Hôm nay,  

Từ Đó Qua Đây

19/06/200100:00:00(Xem: 175595)
Bài tham dự số: 02-275-vb0619

19 tháng Sáu là Ngày Quân Lực VNCH. Để kỷ niệm ngày này, Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ đã đăng bài “Ơn Anh” của Lê Như Đức biết ơn người chiến sĩ, tiếp theo là câu chuyện “Trung Uý Nuôi Tôm” của cựu trung uý không quân Phương Toàn. Hôm nay, là bài của tác giả Lê Thành Giai, viết về một Thiếu Uý.
Ông Giai, 52 tuổiû, trước 1975, là Thông Dịch Viên khoá 4/66 của QLVNCH, từng phục vụ trong Americal LRRP, một đơn vị viễn thám Mỹ trên chiến trường Việt Nam. 25 năm sau khi miền Nam xụp đổ, ông Giai tình cờ gặp một cựu viễn thám Mỹ du lịch giữa Saigon, nhờ đó, liên lạc lại được với người bạn Mỹ cựu toán trưởng. Tháng 6-2000, nhờ tinh thần “Viễn Thám không bỏ rơi chiến hữu,” ông Giai đã tới được Hoa Kỳ, gặp lại các đồng đội cũ và đã kể câu chuyện của ông trên Việt Báo từ tháng Tư 2001. Ông Giai hiện định cư tại Milpitas, Bắc California.
Sau đây là bài viết mới của ông, về một thiếu uý QLVNCH thành dân vô gia cư giữa Little Saigon. Hoàn cảnh chàng cựu thiếu uý tuy đen tối, tuyệt vọng nhưng sau cùng vẫn còn những tấm lòng vàng từ Milpitas, miền Bắc Cali, lặn lội về Little Saigon tìm giúp .


Bùi Thế Đạt, số quân 72/140443, SVSQ khoá 4/71 Trường Bộ Binh Thủ Đức, Thiếu úy QLVNCH, thuộc Pháo Binh Cơ Động 175 mm, Quân Đoàn I. Cựu tù binh tại trại giam Hiệp Đức, Quảng Nam. Thời gian ở tù Cộng Sản đến lúc nhận giấy phóng thích là một năm mười ngày. Những người bạn tù cho biết, thằng Đạt bị lính CS đánh vào đầu bằng báng súng AK 47.
Hàng chục kiểu biết về Đạt đều có nội dung chính khá tương tự: " … được em ruột bảo lãnh sang Mỹ trên mặt giấy tờ năm 1991, nhưng ông em rể (là bác sĩ ) đã đối xử với Đạt quá tệ.”
Anh G. bạn của gia đình, cho biết: "để kiếm cách đuổi Đạt đi chỗ khác, thằng đó ra mặt khinh Đạt là dốt (vì không thông thạo tiếng Anh), làm biếng, ăn chực (vì chưa biết cách xin việc làm). Có lần nhẫn nhịn không nỗi nên Đạt phản ứng mạnh bằng lời nói. Chỉ chờ có lý do gọi là bị sỉ nhục, ông em rể gọi ngay Cảnh Sát còng tay Đạt trước mặt cha vợ, em vợ, những người đang ở nhờ trong ngôi nhà của y, ngôi nhà lúc trước bỏ trống trên gác, tầng dưới làm phòng mạch".
T. cô em út kể:" Trong thư về Việt Nam anh Đạt cho hay, qua sự giới thiệu của bạn bè, anh đã rời Boston sang Nevada làm công nhân trong hãng chế biến thịt bò. Mấy tháng đầu anh ấy dành dụm gửi tiền về giúp tôi nuôi hai cháu, đến tháng thứ sáu thì bặt tin".
Người giới thiệu việc làm cho Đạt thuật lại biến cố: "Chính vào ngày lãnh lương tháng đó, ba tên lưu manh da màu đã chận cướp tiền và quà mà Đạt dự định gửi về cho cô em. Tụi hèn hạ đã đánh vào đầu Đạt. Tỉnh dậy trong trạm cấp cứu, Đạt bắt đầu bị mất trí nhớ."
Kể từ ngày ra tù, vết thẹo trên đầu do bọn Việt Cộng đánh trả thù đã làm cho Đạt mất gần hai năm chữa chạy, trong đó có mấy tháng điều trị ở Bệnh Viện Tâm Thần Chợ Quán, tiếp đến là sự sỉ nhục do thằng em rể cố tình gây ra đã làm cho Hội Chứng Sau Chiến Tranh (PTSD) trong người hành hạ Đạt thêm, nay cộng trận đòn cướp của bọn vô gia cư ... đã biến người sĩ quan của QLVNCH ngày nào trở thành kẻ tàn phế.
Ở khu Little Sàigòn, từ nhiều năm qua, mọi người gần như đều đã thấy Đạt ngồi mỗi ngày trước chợ Phước Lộc Thọ, Seven Eleven, các cửa hàng ăn uống, trên đường Bolsa, hoặc cửa hàng cho thuê video tape , dọc theo đường Westminter... để lầm thầm nói một mình, lúc cười, lúc chảy nước mắt, để ăn xin. Nhiều người chưa hiểu hoàn cảnh của Đạt, đã đặt tên cho Đạt là thằng Pê Đê, thằng điên.
Tuy vậy, nhờ lang thang trong khu người Việt, nên một chút may mắn khá mong manh còn lại với Đạt... Nhiều người đã không ngần ngại chia xẻ một chút tiền, một chút quần áo vật dụng. Có thể; trong những tấm lòng vàng đó, có một số ít đã biết Đạt xuất thân từ một gia đình tử tế, có mất mát cho cuộc chiến... nhưng chưa hiểu vì sao Đạt lại một mình tự phiêu bạt từ Boston sang Cali để đến nông nỗi.
Anh G. nói rõ :"Đến lúc đó thì thằng Đạt gần như bị bỏ rơi hoàn toàn. Dễ hiểu, ai dám chứa một người không bình thường. Hơn nữa, vấn đề chính là do mấy ông rể, có nhân thân khá bình dân, biết dựa vào... người và của bên nhà vợ hồi còn ở Việt Nam. Cho đến khi, thằng thì vượt biên sang đảo, được bà con của vợ bảo lãnh sang Mỹ, được vợ hy sinh cho ăn học thành bác sĩ, thằng thì được em vợ bảo lãnh qua Hoa Kỳ cũng được bạn bè của vợ đứng ra sponsor cho học thêm thành nha sĩ, rốt cuộc kẻ trước đứa sau đều lộ tẩy là những tên "dỏm đời" (snob), thì dễ gì tụi nó chịu chấp nhận một ông anh vợ homeless. Tệ nhất là chỉ việc giúp Đạt làm thủ tục xin trợ cấp của chính phủ cũng... chúng cũng nhất định không!".
Nhưng một vài chiến hữu của Đạt và cô em út, sang Mỹ năm chín chín, đã không đành lòng bỏ rơi người anh, người bạn bất hạnh. Được nghe qua nhiều nguồn tin, họ thay nhau xuống Los Angeles dò hỏi, tìm kiếm trong một thời gian dài.
Đúng vào ngày Memorial Day (28 tháng 5 năm 2001), vợ chồng anh Hải, anh Đức, cô Tư, từ San Jose xuống Little Sàigòn, qua sự giúp đỡ tận tình của vợ chồng anh Quyền, anh Phúc, anh Viễn (phở gà), anh Tuyến, chủ cửa hàng Queen's Video, các chủ car dealers … sau gần trọn ngày lục lọi, mọi người đã tìm thấy một anh Đạt rách rưới, đói và lạnh, đang cuộn mình trong chiếc chăn hôi hám bên hiên của văn phòng Civic Medical trên đường Westminster.


Cuối cùng, người có tám năm nằm đường ngủ chợ, lần đầu tiên được đưa về nhà anh Phúc tắm rửa tạm sạch sẽ, được mặc quần áo lành lặn do anh Quyền, anh Phúc tặng, được mọi người dìu ngồi vào bàn cầm đũa ăn bữa ăn do ba anh Phúc đích thân chuẩn bị.
*
Chủ tịch Hiệp Hội Vietnam Quest For Healing (Việt Nam, nơi được chữa lành), văn phòng đặt tại 6302 - 78th St, W. Lakewood, WA 98499 - 8374, ông Walter Bacak cho tôi xem bài viết về chuyến đi của những cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam thăn chiến trường xưa, đăng tải trên tờ Los Angeles Times tháng 3/99 và một bài báo trên tờ Thanh Niên (Việt Nam), tháng 2 năm 2000, có tựa đề: Việt Nam - Nơi Các Cựu Binh Mỹ Tự Cứu Mình.
Trong cả hai bài viết đó đều có đoạn giống nhau, đó là, trước khi trở về với gia đình, nửa triệu chiến sĩ Hoa Kỳ đều được chăm sóc y tế nhằm xoa dịu Hội Chứng Sau Chiến Tranh (Post Traumatic Stress Disorder).
Trung sĩ Danny L. Jacks (Sư đoàn Americal, Chu Lai) có 3 tháng dưỡng bệnh tại Trung Tâm Hồi Phục Texas, Hạ sĩ Walter Bacak (Sư đoàn 101st Kỵ Binh Không Vận, An Khê) có hai tháng phục hồi tại VA Medical Center, Seattle, Washington,; Trung sĩ Robert Wells (Sư đoàn Americal, Chu Lai) có bốn tuần lễ với bác sĩ tâm thần; Hạ sĩ Steve Lemire (Lữ đoàn 196th Bộ binh, Quảng Tín) được Rehabilitation Center, CA giữ lại 4 tháng …
Từng là nạn nhân của PTSD, ông Bacak cho biết, cái loại bệnh lý đó vẫn tồn tại trong mỗi người lính từng tham gia chiến tranh Việt Nam trong một thời gian nhất định đến dai dẳng.
Mặc dù sau khi đoàn tụ, có gia đình an ủi tinh thần, hưởng quyền lợi vật chất từ chính phủ, thế nhưng Steve đã định tự sát bảy lần, Walter li dị ba lần, Wells hành hung Cảnh Sát...
Chỉ riêng năm 1996, PSTD đã đẩy số vụ tự tử của các cựu binh lên gấp 3 lần, chưa kể những trường hợp bị thiệt mạng vì sử dụng quá liều thuốc kích thích. Oâng nói: "gần cả một thế hệ miễn cưỡng "vào cuộc" lúc còn quá trẻ để hưởng những nỗi kinh hoàng của chiến tranh, sau đó nếu còn sống, bị ném lại vào xã hội bình thường, không một lời cám ơn. Đến hôm nay, vết thương vô hình trong lòng 270.000 cựu binh trên khắp nước Mỹ và vất vưởng trên hương hồn của hơn 58.000 đồng đội đang nằm tại nghĩa trang Arlington là thủ phạm của hàng loạt bi kịch.
“Từ bi kịch của những người bạn Mỹ, riêng các bạn, đã đến lúc nên nhìn lại hoàn cảnh thiếu may mắn của chiến sĩ QLVNCH, trong đó Đạt là một trường hợp điển hình. Rất tiếc (Bacak ngừng một chút) hàng triệu quân nhân QLVNCH thì chẳng được gì sau cuộc chiến nửa chừng".
*
Về Milpitas với em gái và các cháu, được sống gần gia đình anh Hải, chị Vinh, gần anh Đức, gia đình anh Chiến, cô Nguyệt, chị Mai, Ti Ti, cô Thảo … Mọi người cùng sắp xếp chút thì giờ trong cuộc sống dường như chạy đua để lo cho Đạt. Sau bao nhiêu năm thiếu thốn tình người, nay Đạt đang được bù đắp bởi những con người có trái tim nhân hậu.
Từ dịch vụ SSI đến Department of Social Services, Disability and Adults Program Division, thủ tục xin trợ cấp của Đạt được Health Analysis (San Jose Office) phê duyệt ngày 15 tháng 6 năm 2001. Vài ngày tới, Đạt sẽ được khám bệnh, nhận thuốc chữa trị tại Valley Medical Center, 650 S. Bascom Ave, San Jose, CA, qua sự giới thiệu rất ân cần của vị bác sĩ phụ trách Health Analysis.
Chính nhờ sự đối xử đầy ắp tình thương đã giúp cho Đạt có được trở lại những lần tỉnh táo để còn nhận ra ai và ai, để thỉnh thoảng có nụ cười khi được T. được Đức... gợi về một kỷ niệm đẹp hồi còn ở Việt Nam, hồi còn trong quân ngũ, để thỉnh thoảng có những giọt nước mắt vui buồn về chuỗi ngày dài lạc lõng trên đất Mỹ. Những giọt nước mắt chảy dài xuống từ đôi mắt đã đôi lần ánh lên những tia nhìn nhẹ nhàng đối với người thân, bạn bè, chiến hữu...
Va,ø chàng thiếu uý đầy bất hạnh ấy, từ Việt Nam qua đến Mỹ, bị lọt lưới quản lý hành chánh suốt 8 năm qua, nay đã thoáng biết, chậm chạp nhưng cố gắng trả lời các câu hỏi về sức khỏe trước ánh mắt đầy thông cảm của vị bác sĩ Mỹ, đã biết chắp tay tỏ vẻ biết ơn các nhân viên dịch vụ SSI, Health Analysis, các chuyên viên xã hội...
Tất cả những ai đã và đang đưa bàn tay để nâng Đạt dậy đều nhận ra một điều, nơi Đạt sống ở Milpitas, California, lúc trước, tưởng như âm thầm, tưởng như riêng rẽ trong sinh hoạt của mỗi gia đình người Việt, nhưng rõ ràng, chứa đựng nhiều tình đồng hương.
Câu chuyện về một mảnh đời của người sĩ quan QLVNCH tuy khá đau lòng, nhưng bù lại đã cho thấy nhiều điều tốt đẹp, nổi bật nhất trong đó là mọi người đều sẵn lòng đáp ứng... bằng công, bằng của, trước những sự kiện xã hội được ai đó đánh thức. Nhờ vậy mà có lẽ không chỉ riêng mình Đạt, không ít chiến hữu và đồng hương khác đã không bị hoàn cảnh ép xuống sát tận bờ địa ngục trên mảnh đất thiên đường.
Nhà thuê của cô em út của Đạt ở Milpitas nằm xuôi xa xa theo đường cất cánh lượn vòng của các loại phi cơ thương mại xuất phát từ phi trường San Jose. Buổi chiều nắng ấm, Đạt ngồi sau sân nhà, im lặng hàng giờ … nhìn lên.

Lê Thành Giai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến