Hôm nay,  

Thay Lòng

15/04/200100:00:00(Xem: 171855)
Bài tham dự số: 02-216-vb0416


Trung và Hiền cùng lớn lên chung một xóm ở Phú Nhuận và học cùng một trường, từ tiểu học tới trung học. Ba Trung, ông Tư là thiếu tá không quân của QLVNCH. Sau ngày mất nước ông bị đi ở tù. Ba Hiền, ông Tám là thầu khoán nên gia đình cũng khá giả và ông đã cho anh của Hiền vượt biển và định cư tại Hoa Kỳ.
Lên trung học, Trung càng lớn càng hào hoa, có lẽ từ dòng máu không quân của cha anh. Thời gian này là tuổi bắt đầu yêu. Trong lớp có vài cô thương thầm nhớ trộm Trung, trong đó có Hương, nhưng Trung và Hiền thì thật sự yêu nhau.
Ba năm trung học rồi cũng qua đi, Trung và Hiền có biết bao kỷ niệm. Thời gian này cũng là lúc gia đình ông bà Tám được phái đoàn Mỹ gọi phỏng vấn theo diện đoàn tụ gia đình do anh Hiền bảo lãnh. Riêng gia đình Trung, ông Tư sau khi ở tù về, cũng nộp đơn đi Mỹ theo diện HO. Có lẽ khoảng năm rưỡi đến hai năm nữa thì sẽ phỏng vấn.
Việc Trung và Hiền yêu nhau gia đình hai bên đều biếtù. Ba mẹ Trung cũng có ngỏ lời với ba mẹ Hiền xin được làm lễ hỏi trước, khi cùng sang Mỹ đoàn tụ thì sẽ làm lễ cưới sau.
Ông Tám nói: “Gia đình tôi với gia đình anh chị thân nhau từ xưa đến nay, anh chị đâu cần phải lo lắng nhiều vậy, vả lại mình cũng gần rời Việt Nam cả, làm đám này đám nọ rình rang quá bọn phường khóm để ý không tốt. Tám này làm ăn xưa nay lấy chữ tín làm đầu. Sau khi anh chị qua Mỹ rồi là làm đám cưới ngay để tôi và anh còn uống chén rượu mừng cho bọn nhỏ”.
Ông Tư: “Thôi anh nghĩ vậy thì cũng được. Việc gì đến rồi cũng sẽ đến”
Chỉ còn ba hôm nữa là gia đình ông Tám rời Việt Nam, Trung và Hiền hầu như không rời nhau nửa bước. Ông bà Tám thấy vậy nhưng tự nghĩ trước sau gì rồi bọn chúng cũng thành vợ chồng mà.
Trong đêm chia tay giữa bầu trời đầy sao, Hiền đã trao sự trong trắng cho Trung bằng tất cả yêu thương, chờ đợi. Trong vòng tay Trung, Hiền vô cùng hạnh phúc.
...
Hai năm sau, gia đình ông Tư lên đường sang xứ cờ hoa. Trung là người hạnh phúc nhất, chỉ mong thời gian trôi thật nhanh để chàng sớm gặp lại Hiền. Gia đình ông Tám vì có anh Hiền bảo trợ, nên định cư tại Cali. Phần gia đình ông Tư không có người bảo trợ nên được một hội từ thiện nhận về Arizona.
Khi đặt chân xuống phi trường quốc tế Los, Trung choáng ngộp với khung cảnh chung quanh quá đông người và ai nấy đều hối hả đi thật nhanh. Trung có cảm giác như mọi người di chuyển để bắt cho kịp vật gì mà chàng không hiểu được. Thình lình có bàn tay vỗ nhẹ lên vai Trung,. Chàng quay lại, thì ra là Hiền, chàng nghẹn lời. Chưa kịp phản ứng thì Hiền đã ôm choàng lấy chàng, đặt lên môi chàng một nụ hôn nồng cháy. Trung ôm chặt lấy Hiền, nhưng chàng không khỏi đặt câu hỏi, tại sao Hiền lại dám ôm hôn mình trước mặt đám đông mà không cảm thấy thẹn thùng chi cả.
Chỉ cách xa có hai năm mà Hiền thay đổi quá nhiều. Nàng trắng hơn, mái tóc mịn hơn và đặc biệt là cách ăn mặc, cái váy có lẽ hơi ngắn so với cách nhìn của Trung. Bên cạnh Hiền còn có ông Tám, Trung quay sang: “Chào bác, bác có khỏe không"” Liền đó người hướng dẫn bảo mọi người chuẩn bị di chuyển đến nơi làm thủ tục nhập cảnh, sang chuyến bay. Hiền lại hôn Trung và nói: “Về Arizona sắp xếp chỗ xong, anh gọi em nhé, em phải về để kịp lấy lớp chiều nay, OK bye”.
Trung bước theo đoàn người và ngoái lại nhìn theo bóng Hiền, nàng cũng bước đi thoăn thoắt như những người Mỹ xung quanh nàng. Chuyến đi từ Los đến AZ khoảng hơn kém 1 giờ, Trung ngồi suy nghĩ như có chuyện gì không còn bình an, êm đềm như lúc hai đứa còn ở Việt Nam. Khi xưa Trung nắm tay Hiền mà còn mắc cở, giờ đây nàng lại chủ động hôn Trung trước mặt mọi người, chàng tự an ủi, có lẽ mình chưa quen với lối sống Mỹ.
Chỗ ở của gia đình ông Tư là một căn hộ hai phòng ngủ và một phòng tắm cũng khá sạch sẽ. Bên cạnh nhà có một gia đình Việt Nam qua trước 3 tháng nên Trung sang gọi nhờ điện thoại. Chuông điện thoại reo, Trung hồi hộp nhưng người nhấc điện thoại lại là bà Tám: “Alô, con Trung đây” bà Tám đáp: “À Trung, con có khỏe không, Hiền nó đi học đến 9 giờ tối nó mới về con gọi lại thì nó có ở nhà, à cho bác nói chuyện với má con” Trung về gọi má sang và hai người hàng xóm sau hai năm xa cách có biết bao nhiêu chuyện để mà nói. ]
Khoảng 15 phút sau, má Trung về và nhắc Trung: “Khoảng 9giờ 30 con qua bển đợi, Hiền về sẽ gọi con” Trung đáp: “Con đâu quên được, con qua đây việc đầu tiên là để gặp lại Hiền cho thỏa lòng mong nhơ.ù” bà Tư đáp: “Mẹ đâu biết, nhưng nghe bác Tám nói tụi nhỏ bên này hay quên lắm, bởi vì làm việc căng thẳng, cộng với ba cái thứ sờ trết... gì gì đó”.
Đồng hồ chỉ 9giờ 30, chủ nhà sửa soạn đi ngủ cũng là lúc Trung đang ngồi ngoài sofa chờ điện thoại của Hiền, 10 phút trôi qua, điện thoại reo, không kịp tới hồi chuông thứ hai chàng chộp ngay điện thoại, giọng Hiền quen thuộc vang lên:
- Alô, anh khỏe không"
Trung đáp:
- Mấy hôm nay anh không ngủ được vì trái ngược thời gian bên Việt Nam, phần thì đầu óc nghĩ ngợi lung tung, Hiền trả lời chàng:
- Anh đừng lo, từ từ rồi sẽ quen, em mới lúc qua cũng vậy, anh có nhớ em nhiều không"
Trung đáp:
- Anh nhớ em nhiều lắm, hôm ở phi trường anh muốn ôm hôn em thật nhiều, nhưng mắc cỡ quá, à khi nào em định bay sang đây,
Hiền đáp:
- Anh bay sang đây được chứ em thì chịu, em làm full time học part time, mùa này lấy 7 credit, nên bài vở rất nhiều, nói chuyện xong anh về ngủ, chứ em còn phải thức đến 11 giờ khuya làm homework nữa đó.
Trung chẳng biết gì cả về vấn đề part time và credit, nhưng có điều Trung hiểu rỏ là tình cảm hai đứa không còn như ngày xưa nữa. Những kỷ niệm thời hai đứa yêu nhau, có lẽ đôi khi chỉ thoáng qua trong ký ức của Hiền. Nàng quá bận rộn với cuộc sống hiện tại. Trung nhắc Hiền: “Thôi em về học bài và nhớ đi ngủ sớm, đừng thức khuya quá mà ngã bệnh, để anh thu xếp rồi bay qua thăm em một chuyến.”
Hiền đáp:
- Anh sang bên này vui lắm người Việt mình đông, đồ ăn thức uống nấu hợp khẩu như bên VN, sang đây em sẽ dẫn anh đi Phước Lộc Thọ chơi, à anh nhớ Hương cận học chung với mình hồi trung học, con nhỏ mà anh nói thích anh đó, hiện giờ làm chung sở với em, kể cả Sang và Hiệp...”
Nói chuyện một hồi Trung bảo Hiền: “Chủ nhà sắp đi ngủ rồi, để hôm khác anh gọi lại cho em và nhớ đừng thức khuya quá nhé.
Hiền trả lời Trung:
- Chúc anh ngủ ngon, à anh có gọi sang thì đợi weekend chứ ngày thường gọi nó charge nhiều tiền lắm đó.
Trung cũng không quên nói hôn và chúc Hiền ngủ ngon. Nhưng ngay khi buông điện thoại, thêm một lần, chàng cảm thấy mọi chuyện không giống như chàng tưởng.

Thời gian trôi qua, hội bảo trợ giới thiệu Trung vào làm trong một hãng điện tử, được ba tháng là lúc nhận vào chính thức, Trung cũng để dành một số tiền. Nhân dịp lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ, Trung được nghỉ 3 ngày (thứ bảy, chủ nhật và thứ hai). Chiều thứ sáu Trung mua vé máy bay đi Cali, đồng thời thông báo cho Hiền biết giờ giấc để ra phi trường đón.


Phi cơ hạ cánh xuống Los, bước ra ngoài, Trung dáo dác tìm Hiền, nhưng người đến đón Trung lại là Hương. Hương có lẽ lại cận thêm nhiều độ, bởi vì cặp mắt kiếng nay rất dày. Hương tỏ vẻ vui mừng, giải thích: “Hiền còn đang trong lớp, nên nhờ Hương đến đón Trung về.”
Trên đường về, Hương hỏi Trung đủ mọi chuyện, nào là anh có uống được sữa tươi bên này không" Trời lạnh có bị chảy máu mũi không" Có lên pound không" Hương tiếp: “Ngày mai, tụi này làm bữa BBQ ở nhà Hiệp ăn mừng Trung qua Mỹ và họp mặt bạn bè”.
Sau đó Hương đưa Trung về nhà Hiệp nghỉ. Sáng thứ bảy, vừa thức giấc Trung liền điện thoại cho Hiền, nhưng Hiền bảo là phải vào thư viện vì cần một số sách cho nên nhờ Hiệp chở Trung đi dạo Cali và chiều nay nhất định sẽ đến.
Trung đặc biệt thích ngó biển, vì nó mang không khí trong lành và khí gió lay động, nó như đánh thức cảnh vật chung quanh và kể cả tâm hồn con người.
Biển Cali hôm ấy nắng ấm, nước biển trong xanh, cát trắng ngần, mọi người nô đùa thỏa thích, hàn huyên kể chuyện, riêng Trung thì mặt mày ủ rũ, nhớ lại những ngày xưa Trung và Hiền ngồi cả buổi chiều ở bến Bạch Đằng ăn khô mực hóng gió mát, nay Hiền ở cách đó có vài mile nhưng không có thời gian cho Trung.
Hiệp như hiểu được tâm trạng của Trung:
“Tao hiểu mày nhớ Hiền, nhớ kỷ niệm xưa. Chỗ bạn bè thân tình tao khuyên mày nên sống thực tế một chút xíu, đừng mơ mộng nhiều mà sanh bệnh.”
Về chiều, bầu trời trở nên u ám, nhiều mây đen kéo tới, có lẽ sắp mưa to.
Cuối cùng Hiền cũng đến, nét mặt có vẻ mệt mỏi, có lẽ vì thiếu ngủ. Hiền nói: “Em vừa từ thư viện ra là chạy vội đến đây luôn, chưa kịp trang điểm gì ca.û”
- Em vẫn đẹp như ngày nào. Trung đáp lại lời Hiền.
Mọi người cùng đến và ăn uống họp mặt vui vẻ. Khi gần tàn tiệc, cũng là lúc trời đổ mưa. Mọi người vào trong nhà, có cả Hương, Hiệp, Sang và một vài người bạn nữa hát karaoke. Trung bảo Hiền:
- Anh có thể nói chuyện riêng với em được không"
- Anh làm gì mà “khẩn trương “dữ vậy" Hiền hỏi lại.
Hai người kéo ghế ra patio vì trong nhà tiếng nhạc hơi ồn. Trời mưa nặng hạt, gió rít lên từng cơn liên hồi thổi qua hàng cây tùng phía sau nhà Hiệp.
- Em lạnh không" Trung hỏi.
- Em hơi lạnh. Hiền đáp và kéo ghế sát vào Trung. Trung tiếp:
- Cuộc sống ở Mỹ làm cho em thay đổi nhiều quá, em có lẽ không còn thời gian để nhớ đến anh hoặc những kỷ niệm xưa của hai đứa mình nữa thì phải.
Hiền đáp:
- Em vẫn nhớ chứ, anh là người yêu đầu tiên là mối tình đẹp nhất trong đời em mà.
- Anh muốn hỏi em một câu, em hãy suy nghĩ kỹ và trả lời cho anh: “Nếu em còn yêu anh thì chúng mình sẽ làm lễ cưới, anh muốn xin cưới em làm vợ anh”.
Hiền suy nghĩ một hồi lâu và trả lời: “Em cũng đã suy nghĩ chuyện này từ khi anh mới bước chân sang Mỹ. Em còn một năm rưỡi nữa là xong cái bằng hai năm, lúc đó tìm công việc có lẽ khá hơn, vả lại ở đất Mỹ này có bằng cấp thì dễ xin việc làm hơn. Anh ráng đợi khoảng hơn một năm nữa thì chúng mình sẽ làm đám cưới.”
Trung tự nghĩ, chẳng lẽ những người lập gia đình ở Mỹ đều có bằng cấp cả sao. Chàng nói:
- Sau khi cưới nhau, mình chậm có con lại, anh đi làm, còn em thì vẫn tiếp tục đi học, có ảnh hưởng gì đâu"
Hiền đáp:
-Cưới nhau rồi chia trí khó học lắm, anh đã đợi hai năm rồi, giờ thêm năm rưỡi nữa có sao đâu, bên VN đường xa vạn dặm, còn bên này có điện thoại anh vẫn nói chuyện với em hằng ngày được mà. Weekend thì bay sang đây thăm em, một năm rưỡi ở đây qua nhanh lắm.
Hiền đã trả lời vậy thì Trung cũng không hỏi gì thêm.
Hiền ngã đầu vào vai Trung, chàng choàng tay qua vai nàng và đặt lên môi nàng những chiếc hôn nồng thắm.
Ba ngày nghỉ nhanh chóng trôi qua. Trở lại AZ, Trung Trung lao vào công việc. Hãng cho làm over time giờ nào là Trung vét hết, chiều về xách tập đi học thêm Anh văn. Dần dà Trung cũng hội nhập vào cuộc sống Mỹ, chàng cũng để dành được một số tiền kha khá.

Thấm thoát hai năm trôi qua, Trung dự định sẽ bay sang để dự lễ ra trường của Hiền. Cũng như mọi hôm sau khi đi làm về, chàng mở thùng thư và trong đó có thư của Hiền. Đi vội vào nhà, chưa kịp tháo dây giày, Trung vội xé thư ra và đó là một thiệp cưới: “Ngô Thanh Hiền sánh duyên cùng Mike Nguyễn”.
Chàng không tin vào mắt mình nữa, đọc đi đọc lại nhiều lần. Quả thật là Hiền chuẩn bị lên xe hoa, bỏ lại phía sau tình yêu, chờ đợi và niềm hy vọng của Trung, quên đi tất cả những kỷ niệm, những giọt nước mắt hứa hẹn khi chia tay nhau.
Trung choáng váng không đứng vững được nữa. Chàng thấy mình như vừa rơi xuống vực thẳm Grand Cayon. Thế là hết. Làm gì bây giờ" Còn gì để làm nữa. Trung cũng chẳng màng gọi phone sang để hỏi rỏ sự thể ra sao, bởi vì thiệp đã in, mọi việc đã được an bài.
Ngày cưới của Hiền gần kề, Trung đã phân vân không biết có nên đi dự đám cưới không. Sau cùng, chàng gọi cho Hiệp và quyết định khăn gói lên đường sang mừng Hiền, dự định đám cưới xong là bay về AZ ngay.
Hiệp là rể phụ, rất bận rộn và đã ra đi từ sáng cho nên Hương đến đón Trung để cùng đến nhà hàng. Hương hôm nay diện lên rất đẹp trong bộ áo đầm màu hồng nhạt, môi nàng điểm chút son và luôn luôn nở nụ cười. Trung vào xe và bảo: “Đêm nay trông Hương xinh đẹp qua.ù” Thật tình Trung chỉ khen xã giao vậy thôi chứ đầu óc đang rối bù, nhưng không ngờ Hương cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng.
Đám cưới tổ chức tại một nhà hàng seafood khá sang trọng, Hiền trong bộ áo đầm trắng, gương mặt được sửa soạn công phu, nên trông nàng có vẻ già hơn mọi hôm. Chụp hình lưu niệm xong, Trung ngỏ lời chúc cho Hiền và Mike được trăm năm hạnh phúc, sau đó đến ngồi cùng bàn với Hương và Sang, vì ở Cali Trung chẳng quen biết ai cả.
Trung không phải là người mạnh rượu, nhưng hôm nay chàng nhất định phải uống. Sang bảo: “Vô đi Trung, có tài xế đưa về mà lo gì, tao thì còn phải lái xe về nữa”. Cùng với tiếng nhạc, tiếng cười nói của mọi người xung quanh, Trung cứ uống uống uống cho tới lúc không còn biết gì nữa.
Đến khi tỉnh dậy, đầu óc choáng váng, Trung không biết mình đang ở đâu.
Kim đồng hồ chỉ 9 giờ sáng chủ nhật, Trung đã trễ chuyến bay về AZ. Trung nhìn xuống, Hương đang tựa đầu vào ngực chàng đôi mắt khép lại, hơi thở đều hòa. Nàng đang trong giấc mộng êm đềm. Không thể nhớ được những gì đã xẩy ra đêm qua, Trung kéo mền che đôi chân Hương vì sợ nàng lạnh và chẳng muốn lay động sợ nàng thức giấc.
Giờ đây Hiền đang bên chồng đến một nơi nào đó cho tuần trăng mật. Trung ngước mắt nhìn ra ngoài cửa sổ. Một tàn cây đang lay động trong gió. Chàng nhìn tàn cây đung đưa và hình dung ra những cơn sóng dào dạt trên bờ biển Huntington hôm nào.
Từng cơn sóng đang xoá dần mọi dấu chân tình yêu, tuổi trẻ trên bãi cát mênh mông trong trí tưởng.

AZ ngày 29/11/00
HUỲNH VĂN TRÍ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,614,607
Captovan là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến