Hôm nay,  

Trở Về Dòng Sông Cũ

28/01/200100:00:00(Xem: 166176)
Bài tham dự số: 02-151-VB0128

"Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình"
"Riêng tôi, tôi cũng có một dòng sông đời tôi "
"Sông cũng như người ấy, có khi vui buồn, có khi hờn ghen…"
Mỗi lần nghe bài hát này, tôi lại nhớ về một kỷ niệm không muốn quên. Tôi quen Khang và Tâm lúc chúng tôi cùng học tại đại học Sư Phạm thành phố. Lúc đó Khang và tôi đang học khoa Lý năm thứ tư, cô bé Tâm mới vào năm thứ nhất. Tôi nhớ hoài hình ảnh mái tóc dài đến ngang lưng của Tâm, người con gái của quê hương Mỹ Tho thật dễ thương, đôn hậu. Ngay buôỉ đầu hai người gặp nhau, Khang đã tâm sự với tôi "thấy choáng váng con tim!".
Chuyện tình hai người, có lẽ bắt đầu lúc các lớp khoa Lý tập văn nghệ chung cho liên hoan toàn trường đại học cuối năm 1985. Có buổi tối, cả bọn kéo nhau đi ăn che ø sau buổi tập dượt, nhưng thấy hai người không muốn đi, viện cớ ở lại tập thêm văn nghệ. Tụi tôi ai cũng cười " thông cảm cho hai trẻ đang yêu đi mà ". Khang có ngón đàn solo guitar rất ngọt ngào, Tâm thì thích hát bài hát "trở về dòng sông tuổi thơ" của nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Ngày đó, giữa một dòng nhạc u ám nặng nề cách mạng với đảng-bác, bài hát "trở về dòng sông tuổi thơ" ra đời như một dòng suối tình cảm, thật mát đi vào lòng người khát khao.
Ngày vui thường qua mau, Khang và tôi lao đầu vào bài vở cho cuộc thi cuối, rồi ra trường. Tất cã sinh viên năm đo,ù sau khi tốt nghiệp đều phải về các tỉnh để dạy học, nếu có hộ khẩu thành phố thì được hứa phân công trở lại thành phố sau 2 năm.
Ngaỳ mới quen nhau, Tâm chưa biết thật rõ gia cảnh của Khang, lúc nào em cũng mong Khang sẽ xin về Mỹ Tho để dạy sau khi ra trường (Tâm không thể ở lại thành phố, nhưng Khang do có hộ khẩu thành phố nên có thể xin về dạy tại các trường trung học ở Mỹ Tho nếu muốn ). Gia đình ba mẹ Khang có 5 người con, với 3 anh chị Khang sống ở Mỹ. Giấy tờ bảo lãnh cho gia đình tiến hành đã lâu, vấn đề đi Mỹ cuả gia đình Khang chỉ là vấn đề thời gian.
Có lúc Khang bảo tôi, thương Tâm quá, chẳng muốn đi sang Mỹ, nhưng rồi khi bầy tỏ ý đó với gia đình, ba mẹ anh nói " con không đi, ba mẹ già rồi đi sang đó làm gì ", đứa em gái út của gia đình khóc mấy ngày đêm vì viễn ảnh không được đi Mỹ, anh chị Khang ở Mỹ gọi phone về, "quay" mấy tiếng đồng hồ về lý do không chịu đi để cả gia đình phải ở lại, anh chị còn đòi nói chuyện riêng với Tâm… cuối cùng Khang tâm sự với tôi, đành phải gạt nỗi tim đau, mà nói tiếng chia tay với Tâm.
Mối tình đầu tan vỡ, Tâm xin nghỉ học ngay về quê 1 tháng lấy cớ gia đình có việc riêng, còn Khang, cũng may chúng tôi lúc đó đã thi xong kỳ thi tốt nghiệp, anh chàng chỉ thẫn thờ như người mất hồn mỗi lần chúng tôi đến chơi nhà.
Bọn chúng tôi tốt nghiệp được không bao lâu, thì gia đình Khang được giấy gọi phỏng vấn, rồi sang Mỹ theo diện đoàn tụ năm 1988, tôi cũng rời Việt nam ít tháng sau. Tôi mất liên lạc với Tâm-Khang từ ngày đó, chỉ nhớ, lần cuối bạn bè gặp nhau, hôm tiễn Khang đi, ai cũng thương nhớ Tâm, em dễ thương và thật hiền như cô em gái nhỏ của cả nhóm, nhưng chúng tôi ai cũng đồng ý chuyện dứt khoát chia tay của Khang. Sang Mỹ, phương trời xa với một tương lai vô định, Khang phải bắt đầu lại mọi thứ từ đầu với cuộc sống mới, nấn ná chuyện tình cảm rồi để Tâm chờ đợi bao lâu (hồi đó chương trình bảo lãnh cho hôn thê sang Mỹ chưa phổ biến và nghe nói nhiều ở Việt Nam), trong lúc chúng tôi được biết cuộc sống của Tâm cũng còn nhiều khó khăn, cha đang trong trại cải tạo, mẹ bán một gian hàng rau cải, chanh ớt ở chợ Mỹ Tho, để tiếp tế thăm nuôi cho chồng, cùng lo cho hai em nhỏ cũa Tâm đang còn tuổi đi học.
Khang và gia đình định cư ở miền Nam California, tôi sang Mỹ sau Khang 2 năm định cư ở Dallas, Texas. Cuộc sống vừa học, vừa làm, ai cũng thật bận rộn, chúng tôi chỉ còn liên lạc với nhau bằng phone lâu lâu một lần.
Bằng Vật Lý của đại học xã hội chủ nghĩa không được công nhận tại Mỹ (không ngạc nhiên lắm!). Chúng tôi, ai cũng phải học lại từ đầu, nhưng theo học dễ dàng hơn, dầu có khi không hiểu ông thầy nói gì trong lớp, do chương trình khoa học căn bản những năm đầu của đại học Mỹ cũng giống những gì đã học ở Việt Nam. Khang kể tôi nghe, có lần anh chàng thấy lỗi của ông thày khi giảng bài trong lớp, giơ tay lên nói, nhưng nói đi nói lại hai ba lần, ông thày cũng không hiểu, tức quá, Khang chạy lên sửa luôn trên bảng. Kinh nghiệm Việt Nam, anh chàng nghĩ , từ đây về sau chắc sẽ bị thày trù dập, nhưng không, ông thầy Mỹ càng tỏ ra thích hơn, hay hỏi ý kiến Khang trong lớp, hay mỗi lần vào văn phòng của thày, ông giữ anh chàng ở lại lâu hơn để hỏi chuyện.
Khang, không biết thất tình hay sao, mà chuyên chú toàn lực vào học hành và học thật xuất sắc. Sau khi học tại một trường community college ở gần nhà khoảng 1 năm rưỡi, anh được nhận vào Berkley University theo học ngành Computer Engineering. Chỉ gần hơn 2 năm rưỡi sau, Khang tốt nghiệp với điểm GPA 3.9, anh chàng bị một điểm B môn Tâm Lý Học nào đó! Tụi tôi chọc Khang " hey, môn Tâm Lý học ở đại học Sư PhạmViệt Nam rồi mà, hay tự vì Tâm Lý Tư Bản My õ khó hiểu hơn , nên không lấy nổi điểm A cho môn đó ".
Thông thường học sinh sang Mỹ lúc tuổi đã lớn như chúng tôi, một phần bị kẹt vấn đề English, một phần phải vừa học vừa làm, thường hay chọn học những ngành về kỹ thuật ít đòi hỏi hơn về English, và khó lòng mà học xong chương trình BS của Mỹ trong vòng 4 năm. Sở dĩ Khang làm được như vậy, nghe kể lại, anh chàng vừa đi làm mà phải học một semester ít nhất là 18 đến 20 hours ! Tôi cũng không hiễu sức mạnh thần kỳ nào khiến Khang làm được điều này.
Khang bề ngoài xem khá điển trai, lại học giỏi, nên cũng dễ có người yêu mới. Hai người quen nhau qua một buổi cắm trại do nhà thờ tổ chức. Cô gái đang theo học ngành dược. Một lần đến nhà thăm ra mắt bố mẹ của nàng, Khang được sự răn dạy gần hai tiếng "thông minh như cháu nên học bác sĩ, sao lại dại dột học cái ngành nghèo đói kỹ sư, kỹ siết vậy!" (ngày đó đang thời kỳ kinh tế Mỹ khó khăn, kỹ sư khó tìm được việc làm, chứ không phải như cái thời kỳ đặc biệt hi tech kinh tế bùng nổ vừa qua, sản sinh ra một số kỹ sư triệu phú nhờ chương trình stock option như bây giờ). Khang gọi cho tôi ngay sau buổi tối hôm đó nói với giọng phẩn uất "ở Việt Nam thì bị khinh rẽ do chọn học ngành chết đói Sư Phạm, sang Mỹ rồi mà cũng bị khinh chê do học ngành kiếm ít tiền như kỹ sư, biết làm sao để vừa lòng người" " Có lẽ do vậy mà chuyện tình mới của Khang kéo dài có được vài tháng thì đi đến kết thúc.

Từ đó Khang không đã động gì đến chuyện bạn gái nữa, anh chàng lại càng chúi đầu vào việc học, việc làm nhiều hơn xưa. Anh chàng được lòng một vài thầy trong khoa khi trợ giúp làm việc những chương trình nghiên cứu, nên được giới thiệu tiếp tục học chương trình Ph.D của ngành, mà không cần phải qua chương trình Master. Đến đây một sự việc gây ra vì tôi, mà có lẽ tôi cũng sẽ không hề hối hận, đã buộc Khang phải dừng bước tiến mãnh liệt trên con đường học vấn của mình….
Vào khoãng 1993-1994, trò chuyện kết bạn trên internet rất phổ biến trong giới sinh viên các trường đại học, nhất là trên vùng phía Bắc nước Mỹ. Cũng nhờ điều này, mà tôi liên lạc lại được với Thanh, một người bạn gái cũ của nhóm, lúc đó vừa mới sang định cư ỡ Boston từ Mỹ Tho Việt Nam. Thanh là người bạn đồng hương và cùng trường Sư Phạm với Tâm. Từ Thanh, tôi mới hay cô em gái út của nhóm ngày xưa, có một đời sống buồn, nhiều nước mắt sau ngày Khang và tôi rời Việt Nam…
Tâm không học được đến khi tốt nghiệp, gia đình đoàn tụ sau ngày ba em đi cải tạo về, nhưng cuộc đời không bình an như lòng muốn, ba mẹ không thuận hòa, chương trình HO mở ra, ba rời Việt Nam với người đàn bà khác, rồi mẹ em mất đột ngột sau một cơn cảm nặng té xỉu giữa chợ Hàng Lồng, nơi bà có gian hàng bán rau cải chanh ớt.
Cuộc đời riêng của Tâm cũng không được trọn vẹn, em lập gia đình với một thanh niên cùng làng có được một bé gái. Người chồng đắm vào thú vui nhậu nhẹt, rồi bồ bịch, qua những tụ điểm bia ôm, massage trá hình mọc lên trong thị xã. Em, trong một cơn xô xát vì ghen tức, bị chồng đánh ngã, đứa con thứ hai trong bào thai chết sau lần bất hạnh đó. Cùng lúc với nổi đau mẹ mất, hai đứa em mồ côi đang còn đi học, Tâm dứt khoát ly dị chồng, đem con về ngôi nhà cũ, tiếp tục bán gian hàng của mẹ để lại ở chợ Hàng Lồng để nuôi con và hai em.
Không kiềm lòng được, tôi gọi ngay cho Khang về sự liên lạc lại được với Thanh và kể chuyện về Tâm. Bình thường, khi chúng tôi gọi phone cho nhau, Khang vốn người hoạt bát nên là người nói nhiều nhất, tôi chỉ là người lắng nghe, vậy mà đêm đó, chỉ một mình tôi là người nói, bên đầu giây kia là một sự im lặng thật bất thường. Một lát sau, Khang chợt khẽ nói giọng thật buồn "Thôi để bữa khác nói chuyện thêm, hôm nay tao cảm thấy không được khoẻ ".
Từ sau hôm đó, tôi không còn nhận được lần phone nào của Khang nữa. Sau đó vài tháng, tôi có gọi lại cho Khang, nơi anh chàng ở mướn, một người nói tiếng Spanish trả lời phone. Tôi đoán Khang đã dọn đi nơi khác, có lẽ quá vội vã mà quên không cho bạn bè hay.
Cuộc sống trở nên bận rộn hơn khi tôi ra trường, đi phỏng vấn nhiều nơi tìm việc làm, rồi nhận việc làm đầu tiên tận tiểu bang giá lạnh Detroit, Michigan. Tôi hoàn toàn mất liên lạc với Khang…
Một buổi chiều đi làm về, vừa bước vào cửa, vợ tôi với giọng hờn mát "có cô nào gọi cho anh hai ba lần ngày hôm nay, có để lại số phone đó, sao không cho người ta số phone trong hãng cho tiện! " Tôi phân vân nghĩ thầm đùa trong lòng "Ai vậy kìa, nếu có fall in love với tôi sao không gọi vô hãng để dễ dàng tâm sự hơn chứ!". Vừa ăn cơm xong, thì phone lại reo. Vợ tôi nói ngay "Đó lại gọi nữa, thôi tôi vô trong để hai người dễ tâm sự." Nói vậy thôi, chứ tôi thừa biết nàng đang bấm nút "record" trên máy answer machine trong phòng!
Tiếng trong trẻo giọng Miền Nam dễ thương trong phone cứ hỏi đùa tôi "Anh Long à, nhận ra ai đây không " "… Thoạt đầu tôi cứ ngờ ngợ đoán chừng " lẽ nào …sao giống tiếng của cô em gái út ngày xưa của nhóm quá" " mãi sau mới biết thật đúng là Tâm của Khang, của chúng tôi ngày xưa. Sau đó Khang mới bắt phone nói chuyện với tôi…
…Ngày đó, chỉ sau khi nói chuyện với tôi độ hai tuần, Khang gọi ngay cho Thanh để tìm hiễu rõ ràng hơn cuộc đời hiện tại của Tâm rồi bay về Việt Nam. Từ Saigon xuống Mỹ Tho, với sự hướng dẫn của người nhà của Thanh, Khang ra thẳng chợ Nhà Lồng bên dòng sông Tiền Giang để tìm Tâm . Anh nói với tôi " đúng là tao đang mang cái tâm trạng trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình như lời bài hát của Tâm ngày xưa"…
Lúc đó vào buổi chợ chiều vẫn còn đông người, vậy mà gian hàng thật nhỏ bán chanh ớt rau của Tâm đã không còn người mua, Tâm ngồi đó, người đen và gầy ốm hơn xưa nhiều trong chiếc áo bà ba màu nâu bạc màu, đầu đội chiếc nón lá lụp xụp che gần hết khuôn mặt. Nếu không có người dì của Thanh chỉ ra, chắc Khang chẳng thể nào nhận ra người yêu xưa. Bao nhiêu năm sống trong vất vả khổ đau đã thay đổi thật nhiều người con gái duyên dáng ngày nào. Hai người ôm nhau khóc ròng giữa chợ Hàng Lồng. Buổi chợ chiều ngày hôm ấy, nhiều bác bán hàng bạn của mẹ Tâm khi hiểu ra, cũng sửng sờ khóc theo hai người, xúc động thương cho mối tình thuỷ chung.
Tâm lính quính đưa Khang về thăm căn nhà mái tôn thật tơi tả nghèo nơi hai mẹ con cùng hai đứa em sống. Khang thắp hương cho bàn thờ mẹ của Tâm, xin phép bà để đưa Tâm và cháu gái sang sống nơi quê hương mới.
Do Khang đã vào công dân Mỹ, nên chỉ gần một năm sau đó, Tâm và con đã sang Mỹ đoàn tụ với Khang. Chàng cũng thu xếp đưa hai người em của Tâm về sống ở Saigon để ăn học, cư ngụ nơi căn nhà gia đình Khang để lại cho một anh ruột đã có gia đình trông nom.
Thoát đã mấy năm trôi qua, Khang và Tâm đã có với nhau thêm một cháu trai thật dễ thương. Bé gái năm xưa, nay vẫn nói thông thạo được cả hai thứ tiếng English và tiếng Việt, học giỏi, vừa giúp mẹ làm việc nhà, vừa trông em bé. Khang không còn theo học chương trình Ph.d nữa, nhưng anh đang làm rất thành công cho một hãng điện tử lớn ở miền Bắc California. Hai người em Tâm ở Việt Nam với sự hổ trợ về tài chánh của anh chị, đã học xong đại học và ra đi làm ổn định cho một công ty nước ngoài ở thành phố. Hương linh của mẹ Tâm chắc cũng vui, khi biết được các con của bà đều đã có được một cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Tôi có một người anh cùng cha khác mẹ, gặp lại nhau ở Mỹ, do cảnh đời riêng sao đó, anh hoàn toàn mất niềm tin vào con người. Anh nói với tôi, làm gì có trên đời này thuỷ chung với yêu thương, tất cả chỉ là sự giả dối, lợi dụng lẫn nhau. Nhìn lại quê hương mình với bao nhiêu năm loạn ly chiến chinh, lòng người tan tát niềm tin, rồi biến cố 1975 - hàng triệu người phải bỏ nước ra đi, tôi thật sự nhìn thấy nhiều chia ly hơn là đoàn tụ, nhiều nước mắt hơn là nụ cười xung quanh mình. Tôi muốn giữ mãi câu chuyện tình đẹp của Khang và Tâm trong lòng, kể cho mọi người cùng nghe, để mình có thêm niềm tin cho một tương lai của quê hương có nhiều hơn hạnh phúc và sự đoàn tụ, để như là một minh chứng sống với người anh tôi rằng, thật sự vẫn còn đó một lòng người với tình yêu thuỷ chung.
PHAN KỲ LONG

Ý kiến bạn đọc
01/06/202205:50:59
Khách
For example GP is medical shorthand for a woman who has had pregnancies and deliveries. https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Cialis Giornaliero Controindicazioni Kmlsyf Generic Viagra Wholesale 100mg Ighwum <a href=https://newfasttadalafil.com/>cialis 5mg best price</a> Levitra Without A Rx Pulhlh E Yndfns https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Order generic isotretinoin low price internet overseas Prpusl
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,320,668
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.