Hôm nay,  

Bằng Với Cấp

05/01/200100:00:00(Xem: 210006)
(Bài tham dự số 119\VB0916)

Ngày còn ở Việt Nam, ông anh họ từ Mĩ về chơi, cả nhà ai cũng ngớ ra khi anh ấy nửa đùa, nửa thật khoe về cái bằng Master Card của ổng. Đơn giản thì Master có nghĩa là thầy giáo, hoặc cao cấp hơn là Tiến sĩ, nhưng ai ai cũng ngạc nhiên thán phục đến sát đất, không hiểu lúc anh ấy ở Việt Nam, tiếng Anh không đầy một bàn tay, vậy mà nay trở về đã học hành, đỗ đạt được như thế, đúng là mồ mả ông bà táng hàm rồng.

Sau này sang Mĩ, cả nhà mới té ngửa ra về cái bằng Credit Card của ông anh họ, đấy chỉ là thứ ăn trước trả sau, mà chữ Credit lúc nào cũng kề một bên đít, chạy đâu cũng không thoát, chỉ trừ khi về với ông sáu tấm.

Sang Mĩ, đến lúc đi học ESL mới thấy bằng cấp ở xứ này loạn cào cào cả lên, học ngắn học dài gì cũng có bằng, làm bài giỏi cũng bằng, xuất sắc về môn nào đó là bà giáo cũng âu yếm tặng cho một tấm về xem chơi cho đỡ buồn.

Thằng bé con nhà tôi mới học Tiểu học mà đã nhiều bằng quá. Không biết có phải những chữ Certificate đều có nghĩa là bằng cấp không, đi học đầy đủ không nghỉ ngày nào cũng có bằng, ra thư viện đọc sách lem nhem, ghi ẩu mấy cái tên sách cũng có bằng khen và chữ kí của Thống đốc Tiểu bang, rồi còn nhiều thứ giấy khác cứ ngập cả lên. Sự thật tất cả không phải đều không có giá trị, nhưng lạm phát bằng cấp, giấy khen nhiều quá hóa cũng nhàm, nhìn như miếng giấy lộn. Thằng con lớn của tôi học Đại Học cũng mang về bao nhiêu bằng, thấy tôi nhìn với đôi mắt nghi ngờ, nó vội giải thích là toàn bằng có giá trị, không phải mua sẵn ở Office Depot rồi viết vớ vẩn vào là được. Nó nói thì nói, tôi vốn dốt lại đa nghi, nhất là từ ngày qua Mĩ thấy lắm thứ lạ, thỉnh thoảng trong đống thư từ, tự nhiên thấy có một công ty nào đó gởi cho mình tấm bằng,trên ấy tên tuổi được ghi chữ mạ vàng rất đẹp, mà mình lại chưa hề thi cử bao giờ, thế là bụng đâm mừng rơn, lại nghĩ ngợi khi khổng khi không mình đâm có bằng cấp tự trên trời rơi xuống.

Chương trình học hè của đứa con út, có một tháng dành cho phụ huynh học sinh. Đa số, dân ở đây là dân tộc thiểu số, cho nên vấn đề liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh thật phức tạp, do đó mới có chương trình bổ túc dạy hè cho phụ huynh. Một tháng ấy gồm có những ba chương trình: ESL, Computer và Dinh dưỡng trong đời sống. Tất cả phụ huynh học giỏi, học dở gì cũng chỉ có một lớp, từ đánh vần a,b,c,d. . .,nguyên âm với phụ âm, chưa đọc thông mấy câu hỏi thăm sức khỏe nhau thì đã mãn khóa, thế là "ò e, con me đánh đu, thằng cha nhảy dù. . .", cả lớp có một bữa party ra trò để nhận bằng tốt nghiệp.

Lớp Computer mở ra một ngày hai tiếng, một tuần bốn ngày, đại khái là mỗi người một màn hình và một con chuột, ai nấy ngồi nghiêm chỉnh, căng thẳng nghe cô giáo chỉ dẫn. Khổ nỗi, vì chỉ có một tháng, ABC chưa thông thì cứ cô nói cô nghe, hoặc trò cứ nghe mà không cần biết cô nói gì, một lũ già đầu tay táy máy con chuột, ngồi nghệt mặt ra nhìn con cóc, con nhái nhảy nhót trên màn hình, bấy nhiêu cái mồm mấp máy theo Ờ, Bờ, Cờ vui ra phết, cứ thế một tháng qua nhanh, mỗi người được một tấm bằng tốt nghiệp Computer "dzỏm".

Đi học chung với nhiều sắc dân khác nhau, Mễ, Tàu, Việt xem nhau như anh em, dù rất ít khi bày tỏ được sự thông cảm với nhau, chỉ nhìn nhau bằng ánh mắt. Lớp học Dinh Dưỡng thường được bà con khoe tài nấu nướng của dân tộc mình: Mễ thì có mấy món ăn cay, rất nhiều đậu, Tàu có mì xào, dầu ăn đẫm trong các món chiên, bảo đảm về lâu về dài có nguy cơ bệnh mỡ trong máu, Việt Nam ta có món chả giò làm chuẩn, thêm tí rau xanh làm gỏi cuốn và món nước mắm chua đậm đà hương vị quê hương. Các bà thày được dịp thưởng thức ngon miệng mà không phải trả tiền, bèn hoan hỉ tặng cho mỗi người một tấm bằng.

Hôm cuối khóa cũng rôm rả ra phết, có sự hiện diện của bà hiệu trưởng, các giáo viên và học trò cũng hân hoan ra mặt,rồi Ư quay phim, chụp hình, lại có một thứ không thể thiếu là bằng cấp. Hôm ấy tôi nhận được những ba mảnh bằng tốt nghiệp, thật xứng đáng cho một tháng đèn sách.

Tuy có nhiều bằng như thế nhưng vẫn nói không thông một câu tiếng Anh, tay cứ bấm loạn xạ con chuột khi xử dụng Computer mà vẫn không biết làm sao để điều khiển cho máy chạy, gặp Mĩ vẫn lắp bắp, ú ớ, nghẹn ngào không thốt được nên lời, bao nhiêu từ ngữ đi chơi mất cả, lúc chia tay chữ nghĩa mới thập thò bò ra, thôi thì chỉ có nước véo tai, đấm ngực tự sỉ vả mình sao mà dốt thế.

Sự thật, ngoài những cái bằng dzởm như thế, thiên hạ cũng có đầy bằng thật, bác sĩ, kĩ sư, dược sĩ, thầy giáo học tóe khói mới lấy được bằng. Dân Mĩ có một điều rất thú vị là họ có rất nhiều thứ bằng cấp, giấy khen, nhờ vậy dốt nát như cỡ tôi cũng có cái an ủi là có đầy bằng cấp, nhờ nước Mĩ có dư thừa sáng kiến và "giấy" cho nên không bao giờ hà tiện lời khen.

Sẵn đây tôi cũng xin kể một câu chuyện vui quanh quẩn vụ thi Quốc tịch. Bà con mình thật thông minh, tuy không đọc được chữ nào trên giấy trắng mực đen về lịch sử Hoa Kì, nhưng môn học thuộc lòng vốn là bửu bối của dân mình, do đó mới có chuyện một cụ già trả lời vanh vách bài học thi quốc tịch, khi nhân viên sở di trú quá ngạc nhiên về sự thông minh của cụ, bèn hỏi một câu rất dễ: "Hôm nay, bà đã ăn sáng chưa"" thì cụ mình tịt mít, chịu không biết họ nói gì.

Hôm đi thi vào công dân Mĩ, tuy gạo bài cả tháng mà sao lúc đó tôi run thế," run như run thần tử thấy long nhan" vậy, lúc vào thi người cứ lẩy bẩy như sốt rét ngã nước. Cũng may, tôi trót lọt qua kì thi nhờ bà giám khảo dễ tính, tôi trở thành công dân Hoa Kì mà không biết nên buồn hay vui, kể cũng hách thật khi từ nay mình đã trở thành công dân một nước giàu mạnh như Hoa Kì, nhưng lòng vẫn ấm ách một nỗi buồn là mình đã đánh mất quê hương. Trong bài sát hạch, người giám khảo hỏi tôi câu này:

"Nếu Hoa Kì và Việt Nam có chiến tranh, bạn theo ai""

Dĩ nhiên tôi phải nói là mình hoàn toàn trung thành với nước Mĩ, nhưng bụng tôi lại nghĩ, nếu quê hương tôi không lọt vào tay Công Sản, có bao giờ chúng tôi lại bỏ nước ra đi. Còn trở lại chuyện chiến tranh năm xưa giữa hai khối Tự do và Cộng sản, thì "mời ông, ông đánh ngay đi, chúng tôi theo ông cả tay lẫn chân", chỉ tại ông giúp không đến nơi đến chốn, bây giờ tôi đã hiểu rằng không có tình bạn giữa các quốc gia, mà chỉ có quyền lợi trên hết, để ngày nay đất nước tôi nên nông nỗi này, là cũng tại các ông đấy chứ.

Trở về câu chuyện bằng cấp của nước Mĩ, mấy bằng kia tôi coi như giả hết, nhưng bằng Quốc tịch thì tôi quí lắm, vì nhờ nó tôi có cái Pass Port, muốn đi đâu thì đi miễn trong túi có tiền, để thỏa mãn sự kềm tỏa thằng dân bao nhiêu năm sống dưới chế độ Cộng Sản. Tôi mua một cái khung rất đẹp, lọng kính mảnh bằng "thiệt" treo lên một chỗ đẹp nhất trong nhà. Một người Mĩ, bạn của con tôi đến chơi nhà, hắn tò mò đọc rồi hỏi tôi:

" Hê, cái gì đây""

Tôi hãnh diện khoe:

" Bằng chứng nhận công dân Hoa Kì của tao đó"

Thằng nhỏ ngạc nhiên, nó thắc mắc:

"Sao tui Mĩ mà không có bằng""

Tôi trêu hắn:

" Á à, như vậy phải về hỏi má mày xem, coi chừng mày không phải người Mĩ.

Nó gân cổ lên cãi:

"Tui Mĩ mà, nhưng sao tui không có bằng."

" Ố là là, vậy có khi mày không phải người Mĩ, chứ muốn làm người Mĩ phải có bằng."

Thằng nhỏ đỏ mặt tía tai lên, cãi:

" Tui Mĩ mà, Mĩ thiệt mà, nhưng sao không có bằng".

" Hê, tao có hai thằng cháu con lai, bố nó Mĩ mà chúng nó cũng đâu phải là công dân Mĩ đâu". Tôi đưa cho nó xem hình hai thằng nhỏ Mĩ lai chưa được gọi là công dân Mĩ, và có lẽ không bao giờ thành công dân Mĩ, vì hai thằng quậy quá, bị sở Di trú hăm he tống về Việt Nam. Hai thằng nhỏ mắt xanh, tóc vàng, đúng là khuôn của Mĩ đúc ra, vậy mà không phải Mĩ.

Cha mẹ ơi, một ngày sáng sủa nào đó, tôi trở về quê hương, đem tất cả bằng cấp tào lao về lòe bà con thiên hạ, vui phải biết, nhất là như tôi, dân i tờ rít, nay qua Mĩ mới có mấy năm mà bằng cấp đã loạn cả lên. Cám ơn xứ Mĩ, người Mĩ, đã không hẹp lòng cho chúng tôi một chút vui về những ngày lưu lạc nơi xứ lạ, quê người.

NGUYÊN NHUNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,276,895
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến