Hôm nay,  

Đảng Viên Cao Cấp Gả Con Cho Việt Kiều

29/05/200100:00:00(Xem: 170460)
Bài tham dự số: 02-255-vb0528


Cháu cám ơn Việt Báo đã cho cháu cơ hội để ngồi viết về tâm sự của cháu. Lớn lên tại Việt Nam sau 1975, từ hồi nhỏ, cháu luôn được dạy rằng đảng cộng sản là một đảng vĩ đại trong lòng của người dân. Mãi tới khi cháu được đặt chân lên mảnh đất tự do này, nhìn lại, cháu mới hiểu được bộ mặt thật của đảng cộng sản.
Bản thân cháu, khi đã thành một Việt kiều, được một đảng viên giầu có tại VN nhờ về làm đám cưới với con gái ông ta. Qua đó, cháu được biết thêm rằng chính những đảng viên cỡ bự cũng ngán ngẩm cái Đảng tồi tệ này, chỉ muốn gả con cho Việt kiều để tìm đường sang Mỹ.
Cháu sinh ra và lớn lên vào thởi điểm chiến tranh Việt Nam vừa mới chấm nhứt, cho nên khi nói về ngôn ngữ "cộng sản" thật ra cháu không hiểu biết gì một chút ý nghĩa của nó, cho đến khi cháu được định cư tại Hoa Kỳ lúc đó ba của cháu mới kể cho cháu nghe về cuộc chiến của Việt Nam.
Hồi đó ba cháu là một sĩ quan trung uý tâm lý chiến, và sau khi cộng sản chiếm miền Nam thì ba cháu bị cộng sản bắt đi tù 7 năm.
Vào tháng 02, năm 1991, cháu và gia đình được chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho định cư theo diện HO6.
Cháu có người bạn cùng lớp tên Vinh. Gia đình Vinh cũng được chấp nhận vào Mỹ theo diện HO, nhưng có lẽ do giấy tờ trục trặc, hay là "đút lót" không đủ cho nên gia đình Vinh sang Mỹ sau cháu ba năm.
Tại Mỹ, một buổi chiều nắng ấm, khi đang còn học lớp 12, trên đường từ trường về nhà cháu tình cờ gặp lại người bạn Vinh. Vinh và cháu đã mất liên lạc một thời gian khá lâu, kể từ khi hai đứa còn học chung lớp 6 tại Việt Nam.
Kể từ khi gặp lại bạn cũ, cháu thường xuyên lui tới gia đình của Vinh, và dần dần về sau cháu quen biết thêm ba, mẹ của Vinh. Tình cảm của cháu đối với gia đình của Vinh rất là thân mật. Cháu tôn trọng và kính nể ba, mẹ của Vinh như ba, mẹ của cháu.
Thấm thoát thời gian trôi đi, cháu được sở di trú Hoa Kỳ chấp nhận cho trở thành công dân Hoa Kỳ. Vậy là cháu cũng khoe cho gia đình Vinh biết. Sau đó, một hôm mẹ của Vinh hỏi riêng cháu, là muốn nhờ cháu về làm "đám cưới " cho con của một người bạn hàng thân hồi còn ở Việt Nam. Mới đầu nghe vậy cháu không đồng ý, bởi cháu nghĩ đó là một công việc rất phức tạp không phải đơn giản như mẹ của Vinh và nhiều người khác nghĩ. Nhưng cứ mỗi lần cháu ghé nhà Vinh chơi thì bác gái lúc nào cũng năn nỉ cháu. Nghĩ đến tình cảm của gia đình Vinh đối với cháu quá thân mật cho nên sau cùng cháu nhận lời. Hơn nữa cháu nghĩ nếu nhờ việc này, mình giúp được một người thoát khỏi chế độ độc tài của cộng sản thì cũng là điều tốt.
Vào mùa hè năm ngoái, cháu lo thu xếp công việc bên này để về Việt Nam làm đám cưới. Vậy là mọi thủ tục giấy tờ bên này đã hoàn tất, cháu và ba, mẹ của Vinh bay về Việt Nam trên chuyến bay của hãng China Airline.
Về đến phi trường Tân Sơn Nhất phải qua một số giấy tờ rườm rà của hải quan, và cộng thêm một số tiền "chùi lót" cho bọn công an, sau cùng gần hai tiếng rưởi đồng hồ mới gặp được thân nhân đang chờ đợi bên ngoài.
Bởi vì gia đình hai bền đều cùng ở Huế, cho nên họ đã cho xe Taxi chạy về khách sạn ở lại nghỉ ngơi, để ngày mai tiếp tục cuộc hành trình từ Sài Gòn bay ra Huế.


Cuối cùng cháu đã được đặt chân lên mảnh đất quê hương ruột thịt sau nhiều năm xa cách. Về đến Huế, vì cháu vẫn còn có một gia đình của người chị ruột cho nên cháu về ở với chị của cháu, thay vì phải qua ở lại gia đình của bên kia.
Sau khi nghỉ ngơi được hai hôm, gia đình bên kia cho người đưa xe sang rước cháu qua chơi, và thảo luận về ngày giờ làm đám cưới. Trên đường đi, trong thâm tâm cháu nghĩ, có lẽ vì gia đình này làm ăn khó khăn cho nên mới có ý định muốn cho con mình sang một nước khác để sinh sống. Nhưng ngay khi chiếc xe "dream" chở cháu đến nơi, cháu mới biết là không như mình tưởng.
Trước mặt của cháu là một căn nhà thật rộng lớn, sang trọng, đầy đủ tiện nghi không thua gì nhà giàu có bên Mỹ. Vào trong nhà, mọi trang trí nội thất đều là thứ đắt tiền.
Đúng một tuần sau, lễ cưới của cháu và người vợ tương lai diễn ra. Nói chung mọi chuyện đều êm đẹp trừ thủ tục giấy tờ. Thũ tục làm giấy tờ của chính phủ Việt Nam hiện nay rất phức tạp, nhất là đối với... Việt Kiều. Mỗi lần muốn làm giấy tờ gì, cho dù đơn giản đến mấy đi nữa, cũng phải bỏ "phong bì" ít tiền đô. Nếu bỏ tiền Việt hoặc bỏ ít không đủ cho mấy cấp trên nhậu nhẹt thì coi như mọi chuyện đều hỏng.
Sau đám cưới, một hôm, ông ba vợ ngồi tâm sự với cháu về cuộc sống ở Việt Nam như sau:
"Cháu biết không! Cũng hên bác là một đảng viên cao cấp, cho nên gia đình bác mới đứng vững được tới ngày hôm nay, nếu không thì cũng sẽ khổ cực như mấy người dân ở nông thôn hiện nay. Muốn sống vững trong cái xã hội này, trước tiên phải có "tiền" hoặc "quyền thế". Nhưng sống vững rồi cũng chẳng có tương lai. Cháu đừng nhìn đâu cho xa. Chỉ nhìn vào lớp trẻ hiện nay là thấy rõ. Họ là tương lai, là chất xám của đất nước Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai. Hầu như cha, mẹ nào cũng làm lụng cực nhọc để hy sinh cho con được cắp sách đến trường, mong cho tương lai sau này của chúng vững vàng hơn. Nhưng sau khi tụi chúng được tốt nghiệp đại học thì cái nỗi khổ nhất của chúng là kiếm công ăn việc làm, thảm thương nhất là đối với những đứa con nhà nghèo khó, khi học xong không có tiền "đút lót" cho nên không xin được việc làm đàng hoàng, vậy là phải ở nhà phụ cha, mẹ để kiếm chút đỉnh tiền trả nợ. Còn mấy đứa nào muốn xin việc làm của chính phủ nhà nước, thì trước tiên phải đòi hỏi là trong gia đình phải có người thương binh liệt sĩ, còn không thì cha hoặc mẹ phải là đảng viên cao cấp của nhà nước, lại phải cộng thêm một phong bì hơi dày dày thì mớihọa may xin được việc làm. Mặt dù bác là một đảng viên, nhưng trong lòng bác bao giờ cũng ghét cái chính sách của chính phủ cộng sản này. Tối ngày, cả guồng máy nhà nước chỉ biết lo hối lộ, tham nhũng, nhậu nhẹt, bia ôm, karaoke ôm vân vân..."
Sau gần một tháng rưỡi, khi giấy tờ hôn nhân ở Việt Nam hoàn tất, cháu và ba, mẹ của Vinh đáp chuyến bay trở lại về Mỹ. Trên chuyến bay này, càng nghĩ về nước Mỹ, cháu càng thấy rõ đây là nơi ai ai cũng mơ ước được đặt chân đến.
Nước Mỹ đúng là nơi có cơ hội đồng đều để biến giấc mơ của giới trẻ thành sự thật, đem lại cho mọi người một cuộc sống tự do, hạnh phúc.
Cháu tự hỏi "Nước Mỹ là một thiên đàng, hay là một bãi chiến trường...""
Và cháu tự trả lời: "Mỹ là một thiên đàng cho những ai cố gắng và chịu khó vươn lên. Mỹ là một bãi chiến trường đối với kẻ nào lười biếng, ăn không ngồi rồi."

Hoàng Đình Huy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,328,353
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.