Hôm nay,  

Ngũõ Tai Tại Mỹ: 5 Lần Bị Nạn

26/11/200200:00:00(Xem: 323918)
Người viết: Hoàng Hồ

Bài tham dự số 54\VBST

Tác giả hiện định cư tại Beaumont, Texas.
Chuyện "ngũ tai" đuọc kể là chuyện bị trộm cậy cửa, bị cướp giật, cướp vô nhà, vô tiệm... Của đi thay người.


Chân tôi bước lên cầu thang máy bay ở phi trường Tân-Sơn-Nhất, lòng nao nức không khác gì trúng số bạc triệu chờ ngày đi lãnh.

Chiếc máy bay Air VN lăn bánh ra phi đạo và "lấy trớn" chạy vùn vụt tung cánh lên nền trời xanh thẳm. Đây là lần đầu tiên tôi đi máy bay Air VN loại này. Mọi người đều cởi áo ngoài. Mọi cánh tay đều phe phẩy. Chỉ vì máy bay không hề có mở điều hoà không khí. Sau một giờ bay, đáp xuống Bankok-Thailand, tất cả hành khách đều đứng dậy chuẩn bị đồ đạc, tôi để ý thấy lưng áo người nào cũng ướt đẫm.

Chúng tôi được hướng dẫn làm thẻ xanh tại phi trường, sau đó xe buýt đưa tất cả đến trại giam của bộ nội vụ. Nói là trại giam hẳn chưa chính xác vì tòa nhà này cao 5 tầng, tận trên lầu 5 là nơi giam các phạm nhân, các tầng còn lại dành cho những người đi diện ODP tạm trú.

Sau 10 ngày vật lộn với cảnh cải, cơm, gia đình tôi gồm bà xã và 3 con, 2 trai và gái út được máy bay đưa qua Tokyo, Nhựt Bản để chờ chuyến bay qua Mỹ. Khi chúng tôi bước ra cửa để lên xe bus, tôi chợt nghe tiếng hú của xe cứu thương, tôi hơi thắc mắc vì ngay chổ này địa bàn quá lớn, tôi nhìn xung quanh đâu có xe cứu thương, lắng nghe kỹ thì ra các đường dây điện bị gió quá mạnh phát ra tiếng hú ghê hồn kia.

Chúng tôi chờ đợi 4 tiếng tại phi trường, sau đó máy bay to lớn của Mỹ đưa chúng tôi đến thành phố San Francisco. Người thân của tôi ở Texas nên gia đình tôi được nhân viên Việt Nam đưa đến văn phòng hội ngủ qua đêm. Nhân viên mang đến cho chúng tôi 5 hộp Fried Chicken, chúng tôi không hiểu anh văn nên chưa biết đó là món gì, khi mở ra tất cả đều ngao ngán. Vì mệt mỏi sau nhiều giờ bay, gia đình tôi ăn không hết hộp gà. Văn phòng nằm cạnh xa lộ nên tiếng xe chạy ồn ào suốt đêm, phần nôn nóng gặp người thân nên cả chúng tôi không tài nào ngũ được.

Sáng hôm sau máy bay đưa tất cả qua thành phố Houston, chúng tôi phải chờ khoảng 4 tiếng, mới có chuyến bay về Beaumont viết tắt là BMT làm tôi liên tưởng đến thành phố Buôn Mê Thuột trên cao nguyên Việt Nam. Đến BMT lúc 8 giờ tối nhưng tôi quá ngạc nhiên vì trời vẫn còn nắng. Người thân cho chúng tôi tạm trú tại nhà đến khi nào có điều kiện sống riêng.

Tôi không hiểu lý do gì cả gia đình tôi không chịu học Anh Văn. Thế mà sau 2 tháng tôi đi thi đậu bằng lái chỉ 2 lần tôi đã đậu "thi viết", còn vợ tôi mới thê thảm hơn, trong máy cho 20 câu, trả lời đúng 14 câu sẽ đậu, cô ấy phải "trường kỳ" bấm máy những 33 lần. Bản thân tôi có "khiếu", một ngày sau khi đậu thi viết. Tôi thi lái và viên cảnh sát nói "you pass". Ông bảo theo ông vào văn phòng làm thủ tục, tôi được chụp hình, lăn tay và họ cấp cho tôi bằng lái tạm.

Cách 2 hôm sau tôi được người bạn giới thiệu vào làm việc ở nhà hàng Seafood của Mỹ, không hiểu Anh văn nhưng họ vẫn mướn vì đang cần người rửa chén với số lương $3.35/giờ.

Tuần lễ đầu tiên họ xếp cho tôi làm 42 tiếng trả overtime. Ba tuần sau lên lương $3.75/giờ và đúng một năm sau tôi được lên lương tối đa $4.75/giờ.

Lúc mới vào làm khoảng hai tháng, ông xếp bảo tôi lấy cà tô mát ra cắt nhưng tôi không hiểu ông ấy nói gì, cứ đứng trố mắt nhìn, ông ra dấu trái cà tôi vẫn không hiểu, ông ra hiệu cho tôi theo vào trong cooler và chỉ tôi trái cà, và tôi đã hiểu tiếng anh từ đó.

Tôi học nói tiếng Anh từ mấy người nấu bếp da màu tốt bụng nhỏ tuổi hơn tôi. Sau bốn năm vừa làm, vừa học tại chổ tôi đã trở thành một người quán xuyến mọi việc trong bếp, kể cả xem order và nấu ăn, kiểm soát mọi thứ từ những xe 18 bánh chở hàng của các công ty thực phẩm. Tôi kiêm luôn công việc của khâu "chuẩn bị", có nghĩa là mỗi sáng tôi lấy cái form đi vào cooler xem có thiếu thứ gì ghi vào form, sau đó tôi làm tất cả những món nào thiếu cần phải làm thêm. Công việc chiếm thời gian lâu nhất là nấu bột Gumbo, lấy bột mì cho vào cái nồi và chế dầu ăn trộn đều với lửa khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Vợ tôi đi làm cùng thời gian với tôi, cô ấy làm ở tiệm seafood do người Việt Nam làm chủ mỗi ngày từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối. Sau một năm được tăng giờ làm ngày 10 tiếng với số lương tiền mặt không trả overtime $3.50/giờ, tuần 60 tiếng. Công nhận tiệm này nhỏ nhưng có số doanh thu rất cao, trong bếp từ 5-7 người, trong những ngày tháng của lễ Phục Sinh bên Công Giáo, mọi tín đồ phải ăn đồ biển không ăn thịt, tiệm này phải cần đến 9-10 người. Bà chủ này là dân Quảng. Vợ tôi phải làm đến tối tăm mặt mày, bà chủ thường nói nếu cô biết chiên cơm, xẻ cá tôi sẽ lên lương. Về sau cả hai việc ấy vợ tôi phải kiêm luôn vì bà chủ thấy nàng giỏi quá nên đã cho ông làm cá "về vườn", nhưng không hề lên lương như đã hứa!

Vợ tôi làm được ba năm bỗng cô em gái tôi muốn mở tiệm vì tôi đã biết hết các công thức về seafood từ nhà hàng tôi làm việc. Cô em thấy tôi bảo đảm từ A-Z và cô ấy có "nghề" nấu thức ăn Tàu. Vợ tôi hoan nghênh việc cô em mở tiệm nàng sẽ về "chủ trì" bếp nhà.

Nhìn đường xá xe chạy như mắc cửi khi tôi phụ trang trí cho căn tiệm mới, đôi lúc tôi chợt nghĩ đến khi nào đất nước ta mới được phồn thịnh như thế" Đúng một năm quá nhiều xáo trộn nên mấy cô em sang tiệm cho người khác. Bà chủ mới không biết nghề thấy vợ tôi "good worker," liền nhờ vợ tôi ở lại làm việc bếp núc. Một năm sau bà chủ có công việc khác nhàn hơn nên có ý sang căn tiệm lại cho chúng tôi, tội gì mà không lấy. Chúng tôi liền chạy mượn từ bạn bè số tiền để sang tiệm.

Đêm đó, khi qua nhà cô em khoảng hai tiếng nóng lòng trở về, tôi phát hiện kẻ gian cắt cửa kiếng vào nhà bẻ khóa tủ quần áo lấy toàn bộ số tiền đã mượn hôm trước. Cũng may bạn bè khác cho mượn, chúng tôi mới có tiền để đưa cho bà chủ nhưng không đủ, thương hại hoàn cảnh bà chủ chập nhận cho thiếu một ít.

Năm đó tôi chính thức làm chủ ở tuổi 41. Cùng thời gian sang tiệm chúng tôi mua được căn nhà khá khang trang đủ để che mưa, tránh nắng. Vừa mua tiệm, vừa mua nhà, bạn bè cho rằng gia đình tôi đã tới lúc "phất cờ".

Bán được hai tháng, 9 giờ tối đóng cửa chúng tôi xuống nhà bà chủ cách đó n3ữa tiếng lái xe để thảo luận giấy tờ và trả tiếp số tiền còn thiếu. Khi xe đến gần cửa nhà bà chủ tôi từ từ áp xát bên lề và tôi thấy một thanh niên da màu tay cầm cây đánh Baseball đang thả bộ. Tôi nghĩ rằng anh ta cầm cây để phòng hờ chó nhưng khi vợ tôi mở cửa xe bước xuống thì anh ta nhào tới vừa la cướp tinh thần vừa giựt giỏ xách. Cô ấy chống trả nhưng sức đàn bà sao thấm gì với thanh niên to lớn kia. Hắn lấy cây Baseball đập vào đầu vợ tôi hai cái. Có lẽ anh ta nương tay nên đầu nàng vẫn còn "cứng", tôi chạy tới địch không lại. Cuối cùng cả hai vợ chồng nhìn hắn cầm cái giỏ tiền chạy ngờ ngờ, trên tay vợ tôi vẩn còn cầm chặt cái quai giỏ!

Hơn một năm kinh doanh tiệm, chúng tôi mua được chiếc xe van Full side đúng như ý nguyện. Mua xe được hai tháng bỗng có một đêm gần 9 giờ ăn cướp vào tiệm. Từ nhỏ tới lớn đâu biết ăn cướp là gì nên chúng tôi sợ hãi kinh hoàng, tôi vội lấy cuốn sổ check có kẹp khoảng trăm mấy tiền mặt ném ra ngoài cho tên cướp che mặt, che súng, hắn lấy check và tiền rơi rớt liền tẩu thoát. Sáng hôm sau tôi tới nhà băng yêu cầu họ đóng tài khoảng.

Bốn tháng sau đó có đứa cháu dâu và 2 con còn nhỏ, đứa lớn 2 tuổi và đứa nhỏ 7 tháng từ Cali qua Texas thăm gia đình tôi. Được cháu qua thăm từ phương xa là một niềm hạnh phúc lớn. Đứa cháu dâu này ngoan hiền nên vợ chồng tôi thương giống như con. Một tuần sau chúng tôi chở mẹ con cháu và vợ chồng cô em đi Houston "thăm dân cho biết sự tình", đến chiều về cách nhà 7 miles trên xa lộ 10, bánh xe bị lột nhưng tôi đã gài tự động và không chịu đạp thắng chiếc xe vẫn ở tốc độ 75 MPH, cả xe lạng qua lạng lại vài lần nhưng rất may nó không "sàn" qua xa lộ ngược chiều, cuối cùng quẹo gấp 50 độ qua bên phải lề có cái nương nước, đậm mạnh xuống mương với tốc độ trên, chiếc xe dừng hẳn và sức đẩy của nó làm chiếc xe tung ngược lộn 2 vòng, sườn xe rún lại, hai cánh cửa sau mở tung ra, các loại thực phẩm và nước nắm bể tung tóe khắp nơi.

Tôi là người bình tỉnh nên ngoái người nhìn lại phía sau, tất cả người lớn đều lồm cồm ngồi dậy và cả chúng tôi đều hốt hoảng vì không thấy hai đứa nhỏ. May sao khi mở cửa sau, thấy hai đứa nhỏ ngồi phía sau lẫn mấy bao thực phẫm nhìn chúng tôi nhoẻn miệng cười. Xin cám ơn sự may mắn kỳ diệu. Tất cả đoàn xe tôi qua mặt đều dừng lại và họ đã làm dấu thốt lên "oh, my god, I can believed that".

Đoạn cuối của tai nạn chiếc xe đã vùi thây nơi nghĩa địa, bảo hiểm chỉ trả 75% số tiền "mua vô" nên tôi vẫn còn nợ nhà băng một ít. Sau đó bốn tháng tôi mua được chiếc xe van mới hiệu Chexury van Mark III. Đi xe mới "sướng" thật nhưng tự nhiên bị "đau lưng" và vẫn còn bị "sốc" thần kinh sau tai nạn đeo đuổi tôi hơn hai năm.

Sau vụ "sốc" bốn tháng tôi bảo lãnh cho gia đình đứa cháu trai (gọi tôi bằng cậu) từ Los qua trú ngụ tại gia đình tôi. Đứa cháu này có vợ lai và có hai con, đó chính là đứa cháu dâu bị tai nạn xe với tôi 4 tháng về trước. Có xe mới nên chúng tôi đi du lịch hơi nhiều, từ phía nam nước Mỹ đi ngược lên hướng đông bắc.

Tôi lái suốt 24/24, khởi hành lúc 0 giờ và đúng 0 giờ ngày hôm sau đến đích. Dọc đường 10 đến Mobil bang Alabama rẽ lên north 65, chuyển qua north 75 qua các bang Georgia, South Carolina, North Carolina và một phần tiểu bang Virgina. Trên con đường đầm lầy này trời mưa suốt từ các tiểu bang khác đến đây lúc 8 giờ tối. Cách thủ phủ Richmond khoảng 100 miles về hướng tây nam, tôi chạy 75 MPH đã bị một xe nhỏ cùng chiều "cản mũi." Xe đó chạy 65 MPH tôi muốn lướt qua nhưng không được vì xe nọ cứ "cản mũi kỳ đà", tôi đành hạ tốc độ chạy theo khoảng một tiếng, đến một exit xe đó quẹo vào tôi mới tăng tốc thẳng tiến đến north 95.

Theo ngã này tôi đến Richmond khoảng 9 giờ tối và thành phố này đường xa lộ chính 95 đang trong giai đoạn sửa chửa, tốc độ cho phép 45 MPH nên tôi có thời gian nhìn hai bên đường, thành phố giống thành phố nhưng ở đây có đầu não của hãng thuốc lá đã phải bồi thường hàng trăm triệu đô la cho những người nghiện thuốc lâm bệnh, đó là đại bản doanh Philip Morris.

Đến DC chúng tôi đã tham quan nhà trắng, tòa nhà Quốc Hội "cây viết chì" tháp cao thẳng hàng từ Quốc Hội, nhà trắng, tháp, hồ nước và lăng của Abraham Lincoln, thăm nghĩa trang quân đội và các khu shopping cũa người VN nhất là khu Dakao.

Đi chơi nhiều quá tiếng đồn đến tai bọn cướp. Một đêm trời tháng 3 sau khi đóng cửa tiệm lúc 9 giờ chúng tôi về nhà, cả nhà quây quần nơi phòng khách, riêng tôi đi tắm, khi đó con trai tôi vừa về đậu xe ngoài lề đường, xe bọn cướp đậu lúc nào không ai hay biết.

Một người bước đến bên con tôi và hỏi: "Có mua máy CD không vì đây cần tiền để đi xa!" Con tôi chưa trả lời kẻ đó áp xát dí súng vào lưng bảo: "Cấm tri hô, im lặng đi vô mở cửa không tao bắn." Cửa mở. Thấy cả đám người ngồi đó, tên cướp lên đạn và bảo ngồi yên không động đậy. Ba người tay cầm súng bước vào tiếp, cả bọn không người nào che mặt, tuổi đáng con tôi. Ào vào phòng ngủ lục soát lấy hết vàng bạc và mọi thứ quý giá khác cho vào túi quần. Cuối cùng 1 tên nữa bước vào có che mặt cúi đầu đi thẳng vào phòng ngủ, nhìn "thằng nhóc" này cả nhà tôi đoán biết là ai vì chính hắn là bạn con tôi.

Khi thấy tôi từ nhà tắm bước ra một tên đẩy tôi ra phòng khách đè nằm xuống và lột sợi dây chuyền. Không thấy tiền bọn chúng lồng lộn đòi bắn một người. Công nhận vợ tôi hết sẩy, nàng đấu khẩu với tên đầu đảng như trong xi nê. Chúng đưa tất cả vào nhà tắm đóng kín cửa lại và tẩu thoát.

Sau đó chúng tôi lại lái xe qua Cali dự đám cưới hay nói đúng ra là làm chủ hôn cho đứa cháu khác. Bị ăn cướp lấy hết vàng bạc, bà xã một khi "ăn nói" cần phải "chưng diện" theo bản tính của phái nữ. Thế là tôi đưa nàng đến khu Phước-Lộc-Thọ, khu shopping lớn của người Việt Nam tại thủ phủ tị nạn ở quận Cam. Chúng tôi đại diện đàng trai đến từ Texas nên đàn gái dành mọi sự dễ dãi, miễn sao đôi trẻ hạnh phúc sống suốt đời con cháu đầy đàn mình toại nguyện lắm rồi.

Hai tháng sau "đạo chích" đập cửa sổ vào nhà lấy hết số nữ trang của vợ tôi mới "re" sắm.

Ông bà xưa thường nói tuổi 41 bước qua 43 bước lại, trong ba năm này phải bị đại nạn "tam tai", riêng tôi nặng "vía" phải chịu đến "ngũ tai". Năm lần bị nạn chúng tôi thở dài ngao ngán cho số phận. Nhưng có người nói rằng hao tài tốn của để còn giữ được mạng "của đi thay người".

Hoàng Hồ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,365,428
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến