Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_970x250_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Chuyện Tặng Những Ông Bố

01/07/200100:00:00(Xem: 157238)
Bài tham dự số: 02-285-vb0701


Nhân dịp Father’s Day tôi muốn viết bài này để tặng những ông bố Việt Nam sau khi thăm những ông bố ngụ tại Nursing home.
Đó là chuyện thường tình trên đất Mỹ. Sau khi những ông bố Việt Nam làm xong bổn phận với những người con, khi già rồi thì nên đến Nursing home để có người lo lắng cho, chứ không như xã hội Việt Nam “Trẻ cậy cha, già cậy con”.
Ở xã hội Mỹ, con cái bận rộn đi làm công việc hàng ngày bận rộn túi bụi tối và cuối tuần lo chuyện gia đình con cái cũng bở hơi tai, thì giờ đâu lo cho ông bà già, bởi thể Việt Nam ngạn ngữ có câu: “Nước mắt chảy xuống” là vậy...
Nghĩ như vậy tôi muốn viết một vài mẫu đoạn đời trên đất Mỹ, để hồi tưởng lại cái “Tình Cha” vô bờ bến đối với những đứa con, vì con cũng là nguồn động lực thúc đẩy người cha làm việc không biết mệt, vì tương lai của mình đồng nghĩa với con cái để mong con cái trở nên người hữu ích cho xã hội, để trả ơn một đất nước đã có công cưu mang mình, đã cho mình nhiều cơ hội để vươn lên.
Năm 1975 khi tỵ nạn qua được bến bờ tự do, đồng xu không dính túi, áo quần một manh, tôi phải cố quên quá khứ ngồi chỉ tay năm ngón, để đi làm tạp dịch, miễn là kiếm được tiền nuôi sống gia đình gồm có bà vợ bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sanh, và đứa con trai hơn một tuổi.
Xin được việc ở một hãng điện tử, tôi mua được một chiếc xe Mỹ tám máy giá 100 đô để làm phương tiện cho mình và gia đình, xe cứ ba ngày đổ một lon nhớt. Khi đi làm sở cho nghỉ nữa giờ, chỉ kịp ăn gói cơm, quen như ở Việt Nam phải ngủ trưa nên thiếu ngủ, khi làm việc thì ngủ gà, ngủ gật, viết chữ thì lên dốc xuống đồi, cầm đồ nghề thì xiên chỗ nọ, chẹo chỗ kia, phải làm đủ trò cho tỉnh ngủ nào là bấu, véo, tát, rồi rửa mặt, vẫn cứ gật đầu lia lịa, mắt thì mờ đi, cay xè tôi phải quyết định bỏ ăn trưa để ngủ, trời nắng chang chang, bãi đậu xe ngay bờ biển không có bóng cây cối nào cả, chui vào trong xe nằm thiếp đi gần nữa giờ, xe nóng như cái lò lửa mặc dầu mồ hôi nhễ nhại ướt như tắm, bụng đói như cào, chỉ uống nước cầm hơi, nhưng tinh thần thấy tỉnh táo để làm việc cũng đở hơn. Trong tuần làm việc cho công ty, cuối tuần lại nhận thêm việc đi bỏ bánh kẹo, thuốc lá vô mấy cái máy vender machine, để thêm tí tiền cơm.
Dành dụm được một chút tiền mua được một tiệm uốn tóc giá rẻ nhưng tiệm không có khách, suốt tuần đấu chỉ có một người khách gội đầu, không đủ sở hụi. Trăm hay không bằng tay quen, tôi để vợ trông coi tiệm, tôi đi xin việc tại một tiệm Mỹ khác để học hỏi, khi làm việc phải chiều từ chủ đến thợ, quét dọn, lau chùi, họ nhờ gì phải làm, lấy cảm tình để học hỏi kinh nghiệm. Về tiệm mình thì chủ cũng mình, tớ cũng mình, để tiết kiệm tiền bạc. Khi phát những tờ quảng cáo cho các nhà quanh vùng, mướn Mễ thì họ chỉ phát một ít tờ còn lại nó vứt vào thùng rác, về báo cáo láo ăn tiền cho nên không hữu hiệu, mình lại phải tự ý đi phát lấy từng nhà. Lưng cõng con nhỏ, tay đẩy xe con lớn đi phát quảng cáo, bỏ thùng thơ thì bưu điện kiện, nên phải mang theo cuốn băng keo cứ dán trước cửa nhà là chủ nhà phải lấy ra đọc, cứ phát khoảng 100 tờ cũng hy vọng được 2, 3 người khách, rồi cứ thế tăng lên. Cũng có lần đến một nhà gặp một con chó Berger xổng chuồng ra tấn công mấy bố con, may thay người chủ nhà ra can thiệp kịp thời. Sau 2 tháng có ba người thợ cũ quay lại mướn ghế, khách theo của họ đến đông tiệm trở nên tấp nập (ba người thợ này đã làm ba người chủ tiệm này sập tiệm khi họ ra đi họ mang theo khách) ba người thợ Mỹ Mễ này họ mặc tình thao túng không coi chủ ra gì! Mình âm thầm chịu đựng không dám hó hé một lời, khoảng một năm sau thấy có thể đứng vững, lần lượt từng người một kêu vào phòng riêng nói chuyện, tôi họ cho biết ngày tháng nào nó đã ăn cắp tiền của mình, ngày tháng nào nó dèm pha khách của mình làm mình mất khách, ngày tháng nào nó chận lấy khách của tiệm, vv...Từ đó ba người đó sợ không dám qua mặt dần dần bị mất khách, sau đó hoàn toàn lệ thuộc vào mình cai quản.


Việc con cái, nhiều khi phải gởi con đi mới làm việc được, mà con còn nhỏ mỗi lần gởi thì nó khóc quá, có người bạn nói thấy nó khóc suốt ngày, khi nào ngưng khóc là nó lấy hơi rồi khóc tiếp, nghe thấy vậy thật xót xa đau lòng, mỗi lần đi gửi con vừa quay đi là nó ré lên khóc rồi, không dám nhìn con vội chạy ra cửa rồi lặng lẽ nấp sau cánh cửa thấy con khóc chỉ biết khóc theo. Còn con lớn đi học ở trường, thương con cứ nhắm giờ ăn trưa, đi mua hamberger đến cho con, nó cứ đòi ra ăn cùng chỗ với bạn bè, ngắm con ăn thấy thương quá, sau nó lớn lên nó nói ra mới biết là nó mắc cở với bạn bè vì bố mang đồ ăn tới, tôi chợt nhớ lại hồi mình còn nhỏ tản cư về miền quê, trong khi cả lớp đang học có một bà mẹ xin phép thầy giáo cho con ra khỏi lớp để ăn chén chè cả lớp cứ trêu thằng nhỏ và chế nhạo nó là có bà mẹ quê, bây giờ xảy ra trường hợp tương tự mình làm ông bố quê làm con xấu hổ mà không biết.
Khi tiệm khá rồi tôi mua tiệm thứ hai ở Pasadena một cửa tiệm lâu đời toàn ông bà già, tiệm đã có khoảng gần 40 năm, có khách thường xuyên lui tới trên 30 năm, thợ từ 40 tuổi đến trên 60 tuổi. Tôi là người chủ thứ ba, sáng thứ bảy lái xe đến tiệm không kẹt xe cũng mất 45 phút, còn ngày thường phải 2 tiếng lái xe, 5 giờ sáng ngaoì Freeway đã đông xe, để khỏi mất thì giờ tôi phải dạy sớm đi từ 4 giờ sáng đến tiệm ngủ tiếp một giấc để mở cửa tiệm từ 8 giờ sáng.
Gặp cơ hội tôi mua một trường tại Norwalk sau di chuyển về Garden Grove, dạy học từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, hai lớp sáng tối, sau khi học trò về ở lại dọn dẹp, lau chùi cũng phải 2 tiếng, mệt quá phải ngủ lại đêm ở trường, có một đêm hai tên trộm trổ nóc vào trường, nghe họ nói chuyện với nhau và đang leo xuống đúng chỗ tôi nằm, tôi la lên họ bỏ chạy. Sau đó đến 10 xe cảnh sát tới và thả chó vô trường để lụi lọi.
Việc điều hành nhà trường, thì phải luôn luôn thi hành nghiêm chỉnh luật lệ ấn định bởi State Board, đối với học viên đã có đời sống ổn định thì không có gì đáng nói, đa số mới qua Mỹ, phần phải lo đi làm kiếm sống, phần phải lo đi học kiếm nghề, phần phải lo con cái đi học, đi gởi nhà giữ trẻ, cho nên bằng mọi cách qua mặt mình để chóng xong, hầu có một nghề sinh sống đỡ phải sống nhờ xã hội, lại nữa nhiều người thiếu ý thức về vệ sinh công cộng, bất cứ lúc nào cũng không giữ được sạch sẽ theo tiêu chuẩn ấn định, còn nhiều nữa gắt gao thì cũng khó khăn, vì vậy cảnh trên búa dưới đe khó làm vừa lòng mọi bên, cho nên lúc nào cũng hồi hợp, lo âu, vv...
Lớn thuyền thì lớn sóng, kinh doanh càng bành trướng thì càng nhiều áp lực. Những lúc phát triển lên miền Bắc Cali, có nhiều lúc phải đi làm bằng máy bay như một số người, sáng bay đến San Jose phải mướn xe tại phi trường lo chạy công việc hàng ngày rồi chiều trở về cùng ngày.
Trong ngày father’s day, sống trong Nursing home theo truyền thống Mỹ, những ông bố Việt Nam dù mãn nguyện hay bất mãn, dù hạnh phúc hay khổ sở, dù an bình hay ưu tư, trong lòng cũng cảm thấy đã làm tròn bổn phận đối với vợ con vì ít nhất cũng đem được gia đình qua được bến bờ tự do, qua được một xứ sở đem lại cho ta nhiều cơ hội, có một đời sống vật chất đầy đủ.
Mặc dầu theo quan niệm tổ chức gia đình ở xã hội Việt Nam, ông bố là chủ gia đình léo lái trong cuộc sống giao thời, nhiều khác biệt giữa hai nền văn hóa Mỹ Việt, nhiều tương tranh và ưu tư, khắc khoải. Việc giáo dục con cái đôi khi cần nghiêm khắc và ít thời giờ gần gũi chúng, nên thiếu tình thông cảm cha con.


NGUYỄN MINH TÂM

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,359,373
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.