Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Thầy Nguyễn Xuân Hoàng

28/09/201400:00:00(Xem: 10229)
Tác giả: Song Lam
Bài số 4343-14-29743vb8092814

Bài được viết trong tuần tang lễ để tưởng nhớ nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng, ông thầy dạy Triết lớp 12. Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả Song Lam đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014 (hình). Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersy, bà vui vẻ tự sơ lược tiểu sử "22 năm dạy học trong nước, 22 năm làm culi job trên đất Mỹ".

* * *

blank
Nhà giáo, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.

Trang Vietbao online sáng Thứ Bảy 13/9 thông báo về sự ra đi của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng làm tôi bồi hồi xúc động cả tuần nay. Vậy là thêm "một người đi trên mây", thêm một người "giã từ vũ khí". Nguyễn Xuân Hoàng là một tên tuổi quen thuộc trong văn giới trong nước và cả ở hải ngoại, đặc biêt ở California, San Jose. Ông là nhà báo, nhà văn đồng thời là nhà giáo ở Saigon. Viết về ông hôm nay là tâm tình của người học trò cũ của ông gần nửa thế kỷ, tôi thật sự có nhiều nỗi niềm riêng.

Nếu đúng như phần tiểu sử trong bản cáo phó từ gia đình, thầy Nguyễn Xuân Hoàng tuổi Đinh Sửu. Ba số 7 trùng lập trong ngày tháng năm sinh của thầy làm tôi ngẩn ngơ: 7 tháng 7 năm 1937. Có một chút vui khi người viết nghĩ mình cùng tuổi Sửu với thầy và nhỏ hơn thầy một giáp.

Chúng tôi học môn Triết đạo đức với thầy năm 1967, lúc thầy vừa đúng 30, tôi 18. Nhưng trong giấy khai sinh của tôi, tôi bị sụt đi một tuổi vì làm khai sinh trễ. Tôi trở thành học sinh trẻ nhất lớp, mà lại là lớp trưởng nên có ít nhiều tiếp xúc thân cận với quý thầy để ghi điểm danh, ghi sổ đầu bài, ghi tên học sinh trong lớp trốn học và "nhắc nhở" bạn học về học phí trong tháng.

Xin quý độc giả cho phép tôi được nói về lớp 12C1 của tôi ở trường Trường Sơn năm 1967. Đó là trường tư thục ở đường Lê Văn Duyệt gần chợ Đũi và rạp chớp bóng Nam Quang. Trường này do nhà văn Nguyễn Sỹ Tế làm hiệu trưởng, chuyên về Ban C, tức Ban Văn Chương thời đó. Sau khi thi tiểu học, học sinh phải qua kỳ thi tuyển vào Đệ Thất. Nếu đậu, học trường công lập như Trưng Vương, Gia Long (trường nữ), học Petrus Ký, Chu Văn An (trường nam). Nếu không đậu thì phải học trường tư. Trong 7 anh chị em trong gia đình, chỉ có tôi học trường tư vì không đủ tuổi và học Ban C. Các anh chị, các em tôi học Ban A, Ban B tức là Ban Hóa Sinh và Toán Lý. Tôi là đứa con gái "đặc biệt" như vậy của gia đình nhưng lại ra trường, đi làm sớm nhất.

Những trường tư thục lúc đó cũng có sự cạnh tranh, giành học trò. Trước khi khai giảng, trước cổng trường hoặc những ngả tư, chúng ta thấy những tấm băng-rôn to tướng quảng cáo tên trường, ngày khai giảng và danh sách giáo sư. Các cô giáo, nữ giáo sư thời đó ít khi dạy trường tư vì sợ học trò không có kỷ luật, nề nếp như trường công. Học trò tư thục có quyền chọn trường, chọn thầy để học. Tôi không rành về giáo sư ngành toán lý nhưng tên tuổi của thầy Nguyễn Đình Chung Song rất thu hút học trò Ban B, cũng như tên tuổi của các nhà văn đồng thời là nhà giáo rất được học sinh Ban C chúng tôi tín nhiệm, Thầy Nguyễn Xuân Hoàng là một ví dụ.

Tôi là đứa học trò may mắn nhất. Trong suốt 7 năm trung học, tôi được học với nhiều giáo sư là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: thầy Bùi Nhật Tiến dạy Lý, thầy Nguyên Sa Trần Bích Lan, thầy Lê Linh Thảo, thầy Nguyễn Sỹ Tế… và năm Đệ Nhất C sau cùng học Triết với giáo sư nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.

Cách đây đúng 47 năm, cũng vào mùa tựu trường 1967, thầy Nguyễn Sỹ Tế giới thiệu với chúng tôi thầy dạy Triết đạo đức Nguyễn Xuân Hoàng cho lớp. Thầy Tế dạy Tâm lý còn một thầy khác dạy Siêu hình. So với các giáo sư dạy trong lớp chúng tôi, thầy Nguyễn Xuân Hoàng trẻ nhất, "sáng sân khấu" nhất!

Sau 2 giờ học con nhỏ Thu Nguyệt nổi tiếng lanh chanh nhất lớp, kê tai tôi nói nhỏ: "Ông thầy này đẹp trai quá mày ơi!". Và chính cái chuyện đẹp trai này mà lớp tôi có một chuyện tình "lâm ly, bi đát"!

Lớp của tôi không quá 40, đa số là con gái, con trai chỉ hơn 10 trự. Thời đó, con trai học Ban C bị chê là "yếu" là chicken die, nên đám này bị đa số con gái lấn át. Mọi việc lớn nhỏ trong lớp đều do đám con gái quyết định, mấy anh nam tử hán chỉ có mỗi việc là nghe theo!

Trong số hơn 10 anh con trai, có một anh nổi bật tên LĐT, con trai của tiệm nước mía VĐ góc Pasteur - Lê Lợi. Quý bạn đọc nào ở Saigon thời đó đều biết tới tiệm nước mía này: nước mía nguyên chất xay tại chổ, thêm múi cam hoặc vài trái tắc ngọt lịm, thơm quá chừng. Nếu quý vị vừa ghé xe đạp hoặc xe Mobylett trước cửa VĐ để "xiên" vài miếng phá lấu lòng heo của ông Tàu, sau đó uống ly nước mía giữa trời chiều nóng bức của Saigon thì không còn gì nói nữa. Trời ơi, nó ngon tuyệt trần. Bây giờ ở Little Saigon Cali có nước mía Viễn Tây cũng khá ngon, nhưng khó so với VĐ ngày cũ…

Sở dĩ người viết phải cà kê dê ngỗng như vầy để giới thiệu với quý bạn người đẹp hoa hậu của lớp tên T.A, học sinh trường Tây mới chuyển qua chương trình Việt. Anh "chủ con" VĐ này ngắm nghía T.A, trong khi người đẹp T.A bị ông thầy Triết Nguyễn Xuân Hoàng hớp hồn ngẩn ngơ. Dĩ nhiên là thầy Hoàng không hề biết gì, có khi đến bây giờ thầy cũng không hề hay biết!

Con gái học Đệ Nhất, tức là đã có mảnh bằng Tú tài I rồi, thời đó oai lắm, đâu thèm ngó tới bạn cùng học chung một lớp! Nếu có ngó là ngó mấy "ông thầy" kìa, hoặc mấy ông bác sĩ, kỹ sư mới ra trường, hoặc mấy sĩ quan võ bị, sĩ quan không quân, hải quân… T.A học trường Tây lại con nhà giàu, ba nó là thầu khoán nổi tiếng ở Saigon, có căn nhà lầu mặt tiền đường Hồng Thập Tự. Nó có đủ điều kiện để kén chồng học thức, địa vị, giàu có; thế mà con nhỏ lại mê thích giáo sư nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng.

Ngoài những giờ khắc đi học, tôi còn phải phụ giúp gia đình nuôi một bầy em nên không có giờ chơi với mấy bạn nhà giàu cỡ T.A. Theo lời của chị Thu Thủy người bạn lớn tuổi hơn chúng tôi trong lớp thì T.A muốn "cua" thầy Hoàng.

- Em để ý thì biết liền hà. Nè, mỗi ngày nó bận váy đầm đi học, tóc thắt bím. Còn ngày nào có giờ thầy Đạo đức, nó mặc áo dài, xõa tóc ngang vai, cài bandeau màu tím, màu hồng… giờ Pháp văn của ông Hoàng Cung nó nói liên hồi, giờ Lý, giờ Toán nó quậy lung tung, còn giờ thầy Hoàng nó ngồi im thin thít, ngoan ngoãn như con mèo ướt.

- Vậy là sao, chị?

- Sao trăng gì nữa. Nó khoái ông thầy Hoàng chứ còn gì nữa. Đây nè, tụi nó lục trong hộc tủ của nó bài thơ này mới là "dữ dội".

Vừa nói, chị Thủy vừa đưa tôi coi:

Hãi hùng tôi thắp cây bạch lạp
Bằng ánh đèn của thế kỷ non xanh
Rồi bỗng dưng tôi tìm ra sự thật
Có bao giờ tôi sáng ở trong anh?

Hoặc:

Anh đến làm sao em biết được
Cho trời rộng mở một vòng tay?

Chị Thủy nói tiếp:

- Em thấy dữ dội chưa? Em là lớp trưởng mà không biết gì hết.

- Lớp trưởng đâu phải lo tới chuyện này?

- Đồng ý là vậy! Nhưng em phải khuyên nó. Năm nay là năm thi, môn Triết hệ số 3, kẹt lắm!

Dừng lại một lát, chị Thủy lại nói:

- Cả lớp đều biết, chỉ có mình em. Em biết hai câu thơ bí hiểm của Thanh Tâm Tuyền: "Tôi gọi tên em cho đỡ nhớ Thanh Tâm Tuyền" chứ gì? Tụi nó chế thành: "Em gọi tên thầy cho đỡ nhớ Nguyễn Xuân Hoàng" rồi bỏ vào sách của T.A để chọc nó, mà nó tỉnh bơ… Tao nói mà, con đó "lậm" thầy Hoàng rồi mà…

Phía trên tôi đã thưa với quý vị, thầy Hoàng trẻ nhất trong số các giáo sư dạy Đệ Nhất C của Trường Sơn, của Nguyễn Thượng Hiền, của Văn Học… lại có dáng dấp thanh tú, nghệ sĩ. Trong khi giáo sư Hoàng Cung chễm chệ với nào là cặp táp bự sự, veston cà-vạt, thêm cây gậy bệ vệ; thầy Nguyễn Sỹ Tế khắc khổ; thầy Nguyên Sa Trần Bích Lan "quá khổ" thì thầy Hoàng gọn bân. Đi dạy thầy hay mặc sơ-mi dài tay trắng, màu xanh nhạt, vàng nhạt, quần ka-ki sậm màu, thầy không cài măng-sết, chỉ xăn tay áo tới khủy tay, và trên tay đôi khi chỉ có tờ báo hay tạp chí gì đó, và bước ra khỏi lớp hay mang kiếng râm. Vào lớp thầy không gọi học sinh bằng em A, em B… gì hết mà gọi là anh, chị… trong khi thầy hiệu trưởng hay cười đùa gọi là các cô, các cậu… và hay đem bài làm của chúng tôi ra chế diễu. Thầy Hoàng Cung ngọt ngào, lúc nào cũng "Bonjour, mes enfants" nhưng đến lúc học trò ra chơi vào trễ là mắng như tát nước vào mặt:

- Cái lớp của tao đa, không phải là cái chợ đa, mà thằng nào, con nào muốn ra là ra, muốn vô là vô… đa!

Năm cuối trung học với môn Pháp văn hệ số 3, môn Triết hệ số 3… cho nên chúng tôi sợ mấy ông thầy này như sợ giặc. Con trai lớp tôi hể rớt Tú tài II là bị kêu lính liền, còn con gái, rớt là… ế chồng, không thể vào đại học.

Thầy Nguyễn Xuân Hoàng ít hay cười đùa, ông hơi nghiêm nghị, khi giảng bài không bao giờ ngó đám học trò nữ mà chỉ ngó ra… cửa sổ, cửa lớp như đang chờ đợi ai, trong khi giáo sư dạy Lý thầy Nhật Tiến với đôi kính cận dày cộm thì hay ngó lên… trần nhà như đang kiếm thằn lằn. Thầy nói giọng Nha Trang Đà Lạt, nên mấy thằng con trai hay ghẹo T.A: "Chiều nay có phải anh ra miền Trung? Về thăm quê mẹ cho em về cùng". Mấy ông thầy trẻ "dị ứng" với đám nữ sinh cũng phải vì nếu có chút gì "lãng mạn" với nữ sinh là báo chí đăng rùm beng, sẽ bể "show". Nói như vậy không có nghĩa là không có mối tình thầy trò, sau đó thành vợ thành chồng, có điều chỉ xãy ra ngoài cổng trường, đằng sau "hậu trường sân khấu".

Nữ sinh hay nữ sinh viên thời đó lãng mạn số một, nhưng đó là "sóng ngầm" chớ không lộ liễu như bây giờ. Thứ nhất, do họ tiếp cận với văn hóa Pháp, văn hóa Mỹ và sau đó là tiểu thuyết "mở cửa" của Chu Tử với tác phẩm một chữ của ông "Sống", "Yêu", "Loạn"… Con gái thời mới lớn có cái "mốt" là yêu người lớn tuổi hơn mình như yêu thầy giáo, yêu bạn của bố, của anh trai. Cho nên thời đó, người đời hay nói "Đừng gọi anh bằng chú" hay "Đừng gọi chú bằng anh". Còn bạn cùng lớp hay cùng tuổi, bọn con gái chúng tôi hồi thời đó hay chê là "con nít".

Lâu quá rồi, tôi không nhớ rõ bao nhiêu giờ Triết học trong một tuần, chỉ nhớ gặp thầy Hoàng mỗi tuần chỉ với 2 giờ Đạo đức. Thầy ít biểu lộ tình cảm với học sinh, chỉ đến lớp rồi về nên "lý lịch sưu tra" của thầy chúng tôi không nắm rõ. Học trò là chúa tò mò về đời tư của thầy cô giáo nên thầy cô giáo hồi đó không ai dám một mình ngồi chong ngóc trong chợ Saigon, chợ Vườn Chuối, chợ Đũi… ăn bún riêu, bún ốc! Một đứa phát hiện là nó "đồn thổi" khắp Saigon. Có lẽ trong thời gian này, thầy Nguyễn Xuân Hoàng cộng tác với tạp chí Văn của Trần Phong Giao bên cạnh những cây bút lừng lẫy: Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Du Tử Lê, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Trần Dạ Từ, Nhã Ca… và ông là Tổng thư ký tạp chí Văn sau đó!

Đã hơn 47 năm qua, tôi không có cơ may gặp lại thầy Hoàng, dù vẫn đọc văn chương ông thường xuyên trên báo hoặc những cuốn sách ông đã xuất bản. Tôi đã nhiều lần nhắc đến "Ai cũng cần có một người mẹ" của ông với lối văn nhẹ nhàng, kín đáo, mang phong cách miền Trung sang cả, quyền quý. Tôi ở khá xa nơi có cộng đồng người Việt đông đảo như Cali, Texas nên tìm đọc sách báo cũng hơi khó khăn. Chỉ 5, 7 năm trở lại đây, trên net tôi gặp gỡ nhiều hơn những thông tin về văn hóa nghệ thuật, về những người thầy cũ như thầy Hoàng, thầy Nhật Tiến…

Nhìn tấm ảnh thầy Hoàng chụp chung với các học sinh Ngô Quyền của thầy ở San Jose, tôi thoáng giật mình: thì ra thời gian không dành ngoại lệ cho bất cứ một ai. Thầy Nguyễn Xuân Hoàng tóc bạc trắng, đã thật sự già rồi với cây gậy trước mặt. Trời ơi, học trò của thầy ngày xưa là tôi bây giờ cũng đã đi gần tới con số 70. Thầy ơi, thầy trò ta đã cùng già hết rồi, thì đâu còn bận lòng gì với cái nghiệp tử sinh?

Thưa thầy,

Chắc thầy không thể nào nhớ được cô học trò trưởng lớp 12C1 của trường Trường Sơn năm 1967, cũng như thầy không thể nào biết được cô học trò T.A đã đem lòng yêu thầm thầy dạy Triết của cô là giáo sư Hoàng một thời "Xuân Hoàng" của tuổi 30? Mọi sự đã trở thành quá khứ. Thầy không còn nữa, nhưng tên tuổi Nguyễn Xuân Hoàng sẽ còn trong những trang sách cho thế hệ mai sau.

Tôi thường hay nói đùa với mọi người là những người tuổi Sửu đa đoan lắm, cơ cực lắm, nhưng lại là những người vượt lên số phận, cười đùa với số phận và ít nhiều có được thiên tài. Thầy Hoàng có khi nào nghĩ như vậy không?

Bây giờ thầy đã đi xa, xa cuộc đời vô thường này. Mong thầy được bằng an, hạnh phúc chốn Vĩnh Hằng. Trong chừng mực nào đó, thưa thầy, triết học là nhân học, ước vọng của thầy gởi lại thế nhân, thầy nói thầy ra đi với tư cách một nhà văn, vì suốt cuộc đời thầy luôn luôn theo đuổi, gìn giữ như pháp danh TÂM NGUYÊN của thầy. Hơn thế nữa, vai trò người thầy giáo của thầy cũng không thể lu mờ hơn, bằng cớ là trong lúc này những học trò của thầy ở Ngô Quyền Biên Hòa ngày xưa, đang ở bên cạnh linh cữu của thầy ở San Jose để nói với thầy lời giã biệt.

Và, sau cùng bên trang viết này, người học trò cũ của thầy ở Saigon năm 1967 đang tưởng nhớ đến thầy như "ánh sao vụt tắt trên nền thẩm". Kính mong thầy được chút lòng yên ấm!!

Xin thay mặt đám học trò cũ của thầy ở Saigon năm xưa, gởi đến thầy bài thơ nhỏ đang trào dâng trên giấy:

"Trang vở khép nhưng cuộc đời vẫn mở
Trường lớp xưa thành kỷ niệm mất rồi
Lời thầy giảng trong những giờ Đạo đức
Vẫn như còn sống mãi ở trong tôi."

Viết trong tuần tang lễ thầy Hoàng.

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
05/10/201401:53:12
Khách
Xin thành thật chia buồn với quả phụ gs Nguyễn Xuân Hòang.Ngừơi học trò môn Triết của thầy năm xưa tại trường Tân Văn .
Cầu xin cho Phật tử Tâm Nguyên siêu thóat về nơi Tịnh độ.
01/10/201403:35:35
Khách
Bài viết của chị Song Lam nhắc nhở tôi dến những thầy cũ như thầy Hòang Cung luôn mặc vest trắng,bệ vệ và thầy Nguyễn Sĩ Tế của năm nào ở Saigon. Hình ảnh các thầy vẫn còn thật rõ nét trong tâm trí cô hoc trò nay dã ngòai 70 là tôi . cám ơn chị Song Lam
30/09/201413:47:41
Khách
"Chi" Sông Lam men,
Trước tiên cảm ơn chị S Làm gián tiếp viết lên bài tưởng nhớ Thầy Nguyễn Xuân Hoàng trong ngày tang lễ, chị đã vô tình đại diện cho học trò khởi ban C , trưởng Trường Sơn viết bài tưởng nhớ về Thầy. Chị Song Làm đã nhớ rất ti mỉ về phong cách giảng dạy của từng vị Thầy, từ Thầy HT Nguyễn Sĩ Tế, đến các Thầy khác,cũng như những "cung cách nhìn " của nữ sinh thời đó đối với các bạn trai cùng lớp. Đọc bài SL viết vùng ký ức thời nữ sinh THoc ban Văn chương ở Trường Sơn đã sống dậy , tôi có cảm giác như vừa mới ngày nào gần đâu đấy thôi mà giờ đây giật mình lau trắng trong tay . Cảm ơn chị.
Kinh nguyện cầu hương hồn Thầy Nguyễn Xuân Hoàng được siêu thoát cõi an bình., rong chơi miền cực lạc.
Học trò xưa ở Trường Trường Son Ban C 1968,1969.
Hien
30/09/201404:56:21
Khách
Tôi từng là trưởng lớp của lớp 12A3, cũng ở trong 1 tâm trạng như tác giả, cũng chứng kiến nhửng tình cảm lảng mạn và thơ mộng của lứa tuổi học trò. Nhưng chưa viết được thành câu thi tác giả đã diển tả hết nổi lòng. Đó là những kỷ niệm tuỵêt vời, đẹp lắm của thời đệ nhất và đệ nhị cấp trung học của lứa tuổi học trò.
28/09/201416:34:26
Khách
Thầy Nguyễn Sĩ Tế dạy Pháp Văn là môn chính và có dạy cả Triết và văn./.
28/09/201412:21:07
Khách
Đây là một bài viết rất hay và chan chứa tình thầy trò. Nỗi lòng của cô học trò cũ rất thật và tuyệt diệu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,572,500
Bồ Tùng Ma là bút hiệu của Nguyễn Tân. Trước 1975, ông là Hải Quân Trung Tá VNCH. Sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Ông từng nhận các giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2008, và từ 5 năm qua, là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, không viết về nước Mỹ, mà về một loại ký ức sâu đậm của nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà trong trại tù cộng sản.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con - hai gái, một trai.
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.
Chúc Mừng Năm Mới, mùng Một Tết Giáp Ngọ, Viết Về Nước Mỹ năm thứ 15 trân trọng mời đọc bài viết cảm động về hoa mai và mùa xuân từ một gia đình H.O. Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO.; Hiện sống tại thành phố Tacoma, làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp,
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến