Hôm nay,  

Đường Vào Thiên Đàng

11/11/200200:00:00(Xem: 181737)
Bai Du Thi So 2/GTVB
Người viết: Thanh Phong

Tên thật: Nguyễn Văn Phong, sinh năm 1946. Cựu học sinh Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Cựu sĩ quan Cành Sát Quốc Gia, VNCH.
Trong ghi chú kèm theo bài, ông Phong viết "Đuòng Vào Thiên Đưòng" là một chuyện thật 100%. Hai phóng viên báo L.A. Times cũng rất chính xác, tuy từ ngày vào Mỹ đền nay họ không liên lạc gì với chúng tôi."

Người Phật tử mong sau khi chết được vào cõi Niết Bàn, người tin theo Chúa thì mong sau khi hồn lìa khỏi xác được vào Thiên Đàng, vì Niết Bàn hay Thiên Đàng đều là những chốn cực lạc, hạnh phúc, mặc dầu chưa ai biết rõ Niết Bàn hay Thiên Đàng ở nơi chốn nào. Nhưng có một phần đất trên thế giới đầy đau khổ này được khá nhiều người biết đến và coi như Thiên Đàng hạ giới, vì thế rất nhiều người, nhất là người Việt Nam hao tiền, tốn của, thậm chí liều mạng, chấp nhận một sống chín chết để được vào Thiên đàng. Phần đất quí hóa ấy chính là Hợp chủng quốc Hoa kỳ mà người Việt quen gọi tắt là nước Mỹ hay xứ Cờ Hoa.

Gia đình tôi là một trong những gia đình HO may mắn được vào cái Thiên đàng hạ giới này, nhưng "Đường vào Thiên đàng " của chúng tôi có hơi" khác thường" so với hầu hết các gia đình HO khác.

Hôm đó vào một buổi trưa tháng hai năm 1990, khoảng ba mươi anh em tù nhân chính trị ở nhiều địa phương khác nhau nhận được giấy báo phải có mặt tại phòng X, Sở Ngoại vụ Sàigòn để bổ túc hồ sơ xuất cảnh qua Mỹ. Không ai bảo ai nhưng người nào cũng có mặt rất sớm mặc dù có những anh em mãi tận Cần thơ hay Đà Nẵng. Tất cả được lệnh đem hồ sơ cá nhân của mình đặt lên bàn trước mặt tên Cán bộ sở ngoại vụ và xuống ghế ngồi chờ gọi tên lên 'làm việc".

Đang lúc chờ đợi như thế, đột nhiên có hai người ngoại quốc cao lớn từ ngoài cửa bước vào, trên lưng mỗi người đeo một ba lô , hai tay mang đồ đạc lỉnh kỉnh, theo sau là một nhân viên Việt Nam. Viên Cán bộ sở Ngoại vụ đứng dậy bắt tay hai người ngoại quốc, rồi họ trao đổi với nhau những gì không ai nghe rõ. Sau đó viên Cán bộ Việt Cộng hỏi :
-Có ai đi California không "
Không có tiếng trả lời, ông ta lập lại câu hỏi lần nữa:
-Có ai đi California không"
Cũng chẳng có ai lên tiếng hay giơ tay. Lần này ông ta thay đổi câu hỏi:
-Có ai đi Los Angeles không"
Cũng không thấy ai đưa tay lên.

Trong một thoáng suy nghĩ, tôi đánh liều giơ cao tay lên, vì chợt nhớ ra mình có đứa cháu gọi bằng cậu đang ở Los Angeles bảo trợ, hay là họ tìm mình đây.

Thấy tôi đưa tay lên, hai người ngoại quốc lộ hẳn vẻ mừng rỡ, còn đám anh em ngồi trong phòng thì ngơ ngác vì thật ra câu hỏi có vẻ mơ hồ quá, nhưng rồi thấy hai ông Tây này đổi sắc mặt và tỏ vẻ thân thiện ngay với tôi nên dần dần hai ba cánh tay giơ lên, rồi bảy tám chín cánh tay cùng giơ cao lên, cuối cùng tôi nhìn thấy hầu như cả phòng cùng giơ tay. Tôi được viên Cán bộ ra dấu bước lên. Sau khi hỏi tên tuổi xong, ôâng ta lục trong xấp hồ sơ trước mặt rút một bìa hồ sơ, tôi đoán là của tôi.Vừa đọc vừa gật gù với hai người ngoại quốc, rồi tiếp tục coi hồ sơ và kêu thêm hai người khác bước lên. Cả ba chúng tôi đứng trước mặt hai ông Tây cao lớn, chưa biết họ là Liên Xô hay người nước nào thì viên Cán bộ Việt Cộng bảo:
-Ba anh đi theo hai ông này làm việc, chừng nào làm việc xong, trở lại làm việc với tôi!

Ba chúng tôi lặng lẽ bước theo hai người ngoại quốc mà lòng bồi hồi khôn tả. Đến căn phòng cuối của dãy hành lang đang bỏ trống, chúng tôi theo họ bước vào. Sau khi kéo ghế mời ba chúng tôi ngồi, hai ông Tây này rút trong túi ra gói thuốc Malboro mời chúng tôi hút, rồi cả hai tự giới thiệu tên họ và nghề nghiệp, nhưng thú thật, lúc đó có lẽ cả ba chúng tôi đều chẳng hiểu gì, Thấy cả ba cứ "ngẩn tò toe", lúc này người thông dịch với vẻ mặt lạnh như tiền mới lên tiếng :
-Xin giới thiệu với các anh, đây là ông Peter Charles- worth, còn đây là ôâng Charles P.Wallace, cả hai người là phóng viên của báo Los Angeles Times, một tờ báo lớn tại Mỹ, còn tôi là nhân viên Bộ Nội vụ, thông dịch viên . Hai người này được cử đến đây làm phóng sự về cuộc sống và làm việc của các Sĩ quan chế độ cũ đi cải tạo về, họ cũng muốn biết tâm tư, nguyện vọng của các anh và gia đình các anh trong giai đoạn chuẩn bị đi định cư tại Hoa kỳ.để về cho công chúng Mỹ và những người Việt đang ở Mỹ coi. Vậy ba anh có sẵn lòng cộng tác với họ không" Cả ba chúng tôi đều gật đầu chào hai người Mỹ, và tôi lên tiếng đáp:
-Chúng tôi sẵn sàng giúp hai ông hoàn thành nhiệm vụ.

Hai phóng viên Mỹ chìa tay ra bắt tay chúng tôi và nói lời cám ơn, rồi cả hai nói một hơi bằng tiếng Mỹ, người thông dịch nói lại cho chúng tôi biết là họ rất cám ơn sự cộng tác của các anh, và hứa sẽ làm bất cứ điều gì có thể làm được để giúp cho chúng tôi và gia đình đến Mỹ một cách nhanh nhất và an toàn nhất. Sau đó hai người Mỹ trao đổi với nhau vài câu và quyết định loại ra một người trong ba người chúng tôi. Trong phòng chỉ còn tôi và người bạn, Oâng Lê văn D.(hiện cũng đang định cư tại thành phố Westminster), cả hai chúng tôi đều có gia đình đang ở tại Vũng tàu. Quay sang tôi, một người phóng viên hỏi :
-Chừng nào ông trở về Vũng tàu"
Tôi đáp:
-Ngay hôm nay, sau khi tôi làm việc xong.
Người phóng viên Mỹ lại hỏi tiếp:
Nếu chúng tôi đến thăm gia đình các ông, các ông có sẵn lòng tiếp chúng tôi không"
Tôi đáp nhanh:
-Nếu qúy ông đến thăm gia đình tôi, tôi rất hân hạnh và muốn mời các ông dùng cơm với gia đình tôi được không"
Nhà báo Mỹ hỏi lại:
-Ông không sợ à"
Tôi trả lời:
- Tôi nghĩ nếu các ông được phép đến Việt Nam và muốn đến gia đình tôi thì chắc cũng phải có sự chấp thuận của chính quyền địa phương các ông mới tới được nên tôi đâu có sợ. Cả hai người Mỹ đều cười, có vẻ đắc ý lắm, sau đó một ông lên tiếng :
-Chúng tôi rất cám ơn tấm lòng tốt của ông, Ngày mai chúng tôi sẽ đến thăm ông bà nhưng nếu cho chúng tôi ăn, xin ông bà đừng mua bất cứ thứ gì thêm, gia đình ông ăn làm sao, chúng tôi ăn như vậy, hàng ngày gia đình ông ngồi ăn ở chỗ nào cũng giữ nguyên như thế, và xin ông về đừng thay đổi, di chuyển bất cứ đồ đạc gì trong nhà, cứ giữ nguyên như cũ. Sau đó họ bắt tay từ giã và chúng tôi trở lại làm việc với viên Cán bộ Sở Ngoại vụ.

Tôi ra bến xe Văn Thánh, mua vé về lại Vũng tàu với một tâm trạng nôn nao khó tả. Về đếùn nhà, tôi kể chuyện gặp hai người Mỹ cho Mẹ, vợ và các con tôi nghe, chẳng ai tin. Vì từ sau biến cố 1975, có ai tin là Mỹ sẽ trở lại Việt Nam đâu. Vợ tôi còn tỏ vẻ lo sợ bảo:
-Coi chừng Liên Xô nó gạt đấy!

Trưa hôm sau, cả nhà tôi nằm lăn trên nền nhà ngủ trưa vì Trời rất nóng nực, đang thiu thiu ngủ, tôi giật mình nghe có tiếng đập cửa, vưà đập vừa la to:
-Ông nào là ông Phong, có nhà không" Ra đón phái đoàn Mỹ đến thăm này. Tôi nhìn ra cửa, ba bốn chiếc xe hơi và mấy chiếc xe gắn máy vừa đến, nhiều người từ trên xe bước xuống, đi thẳng vào nhà. Tôi nhận ra hai người Mỹ cao lớn đi lẫn trong đám người Việt. Sau đó mấy người Việt lần lượt tự giới thiệu mình:
-Tôi là X, nhân viên Bộ Nội vụ, Tôi là Y, nhân viên Bộ Ngoại giao, Tôi là S, nhân viên Sở Ngoại vụ, còn tôi là T, nhân viên Sở Công An Thành phố…Riêng hai người Mỹ họ không giới thiệu nữa mà chỉ tiến lại bắt tay từng người trong gia đình tôi. Sau đó, người thông dịch nói với chúng tôi:


-Như anh đã được báo trước ngày hôm qua, hôm nay hai phóng viên báo Mỹ đến gia đình anh làm việc, họ sẽ hỏi anh cũng như mọi người trong gia đình một số vấn đề, anh đừng ngại vì thấy đại diện các cơ quan nhà nước hiện diện, anh cứ thẳng thắn trả lời, anh có thể trả lời họ bằng tiếng Mỹ nếu anh biết, còn không tôi sẽ thông dịch lại.

Kinh nghiệm bảy năm trong trại cải tạo đã dạy cho tôi biết phải thật cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói đối với Việt Cộng, nhất là trước mặt nhiều tên Việt Cộng sừng sỏ này.

Tin phái đoàn Mỹ đến gia đình tôi lan ra thật nhanh, chẳng mấy chốc, con đường phía trước nhà đã bị vây kín, từ người lớn đến trẻ con. Tiếng xì xầm bàn tán, tiếng tranh cãi nhau ồn ào, người bảo đúng Mỹ, người khác cãi lại, Liên xô đấy. Có người còn tỏ ra mình thông thạo, cả quyết ; Anh Phong trước là CIA của Mỹ đấy, nay họ về họ rước đó, sướng thật, cả nhà anh ấy sắp lên Thiên đàng rồi! Gớm,trông hiền lành thế mà kín đáo thật, bây giờ mới lòi ra. Số lượng người kéo đến càng lúc càng đông. Trong nhà một người phóng viên ngồi phỏng vấn tôi, người kia lo quay phim, chụp ảnh. Họ hỏi tôi nhiều câu hỏi liên quan đến cấp bậc, chức vụ trong chế độ cũ, rồi ngày 30 tháng 4 tôi ở đâu, sau đó tôi bị bắt đi cải tạo tại những trại cải tạo nào, thời gian bao lâu, có bị tra tấn, đánh đập gì không" Khi nào được tha về, về nhà làm gì và bây giờ cuộc sống ra sao, có tin mình và gia đình sẽ được đi định cư tại Hoa kỳ không" Trong lúc đó, số cán bộ nhà nước đã ra xe đi gần hết. Tôi lên tiếng mời hai người Mỹ ăn cơm, họ vui vẻ nhận lời ngay. Gia đình tôi hàng ngày trải manh chiếu xuống đât ngồi ăn cơm, hôm nay tôi dặn vợ tôi cũng cứ giữ nguyên như thế.

Cả hai người Mỹ đều bắt chước chúng tôi ngồi xuống chiếu ăn ngon lành, ăn nửa chừng, một người đứng dậy lấy máy quay phim và chụp hình lia lịa.

Sau khi ăn uống xong, họ xin phép phỏng vấn vợ tôi ít câu về cuộc sống của gia đình như thế nào trong thời gian tôi phải đi cải tạo" Hiện giờ gia đình sống bằng nghề gì, có mong muốn được đi Mỹ không"
-Sau đó hai người phóng viên ngỏ ý muốn ra xem khu vườn sau nhà, tôi dẫn họ ra sau, thấy có một cái ao nhỏ đã cạn hết nước và đám rau muống đã ngả màu vàng gần như tàn lụi, người Mỹ hỏi tôi :
-Sao ông không tưới nước cho rau nó sống"
Tôi đáp:
-Mùa này nắng gắt qúa, nước cạn sạch rồi, lấy nước đâu mà tưới. Cả hai người Mỹ cùng cười rồi một người quay sang tôi nói:
-Ông không phải tưới nữa, qua Mỹ ông sẽ tưới cỏ thay vì tưới rau. Oâng có thấy tuyết bao giờ chưa"
Tôi trả lời:
-Cả đời tôi chưa hề thấy tuyết.
Ông ta bảo:
-Ông sắp thấy tuyết rồi!
Trời đã về chiều, hai người phóng viên chào từ giã chúng tôi và hẹn sáng mai trở lại sớm.

Đúng bảy giờ sáng hôm sau họ lại đến, tôi pha càphê mời ba người cùng uống.Vừa uống càphê họ vừa bảo tôi:
-Sáng nay các con ông có đi làm hay đi học thì cứ để chúng đi, lát nữa chúng ta sẽ đến tận trường học và chỗ làm của các cháu để làm việc.

Sau tám giờ sáng, họ hỏi các con tôi học và đi làm có gần đây không" Tôi cho biết trường học và chỗ làm của các cháu cách nhà nửa cây số. Hai người ra xe lấy thêm dụng cụ và bảo tôi dẫn họ đi bộ đến trường học và chỗ các con tôi đang làm. Từ nhà tôi đến trường học, hai bên đường đồng bào đổ xô ra nhìn hai người Mỹ như tưởng họ vừa từ một hành tinh nào đến.

Chúng tôi đến trường phổ thông cấp I và 2 Bình Minh trước sự ngạc nhiên của viên Hiệu trưởng và các Thày, Cô giáo. Sau khi nói chuyện với viên Hiệu trưởng, họ xin phép quap phim, chụp ảnh các con tôi đang học, rồi cám ơn và từ giã Ban Giám hiệu để tiếp tục đi bộ ra chợ Rạch Dừa, nơi con gái lớn của tôi đang bán hàng. Khi hai người Mỹ đến chợ, hầu như cả chợ ngưng buôn bán, ai cũng xúm lại xem cho biết Mỹ đến hỏi han cô gái bán hàng này cái gì.Mọi người đều khen và mừng cho con bé tốt số thật. Rời chợ Rạch Dừa, chúng tôi lại tiếp tục đến một cửa hiệu dạy may, nơi con gái thứ ba của chúng tôi đang học nghề. Cũng như những chỗ đã đi qua, ai ai cũng xúm lại xem và bàn tán, hầu hết đều cho là tôi có số đỏ, sắp đặt chân vào Thiên đàng rồi!

Sau khi đã hoàn tất công việc vào buổi trưa, một người Mỹ ra xe đem vào trao cho tôi một két bia Heineken, một gói thuốc 555 và dặn:
-Ông bà uống bia đi cho khỏe để ngày mốt lên khám bệnh, chúng tôi sẽ gặp lại ông bà ở Sàigòn, và gia đình sẽ sang Mỹ với chúng tôi vào cuối tháng tư này.Hai chúng tôi có nhiệm vụ lo cho gia đình ông bà và cùng đi với ông bà trên chuyến bay qua Mỹ, sau đó còn có trách nhiệm theo dõi cuộc sống của gia đình ông bà trong vòng sáu tháng, khi nào ổn định chúng tôi mơí hết nhiệm vụ. Tôi thật như người từ trên cung trăng rơi xuống, nửa mừng, nửa lo. Mừng vì mình chỉ là tên vô danh tiểu tốt màđược Thượng đế chiếu cố đặc biệt qúa, lo vì thời gian qúa cận kề, chưa chuẩn bị được gì trong chuyến viễn du có thể là một đi không trở lại!

Hai hôm sau cả gia đình tôi lên Sàigòn và đến địa điểm khám sức khỏe rất sớm, đến nơi đã thấy hai nhà báo Mỹ chờ sẵn tự bao giờ. Họ vào trao đổi mấy câu với nhân viên phụ trách và chúng tôi được gọi vào trước tiên.Trong lúc khám sức khỏe, hai người Mỹ vẫn làm công việc của họ là ghi chép và quay phim, chụp ảnh. Sau khi khám sức khỏe xong, họ lại dẫn gia đình tôi vào phỏng vấn ngay với một người Mỹ to lớn hơn cả hai ông nhà báo. Chặng đường chuẩn bị vào Thiên đàng của chúng tôi tưởng êm xuôi, trót lọt, nào ngờ đến đây gặp trở ngại. Người Mỹ phỏng vấn mẹ tôi, ông ta hỏi Cụ:
-Bà còn người con nào ở lại không"
Cụ đáp nhanh:
-Tôi còn hai đứa con gái đã có chồng.
Nhân viên phỏng vấn nói với mẹ tôi:
-Như vậy theo luật của chính phủ Mỹ, cụ phải ở lại, chờ đi bảo lãnh sau.

Tôi muốn chết đứng, cố năn nỉ, nhưng ông ta nhất định từ chối, tôi ra ngoài nhờ hai ông nhà báo vào nói gíup, vẫn vô hiệu. Thế là tôi đành phải để mẹ ở lại mà trong lòng buồn rười rượi!

Mọi thủ tục đã xong trong một thời gian kỷ lục, tôi đinh ninh sẽ "Lên Thiên đàng" vào cuối tháng tư sắp tới, nhưng gần đến ngày hẹn, hai nhà báo Mỹ báo cho hay, chuyến bay phải hoãn lại, vì có một gia đình ở Saiøgòn cũng đi như chúng tôi đang gặp trở ngại vì bà vợ bệnh bất ngờ, chờ điều trị.

Mãi đến cuối tháng tám 1990, ba gia đình chúng tôi mới thật sự có chuyến bay. Hai nhà báo Mỹ chờ sẵn tại phòng khách phi cảng Tân Sơn Nhất rồi cùng chúng tôi đáp chuyến bay đến Bankok, bỏ lại quê hương với vô vàn kỷ niệm!

Đến Thailand, chúng tôi vào trại chờ đợi, sáng hôm sau hai nhà báo Mỹ tới trao cho mỗi gia đình một con gà quay, ít bánh ngọt và trái cây. Vài ngày sau họ đến với vẻ mặt buồn và nói:
-Rất tiếc, chúng tôi không thể cùng đi với các ông qua Mỹ, vì mới nhận được lệnh công tác gấp tại Singapore. Các ông cứ đi, qua bên đó sẽ có nhân viên tòa báo chúng tôi ra đón.

Mười hai ngày sau, gia đình tôi đáp chuyến bay của hãng North West rời Bankok để chính thức vào Thiên đàng Mỹ quốc.
*
Sau đúng mười năm trên xứ người, tôi được cơ hội do tờ Việt Báo ở quận Cam tổ chức viết về nước Mỹ, đúng là dịp để tôi hồi tưởng lại chặng đường đã đi qua, sau nhiều năm tù tội, gia đình đói khổ, đồng bào tôi xác sơ, nhiều người đã bỏ mình trên biển cả hay trong rừng sâu, núi thẳm, chỉ vì mong muốn đến được xứ sở tự do này. Phần gia đình tôi, chẳng những đã được vào nước Mỹ mà còn được vào một cách đặc biệt, khác thường, nên tôi chọn cho bài viết này cái tựa đề "Đường lên Thiên đàng", để cảm tạ Thượng Đế, Ngài đã cho gia đình tôi được vào cái Thiên đàng, ít ra cũng là cái Thiên đàng hạ giới mà hàng triệu đồng bào tôi đang mong ước được đặt chân đến.

Thanh Phong


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,328,968
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.