Hôm nay,  

Kỳ Thị

19/06/200100:00:00(Xem: 211260)
Bài tham dự số: 02-276-vb0620

Bà Khanh Phan, một kỹ sư Việt sống và làm việc tại Louisville, KY, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ. Bài viết của bà thường có đề tài rõ ràng, thể hiện nhiều suy nghĩ, nhưng vẫn không thiếu những chất liệu sống thực. Sau đây là bài viết mới của bà.


Lịch sử Việt Nam có hơn bốn ngàn năm. Từ buổi đầu, đất Việt chỉ là vùng miền Bắc, gần biên giới Trung Hoa. Sau những cuộc Nam tiến và dành bờ cõi với nước Lào, Miên, nước Việt mới có hình dáng như chữ S và cái tên Việt Nam như ngày nay.
Việt Nam trải qua bao cuộc chống xâm lăng, người dân Việt đoàn kết với nhau. Nhưng đến thời thực dân Pháp đô hộ thì nước Việt bị chia ra làm ba: Bắc, Trung và Nam. Đôi chút thành kiến ba miền đã bắt đầu từ đó, ít ra, còn để dấu vết trong ngôn ngữ.
Chúng ta thường nghe: “Bắc kỳ ăn cá rô cây”, “nhìn Bắc kỳ thấy cọng rau muống”, “Nhìn Nam kỳ thấy cọng giá”, “Dân Nam nấu cơm như nấu chè”, “Dân miền Trung là dòng dõi nhà Vua, nhà Quan”, “Dân miền Trung nghèo rách”, vân vân và vân vân. Những câu chửi xéo như vậy thường nghe trong những cuộc đàm thoại bất đồng ý kiến giữa dân ba miền. Đó có phải là kỳ thị hay không"
Ngoài Bắc đất đai không trù phú, mùa lạnh dài hơn và núi đồi nhiều hơn trong Nam. Vì thế miền Bắc có cây trái và đặc sản khác và ít hơn miền Nam. Miền Trung có rất nhiều Triều Vua ngự trị nhưng cũng là nơi có bão lụt và chiến tranh tàn phá nhiều nhất. Vì vậy địa lý và điều kiện xã hội đã sinh ra nếp sống của dân mỗi miền.
Ngoài ra còn có những sắc dân khác, nhiều nhất là người Tàu qua sinh sống, lập nghiệp, giúp dân Việt xây dựng đất nước. Giữa người Tàu và Việt cũng từng có biết bao định kiến, xung đột ngay trên đất Việt. Thời buôn bán chim cút và cá phi ở miền Nam trước 1975, làm nhiều người phá sản. Rồi đến cây xương rồng và cây xuyên tâm liên tràn ngập thị trường sau 1975. Tốn tiền nhưng chuyện làm giàu và mê tín chẳng đi về đâu, dân Tàu lại bị chê trách vì đại đa số dân sống bằng nghề thương mãi.
Đó là “quơ đũa cả nắm” hay thành kiến chủng tộc và thành kiến sắc dân. Không tất cả người Tàu ở Việt Nam gây phá sản. Không tất cả người Bắc ăn cá rô cây. Không tất cả người Trung nghèo rách. Nhưng kỳ thị là gì" Kỳ thị là hành động dựa vào sự phân biệt theo sự khác biệt. Vậy trong hành động “quơ đũa cả nắm” có phần do sự khác biệt mà ra.
Vào thập niên 1960, nhiều quán ăn Mỹ ở Mỹ có để bảng ngoài cửa: “Không da đen, da vàng và chó được vào”. Dân da đen ở Mỹ phải đấu tranh thật nhiều mới ra khỏi kiếp sống nô lệ, được đi bầu và được quyền lợi như dân da trắng bắt đầu từ thập niên 1960. Đàn bà và tuổi tác cũng bị phân biệt và mất quyền lợi so với đàn ông cùng màu da. Nên đấu tranh giành bình đẳng cho giới phụ nữ cũng đạt kết quả. Đến bắt đầu 1975, lúc dân Việt Nam bắt đầu định cư ở Mỹ thì luật pháp chống kỳ thị và đề cao bình đẳng được áp dụng triệt để. Nhưng ngay trong nước Mỹ vẫn chưa hết phân biệt và kỳ thị.
Những năm cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, chúng ta thường thấy những kịch ngắn, kịch xã hội trên tivi, mà những tài tử trong vai người Việt Nam bị kết tội ăn cắp hay bị cáo vào những tội phạm khác. Có người Việt gốc Hoa mở tiệm tạp hóa ở Santa Ana, California la to rằng tiệm mở không bán cho người Việt. Thế là tiệm phải tái khai trương vì dân Việt chính gốc không đến mua nữa. Khi đi mua nhà bị thất vọng vì thấy có nhiều Mỹ đen ở cũng là một hành động kỳ thị. Cùng một câu tiếng Anh nói cho một người Mỹ đem nói cho một người Mỹ khác thì hiểu, trong khi người kia bảo tao chẳng hiểu mày nói gì, cũng có thể là một thái độ kỳ thị.
Bản thân tôi cũng đã trải qua sự kỳ thị chủng tộc. Khi băng qua một con đường ở Thành phố San Francisco, California, thì có một thằng Mỹ trắng nói: “Go back where you were” (về nước mày đi). Buồn lắm nhưng tác giả cũng ráng nói: “I am from my mother” (Tôi từ mẹ tôi ra). Thằng Mỹ quay lại cười nhe răng “quê quá”. Nếu thằng Mỹ này thấy đàn bà con gái rồi bắt nạt thì vẫn là kỳ thị đàn bà.
Có lần trong giờ làm việc ở nhà giữ trẻ, tôi đến hỏi chuyện một bé trai ăn mặc rất chỉnh tề và nghiêm trang nhưng không chơi đất leo trèo như những đứa khác. Bé không trả lời còn xua tay và nói rằng “Mẹ tao nói mầy dơ bẩn lắm, đừng đến gần tao”. Mình mới tắm trước khi đi làm và không chơi đất thì dơ chỗ nào"
Tôi có lấy một lớp sinh vật lúc mới vào đại học Mỹ. Ráng nhịn ăn nhịn mặc để có tiền mua sách học thêm vì biết mình nghe tiếng thầy giảng như “vịt nghe sấm”. Lần kiểm tra 15 phút đầu tiên, mừng lắm vì học trúng tủ. Thằng Mỹ trắng ngồi cạnh được A, mình lại được D. Mượn bài nó xem nó viết làm sao mà được A. Hai bài viết tợ nhau chỉ có cách viết văn là hơi khác. Lên khiếu nại, ông thầy xin lỗi cho lại điểm A. Thì ra ông ta chỉ coi tên rồi cho điểm D, không cần biết bài sai hay đúng. Những bài thi kế tiếp tục lãnh D. Thầy không dám cho F vì sợ phải thấy mặt tên học trò Á đông này lại lần nữa. Như các cụ nhà ta thường nói, ông thầy này dạy mà không có dạy.
Có lần đang đứng, một đứa bé Mỹ cao gần bằng mình nhưng mập hơn, đạp chân tôi và nói “I hate you” (Tao ghét mày). Tôi trả lời “I love you” (Tôi thương cô). Cô bé không hiểu lập lại: “I hate you. Do you understand"” (tao ghét mày. Mày có hiểu không") Tôi trả lời: “Yes, I understand and I love you” (Tôi hiểu và tôi thương cô). Đứa bé không dám quấy rầy tôi nữa. Chắc là cô nghĩ rằng cô vừa gặp thứ lì!
Những người Việt sống trên đất Mỹ, chắc chắn cũng va chạm việc kỳ thị không nhiều thì ít. Va chạm vào việc kỳ thị làm cho nổi buồn xa xứ khơi dậy. Những năm gần đây trên giấy tờ xin việc làm, không còn hỏi sắc dân, tuổi và phái nam hay nữ nữa. Khi hãng nào có nhận trẻ em dưới 18 tuổi hay vài trường hợp khác họ sẽ hỏi có dưới hay trên 18. Nhưng nạn kỳ thị vẫn còn tồn tại. Điển hình là việc xử cầu thủ O.J. Việc xử này người ta có thể nói là cuộc tranh luận giữa da trắng và da đen.


Gần đây chúng ta cũng nghe tin tức báo tin một toán Mỹ da trắng giết một người da đen rất dã man. Hàng năm dân da trắng KKK có tổ chức tuổi thọ đảng của họ ở Tennessee. Nhưng không ai làm gì vì đây là một quyền tự do ngôn luận của Mỹ.
Để chống lại nạn kỳ thị, có nơi đã san bằng số học sinh cho đủ các sắc dân trong trường học hay san bằng số công nhân trong hãng xưởng và nhiều xí nghiệp dịch vụ khác. Có người thích như vậy vì ai cũng có quyền lợi như nhau. Nhưng có người cho rằng làm vậy không hay vì nghĩ họ được nhận vào vì họ là sắc dân thiểu số chứ không phải họ giỏi. Trong việc này cũng là một kỳ thị vì phải phân biệt ai trắng, ai đen, ai vàng và thống kê bao nhiêu phần trăm mỗi sắc dân rồi cho thêm hay bớt ra cho đủ số.
Ngày tôi ra trường với mảnh bằng kỹ sư, mang đơn xin việc vào trường nộp vì trường có dịch vụ kiếm việc cho học trò mới tốt nghiệp. Phải đóng tiền cho dịch vụ này làm việc. Người phụ trách bảo cô là một học trò giỏi, là phụ nữ và là dân thiểu số thì thiếu gì hãng chiếu cố. Đợi gần hai năm trời không có hãng nào kêu đi phỏng vấn. Lúc đầu họ nói là kinh tế xuống dốc. Sau đó mới khám phá ra mình tốn tiền cho họ nuôi thân chứ họ không có nộp đơn cho mình đi đâu hết. Trong khi tất cả mấy đứa bạn Mỹ cùng khóa đều có việc, có đứa được hãng nhận trước ngày ra trường.
Có nhiều người bị kỳ thị mà tàn cuộc đời. Có người bị kỳ thị mà cuộc đời trở nên vẻ vang. Nhưng trong tất cả chuyện cho là kỳ thị, có phải thật là kỳ thị hay không"
Mới chợt xem một chương trình T.V “America’s Most Wanted” tưởng rằng những người này rất hữu dụng rất cần cho Mỹ quốc. Nhưng đó là những thủ phạm đang bị tìm kiếm. Cũng may là mình bị “Unwanted”.
Những lá thơ của một số bé Việt Nam mới qua Mỹ gởi về Việt Nam khoe rằng “Đi học có xe đưa đón tận nhà”. Mới nghe mình tưởng mình cũng sẽ được là con cưng của Mỹ quốc khi mình tới đó. Nhưng khi qua Mỹ thì mới biết là nếu nhà gần tuyến đường xe bus thì không phải đi bộ hay hì hục trên chiếc xe đạp như ở quê nhà.
Mướn người di dân bất hợp pháp, hay mướn người làm trả tiền mặt để trốn thuế là đã làm trái luật Mỹ. Nhưng có người nghĩ rằng làm như vậy là để giúp đở cho người trong cảnh nghèo túng. Đại đa số con người Việt Nam đã mang trong tâm tư triết lý Khổng Tử là: Trên có vua, dưới có tôi. Luật pháp đặt ra để bảo vệ người dân trong nước và để bảo vệ chính nước đó. Nếu dân không theo luật thì nước loạn.
Rất nhiều dân Miên (Cam bốt) sống ở vùng Sacramento, California. Những buổi chiều họ thường ra đứng trước sân nhà nhìn người qua lại hay chuyện trò với bạn hàng xóm. Đó là cái phong tục của họ. Nhưng những người Mỹ lân cận từ từ họ bỏ đi hết. Không phải tất cả họ kỳ thị, họ không quen với cái nếp sống đó.
Người Việt Nam mình cũng thích sống gần nhau cho có bà con láng giềng cùng tiếng nói và phong tục. Một gia đình dọn đến, hai gia đình dọn đến rồi nhiều gia đình dọn đến. Việc này làm nhiều gia đình Mỹ từ từ bỏ đi. Không phải họ kỳ thị mà họ không chịu nổi mùi nước mắm kho, mắm tôm cháy xào xả ớt bay khắp làng. Mặc dù đó là những món ăn tuyệt vời của người Việt!
Dân Việt mình nổi tiếng là làm việc chăm chỉ trong các hãng xưỡng của Mỹ. Nhiều người còn tự hào là dân ta siêng năng, dân Mỹ lười. Nhiều người Mỹ thì muốn điên lên với cái siêng đó. Theo qui tắc nghiệp đoàn thì không được lười nhưng làm vừa phải để bảo vệ sức khỏe, năng suất làm việc và bảo đảm có số giờ trội với lương gấp hai, ba, bốn lần. Nhưng khi người Việt có suy nghĩ ta siêng Mỹ lười là có óc kỳ thị rồi.
Một ông Mỹ vô tình khen những cầu thủ Mỹ da đen sinh ra để chơi thể thao giỏi. Nhưng có người Mỹ đen đó cho là ông kỳ thị, và bảo người Mỹ đen cũng làm Bác sĩ, kỹ sư, luật sư, thầy giáo, chứ không chỉ làm cầu thủ. Càng bào chữa cho bản thân ông càng gây thêm uất hận đến phải từ chức.
Người Mỹ họ có chế ra được bột làm bánh, chỉ cần trộn nước, đường hay dầu, đánh bột lên đem nướng là có cái bánh ngon. Thậm chí có những tiệm làm bánh sẳn, có lớp kem và trang hoàng đại khái, đủ loại, đủ hình, đủ kích thước. Với một ít tiền và thời gian, ta có thể mua về xếp kiểu rồi cắm vài hoa tươi, hình tượng là một cái bánh sinh nhật hay bánh cưới cho vài người đến vài trăm người ăn. Nhưng nếu mình không biết điều đó, mình sẽ khâm phục “người làm cái bánh” đã phí công, phí sức, phí tiền quá nhiều và quá khéo tay!
Trong những năm đầu thập niên 1990, có nạn thất nghiệp vì kinh tế xuống dốc nặng nề. Đài TV và báo chí Mỹ thường đề cập đến những suy nghĩ của dân chúng là vì chánh phủ cho nhiều dân di cư vào bất hợp pháp nên họ mất việc. Nhiều người dân này là dân Mễ sống bằng nghề hái trái, rau cải với đồng lương dưới mức chánh phủ qui định. Nhưng nếu cho những người Mỹ la lối om sòm những việc đó thì họ có làm không" Và nếu trả lương cao với cái sức lao động nặng nề đó thì rau trái sẽ lên giá cở nào"
Cũng trong những năm đó, nhiều người Mỹ đã đập phá chính xe Nhật họ đã mua vì cho rằng Nhật tàn phá thị trường Mỹ. Nếu họ nghĩ vậy, thì ngay lúc đầu họ mua xe đó làm chi" Xe Nhật không những nhập cảng từ Nhật mà còn có sản xuất trong nước Mỹ nữa. Rất nhiều công nhân trong hãng này là người Mỹ và họ lại lãnh lương cao.
Như vậy kỳ thị có xảy ra. Có sự kỳ thị làm tổn thương sinh mạng có kỳ thị làm ra sự cầu tiến. Có cái việc mình nghĩ rằng đó là kỳ thị nhưng nó không phải, và ngược lại. Những người hiểu biết nhiều về thế giới họ không kỳ thị. Những người theo đạo nhân loại, coi con người ai cũng như ai, như anh em một nhà thì họ không kỳ thị. Kỳ thị có mức độ chiều dài, chiều sâu và chiều rộng. Tùy theo hiểu biết và óc phê phán của mình trong việc nhận xét, kỳ thị sẽ có hay không.

Dù sao, nước Mỹ đã có luật pháp chống lại sự kỳ thị.

KHANH PHAN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,310,393
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.