Hôm nay,  

Đảng Viên Cao Cấp Gả Con Cho Việt Kiều

29/05/200100:00:00(Xem: 171907)
Bài tham dự số: 02-255-vb0528


Cháu cám ơn Việt Báo đã cho cháu cơ hội để ngồi viết về tâm sự của cháu. Lớn lên tại Việt Nam sau 1975, từ hồi nhỏ, cháu luôn được dạy rằng đảng cộng sản là một đảng vĩ đại trong lòng của người dân. Mãi tới khi cháu được đặt chân lên mảnh đất tự do này, nhìn lại, cháu mới hiểu được bộ mặt thật của đảng cộng sản.
Bản thân cháu, khi đã thành một Việt kiều, được một đảng viên giầu có tại VN nhờ về làm đám cưới với con gái ông ta. Qua đó, cháu được biết thêm rằng chính những đảng viên cỡ bự cũng ngán ngẩm cái Đảng tồi tệ này, chỉ muốn gả con cho Việt kiều để tìm đường sang Mỹ.
Cháu sinh ra và lớn lên vào thởi điểm chiến tranh Việt Nam vừa mới chấm nhứt, cho nên khi nói về ngôn ngữ "cộng sản" thật ra cháu không hiểu biết gì một chút ý nghĩa của nó, cho đến khi cháu được định cư tại Hoa Kỳ lúc đó ba của cháu mới kể cho cháu nghe về cuộc chiến của Việt Nam.
Hồi đó ba cháu là một sĩ quan trung uý tâm lý chiến, và sau khi cộng sản chiếm miền Nam thì ba cháu bị cộng sản bắt đi tù 7 năm.
Vào tháng 02, năm 1991, cháu và gia đình được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho định cư theo diện HO6.
Cháu có người bạn cùng lớp tên Vinh. Gia đình Vinh cũng được chấp nhận vào Mỹ theo diện HO, nhưng có lẽ do giấy tờ trục trặc, hay là "đút lót" không đủ cho nên gia đình Vinh sang Mỹ sau cháu ba năm.
Tại Mỹ, một buổi chiều nắng ấm, khi đang còn học lớp 12, trên đường từ trường về nhà cháu tình cờ gặp lại người bạn Vinh. Vinh và cháu đã mất liên lạc một thời gian khá lâu, kể từ khi hai đứa còn học chung lớp 6 tại Việt Nam.
Kể từ khi gặp lại bạn cũ, cháu thường xuyên lui tới gia đình của Vinh, và dần dần về sau cháu quen biết thêm ba, mẹ của Vinh. Tình cảm của cháu đối với gia đình của Vinh rất là thân mật. Cháu tôn trọng và kính nể ba, mẹ của Vinh như ba, mẹ của cháu.
Thấm thoát thời gian trôi đi, cháu được sở di trú Hoa Kỳ chấp nhận cho trở thành công dân Hoa Kỳ. Vậy là cháu cũng khoe cho gia đình Vinh biết. Sau đó, một hôm mẹ của Vinh hỏi riêng cháu, là muốn nhờ cháu về làm "đám cưới " cho con của một người bạn hàng thân hồi còn ở Việt Nam. Mới đầu nghe vậy cháu không đồng ý, bởi cháu nghĩ đó là một công việc rất phức tạp không phải đơn giản như mẹ của Vinh và nhiều người khác nghĩ. Nhưng cứ mỗi lần cháu ghé nhà Vinh chơi thì bác gái lúc nào cũng năn nỉ cháu. Nghĩ đến tình cảm của gia đình Vinh đối với cháu quá thân mật cho nên sau cùng cháu nhận lời. Hơn nữa cháu nghĩ nếu nhờ việc này, mình giúp được một người thoát khỏi chế độ độc tài của cộng sản thì cũng là điều tốt.
Vào mùa hè năm ngoái, cháu lo thu xếp công việc bên này để về Việt Nam làm đám cưới. Vậy là mọi thủ tục giấy tờ bên này đã hoàn tất, cháu và ba, mẹ của Vinh bay về Việt Nam trên chuyến bay của hãng China Airline.
Về đến phi trường Tân Sơn Nhất phải qua một số giấy tờ rườm rà của hải quan, và cộng thêm một số tiền "chùi lót" cho bọn công an, sau cùng gần hai tiếng rưởi đồng hồ mới gặp được thân nhân đang chờ đợi bên ngoài.
Bởi vì gia đình hai bền đều cùng ở Huế, cho nên họ đã cho xe Taxi chạy về khách sạn ở lại nghỉ ngơi, để ngày mai tiếp tục cuộc hành trình từ Sài Gòn bay ra Huế.


Cuối cùng cháu đã được đặt chân lên mảnh đất quê hương ruột thịt sau nhiều năm xa cách. Về đến Huế, vì cháu vẫn còn có một gia đình của người chị ruột cho nên cháu về ở với chị của cháu, thay vì phải qua ở lại gia đình của bên kia.
Sau khi nghỉ ngơi được hai hôm, gia đình bên kia cho người đưa xe sang rước cháu qua chơi, và thảo luận về ngày giờ làm đám cưới. Trên đường đi, trong thâm tâm cháu nghĩ, có lẽ vì gia đình này làm ăn khó khăn cho nên mới có ý định muốn cho con mình sang một nước khác để sinh sống. Nhưng ngay khi chiếc xe "dream" chở cháu đến nơi, cháu mới biết là không như mình tưởng.
Trước mặt của cháu là một căn nhà thật rộng lớn, sang trọng, đầy đủ tiện nghi không thua gì nhà giàu có bên Mỹ. Vào trong nhà, mọi trang trí nội thất đều là thứ đắt tiền.
Đúng một tuần sau, lễ cưới của cháu và người vợ tương lai diễn ra. Nói chung mọi chuyện đều êm đẹp trừ thủ tục giấy tờ. Thũ tục làm giấy tờ của chính phủ Việt Nam hiện nay rất phức tạp, nhất là đối với... Việt Kiều. Mỗi lần muốn làm giấy tờ gì, cho dù đơn giản đến mấy đi nữa, cũng phải bỏ "phong bì" ít tiền đô. Nếu bỏ tiền Việt hoặc bỏ ít không đủ cho mấy cấp trên nhậu nhẹt thì coi như mọi chuyện đều hỏng.
Sau đám cưới, một hôm, ông ba vợ ngồi tâm sự với cháu về cuộc sống ở Việt Nam như sau:
"Cháu biết không! Cũng hên bác là một đảng viên cao cấp, cho nên gia đình bác mới đứng vững được tới ngày hôm nay, nếu không thì cũng sẽ khổ cực như mấy người dân ở nông thôn hiện nay. Muốn sống vững trong cái xã hội này, trước tiên phải có "tiền" hoặc "quyền thế". Nhưng sống vững rồi cũng chẳng có tương lai. Cháu đừng nhìn đâu cho xa. Chỉ nhìn vào lớp trẻ hiện nay là thấy rõ. Họ là tương lai, là chất xám của đất nước Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai. Hầu như cha, mẹ nào cũng làm lụng cực nhọc để hy sinh cho con được cắp sách đến trường, mong cho tương lai sau này của chúng vững vàng hơn. Nhưng sau khi tụi chúng được tốt nghiệp đại học thì cái nỗi khổ nhất của chúng là kiếm công ăn việc làm, thảm thương nhất là đối với những đứa con nhà nghèo khó, khi học xong không có tiền "đút lót" cho nên không xin được việc làm đàng hoàng, vậy là phải ở nhà phụ cha, mẹ để kiếm chút đỉnh tiền trả nợ. Còn mấy đứa nào muốn xin việc làm của chính phủ nhà nước, thì trước tiên phải đòi hỏi là trong gia đình phải có người thương binh liệt sĩ, còn không thì cha hoặc mẹ phải là đảng viên cao cấp của nhà nước, lại phải cộng thêm một phong bì hơi dày dày thì mớihọa may xin được việc làm. Mặt dù bác là một đảng viên, nhưng trong lòng bác bao giờ cũng ghét cái chính sách của chính phủ cộng sản này. Tối ngày, cả guồng máy nhà nước chỉ biết lo hối lộ, tham nhũng, nhậu nhẹt, bia ôm, karaoke ôm vân vân..."
Sau gần một tháng rưỡi, khi giấy tờ hôn nhân ở Việt Nam hoàn tất, cháu và ba, mẹ của Vinh đáp chuyến bay trở lại về Mỹ. Trên chuyến bay này, càng nghĩ về nước Mỹ, cháu càng thấy rõ đây là nơi ai ai cũng mơ ước được đặt chân đến.
Nước Mỹ đúng là nơi có cơ hội đồng đều để biến giấc mơ của giới trẻ thành sự thật, đem lại cho mọi người một cuộc sống tự do, hạnh phúc.
Cháu tự hỏi "Nước Mỹ là một thiên đàng, hay là một bãi chiến trường...""
Và cháu tự trả lời: "Mỹ là một thiên đàng cho những ai cố gắng và chịu khó vươn lên. Mỹ là một bãi chiến trường đối với kẻ nào lười biếng, ăn không ngồi rồi."

Hoàng Đình Huy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,082,391
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến