Hôm nay,  

Chuyện Cũ Chuyện Mới

14/03/200100:00:00(Xem: 175617)
Bài tham dự số 205-VB1218


"Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi, mẹ dẫn con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời"
(Ca dao)

Biến cố năm 75 khiến mọi nẻo vào đời đối với Tầm Xuân không chỉ là cầu ván, cầu tre mà nhiều lúc còn là... cầu khỉ, trăm ngàn lắc lẻo gập ghềnh, khi bất đắc dĩ Xuân phải rời trường học!

Là sinh viên năm thứ ba khoa Kinh Tế Đại Học Luật Saigòn, năm ấy, Xuân trở thành "nửa thầy, nửa thợ!" Sinh viên Luật khoa, dù học ban Kinh tế, Công hay Tư Pháp, đều bị ghép vào tội đã theo học trường Đại Học Chống Cộng!

Ngày ngày, bọn sinh viên như Xuân, phải lên trường học chính trị cải tạo tại chỗ, sau đó, đi làm lao động xã hội chủ nghĩa! Nhóm Xuân ba đứa, Phúc, Tiết và Xuân thân nhau như ruột thịt thì nay chỉ còn hai. Tiết đã theo bà dì di tản từ hôm 27, 28 tháng Tư!

Sau mấy tháng chầu chực ở trường, Phúc và Xuân bị điều động đi làm công tác "kiểm kê tài sản tư sản mại bản!" Hai cô cho rằng việc này "thất đức" nhưng giữa giao động của thời cuộc, không biết làm gì hơn, đành "cuốn theo chiều gió!"

Vài tháng sau, Phúc Xuân cùng một số người được phân công vào học khoa Kế toán xã hội chủ nghĩa cấp tốc và sau khi tốt nghiệp, Tầm Xuân đã bị điều về làm cho Cơ Sở Sản Xuất Đồng Hồ Saigon.

Ban Lãnh đạo Cơ Sở này dầy tuổi Đảng nhưng học vấn thì mỏng như tờ giấy xanh viết thư tình thời đó! Hai Đảng viên làm cố vấn kỹ thuật cũng dốt đặc cán mai, tối ngày cứ chụm đầu to nhỏ bàn chuyện "làm ăn!". Chán quá, sau một thời gian ngắn chịu trận, Xuân lấy lý do về quê làm rẫy để thôi việc!

Dòng đời đưa đẩy cô ra chợ trời buôn bán để rồi nhiều lần bị gạt tiền, bị đổi thành giấy hoặc phấn, bị ban kiểm tra "làm đẹp thành phố" rượt chạy có cờ, phải vào trụ sở công an phường, ngồi nhìn hàng hóa bị tịch thu, rồi nghe giảng "đạo đức cách mạng và lao động xã hội chủ nghĩa!"

Năm 78, năm nghèo đói và cơ cực nhất, hầu như nhà nào cũng bo bo, khoai độn và bột mì mốc, lại thêm phường khóm kiểm tra gắt gao để đưa thanh niên đi thủy lợi và kinh tế mới, cuộc đời Xuân lại rẽ vào một bước ngoặt nữa. Xuân trở thành cô giáo lớp năm của một trường tiểu học nửa Việt nữa Hoa ở khu Cầu Ông Lãnh!

Trong lớp học củaXuân, học trò con trai nhiều đứa cao hơn cô giáo, khuôn mặt dữ dằn, ngổ ngáo. Học trò nữ, lấm lem, mệt mỏi. Đám trẻ này được cha mẹ cho đi học là cả một hi sinh lớn. Nhà nghèo, các em phải phụ giúp gia đình làm đủ việc: khuân vác, đẩy xe ba gác, gánh nước mướn, giữ em... Tệ hơn nữa, nhiều em còn đi móc túi, chôm chỉa, giựt đồ. v.v... Đến lớp, các em không ngủ gục thì cũng trườn dài lên bàn, nói chuyện rồi gây gổ, chửi thề như ong vỡ tổ!

Lúc đầu, Tầm Xuân rất sợ và nản lòng, nhưng dần rồi cũng quen! Khi Xuân đã biết cách bắc cầu - dù là cầu ván- đi vào lòng bọn nhỏ thì công việc đứng trên bục gỗ của cô thấm thoát đã ba năm!

Có một kỷ niệm làm Xuân nhớ mãi. Năm nào đó, lớp trưởng của cô là San, một cô bé người Việt gốc Hoa, mười lăm tuổi. San cao và gầy như một cây tre miễu! Có lẽ do mặc cảm lớn tuổi hơn các bạn nên San ít nói! Em rất chăm học và rất ngoan!

Một lần, khi vừa dựng xe đạp vào góc tường, Xuân nghe bọn học trò la ó. Cô quay lại, vừa lúc thấy San cõng Toàn, đứa bạn trai cùng lớp, bị liệt cả hai chân, lên cầu thang đến lớp học. Hình ảnh này làm Xuân cảm động vô vàn.

San là gái, lại ốm yếu mà không nề hà cõng người bạn khác phái, mập mạp, nặng nề, lên hơn hai mươi bậc thang vừa trơn vừa dốc! Nếu cô là San, cô có dám làm như vậy không" Đám bạn học cùng lớp đứng chung quanh, có đứa phụ San đem hai cây nạng gỗ và cặp vở của Toàn lên lớp, nhưng phần đông lại chỉ trỏ, cười nói, bàn tán om sòm và nhìn cảnh ấy như một màn diễn độc đáo. Cứ thế, sáng nào San cũng cõng bạn Toàn lên lớp và giúp các bạn khác khi cần...

Khi cô giáo Tầm Xuân bắt đầu quyến luyến với đám học trò nghèo và "tạp nhạp" này thì cũng là lúc cô bị "mất dạy!" Cô nộp đơn xin đi diện đoàn tụ ở Mỹ và Sở Giáo Dục buộc cô phải nghỉ việc!

Ngày Xuân từ giã đám học trò, San đứng ở cuối lớp, buồn thiu! Có đứa "mét" với Xuân, "Chị San ra khóc ở góc sân trường đó, cô!" Trớ trêu thay, hai năm sau đó, San đến nhà cô từ giã để xuất cảnh sang Hoa Kỳ, còn Xuân, sau bảy tám năm vật lộn với cuộc sống ngày một khó khăn, và vài ba lần vượt biên "tiền mất, tật mang", cô mới theo diện bảo lãnh sang được Mỹ!...

Đây xứ "Cờ Hoa", vừa ghê, vừa kỳ", vậy mà ai cũng cho là "miền đất hứa!" Và đây cũng là đất nước làm cho bao trái tim mơ mộng ở quê nhà, đến nơi, phải ngỡ ngàng, thất vọng! Nhưng đây cũng là đất nước tự do và cơ hội cho tất cả mọi người.

Rồi Xuân gặp lại Tiết, người bạn cố tri ở trường Luật ngày xưa. Những kỷ niệm của ngôi trường đại học nằm trên "con đường Duy Tân cây dài bóng mát" và của "Trung Tâm Huấn Luyện Chuyên Môn Ngân Hàng" (mà bọn Phúc Tiết Xuân thường gọi đùa là "Trung Tâm Huấn Luyện Chuyên Môn Ăn Hàng") được nhắc lại với bao thân thương...

Ôn lại chuyện cũ xong thì bắt đầu vào chuyện mới. Tiết khuyến khích Xuân đi học lại, hướng dẫn cô cách xin "Financial Aid" ở trường! Tiết hay nhắc đi nhắc lại ở đất Mỹ này, học đường luôn mở rộng cửa cho mọi người, đừng e ngại gì tuổi tác hoặc màu da, sắc tộc! Tiết cũng cho Xuân một khái niệm sơ sơ về nước Mỹ, rằng thời gian đầu thường làm cho người mới đến dễ chán nản, thất vọng vì khác biệt ngôn ngữ, văn hóa, nếp sống, vì bị "vỡ mộng" v.v... nhưng đừng bao giờ đầu hàng với nghịch cảnh.

"Never give up, nghe Xuân!" Người bạn thân ngày xưa không những "giúp đỡ mà còn giúp miếng ăn" cho Xuân! Tiết tế nhị gửi cho Xuân một "bao thư nhỏ" gọi là quà vui sum họp. Xuân thấy thật ấm lòng.

Sau đó ít lâu, Xuân cũng gặp lại San- bây giờ đã thành thiếu nữ xinh xắn, dễ thương. Em vẫn lễ phép và thương quý cô giáo như ngày nào! San vừa làm cho thư viện vừa theo học năm thứ hai đại học! Em cũng rất tế nhị gửi "bao thư" mừng cô giáo bước đầu đến Mỹ!

Vậy là hành trang vào "đất hứa" của Tầm Xuân ngoài ít tiền dành dụm được khi còn ở quê nhà, một ít tiếng Anh "tồn đọng" khi còn là sinh viên Luật khoa, nay thêm tình thâm của một bạn cũ và một học trò ngoan! Với vốn liếng đó, phát triển nhanh hay chậm, "lỗ hay lời" là do cô!

Xã hội Mỹ, với một nền văn hóa và cách sinh hoạt khác hẳn Việt Nam, nên dù là một nước giàu có Xuân nghĩ mình vào quốc gia "vừa quê vừa kỳ-Huê Kỳ" này, vẫn còn phải đi qua cầu ván lắc lẻo gập ghềnh đây! Cũng may cho cô, khi còn ở quê nhà, đã được chuẩn bị tâm lý sẵn để không mơ mộng rằng "đường sá bên Mỹ này chỉ lót toàn bằng vàng, công việc gì cũng dễ làm và cũng kiếm dược thật nhiều tiền!"....

Từ những chuyến xe bus đợi chờ hàng giờ để di chuyển từ nơi này đến nơi khác, dưới những cơn nắng gay gắt đổ hào quang hoặc dưới những cơn mưa tầm tã, hoặc những lần đi bộ rã giò, Xuân đã có được bằng lái xe sau năm lần bảy lượt bị giám khảo DMV phết cho những chữ "fail" vì cái tội quá "nervous"ø!

Xuân đã bao lần chán nản, thất vọng đắng cay trong cuộc sống ở Mỹ nhưng cô nhớ Tiết, nhớ San, nhớ những đứa học trò nghèo ở Cầu Ông Lãnh, cầu Muối năm xưa, nhớ những người đã bỏ mình trên biển cả để đi tìm tự do, nhớ lời khuyên "đừng bao giờ bỏ cuộc, đầu hàng!" cô lại cố gắng vươn lên!

Có thể nói cô nếm khá đủ mùi đời ở Mỹ! Từ người sinh viên của Community College (có lẽ học trò ở đâu bao giờ cũng nghèo!) đến bookkeepper cho các cửa hàng. Từ Food Handler cho các Cafeteria ở trường học đến Line Production hoặc Assembler cho hãng xưởng! Từ Social Worker của Social Service Department đến Letter Sort Machine Operator của Bưu Điện! Mỗi khi điền đơn xin việc mới, Xuân lại buồn cười cho chính mình! Job "sơ cấp" hoặc "Trung cấp" gì cũng trải qua! Cay đắng, ngọt bùi với "boss" hay với đồng nghiệp đều nếm cả! Xuân nhận thấy người Việt mình rất chịu khó học, chịu khó làm! Hầu như lãnh vực nào cũng có sự hiện diện, đóng góp của người Việt! Nhưng có một điều làm Xuân buồn lòng không ít và cứ suy nghĩ hoài, đó là người Việt thông minh, cần cù, nhẫn nại, nhưng lại thiếu sự đoàn kết, gắn bó với nhau! Điểm này, mình thua xa các dân tộc thiểu số khác sống trên đất Mỹ! Thật là buồn!...

Dòng đời cứ tiếp diễn trong cuộc sống bận rộn của Xuân, cho đến một hôm, đang đi mãi lu bu với trường đời, trường học thì một người bạn rủ Xuân đi học... nails! Bước đầu từ chối với lý do quá bận (thực sự Xuân nghĩ mình không thích hợp với nghề làm đẹp cho người khác!) nhưng rồi Xuân cũng siêu lòng trước sự năn nỉ và những lý do rất bùi tai của bạn cô! Hà đang theo học College và cô muốn học thêm nails như một nghề phụ để kiếm thêm tiền cho việc học y tá của cô trên đại học sau này!

Đang giữa khóa học nails thì đùng một cái, Hà lên xe bông với một "ngài" kỹ sư! Cô mời một số bạn thân trong lớp đến dự đám cưới nhưng dặn mọi người đừng nói là bạn học nail của cô! Việc này làm một số chị em bất mãn, một số khác dễ dãi, chỉ cười xòa! Xuân nghĩ chắc Hà mang một cảm cảm nào đó!

Có lẽ trong các ngành nghề ở Mỹ đối với người Việt mình, học nails vừa mau ra nghề, vừa không đòi hỏi công sức hoặc trình độ học vấn nhiều! Làm nails thì vừa mau kiếm tiền lại không bao giờ bị "lay off" cả! Ngành nghề này đã nuôi sống nếu không nói là làm giàu cho biết bao gia đình! Nhưng giới nail rất phức tạp!

Trong lớp học nails cũng chia nhóm mà chơi! Trong tiệm nails, có bạn rất dễ thương, tế nhị, hiền lành nhưng cũng không thiếu người chanh chua, đanh đá, sẵn sàng "xổ nho" chỉ vì một ít tiền "tip" không hài lòng hoặc ganh tị với bạn đồng nghiệp vì "khách nhiều, khách ít!

Riêng Xuân, gia nhập vào thế giới "nâng tay, sửa móng" cô cảm thấy mình cũng học hỏi được nhiều điều thú vị. Chẳng hạn như khi phục vụ cho khách, biết được người đó cũng đứng trên bục gỗ như cô ngày xưa, Xuân tìm cách học hỏi thêm Anh Văn -cách phát âm một chữ khó nào đó mà cô hay nói sai làm cho người Mỹ không hiểu được hoặc hiểu lầm ý cô, hoặc sự khác nhau về ý nghĩa của hai từ gần như đồng nghĩa v.v... và v.v...

Với những ông, bà cụ già hoặc giới trung niên, khi họ đã là những vị khách thường trực của tiệm, Xuân hay khéo léo khơi chuyện để họ có dịp "giải bày tâm sự!" Phần đông, giới này rất cô đơn! Người thì con cháu ở xa tít đâu đâu, những dịp lễ lớn mới về thăm năm ba ngày! Người thì sống một mình vì ly thân hay ly dị và đang tìm bạn mới! Người thì hạnh phúc vì sung túc con cái thành danh và biết nghĩ đến cha đến mẹ! Nhưng cũng có người "lan huệ sầu ai, lan huệ héo" Lan huệ sầu đời, trong héo, ngoài tươi!", mặt mày phấn son trông phơi phới mà trong lòng đau nhoi nhói vì con cái hỗn hào, hút sách, hoặc bỏ nhà "đi bụi!"

Với giới khách trẻ hơn, Xuân hỏi han về sự học, về ước vọng tương lai, nghề nghiệp v.v... Nói chung, Xuân thấy người Mỹ rất cởi mời, phần đông đều tốt bụng! Xuân học được nơi họ sự lạc quan và tự tin, độc lập! Họ cũng rất dễ cười, tiếng cười làm đời sống dễ chịu hơn nhiều.

Khi không có khách, rãnh rỗi thì Xuân học. Cô học bằng sách, báo, tạp chí, bằng cách lắng nghe tin tức trên TV hoặc radio... Tầm Xuân vẫn yêu nghề dạy học và vẫn mê đọc sách!

Đất Mỹ này không có "nhất tự vi sư, bán tự vi sư!" một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy-, và chắc cũng hiếm có một em học trò cõng bạn lên lớp học như em San ngày xưa, vả lại, hoàn cảnh đã thay đổi nên Xuân không thể trở thành cô giáo một lần nữa! Nhưng sách báo để học và để đọc, để mở mang kiến thức và để giải trái thì đầy rẫy. Thư viện luôn mở rộng cửa để đón chào độc giả! Xuân đã nhiều lần bước vào đó và tự hỏi "Một lúc nào đó, mình sẽ trở thành một quản thủ thư viện chăng""

Người ta nói "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", nếu như vậy, chắc chẳng bao giờ cô được, "vinh thân" cả. Dù sao, càng ở lâu nơi xứ sở "Cờ Hoa" này, Xuân càng thấy cuộc sống ở đất nước này càng phong phú. Quả như Tiết nói: "Đây thật là đất của tự do và cơ hội cho tất cả mọi người!

Xuân thấy thật gắn bó với miền đất mà cô đã xem như quê hương thứ hai. Cuối năm, viết card chúc tết cho Phúc, cô ghi thêm những dòng cuối:

"Chờ mầy qua! Dù có "cầu tre lắc lẻo gập ghềnh" cũng không sợ khó vì "người đi trước sẽ dẫn bước bạn đi sau" Đất Mỹ từ lâu đã không còn vàng cho người ta đãi, nhưng cơ hội để thành nhân và thành công thì luôn chào đón người có thiện chí và chịu học, chịu làm! Bạn cố tri của mầy.

Nguyễn Thị Tầm Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,314,412
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.