Hôm nay,  

Thầy Tôi

03/06/200100:00:00(Xem: 197765)
Bài tham dự số: 02-259-vb0601

Tác giả Nam Huỳnh (PHT), cựu học sinh Petrus Ký, hiện cư trú tại Garden Grove, đã Viết Về Nước Mỹ lần thứ ba. Bài viết của ông, bằng tấm lòng, kể lại bi kịch con cái xử sự với cha mẹ trên đất Mỹ, rất đáng để suy ngẫm.



Ngày “Father’s Day” năm ngoái, tôi trở lại thành phố Houston. Việc đầu tiên là đến thăm viếng Thầy tôi.
Tôi dừng xe trước căn phòng số 8, thuộc khu housing của chánh phủ lúc 8 giờ sáng, nhưng chẳng có ai ở nhà. Tôi đang loay hoay tìm giấy viết để ghi lời nhắn, thì may quá thầy và cô vừa trở về! Thấy tôi, thầy cô mừng rở lắm, thầy sorry tôi vì hôm nay thầy và cô trở về hơi trễ!
Cô mở cửa và mời vợ chồng tôi vào nhà. Tôi xin lỗi thầy cô vì đến thăm mà không báo trước.
Tôi trở ra xe, mang bó hoa, trà và bánh ngọt đem dâng tặng thầy, để gọi là mừng “Father’s day” thầy rất cảm động đón nhận.
Cô mang trà lên, và mời chúng tôi uống trà của quê hương, loại trà “móc câu ướp sen” của một người bạn già vừa Việt Nam trở về, biếu thầy cô.
Sau khi hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống chúng tôi, thầy cô ngỏ ý mời chúng tôi ở lại dùng bữa cơm trưa với thầy cô cho vui. Chúng tôi nhận lời. Cô và bà xã tôi xuống bếp, thầy và tôi ngồi tiếp tục cuộc trà đàm.
Đã 79 tuổi đời, nhưng thầy vẫn còn sáng suốt và khỏe mạnh. Bên tách trà, thầy từ tốn kể cho tôi nghe về tâm sự của một người xa quê hương. Năm 1982, thầy cô đã gởi 2 cô con gái lớn và cậu trai út theo gia đình một người thân vượt biển đến đảo Bidong Mã Lai.
Đúng 1 năm sau, 1983 tất cả được định cư sang Hoa Kỳ. Năm 1990 thầy cô được bảo lãnh sang Mỹ theo diện đoàn tụ “ODP” Bản thân thầy không thích bỏ quê hương, trái lại cô thì rất vui mừng vì thương nhớ con, nên cô phải năn nỉ thầy cùng đi...vì con! Bước đến xứ lạ quê người đầy bở ngỡ và luôn lo ngại vì tuổi đời lại cao thầy cô chẳng biết làm gì hơn là bắt buộc phải nhận làm “vú em” baby (sister) cho cháu ngoại.
Thầy được phân công ở nhà cô con gái cả trông nom cho 2 cháu ngoại, đứa trai 5 tuổi và đứa gái 3 tuổi!
Phần cô, thì sang nhà cô gái út trông nom 1 cháu 8 tháng tuổi.
Thầy là giáo sư của một trường công lập nổi tiếng tại Saigon suốt gần 40 năm phục vụ trong nghành giáo dục. Cô là một giáo sư trường nữ sinh tại Gia Định, cũng đã phục vụ gần 30 năm. Nay được các con bảo lãnh sang Mỹ để nhận nhiệm vụ làm “vú em”!
Đã hơn 3 tháng, kể từ ngày đặt chân lên thành phố Houston (Texas) hai cụ “vú em” cũng đã khá quen việc, nên mọi chuyện đều ổn thỏa, êm thắm, tuy trong lòng thầy lẫn cô đều có chút niềm ân hận và nổi buồn man mác. Chẳng biết thố lộ cùng ai!
Nay có dịp, thầy cô đã trút hết nổi lòng với chúng tôi. Tôi đã hiểu và thông cảm điều này, nên trước đây đã vận động tất cả bạn bè “Khối học sinh Petrus Ký cũ” năng lui tới hoặc gọi phone để thăm hỏi và an ủi thầy cô, nhưng vì cuộc sống xa lạ lại cô đơn, thiếu mất tình cảm gia đình, nên trong lòng thầy cô vẫn muốn quay về lại Việt Nam hơn là sống mãi trong cảnh: Đui, điếc, câm què ở tại cái xã hội nghịch lý này.
Thầy thường nói:
- Có mắt: nhưng như mù!
- Có tai: như điếc, nghe rất rõ nhưng chẳng hiểu gì!
- Có miệng: như câm, nói chẳng nghe ai hiểu!
- Có chân: như què, chẳng đi đâu được!
Muốn làm gì, hoặc đi đâu, phải trình xin con lẫn rể, nếu được chấp thuận thì mới được “họ” giúp chở đi! Có lần đứa cháu trai, không hiểu chiều hôm trước, mẹ cháu cho ăn gì, khiến hôm sau cháu bị “tiêu chảy” đến khi mẹ cháu đi làm về vẫn còn. Thế là thầy bị đổ họa lên đầu ngay! Ông rể bảo: “Cho cháu ăn uống thiếu vệ sinh.” Phần cô có lần cho cháu bú bị “ọc sữa” (nôn ra ngoài) nhiều lần, cũng được ông rể út kết tội, không biết cách “take care baby.”
Hai ông bà ngoại chỉ ráng nở một nụ cười méo xệch! Sau đó một tuần, vào đêm cuối tuần, thầy đã thoáng nghe được cuộc bàn luận của 2 cô con gái và 2 ông rể, là họ dự định đưa 2 ông bà vào “Nursing home” để an dưỡng.
Thầy cô quá sợ, đã gọi tôi cầu cứu, nhưng tôi không còn ở Houston nữa nên thầy gọi các bạn khác. Các bạn được thầy kêu cứu đã vội vã lo cho thầy và co. Họ thường xuyên lui tới, viếng thăm thầy cô để dùng kế hoãn binh và nhờ tinh thần tích cực nên chỉ gần 3 tháng sau thầy cô đã được chánh phủ cấp cho một Apartment loại 1 bedroom trong khu housing.
Trở về thăm thầy cô lần này, tôi được biết: Thầy cô đã được hưởng tiền già và Medical...tôi rất mừng cho thầy cô. Dù thế, nhưng ý định trở về Saigon thầy cô vẫn không thay đổi, vì nơi thành phố yêu thương ấy nhà cửa thầy cô vẫn còn, kể cả chiếc xe du lịch hiệu Peugeot!
Để kiếm tiền dự trù mua vé máy bay, thầy cô quyết định mỗi ngày từ 5 giờ sáng và chiều từ 7 giờ tối, thầy cô đi bộ “Exercise” sẳn dịp lượm “lon nhôm” để dành bán cho “Recycle” để có tiền thêm, phụ lo cho việc hồi hương.
Thầy cũng nhắc lại ngày rời Việt nam sang đây (Houston) thầy và cô đã mang theo của cải và tiền mặt hơn 50 ngàn USD. Đến nơi thầy giục cô lo gởi cho cô con cả cất giùm. Thế mà đến ngày dọn ra Housing, thầy và cô chẳng nhận lại được một cent. Khi cần mua sắm chút ít cho sinh hoạt, cô hỏi lại con gái cả thì được trả lời: “Số tiền của đó đã chi tiêu cho ba má suốt thời gian hơn một năm qua rồi.” Nghe câu trả lời của con gái mình- Cô bàng hoàng- tái mặt nghẹn lời. Cô đã gọi phone cho chúng tôi, nghẹn ngào nói: “Con cái sang Mỹ trở thành như vậy sao"” chúng tôi chỉ biết an ủi thầy cô.
Cũng từ ngày đó thầy cô đã phải sống trong cảnh bơ vơ, buồn tẻ trong khu nhà housing đa số là người da đen. Các con thì vì bận lo sinh kế, thỉnh thoảng chỉ gọi phone thăm hỏi cho có lệ... vì họ cho rằng Ba Má họ đã gây phiền phức và làm mất mặt họ trước bạn bè khi hai ông bà dọn ra ở nhà Housing!
Bị cú “sốc” khá nặng. Thầy chỉ mượn cái TV để xem tin tức hoặc xem phim giải buồn. Nhờ đó thầy biết thêm được những nghịch lý của xã hội Mỹ, mà thầy cho đó là những bài học hay... Có lần thầy thấy đề nghị của Tổng Thống Clinton là cấm hoặc hạn chế việc bán và xử dụng súng, khi đề nghị này được đưa ra Quốc Hội Mỹ biểu quyết thì có một vị dân cử phát biểu:
- Nếu hạn chế hoặc cấm bán và xử dụng súng, thì thử hỏi lực lượng cảnh sát sẽ xử dụng để làm gì"

Thế là đề nghị của vị nguyên thủ quốc gia bị bác bỏ, trong lúc đó tình hình về tệ nạn này, ngày càng gia tăng nhất là tại các trường học... mà ít ai lưu tâm để ngặn chặn! Thầy bảo: sự tự do quá lớn sẽ dẫn đến xã hội bạo loạn. Ngoài ra suốt thời gian từ 1994 đến nay thầy đã được học biết bao nhiêu điều lạ lùng tại cái quốc gia tự do nhất thế giới này... như là:
1/ Vì tình yêu, một cô gái trẻ vừa ly dị chồng, đã chở 2 con mình trong xe và để xe chạy thẳng xuống lòng sông. Sau đó báo với cảnh sát là xe cô bị kẻ cắp lấy mất với 2 con nhỏ trong xe, còn cô thì tiếp tục đi với người tình mới!
2/ Một anh thợ sơn, thường tìm làm quen với các cô gái đẹp sau khi mời đi chơi, ăn uống vài lần... rồi thì anh giết các cô luôn. Đến lần thứ tư, cảnh sát mới bắt được anh ta khi thình lình khám phá trong chiếc tủ lạnh để ở ngoài nhà có chứa xác một cô gái đẹp đã hơn 3 năm qua!
3/ Một người đàn ông tuổi đời 42 đã giết hơn 5 mạng người, mục đích để lấy 1 ít bộ phận trong thân thể các nạn nhân như: gan, tim đem... nấu ăn thử! Cha ruột anh ta đã yêu cầu tòa án “xử tử” anh ta ngay, mà không cần phải giam cầm lâu ngày.
4/ Một bác sĩ Mỹ, vì quá mê say một cô sinh viên nhưng không được cô chấp nhận, trong cơn nóng giận, bác sĩ nọ đã trả thù cô bằng cách chích cho cô một liều thuốc bổ bằng “cây kim tiêm” mà ông ta vừa mới chích cho một bệnh nhân AID!
5/ Là một quốc gia đứng đầu thế giới về nhân quyền và chống kỳ thị, thế mà cảnh sát da trắng đã bạo hành người dân da màu hàng ngày, điển hình là vụ hành hung một người thanh niên “da đen” tại LA cho đến khi họ hả giận mới dừng tay! Thật là khó hiểu.
6/ Vì yêu thương súc vật nên đã có luật bảo vệ súc vật và cũng từ luật này, mà một cảnh sát viên đã bắn chết một phụ nữ người Mỹ (bị bệnh thần kinh) khi bắt gặp bà đang đánh một con mèo! Phải chăng mạng sống con người thua con vật"
7/ Phiên tòa dài nhất thế giới là một phiên tòa xử một cầu thủ football da đen đã giết vợ là người da trắng với trên 100 bằng chứng rõ ràng của cảnh sát, thế mà “tội sát nhân” này đã được xử vô tội! Lý do dễ hiểu là: Anh cầu thủ có gia tài trên 35 triệu Mỹ kim! Đúng như câu tục ngữ của Việt Nam: “Có tiền mua tiên cũng được”.
8/ Một giáo sư Việt Nam nổi tiếng ở Texas, dạy luật tại trường đại học Louisiana- Phải tự bỏ việc, vì một sinh viên da trắng 17 tuổi nói với ông: “Ông không đủ tư cách để dạy người da trắng chúng tôi. Ông không thể truy tố cậu sinh viên vì cậu còn là vị thành niên!
Bao nhiêu chuyện trái đời, đầy bạo lực xảy ra hàng ngày đã làm cho cuộc sống của các sắc dân da màu, thiểu số càng khó khăn! Do đó lòng thầy cảm thấy không được an vui, hơn nữa với cái tuổi gần đất xa trời của thầy càng làm cho thầy có quyết tâm hơn trong ý định hồi hương của thầy. Thế nhưng, vào ngày “Mother’s day” vừa qua, cô gái cả đã đến khu housing tìm thầy cô để xin lỗi và xin rước thầy cô trở về nhà ở với cô. Nổi bất mãn và mất niềm tin trong lòng thầy vẫn chưa vơi, phần cô thì dễ xúc động, dù sao lòng mẹ thương con vẫn bao la và dễ dãi hơn nên cô đã rơi lệ nhiều! Thầy đã “cám ơn” cô con cả! Thầy muốn được an thân tại khu Housing này.
Thầy gọi tôi và cho biết như thế, vì thầy không muốn bị đổi đời nữa!
Đổi đời lần đầu, mất nước.
Đổi đời lần hai: lưu vong và lần này: biết ra sao ngày sau. Thôi thì, mình phải thương chính mình, chớ non lòng nhẹ dạ như trước đây! Đạo lý lỗi thời thì tuổi già cứ giữ lấy, nền văn minh vật chất thì tuổi trẻ cứ vui hưởng. Hai lý tưởng một dòng đời e khó hợp nhau.
Sau đó mới hiểu ra được tại sao con gái thầy đã trở lại tìm xin lỗi và rước thầy cô trở về nhà cô. Nguyên nhân chính là: Ly dị
Nguyên nhân đưa đến việc tan rã gia đình do đâu"
- Gia đình nhà chồng di tản từ 1975, hiện có nhà cao cửa rộng làm ăn khấm khá có 2 tiệm giặt washteria, 2 gas station và 2 tiệm Groceries. Cha Mẹ chồng thường tự hào với câu tục ngữ: “Đại phú do Thiên, Tiểu phú do cần” nhờ sống biết tiết kiệm, mà ông bà (cha mẹ chồng) mới có được một sự nghiệp như ngày hôm nay. Ông thường dạy con trai ông phải tiết kiệm như ông đã làm.
Về ăn uống: Gia đình ông còn 5 người, chỉ mua thức ăn tại Food to go, mỗi ngày tốn $5.00, chỉ nấu cơm ở nhà, con cái muốn ăn thêm, cứ tự túc móc tiền riêng mà tiêu thêm.
Về mặc: Quần áo mặc thường ngày, nên mua hàng clearance hoặc sale từ 50% trở lên ở các cửa hiệu outlet, walMart, Ross...
Về giày dép: Mua tại Payless shose hoặc các nơi sale từ 40% trở lên.
Về điện: Trong nhà không bao giờ mở máy lạnh chỉ dùng quạt bàn khi quá nóng. Chỉ mở đèn trước nhà từ 7Pm đến 9:30PM trong nhà chỉ mở đèn ngủ, trong nhà thay tất cả bóng đèn bằng loại Néon (tube fluorescent loại 6 tấc cho đở hao điện)
Về nước: Xử dụng nước rửa chén để tưới cây, nước giặt đồ để dội Restroom, giặt bằng tay và bàn chải. Máy giặt chỉ xử dụng khi có khách mà thôi. Quần áo các con thì của ai, tự lo giặt lấy...
Đặc biệt về nước tắm, nếu tắm cá nhân thì dùng thau đựng nước, mỗi người tắm tối đa là 5 thau nhỏ (mỗi thau khoảng 4 lít) nếu vợ chồng thì nên tắm chung cho đỡ tốn nước!
Cách tiết kiệm của nhà chồng truyền dạy đã làm cho gia đình cô con cả luôn luôn xáo trộn... cuối cùng phải ly dị nhau, vì cô cảm thấy cách sống này quá sức tưởng tượng của cô, cô không còn chịu đựng được nữa và cô không làm nô lệ đồng tiền một cách tệ hại như thế được!
Nghe câu chuyện, ai cũng nghĩ là “chuyện tiếu lâm” nhưng đây là chuyện thật 100% Thầy đã cười ngả nghiêng, cười ra nước mắt! Thật là một chuyện “kinh dị” mà chỉ có ở xứ Mỹ này mới có!
Ngày “Mother’s day 2001” thầy kể cho tôi trọn vẹn tâm tư của thầy, và thầy cũng không quên chào tôi trước, để đến ngày June 17th 2001 thầy và cô giã từ đất Mỹ về lại Saigon.
Chợt nhớ ngày thầy cô trở về sinh sống tại quê nhà cho đến cuối đời chính là ngày “Father’s day” tôi viết bài này để nói lên tấm lòng thông cảm và kính mến thầy cô như người Cha người Mẹ đáng quý, đáng thương. Tôi cảm thấy xót xa trong lòng nhưng mỗi người một hoàn cảnh, biết nói sao bây giờ. Đó là tâm trạng của tôi, một người đã từ lâu mất hết “cả Mẹ lẫn Cha”!

Nam Huỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,059,391
Tác giả tên thật là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018. Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2008.
Ông Hai nhâm nhi ly trà sâm Đại Hàn, mùi sâm thơm thơm, vị đăng đắng, hơi ngòn ngọt, màu nâu cánh dán.
Chó là một động vật rất gần gũi với con người và có ích trong nhiều lãnh vực như trông và giữ nhà, dẫn đường cho người tàn tật hay khiếm thị
Không biết từ ngữ “Ăn Tết” có từ lúc nào. Nhưng khi nói về tết với đầy đủ ý nghĩa của nó người ta dùng từ Ăn Tết.
Không biết từ khi nào tôi bận tâm về cái việc xuất hành đầu năm! Hồi còn ở quê nhà thì khỏi nói, chuyện xuất hành, hái lộc đâu phải là phần vụ của lũ con nít chúng tôi.
Tết sắp tới rồi! Một câu nói thật ngắn gọn, thật đơn giản, vậy mà sao tôi cứ nghe nao nao, cho dù tuổi đời đã gần đến cái gọi là cổ lại hy!
Vặn tay cầm, thấy không khóa, thím Sáu bèn đẩy cửa bước vô. Đèn đuốc trong nhà sáng rực, nhưng không thấy có người. Nghe tiếng động trong phòng tắm
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia. Bài mới của cô là chuyện vui gia đình và bạn đọc Viết Về Nước Mỹ cuối năm.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018, hiện đang phát hành khắp nơi. Đây là tự sự của một tôn nữ thời đổi đời: Làm tài xế Taxi tại Huế. Định cư, kết hôn với người Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến