Hôm nay,  

Em Là Tia Nắng Của Anh

16/01/201400:00:00(Xem: 11881)
Tác giả: Phi Yên
Bài số 4115-14-29515vb5011614


Tác giả tên thật: Nông Phiên; Sinh năm 1965 tại Sài gòn. Giáo viên Sư phạm Kỹ Thuật. Công việc hiện tại: Electro-mechanic Technician. Năm 2012, Phi Yên có bài viết về nước Mỹ đầu tiên: một tự sự linh hoạt về công việc lưu trữ ngũ cốc tại Mỹ, lần đầu được đề cập bởi người gốc Việt. Sau hai năm không viết thêm, sau đây là bài mới. Mong tác giả tiếp tục.

* * *

Thảo đang mang thai. Điều này có ý nghĩa thật lớn với cu Đức, đứa con trai 3 tuổi của chị. Nó đang hí hửng vì mẹ nói rằng nó sắp có em. Một đứa em gái, My sister!! Cu Đức reo lên giống như nó sắp nhận được một món quà gì to lớn lắm. Cool lắm! Mẹ nó bảo “Rồi con sẽ thấy mặt em. Nhưng nhớ nó là con gái, phải biết nhường em nghe chưa?”.

Vậy là ngày cũng như đêm, nó nghĩ ra cách nói chuyện với em bằng cách hát thì thầm nơi bụng mẹ. Cu Đức không biết rằng nó đang tạo một tình cảm gắn bó vô hình với baby trước khi nó được nhìn thấy tận mắt baby của nó. Nó đang chờ đợi…

Thảo đi khám phụ khoa đều đặn tại bệnh viện United Methodist Church, thành phố Morristown, tiểu bang Tenessee. Nơi ấy chị cũng là một thành viên hoạt động tích cực trong cộng đoàn. Cũng như bao bà mẹ hiền, trong tâm trí chị lúc nào cũng nghĩ đến cách làm cho baby được khoẻ mạnh từ việc ăn uống đủ chất bổ, thuốc dưỡng thai, hoạt đông thế nào cho phù hợp với em bé mỗi ngày một lớn. Những cơn đau quặn thất thường chưa từng trải qua ở vùng bụng dưới báo cho chị một linh tính mơ hồ…càng ngày càng gần đến ngày sinh theo lịch bác sĩ dặn. Đã chuyển dạ mấy lần vào nhà thương rồi lại cho về. Không biết sẽ ra sao.

Rốt cuộc em gái của cu Đức chào đời qua những lần chết ngất và đau đớn của mẹ Thảo hàng giờ. Thật trớ trêu thay, baby lại rơi vào tình trạng nguy kịch về tim mạch. Bệnh viện phải gấp chuyển baby đến nơi khác nhiều thiết bị tốt hơn ở thành phố kế cận, Knoxville để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Những ngày tiếp theo trôi đi như quá chậm. Tin không vui. Bác sĩ nói với vợ chồng Thảo rằng baby chắc không sống được. No hope. Thật đau đớn cho chị. Chị đã khóc thật nhiều.bên lồng kính ngắm đứa con bé bỏng đang từng gìờ thoi thóp thở mà tưởng chừng ai đang bóp nghẹt quả tim. Hôm qua hai vợ chồng chị đã chuẩn bị liên hệ với nhà quàn và những việc cần phải làm cho việc mai táng em bé chu tất. Có ai ngờ căn phòng xinh xắn anh chị đã trang hoàng để đón con về- lại trở thành căn phòng đưa tiễn ngậm ngùi…

Cu Đức chẳng biết điều gì đang xảy ra, vẫn hí hửng xin bố mẹ cho nó gặp em. Mẹ bảo em nó chưa thức dậy và còn đang ngủ ở bệnh viện. "Con muốn hát cho em nghe. Mẹ cho con đến đó đi. Con muốn nhìn em ngủ".Cu Đức xin không được thì năn nỉ mẹ suốt ngày.Thương con quá chị thầm nghĩ nếu cu Đức chẳng thấy mặt em bây giờ thì sẽ chẳng lúc nào nữa để nó nhìn em đang còn sống. Thảo mặc cho con một bộ quần áo oversize, chiếc áo rộng cu Đức mặc vào giống y cái thùng đồ giặt biết đi, bởi nội quy bệnh viện cấm con nít vào thăm phòng hồi sức..

Dắt con vào trong, qua vài cửa thì Thảo bị chặn lại bởi bà y tá trưởng chỉ ngay vào cu Đức. "Mang con trai cô ra ngoài. Con nít không được phép vào phòng này".

Tự dưng một sức mạnh bất ngờ của người mẹ trỗi dậy trong lòng Thảo, chị nhìn thẳng và nói lớn với giọng cương quyết:

"Thằng bé sẽ không rời khỏi đây cho đến khi nào nó gặp mặt được em gái của nó. Thưa bà!".

Thảo cõng con đến cạnh chỗ nằm của em nó. Cu Đức nhìn chăm chăm vào khuôn mặt baby nhỏ xíu đang nhắm nghiền với giây nhợ quấn quanh tay chân cũng nhỏ xíu như đồ chơi nó hay thấy ở cửa hàng. Nhưng nó chẳng thắc mắc gì về điều đó. "Mẹ bảo em đang ngủ. Mắt em đang nhắm kìa. Em đang ngủ phải không?"...Rồi...dường như không ngăn được mình, cu Đức cất tiếng hát. Tiếng hát của một đứa bé trai 3 tuổi trong vắt cất lên giữa căn phòng hồi sinh vắng lặng:

"You are my sunshine, my only sunshine, you made me happy when skies are gray."

Thảo giật mình... hình như em bé nghe được tiếng của anh hai hay sao mà nhịp tim trên máy đo không còn rối loạn nữa, lại trở nên đều đặn hơn. "Con hát tiếp đi cu Đức!". Thảo khuyến khích con trong một hy vọng chợt nhen nhúm mơ hồ...

"You never know, dear, how much i love you. Please don't take my sunshine away."

Baby trong lồng kính mấp máy rất nhẹ tựa như có ngọn gió thổi qua.. và nhịp thở khó nhọc trở nên mềm mại hơn trước."Hát tiếp nữa đi, con trai của mẹ". Thảo thầm thì nghẹn ngào trong nước mắt...

"The other night, dear, as I lay sleeping, I dreamed I held you in my arms."

Baby nhỏ bé của cu Đức bắt đầu thư giãn hết sức kỳ lạ và dường như một sự hồi sinh nhiệm màu đang phủ lên khắp cơ thể...

"Cu Đức của mẹ, hát nữa đi con". Thảo như choàng tỉnh một cơn mơ dài - Trong khi gương mặt của bà y tá trưởng đang nhoà lệ...

"You are my sunshine, my only sunshine. Please don't take my sunshine away...".

Cu Đức không hiểu sao mọi người lại khóc trong khi em nó đang ngủ. Nó vẫn tiếp tục hát cho em nghe... Khi nào em thức dậy mình cùng đi về nhà phải không mẹ.

...

Hôm sau và một hôm sau nữa, như một phép lạ, em bé đã đủ khoẻ mạnh để được xuất viện theo bố mẹ về nhà.

Căn phòng baby tươi sáng được đón nhận một thành viên mới. Và khỏi nói cũng biết Cu Đức chạy ra chạy vào biết bao nhiêu lần trong một ngày.

Phi Yên
(Sưu tầm từ True Story & phóng tác, 2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 5,002,729
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê ở Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago.
Bồ Tùng Ma là bút hiệu của Nguyễn Tân. Trước 1975, ông là Hải Quân Trung Tá VNCH. Sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Ông từng nhận các giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2001, giải Việt Bút 2008, và từ 5 năm qua, là thành viên "Ban Tuyển Chọn Chung Kết" Giải Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Giáp Ngọ 2014, không viết về nước Mỹ, mà về một loại ký ức sâu đậm của nhiều cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà trong trại tù cộng sản.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Learjet, Wichita. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con - hai gái, một trai.
Khôi An, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013, từng là một thuyền nhân. Từ tuổihọc trò, cô cùng người em gái phải rời bố mẹ, vượt biển năm 1983. Mười năm sau,1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bảnxứ tại phân xưởng Intel ở Penang, Mã Lai.
Với bài viết “Lời Cám Ơn Của Mẹ Tôi”, kể chuyện bà Mẹ 90 tuổi thiđậu Quốc Tịch Mỹ, Nguyên Phương đã nhận giải đặc biệt Viết Về NướcMỹ 2007. Tại Việt Nam trước 1975, bà là một dược sĩ. Vượt biển,định cư tại Mỹ từ 1982, bà làm việc trong một cơ quan chính phủ tạiVirginia. Sau khi về hưu, Nguyên Phương hiện là cư dân vùng Little Saigon.Sau đây là bài viêt mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, cư dânBerryhill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. Giảithưởng VVNM 2013, cô có 5 bài tham dư và đã nhận giải Vinh Danh TácGiả (hình bên) với hai bài viết tiêu biểu: “Thiên Thần Đen” và “CũngMột Đời Người”, kể về những di dân tị nạn tại Mỹ làm việc tới mứcquên mình để gửi tiền tiếp viện cho người thân còn ở quê nhà. Sau đâylà bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
Tác giả là một Y sĩ nội khoa và là Giáo Sư Đại Học tại Texas. Bài viết về nướcMỹ đầu tiên của Bà là “Chai Dầu Gió Xanh”, kể chuyện trên một chuyến bay khitác giả hướng dẫn phái đoàn gồm 33 giáo sư, sinh viên đi Việt Nam thực hiện mộtchương trình y tế của đại học TWU, Texas. Bài viết thứ hai của bà là môt chuyệntình “đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc” từng làm chính nhân vật màcũng là tác giả đẫm lệ.
Tác giả đã cộng tác với nhiều diễn đàn văn chương Việt và tham dự nhiều sinh hoạt văn hoá giáo dục cộng đồng. Nhân dịp Chợ Tết Cộng Đồng vừa được khai trương tại Little Saigon, xin mời đọc bài viết mới về gian hàng “Thả Thơ” trong Chợ Tết.
Tác giả định cư tại Seattle từ 1975, đã hồi hưu sau khi phục vụ trong ngành xã hội tiểu bang nhiều năm. Hai bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của Nguyễn Đặng Bắc Ninh là “Nàng Dâu Mỹ” và “Cô Khách Sở Welfare” cho thấy cách viết chừng mực mà sống động. Sau đây là bài viêt thứ ba của tác giả là một truyện ngắn về phân ly và đoàn tụ, được ghi lấy ý từ một truyện ngắn của Rev. Howard C. Schade.