Hôm nay,  

Từ Tấm “certificate Of Naturization”

13/02/200100:00:00(Xem: 459436)
Bài tham dự số: 02-164-VB 0213

Tác giả Phạm Hồng Ân đã góp cho Giải Thưởng Việt Báo nhiều bài viết giá trị. Ông sinh năm 1950, cựu sĩ quan hải quân VNCH, cựu tù nhân chính trị, đến Mỹ theo diện HO, hiện định cư tại San Diego. Nghề nghiệp được ghi: Assembler. Sau đây là bài viết mới của ông.

David trao tôi bộ “A history of the United States,” rồi thân mật đặt bàn tay ấm áp lên vai tôi :
- Ông phải học lịch sử Mỹ, phải thi nhập tịch, trở thành công dân Mỹ... Đó là điều kiện cần thiết để xin goverment job sau này.
Ly cà phê buổi sáng, mới đây, do chính tay Ann pha, đã làm tôi "phê" ngay từ những ngụm đầu tiên. Bây giờ, tới đôi lời khuyên nhủ của David, khiến đầu óc tôi rối bù, lung tung như cái tổ quạ. Vừa qua, hãng Aldila đã sa thải hàng chục công nhân. Đau đớn thay, trong danh sách, tên tôi đứng đầu. Qua apply hãng Pacific Device, vừa thạo công việc được ba tháng, lại bị laid-off. Hôm qua, tôi phải gọi điện thoại cầu cứu với David và Ann, đôi vợ chồng Mỹ tốt bụng trong Hội Thánh Episcopal, từng giúp đỡ gia đình tôi từ những bước đầu tiên khi mới đến San Diego.
Trong phòng khách thoang thoáng hương hoa, ngó ra một khoảnh vườn quít xinh xắn, tôi nhìn David đang tháo mồ hôi, soạn cho tôi số tài liệu để học thi nhập tịch. Anh vừa chở tôi đi điền form tìm việc khắp nơi. Và tấm form nào, cũng đều có câu hỏi : Are you a citizen" Cũng từ câu hỏi trớ trêu đó, David có ý định khuyên tôi nên nhập tịch. Vào công dân Mỹ, việc xin job sẽ dễ dàng hơn, sẽ có những job "thơm" hơn, lương cao hơn...v...v...Tôi ậm ừ ậm ạch với David cho qua chuyện, rồi vội vã cáo lui, khi bóng tối đã bắt đầu trùm phủ con đường 50.
Bộ “A History of The United States” của David trao cho, mãi vài năm sau, nó vẫn nằm nguyên một xó. Bởi tôi không đủ thời giờ để nhẫn nha từng chữ, nghiền ngẫm từng trang. Bởi vốn Anh ngữ quá hạn hẹp, đôi khi tôi phải ra dấu như người câm với dân bản xứ. Bởi mặc cảm nhược tiểu còn đè nặng trên vai. Bởi vận nước cũ như oan khiên sông núi - còn vương vất trong máu, trong tim, trong số phận của một đời người. Bởi tất cả những cái lung tung đó...Và nợ áo cơm chồng chất theo tháng ngày. Đấy là lý do tôi vẫn lặng lẽ với tấm thẻ xanh muộn màng, chẳng buồn nộp đơn xin thi nhập tịch.
Cho đến một hôm, David tới thăm. Anh dẫn theo người mẹ, bà Maurice. Nhìn mẹ Maurice chống gậy, lụm cụm dò từng bước đi một cách chậm chạp, tôi bỗng nhớ đến má tôi. Giờ này, bên Việt Nam, má đang lần mò trong khoảng tối chật hẹp của căn nhà ổ chuột" Tội nghiệp, suốt cuộc đời má, lúc nào cũng làm kẻ tiễn đưa, tiễn đưa chồng, tiễn đưa con, tiễn đưa cháu...đi khắp muôn phương. Thuở thanh niên, má gạt lệ, tiễn anh em chúng tôi ra chiến trường. Rồi, má nuốt hận, tiễn bầy con cháu thân yêu vào các trại tù. Lúc già nua, má lại lom khom, nghẹn ngào tiễn gia đình tôi ra tận phi trường sang Mỹ. Lần chia tay đau đớn tột cùng, là lần tiễn ba tôi đến lò thiêu, quằn quại đưa người về hư vô và cát bụi. Ôi, mẹ Việt Nam, người mẹ sầu khổ và bạc phước nhất thế giới!
Dù khác ngôn ngữ, màu da...các bà mẹ trên địa cầu này đều có cùng chung một tấm lòng từ thiện như nhau. Tôi muốn bật khóc, khi thấy mẹ Maurice buông gậy, giang đôi tay run rẩy, ôm choàng lấy tôi vào lòng. Tôi muốn giây phút cảm động đó được kéo dài ra, kéo dài mãi mãi. Để tôi được tự do sống lại thời thơ ấu, được xà vào lòng mẹ, được sưởi ấm nồng nàn từ trái tim đằm thắm và bao dung của người. Đêm đó, David nhất định không dùng cơm tối. Anh tỏ vẻ giận tôi, vì tôi cứ khăng khăng chưa chịu vào quốc tịch.
Thời gian dần trôi... Dòng đời lặng lẽ đẩy đưa... Cuối cùng, tôi cũng nhập tịch. Người ta tổ chức buổi lễ tuyên thệ rất long trọng. Hàng ngàn tân công dân dõng dạc đồng ca bài “The Star Spangled Banner” một cách tự hào.
Khi cùng đưa tay lên tuyên thệ, tôi bỗng bật khóc oà. Tôi cố cắn vành môi, nén lại nỗi cảm động. Nhưng sao nước mắt cứ đua nhau lã chã tuôn ra, chẳng cưỡng lại được. Tôi không hiểu tôi đang buồn hay vui" Đang chua xót hay tự hào" Đang luyến tiếc cái cội rễ Việt Nam chan chứa thân tình, hay đang hãnh diện vì đã là công dân "ngang hông" của một nước hùng mạnh trên thế giới"


Lúc này, bộ “A History of The United States” được tôi nhặt lên, cẩn thận phủi bụi từng trang, rồi tâng tiu, đặt chễm chệ trong tủ sách phòng khách. Nhìn nó, khiến tôi nhớ đến David vô vàn. Anh đã biệt tông biệt tích, ngay sau khi đưa mẹ Maurice đến thăm tôi, buổi tối hôm đó...
Tôi vẫn còn nhớ công lao của anh dẫn tôi đi khắp nơi điền form xin việc làm. Vẫn còn nhớ những ngụm cà phê quá "phê" do Ann pha. Vẫn còn nhớ vòng tay gầy guộc nhưng ấm áp của mẹ Maurice. Tôi phải đến gặp anh ngay. Tôi phải kể lại buổi tuyên thệ hôm nay. Phải cám ơn anh về những điều, anh đã kỳ vọng vào tôi. Nghĩ thế, tôi chụp vội tấm “certificate of naturalization” chạy nhanh ra xe, và phóng một hơi đến đường 50.
David và Ann không còn ở nơi đây nữa. Mụ Mễ béo tròn cho biết điều đó, rồi thản nhiên đóng sầm cửa lại. David giận tôi" Chuyện gì xảy ra" Anh đi đâu" Tại sao không báo cho gia đình tôi biết" Tôi đứng như tượng đá giữa sân. Đầu óc căng thẳng với biết bao câu hỏi dồn dập. Bây giờ, biết tìm David nơi nào" Chỉ có nước, đợi chúa nhật tuần sau, lê la đến nhà thờ Lemon Grove, hỏi thăm về họ, may ra sẽ gặp...
Chúa nhật tuần sau, tôi thức dậy thật sớm, chạy như bay đến thánh đường Lemon Grove. Thánh đường im vắng, chưa đến giờ thờ phượng. Tôi ngồi bó gối trước thềm, nhìn mây trôi trên những đỉnh cây. David ơi, xin anh đừng giận tôi! Xin anh hãy hiểu cho tôi, hiểu đến đất nước Việt Nam lầm than và nhỏ bé của tôi! Không dễ dàng cho một người có thể chối bỏ nơi chôn nhao cắt rốn, lìa xa quốc tịch mình... để nhận chỗ khác làm quê hương. Ông bạn ơi, tôi đã cầm súng bảo vệ đất nước, chiến đấu tới tàn cuộc, rồi bị lạc loài, trở thành tha nhân trên chính đất nước mình. Từ một công dân nước Việt Nam, tôi trở thành tù binh nước Việt Nam, bị nhục mạ nhân phẩm, truất bỏ quyền công dân. David có biết, tôi được phục hồi quyền công dân như thế nào không" Sau 15 năm truất bỏ, nửa đêm, bọn du kích gõ cửa, đốt đuốc dẫn tôi đến một ngôi nhà hẻo lánh. Ở đó, vài ba tên công an đã có mặt sẵn với cụ chủ nhà già khú. Trong không khí lành lạnh của đêm cuối năm, dưới ánh đèn dầu lúc bập bùng lúc leo lét, tôi đứng nghiêm trang như một tên hề...nghe họ đọc lõm bõm về những điều qui định trong tấm giấy phục hồi quyền công dân.
Ôi, buồn cười và đau xót quá, phải không David" Quyền công dân của một người sao dễ MẤT, dễ CHO và dễ NHẬN hết sức tùy tiện. Đó là dấu ấn, dấu ấn hằn sâu trong đời tôi. Hay nói đúng hơn, đó là vết cắt, vết cắt làm nhức nhối tâm can. Nó bám theo tôi, như một oan khiên, mãi đến hôm nay. Và chính vì thế, David ơi, dù có hãnh diện khi làm công dân của một nước hùng mạnh, tôi vẫn thấy đắn đo, rụt rè và trăn trở một cách kỳ lạ!
Gần trưa, thánh đường Lemon Grove mới nhộn nhịp. Các tín hữu quây quần trước sân, chào hỏi và bắt tay với nhau. Tôi gặp vị Chấp Sự, ông ta cho biết, David và Ann đã ly dị nhau từ mấy tháng nay. Họ chia tay, đường ai nấy đi, có thể họ về các tiểu bang khác, có thể họ ẩn dật đâu đó, không còn đi dự thánh lễ ở đây nữa. Tôi bàng hoàng, choáng váng một cách bất ngờ.
Nước Mỹ mênh mông, muôn trùng diệu vợi, làm sao biết David ở đâu mà tìm" Tôi chợt nghĩ đến mẹ Maurice. Địa chỉ của mẹ đang ở trong ngăn ví của tôi. Tôi lôi cái ví. Lục tung các thẻ. Rồi, tra mạnh chìa khóa vào ổ xe, phóng về hướng North Park.
Mẹ Maurice cũng chẳng còn ở đấy nữa. Người ta cho biết, con trai mẹ đã đưa mẹ vào viện dưỡng lão nào đó, không rõ. Tôi thở dài, mệt mỏi ngồi lăn dưới gốc cây. Buổi chiều xuống nhanh. Bóng tối đùn xuống, nhá nhem một cách tuyệt vọng. Vậy là, David, Ann và cả mẹ Maurice... đã như thứ kỷ niệm, trôi qua, rồi mất dấu trong đời tôi.
David ơi, giờ này, tôi biết bạn đang đau khổ, đau khổ lắm. Nếu tôi làm được điều chi đó để hàn gắn hạnh phúc cho bạn, để xoa dịu sự khổ đau cùng cực này. Tôi sẽ xin sẵn sàng, hy sinh, một cách tự nguyện…

PHẠM HỒNG ÂN
(San Diego, 7/1/2001

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Tác giả là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và dạy Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Tên thật của nhà giáo họ Đặng là Thống Nhất và người em trai của ông có thên là Độc Lập. Bài viết mới của ông bắt đầu bằng một lời cảm thán với lịch sử “Thống Nhất- Độc Lập fì đâu mà...
Tác giả là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bà là nhà văn có 3 tác phẩm đã xuất bản. Ngoài văn chương, sở thích của bà là đàn đương cầm, đã có 2 CD độc tấu nhạc cổ điển và tân nhạc. Sau đây là một truyện ngắn mới được dành cho Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả định cư tại Canada từ 9/1982, tốt nghiệp đại học dược khoa Toronto 1985. Năm 2011, ông góp bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên, một chuyện vui sống động trên chuyến bay từ Hongkong về Bắc Mỹ. Sau đó là bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ” là bài viết thứ ba của ông, không chỉ sống động mà còn xúc động trong cách viết, cách kể. Sau đây là bài mới nhất của ông, ngày viết được ghi là 30 tháng Tư 2018.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất. Hình ảnh một gia đình này nói lên được phần nào hiện trạng của một gia đình giàu có trong xã hội Ả Rập.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đy là bài viết mới của bà.
Captovan hoặc Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm hai bài viết đặc biệt: “Saigon 68 và Ông Sáu Lèo”, kể về Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, và bài “Anh Lính Chiến và Người Phóng Viên”, kể về cuộc hành quân tại Phú Lâm A. Bài viết về Mậu Thân thứ ba của ông.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Hôm nay, ngày 30 tháng Tư, mới đọc một hồi ức về ngày này. Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Ông hiện là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Bài viết thứ tư của ông là chuyện Cần Thơ 43 năm trước.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến