mà, ngày xưa quen em, anh cứ đòi nắm chặt tay người ta đòi dắt qua đường, anh bảo sợ người ta bị xe đụng, bây giờ nếu phải đi bộ sang đường, anh dám đẩy cho em đi trước quá...
- Ối trời, cứ nhắc đi nhắc lại cái chuyện ngày xửa, ngày xưa, chuyện của thế kỷ trước mà cũng cứ nói... Em có biết là em đang sống trong thế kỷ nào không"
- Xí, đừng có nói vô duyên nữa... à nè, em nghĩ người ta cho chạy 55 miles, anh chạy 60 không sao đâu, hơn 5 miles cảnh sát không bao giờ phạt cả, anh chạy thử xem, xe người ta chạy 65, 70 miles không à.
Nghe cũng có lý nên chàng cho tốc độ chạy lên một tý, nhưng cũng nhắc chừng:
- Em ngồi nhớ để ý cảnh sát đó nghe chưa" đi chơi mà bị ticket bực lắm.
Xe chạy gần nửa tiếng, giật mình khi có còi cảnh sát hụ phía sau... thế là chàng lãnh ngay một cái giấy màu hồng như tôi... chàng không nói không rằng, khuôn mặt lạnh như tiền, trong xe không một tiếng nói, tôi khẽ đổi ghế cho thằng con ra trước còn mẹ ra sau ngồi... Con đường về nhà im thin thít, hình như các con tôi cũng đánh hơi sự không vui của bố mẹ nên cũng im ru... về đến nhà, tôi thở phào như trút được gánh nặng, vừa hý hửng bước xuống xe, chàng đã đi một đường gay gắt:
- Nói cho biết, lần sau có đi đâu, làm ơn ngồi im cho người ta lái, cái bổn phận ngồi trước chỉ để coi bản đồ chứ không phải là để lải nhải dậy khôn người ta, thật đúng là tài khôn...lắm lời.
Len lén nhìn khuôn mặt hậm hực của chàng, tôi bước nhanh vào nhà, vừa muốn nói một câu xin lỗi, vừa muốn bật cười vì cái khôi hài mà tôi vừa thấy ở chàng... tôi định đùa:
- Lỗi tại anh, tại anh chạy chậm, chứ nếu anh lái xe nhanh một tý thì làm sao cảnh sát thấy... nhưng, sợ chàng nổi nóng nên quay đi dấu nụ cười của mình... tôi thầm nhủ... em cũng tiếc tiền vậy... nhưng, dù sao con đường về nhà cũng ngắn hơn, phải thế không anh"
Nguyễn Thị Tê Hát

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,082,965
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.