Hôm nay,  

Picture Person

03/06/200100:00:00(Xem: 187469)
Tác giả tên thật Trần Thị Thanh Xuân, đã “Viết Về Nước Mỹ” với bài “Nghề làm vườn” đăng trên Việt Báo ngày 17-10-2000. Bà Xuân tốt nghiệp Cử Nhân Thương Mại Đại Học Minh Đức 1974, Chuyên viên ngân hàng phát triển kỹ nghệ V.N. Sang Mỹ năm 1984, học kế toán tại Brookhaven College-Dallas. Làm đủ mọi nghề, nghề văn phòng cũng có, nghề lao động chân tay cũng có. Vì khoái nấu ăn nên có lúc đi cày 3 jobs một lần để cố học nghề. Bây giờ bớt làm để săn sóc cho con. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.


Chỉ còn ba tuần nữa Dân sẽ từ giã ngôi trường Los Serranos thân yêu để bước vào ngưỡng cửa Trung học.
Thời gian thấm thoát trôi qua, mới ngày nào Dân còn là một cậu bé con thiếu tháng, lúc mẹ bồng trên tay phải quấn không biết bao nhiêu là khăn, vì cháu nhỏ quá, bồng sợ rớt... Đến nay Dân đã 12 tuổi và tôi thì tóc đã có sợi bạc. Tôi thật thấm thía với bài nhạc “Phôi pha” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Đời người như gió qua...”
Vâng, cuộc đời như làn gió thoảng, như áng mây trôi. Nếu ta không giúp ích được gì cho những người chung quanh thì cuộc sống thật là vô nghĩa.
Ngôi trường Los Serranos thân yêu đã để lại cho tôi biết bao kỷ niệm, không những vì tôi là phụ huynh có con theo học ở trường, mà còn vì tôi là thiện nguyện viên đã bỏ thì thời để tham gia vào một số sinh hoạt của trường như bán Popcorn, Icecream và dạy cho học sinh về hội họa trong chương trình Picture Person.
Picture Person là chương trình không tính điểm dành cho cấp tiểu học của khu Chino. Giảng viên là các phụ huynh tình nguyện, sau một khóa huấn luyện về mỹ thuật sẽ trở lại dạy cho các học sinh mỗi tháng một lần, khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Tuy thời gian ở trong lớp ngắn ngủi nhưng thì giờ bỏ ra để nghiên cứu về tác giả, làm mẫu (sample) cho các em xem thì mất nhiều thì giờ hơn.
Chương trình giảng dạy đã được soạn sẵn, thay đổi tùy theo mỗi cấp lớp. Học sinh sẽ được biết sơ lược về Picasso, Michaelangelo, Leonard de Vinci, Van Gogh hay những nền văn minh cổ của thế giới như Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp... Sau đó sẽ được hướng dẫn để vẽ hình hay nặn tượng hoặc xé hình... dựa vào các tác phẩm của các danh họa hay nền văn minh cổ nói trên.
Sau khi được huấn luyện về hội họa cho lớp 4, tôi vào lớp thầy Brocki để dạy cho Dân và các bạn cháu khoảng 3 đề tài, vì lúc đó đã gần đến nghỉ hè. Đề tài chót sau khi các em làm xong, tôi cất lại đợi đến lúc nhà trường tổ chức “open house” sẽ đem triển lãm chung cùng các lớp khác trong sân trường để phụ huynh đến xem.
Qua lớp 5, cô Deble, cô giáo của Dân, nhận thấy tính chất đa dạng và phong phú của chương trình Picture Person nên đã sắp xếp cho tôi mỗi thứ ba đầu tháng đến dạy cho các em.
Tôi được huấn luyện một lần nữa về chương trình của lớp 5. Bây giờ, tôi đã dạn dĩ, không cần cô giáo giúp đỡ mà có thể một mình trông coi cả lớp.

Tôi hướng dẫn cho học sinh căn bản về hội họa, cách pha màu, giúp các em phân biệt màu chính và màu phụ, màu nóng và màu mát. Các em rất thích thú khi được phân phối clay để nặn hình con thú Gagoyla đưa vào mẫu hình của danh họa Michaelangelo.
Sau đó các em được học trang hoàng mặt nạ bằng những hột bắp hay đậu và tóc thì làm bằng len đan áo.
Mùa giáng sinh 1999, tôi tổ chức cuộc thi nho nhỏ trong lớp của Dân. Đề tài là “Winter Wonderland” dựa vào tác phẩm cùng tên của họa sĩ người Đức Ernest Kirchner.
Các em được hướng dẫn xé giấy màu contruction paper bằng tay theo hình người đang trượt tuyết với đầu đội mũ len, mặc áo ấm, tay đeo găng... trên đỉnh đồi trắng xóa rồi dán vào bìa cứng.
Qua đề tài này, các em đã thể hiện được tài sáng tạo của mình. Không làm theo mẫu tôi hướng dẫn, có em đã xé thành hình ông già Noel râu tóc trắng, mặc áo đỏ, đeo thắt lưng đen đang trượt tuyết. Có em xé giấy thành hình ngôi nhà ở Bắc Cực, có em làm thêm những cây cối xơ xác vào mùa đông thật lạ mắt.
Bốn học sinh xuất sắc nhất lớp đã được tôi tặng quà giáng sinh gồm đồ chơi, bánh kẹo, viết màu... Nghệ thuật là sự sáng tạo, đẹp xấu tùy quan niệm mỗi người. Tôi thường nhắc nhở các học sinh “các em không cần phải làm theo đúng mẫu của tôi, các em có thể có ý khác, biết đâu các em làm hay hơn tôi nữa đó...”
Sau ba năm, qua ba lớp, các em đã học được khoảng 15 đề tài hay hơn nữa mà tôi không nhớ hết. Và tôi, tôi cũng đã học hỏi được nhiều điều.
Tôi đã biết được Michaelangelo là ai, tôi đã biết được cuộc đời của Picasso, tôi đã hoạt bát, dạn dĩ hơn lúc ở Việt Nam nhiều lắm. Tôi đã học được nơi các học sinh cách phát âm tiếng Anh chính xác. Và dù khi tôi nói tiếng Anh không đúng giọng, các em cũng không bao giờ cười chê tôi. Các em đã giúp đỡ tôi phân phát vật liệu, dọn dẹp cọ sơn, đẩy xe chở vật dụng về lớp cho tôi.
Lúc tôi tình nguyện vào lớp của Dân để dạy hội họa, tôi chỉ nghĩ đơn sơ là trước muốn dạy cho Dân, sau là để dạy cho các bạn của cháu. Nay nghiệm lại, những gì tôi nhận được còn nhiều hơn những gì tôi đã giúp cho các em.
Tôi đã nhận được những nụ cười hồn nhiên, tình thương mến của các học sinh. Mỗi khi thấy tôi, các em đều chào và kêu tôi “Picture Person” hay “Dan’s mom”
Tôi đã nhận được gần 30 tấm thiệp cám ơn của các học sinh, qua sự gợi ý của cô Debie trong đó các em đã vẽ lại những gì mà các em đã học được trong chương trình Picture Person. Tôi đã nhận được niềm vui của một tình nguyện viên khi thấy mình đã làm được việc gì hữu ích cho các trẻ em. Nhờ các em, tôi thấy tâm hồn mình như trẻ lại. Tôi thương mến các em và các em cũng quý mến tôi.
Vâng, tình thương, một tình thương không tính toán sẽ như hương thơm theo gió thoảng bay đi muôn phương, rồi cũng làn hương ấy sẽ bay trở về với chính bạn cũng chia xẻ mùi thơm trong tiết trời trong sáng của mùa xuân êm ả.
Bây giờ, tôi mới thấm thía lời Đức Phật dạy: “Hãy cho đi, rồi sẽ nhận”.

Suzie Tran

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến