Hôm nay,  

Nước Mỹ Đây Rồi

13/03/200100:00:00(Xem: 155800)
Bài tham dự số: 180-B1120


Từ năm 1975, nước Mỹ đã mở rộng cửa đón nhận hàng triệu người Việt.

Trong vòng hai chục năm, đây là số lượng người cùng một sắc tộc được vào tỵ nạn đông nhất. Mỹ là một quốc gia mà tất cả công dân đến là dân nhập cư, từ những đợt đầu tiên cách đây ba chục ngàn năm, đến nay còn tiếp tục, và chắc vẫn chưa chấm dứt, trong tương lai gần.

Và cứ thế, mỗi năm có hàng triệu người tứø xứ được nhập tịch làm phó thường dân, hàng triệu người khác mới đến còn ăn ở như di dân lậu, lại có hàng triệu người từ kha. Lại có các sắc dân mang quốc hiệu mẫu tự đầu hầu như đầy đù từ A đến Z. từ các châu lục vẫn lăm le tìm đến. Họ thuộc đủ loại nâu vàng trắng, nói hàng trăm ngôn ngữ khác nhau...

Nhưng dù ngôn ngữ nào đi nữa, những lời thốt ra trước tiên khi họ nhìn thấy nước Mỹ, hẳn còn phấn khởi lớn hai tiếng "Land ho" của Christopher Columbus và đoàn tùy tùng lúc phát hiện Mỹ Châu năm trăm năm trước.

Phải, chính là Mỹ. Cái hấp dẫn nhất của Mỹ tuy rất phàm tục nhưng khó ai phản bác: Cái ăn thừa thãi! Ở xứ này từ lâu lắm rồi, bánh mì nhân thịt và sửa tươi đủ no ngày ba bữa, ngay cả người nghèo nhất cũng mua được dễ dàng.

Tại nhiều nước Á Phi, mức ẩm thực ấy mười năm nữa còn là chỉ tiêu nhắm tối của kết hoạch nhiều hập niên sau.

Thực vậy, người có da có thịt như ở Việt Nam chẳng hạn, xưa đã hiếm nay lại càng hiếm. Rau cỏ, khoai sắn, bo bo ít tạo mỡ (có lẽ cả gạo cũng thế!) Thành ra số người mập ít oi ở Việt Nam bây giờ rất được "kiêng nể" vì nhìn thấy thì biết ngay họ thuộc thành phần ... đầy tớ của dân!

Ở Mỹ, có hàng chục triệu người dù nặng quá một tạ cũng chẳng được "trọng" gì hơn người gầy. Có điều rất khó tin nhưng là sự thực, thức ăn thừa hoặc quá hạn đem đổ bỏ, tính ra nhiều hơn số lượng thực sự đã được xử dụng. Đã thế, ăn uống thỏa thuê rồi sau đó lại phải chi nhiều hơn vào việc chữa trị bệnh... phì và các bệnh khách do chứng phì gây ra. Ấy là chưa kể số tiền tỉ mỗi năm mà người Mỹ dùng riêng vào việc nuôi chó mèo!

Thực tế cho thấy Mỹ Châu xưa nay vẫn đãi ngộ hậu hỉ khách phương xa. Những bầy thú hoang và hoa quả đầy đồng từ Bắc xuống Nam đã khiến nhiều thế hệ du cư gốc Á vượt eo biển Bering - lúc ấy còn là chiếc cầu băng nối liền hai lục địa- để đến Châu Mỹ và ngừng hẳn khoảng ba ngàn năm trước, khi chiếc cầu ấy tan rã vì nhiệt độ ở Bắc Cực nóng lên do một biến chuyển bất ngờ của khí quyển.

Chính các dân du cư ấy là thủy tổ của người da đỏ, những cư dân Mỹ đầu tiên, và màu da cùng với mái tóc đen của họ đã khiến Christopher Columbus khi đổ bộ lên Mỹ Châu, lại tưởng lầm rằng ông ta đến xứ... Ấn Độ.

Thế rồi Mỹ Châu lập tức thu hút người Âu ồ ạt vượt biển tìm đến. Họ gồm đủ mọi gốc: những đoàn thám hiểm, các vị truyền giáo, giới thương buôn, và số đông nhất là những người đi tìm quê hương mới vì cùng khổ hoặc bị ngược đãi tại các nước Âu Châu. Và tất nhiên là không thiếu mặt đám viên chức cùng các đội binh lính vũ trang của các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... vốn có lực lượng hải quân và thương thuyền mạnh nhất Thế giới thời đó.

Cuộc di dân vĩ đại nhất lịch sửõ loài người này là sự kiện vô cùng quan trọng, dẫn đến những chuyển biến chi phối tất cả các dân tộc trên toàn thế giới.

Thực vậy, lục địa Mỹ Châu bao la vừa phì nhiêu vừa phong phú tiềm năng thiên nhiên chưa từng được khai phá, như một vầng mặt trời bất ngờ mọc lên ở phía Tây, đưa Âu Châu ra khỏi bóng tối Trung Cổ- vốn chìm đắm trong chiến tranh xâm lăng lẫn nhau giữa các quốc gia để giải quyết nạn nhân mãn và cạn kiệt tài nguyện.

Cùng lúc với những đợt di dân đầu tiên, các đế quốc Âu Châu không bỏ lỡ cơ hội đưa quân qua chiếm cứ thuộc địa. Vũ khí sát thường lợi hại của những đội binh viễn chinh nà

Nhiều vùng trong lãnh thổ Mỹ ngày nay từng là thuộc địa đầu tiên của đế quốc Anh trên toàn thế giới. Nhưng người dân Mỹ, đa số có lai lịch lầ dân tỵ nạn, không muốn một lần nữa bị áp bức và thống trị, đã dũng cảm và đoàn kết lại, chịu đổ xương máu cho công cuộc dành độc lập.

Và người Mỹ đã thành công, đã hãnh diện đi bước tiên phong khai mào cho những dân tộc nhược tiểu khác vùng tên lấy lại chủ quyền từ tay các mẫu quốc.

Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Mỹ ra đời, thể chế chính trị dân chủ mới mẻ thành hình, quyền bình đẳng chung cho mọi sắc tộc cùng được xác lập, đã làm cho nước Mỹ non trẻ sớm trở thành một mô hình xã lý tưởng và tiến bộ nhất trong suốt hai thế kỷ qua.

Người da trắng nhiều quốc tịch khác nhau đến Mỹ, đã thủ đắc văn mình Âu Châu, có trí thức và khả năng khoa học kỷ thuật tiên tiến, chính là nhân tố kết hợp tối hảo với thiên thời và địa lợi Mỹ Châu, đưa nước Mỹ tiến nhanh, bắt kịp rồi vượt qua các nước giàu mạnh nhất thế giới;

Trong lịch sử Mỹ, những trang đen tối nhất là thời kỳ sắc dân Phi Châu bị ngược đãi đến mức tàn bạo sau khi bị cưỡng bách đến đây như những món hàng của bọn buôn nô lệ và giới điền chủ, và những trang bi thảm, đẫm máu nhất của hơn mười triệu người da đỏ.

Nước Mỹ cũng đã tổn hao hàng vạn sinh linh trong các cuộc chiến chống thực dân Anh, trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác, và trong thời kỳ nội chiến tương tàn. Rõ ràng nước Mỹ đã phải trả những giá rất đắt, nhưng bù lại sự vinh quang của họ rất hiện thực không ai có thể phủ nhận. Sự vinh quang ấy chắc chắn cũng là cái đích hướng đến của các dân tộc khác trên thế giới, kể cả các dân tộc đang bị thống trị bởi các tập đoàn kiểu Mác-Xít.

Lịch sử đã khẳng định "ai thắng ai" khi bức màn sắt bao trùm Liên Xô và Đông Âu đã lần lượt tự hủy. Người Mỹ chẳng có ai bận tâm đi tìm thiên đường ở trần gian cả. Họ đã được tận hưởng những gì mà người phàm tục mơ ước.

Từ lâu rồi, kể ra những thành tựu hoặc tán dương nước Mỹ chỉ là chuyện khen phò mã tốt áo. Điều đang nói là ẩn trong chiếc áo ấy có một tấm lòng bao dung. Người Mỹ đa chủng, tất cả các sắc tộc đều từng nếm mùi ngược đãi, bất công, kỳ thị... nên cảm thông được sự bất hạnh của những người đồng cảnh đến sau.

Người Mỹ tất nhiên có tính hiếu thắng rất cao, giúp họ dễ thành công nhưng có điều lạ là họ không khác tác hoặc ít khi khoác lác, thậm chí coi trời bằng vung như nhiều giống dân ở Á Đông.

Dù người Mỹ không thích tự khen mình, nhưng không thể cấm hàng triệu người các nước khác tán tụng nước Mỹ, cụ thế là cách biểu quyết bằng... chân đi vào nước Mỹ!

Cách biểu quyết này rất được dân các nước châu Mỹ La Tinh hưởng ứng nhất là người láng giềng Mễ, vì họ chỉ cần đưa một chân lên rồi đặt xuống là tới...Mỹ. Người Mễ nguyên là con cháu thổ dân Mỹ Châu lai Tây Ban Nha qua nhiều đời. Người Mễ qua Mỹ cũng như về ....nhà.

Người Mỹ gốc Mễ sống quần tụ tại nhiều thành phố và thị trấn lớn nhỏ, từ miền Bắc Cali xuống phía Nam vòng qua Texas giáp vịnh Mễ Tây Cơ, nay vẫn giữ nguyên tên gọi như ngày trước thuộc chủ quyền Mễ Tây Cơ. Phụ nữ Mễ bù đắp vào khả năng sinh sản rất yếu kém của hầu hết các sắc sân khác. Chính vì nước Mỹ rất quý trẻ con, trẻ sinh tại Mỹ được coi là công dân Mỹ ngay khỏi cần thi nhập tịch dù cha mẹ chúng thuộc bất cứ diện cư trú nào. Kể cả bất hợp pháp.

Trẻ em ở Mỹ được chính phủ lo ăn học cho đến tuổi trưởng thành, và một cách gián tiếp chúng còn phụ nuôi cha mẹ nếu gia đình có lợi tức thấp!

Sự phồn vinh của Mỹ khắp bốn biển năm Châu ai cũng đã từng nghe và thấy, thậm chí còn có thể...sờ được dù ở xa Mỹ một nữa vòng trái đất. Như ở Trung Hoa chẳng hạn, người ta cũng có thể mân mê.... đồng đôla Mỹ. Vì thế rất nhiều người Hoa vẫn tranh thủ mọi cơ hội tìm đến tận nơi in ra những tờ giấy bạc ấy.

Từ thế kỷ trước, hàng vạn người đã đến Mỹ làm phu đắp đường xe lửa, nhưng hình như họ hoặc ở Hoa Lục. Nay người Hoa lại càng hiểu rõ hơn bất cứ sắc dân nào rằng, chỉ cần đi hoặc nhảy đến Mỹ thì...vọt lên được ngay, chứ không phải chờ lâu hàng thế kỷ mà vẫn còn tụt hậu.

Ngày nay người Hoa chắc không có kế hoạch tăng dân số, ở Hoa lục thì đã có chế độ gia đình một con, còn ở Mỹ hẳn họ đang lo làm giàu cho bỏ những hồi cơ cực! Vả lại trong "xóm nhân loại" năm người có một người Hoa cũng đủ...nổi rồi!

So với tất cả các dân nhập cư từ trước đến giờ, người Việt đã đến đây với lý do và mục đích khá cá biệt. Đây là lần "vượt" xa nhất, qua đúng nửa vòng trái đất. Trong thời gian 20 năm, đây cũng là mật độ nhập cư Mỹ cao nhất của riêng một sắc tộc: hơn một triệu người đã "vượt" đến Mỹø.

Đối với những người vẫn có quan niệm "dĩ thực vi tiên" hoặc "tiền là Tiên, là Phật" , Mỹ quảø đã đáp ứng toàn hảo các điều kiện ắt có và đủ cho một thiên đường.

Đa số người đến được Mỹ rồi sẽ chóng quên nguồn cội cũ. Riêng người Việt, sau bao năm vẫn tự coi mình là người tỵ nạn, vẫn hẹn nhau và hẹn với lòng một ngày về Tổ Quốc.

Người Việt đá chẳng đặng đừng rời đất nước ra đi, chấp nhận gian khổ trên đường tìm đến Tự Do. Tại Mỹ, từ tay trắng người Việt cũng đã vượt qua nhưng khó khăn buổi đầu, được xã hội Mỹ đánh giá khá thành công trong nhiều lãnh vực thương mại sản xuất kinh doanh.

Trong môi trường xã hội văn minh, người Việt cũng đã tiếp thu được những kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng quan trọng nhất là ý thức được giá trị tuyệt đối của Dân chủ Tự Do, một trào lưu tư tưởng bắt nguồn từ nước Mỹ, và đã lan tràn khắp Thế giới vì đáp ứng được khát vọng chính đáng cho con người ở bất cứ quốc gia nào trong thời đại ngày nay.

Người Việt ở hải ngoại và nhất là Mỹ đã tận hưởng, và người Việt tại quê nhà cũng sẽ được hưởng Tự Do Dân Chủ - một nhu cầu và là một quyền lợi nhân bản mà không một thế lực độc tài nào có thể cưỡng đoạt được.

Chính vì những ưu điểm cả vật chất lẫn tinh thần có một không hai, qua lịch sử hai trăm năm so với bất cứ quốc gia nào với chiều dài lịch sử nào, Mỹ là nơi độc nhất chỉ có người đến chứ không có người đi.

Nhưng rồi lịch sử Mỹ có thể sẽ ghi một hiện tượng chưa có tiền lệ: Hàng vạn người Việt sẽ trở về Tổ Quốc để cùng với đồng bào họ tiếp tục công trình xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ, phát triển và phồn vinh.

Ngày Columbus, năm 2000

QUẢNG NHÂN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,553,880
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.