Hôm nay,  

Giọt Châu Sa – Khúc Ca Huyết Lệ

11/02/202500:25:00(Xem: 3102)
TG Phương Hoa (đứng giữa) lãnh giải Chung Kết VVNM từ nhà thơ Du Tử Lê và Chủ khảo Trương Ngọc Bảo Xuân
TG Phương Hoa (đứng giữa) lãnh giải Chung Kết VVNM 2014 từ nhà thơ Du Tử Lê và chủ khảo Trương Ngọc Bảo Xuân

Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014, giải Trùng Quang 2018 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Bài viết kỳ này là một câu chuyện tình với kết thúc có hậu.
 
***
 
“Mỹ Tiên ơi! Lẹ lên em, kẻo đi trễ kẹt xe lắm đó!” Tiếng chị Hải gọi dưới nhà.
 
Mỹ Tiên dạ rồi mở hộp trang điểm ra, bôi chút kem dưỡng da, quét một lớp phấn nhẹ để ngăn mồ hôi, và tô chút son hồng xong thì đứng nhìn chiếc vali mà phân vân mãi. Nàng không biết mặc đồ nào cho phù hợp để đi cùng chị Hải xuống thành phố San Jose dự buổi tiệc Tạ Ơn tại nhà người bà con bên chồng của chị. Xốc tung cái vali quần áo trên giường, nàng cầm cái đầm dài màu đỏ thẫm ướm lên người. Những bộ đồ màu sắc tươi thắm này là do Loan, người bạn thân đã lôi nàng đi sắm sau khi nàng đậu phỏng vấn du lịch Hoa Kỳ.
 
“Bồ phải đổi đời mới được! Vất hết các thứ màu sắc buồn hiu đó đi!” Loan nói, và liền tay thảy vào giỏ những chiếc áo váy cô ta cho rằng kiểu cách và màu sắc đều “Hợp với thời trang hiện giờ ở Mỹ”.  Mỹ Tiên vì quá hào hứng cho chuyến đi xa ngàn dặm đại dương nên để mặc Loan.
 
Nàng cầm chiếc áo chạy lại nhìn vào tấm gương lớn trong phòng.  Màu lụa đỏ satin lấp lánh làm ửng hồng khuôn mặt trái xoan cùng làn da trắng mịn. Mái tóc dài đen tuyền xỏa xuống bờ vai tô điểm đôi mắt bồ câu nhìn càng long lanh hơn, dù nàng đã là một thiếu phụ ba mươi lăm tuổi.  Đây là lần đầu tiên sau hơn mười năm, Mỹ Tiên mới để ý nhìn đến nhan sắc, và nàng bất chợt giật mình. Là ta đây sao. Mười năm qua, hơn mười năm trong cái cuộc sống gọi là gia đình như cõi địa ngục, nàng đâu có bao giờ ngó ngàng đến mặt mũi. Chắc là người đẹp nhờ lụa, nàng nghĩ, nếu khoác lên trang phục như xưa thì mình vẫn là “con lọ lem” của thằng chồng nát rượu.
 
Nghĩ vậy, nhưng Mỹ Tiên vẫn ngần ngừ, rồi lắc đầu thảy chiếc đầm đỏ xuống giường. Không được, mình vẫn chưa quen. Diện quá coi chừng người ta nói Việt Nam mới qua mà bày đặt điệu đà thì khổ. Thôi mặc đơn giản cho khỏi ai chú ý đến mình là tốt nhứt. Nàng lấy bộ váy áo hai mảnh màu kem, có thêu chùm hoa phượng tím trước ngực mặc vào. Trang phục màu vàng nhạt này càng tôn thêm vẻ quý phái, và kiểu áo ngắn tay ôm gọn thân hình làm lộ rõ đôi cánh tay ngà ngọc nhìn uyển chuyển thêm với những đường cong hấp dẫn của người phụ nữ chưa lần sinh nở.
 
Tiếng chị Hải gọi lần nữa từ ngoài nhà xe làm Mỹ Tiên giật mình. Chải vội mái tóc rồi vơ cái áo khoác mỏng cùng chiếc túi xách, nàng chạy xuống nhà xe.
 
Chị Hải lo lắng đã bị thừa. Hôm nay cuối tuần nhưng xa lộ ít kẹt xe. Mỹ Tiên ngồi ghế trước lơ đãng nhìn ra bên ngoài xa lộ 880 xuôi về hướng Bắc. Trời trong xanh. Từng đám mây trắng bay la đà dịu dàng thanh nhã, thỉnh thoảng chúng đọng lại, hoặc tách ra thành những hình mẫu hay hay, con rồng đang vênh râu cất cánh, hoặc nàng tiên nữ tha thướt xiêm y. Xe chạy ngang qua một vùng ít nhà cửa, nàng thích thú nhìn những hàng cây lá thu ngã màu vàng sẩm, đỏ lóng lánh, và những bờ hoa dại li ti vàng thắm nổi bật bên đường. Rồi thì chúng bị bỏ lại vun vút sau lưng, như những vệt huỳnh quang lung linh trong nắng, lóe lên rồi chợt tắt. 
 
Bất giác Mỹ Tiên thẫn thờ. Những cảnh đẹp mỹ miều này bị bỏ lại sau lưng rất nhanh “không chút tiếc thương” như thế, sao những chuyện bi thảm thê lương của cuộc đời nàng lại cứ mãi bám theo, dù nàng có đi đến tận cùng trời cuối đất. Đã hơn một năm rồi mà nàng vẫn tưởng như mới hôm qua...
 
Nhớ lại trước đây, những lần đi dạy về nàng phải lo giặc giũ, nấu nướng, phụng sự cho con sâu rượu và cả nhà chồng mà muốn rơi nước mắt. Những trận đòn bầm dập mỗi khi hắn say khướt, chân nam đá chân chiêu, lết về tới cửa mà nàng vô phúc chạm mặt hắn. Những cú đá, cái đấm vô tội vạ vào mặt, vào đầu cổ, vào khắp người nàng, không hề được sự giúp đỡ hay can gián từ cha mẹ hoặc chị em hắn, dù nàng khóc lóc kêu la cầu cứu. Cái văn hóa “Chồng chúa vợ tôi, chồng nhậu vợ phải lo mồi” của cái xóm chài đó đã hành hạ nàng bao năm dài đăng đẵng. Nàng nghe kể lại, trong xóm đã từng có người phụ nữ bị chồng say rượu đánh cho đến chết. Cho nên hàng xóm dù thương nàng một cô giáo hiền lành, cũng chẳng ai dám ra mặt can ngăn. 
 
“Thấy hắn say, sao mi không lỉnh đi chỗ khác cho khuất mắt, lại ‘phơi thây’ cho hắn đánh thì kêu gào cái nỗi gì!” Mẹ chồng đã mắng nàng một cách lạnh lùng như thế. Chưa kể những lúc hắn nổi điên vì nàng không có tiền đưa cho mua rượu. Hắn đánh đập đã đời rồi cột tóc nàng vào chân giường, bỏ nằm đó và hăm he nếu ai mở thả nàng ra thì hắn sẽ ...đốt nhà người đó.
 
Nàng lấy Trác vì tự nguyện, vì tình yêu, chứ nào phải ai ép buộc, nên tự làm tự chịu đâu dám than thở cùng ai, kể cả cha mẹ anh em. Khi còn học Trung Học, Mỹ Tiên là một cô nữ sinh học giỏi, ngoan hiền, và xinh có tiếng, được bao chàng trai theo đuổi. Trong số đó nàng thân nhất với Trác và Điền, họ là bạn thân với nhau và cả hai đều thích nàng. Mỹ Tiên có cảm tình với cả hai. Điền cũng khá dễ nhìn, thích âm nhạc, mê làm thơ, nhưng tính tình quá hiền lành khép kín nên ít nói. Trác đẹp trai hơn, nhạy bén hơn, thường tặng quà, ga lăng đưa đón, theo đuổi nàng bằng những lời ngon tiếng ngọt, cuối cùng đã làm nàng xiêu lòng chấp nhận yêu hắn.
 
Khi Mỹ Tiên và Điền vô Sài Gòn (thành Hồ) học đại học thì Trác nghỉ học vì bà mẹ mua chiếc thuyền đánh cá thật to cho anh ta làm thuyền trưởng ra khơi đánh cá nối nghiệp cha ông là dân làm biển nhiều đời. Ở đại học, Điền vẫn thường xuyên giúp đỡ Mỹ Tiên. Họ sinh hoạt chung trong các ban văn nghệ mỗi khi trường tổ chức sự kiện. Khi thì đi dự sinh nhật bạn bè, đi thiện nguyện, cùng nhóm bạn du ngoạn miền quê, bất cứ khi nào nàng cần là Điền có mặt. Nhưng tuyệt nhiên anh ta không hề dám hé môi nói yêu nàng, vì sợ mang tiếng phản bội bạn. Cũng có những lúc Mỹ Tiên xúc động vì tấm chân tình của Điền và thầm nghĩ, giá như bây giờ Điền bày tỏ tình yêu chắc mình sẽ nhận lời.
 
Tốt nghiệp về quê nàng xin dạy ở trường Trung Học gần nhà. Vì lòng chung thủy, giữ lời hẹn, và cũng có lẽ vì sự tự mãn khi thấy có nhiều cô gái khác cũng thích Trác, nên một năm sau nàng bằng lòng đám cưới với anh ta. Lấy một người chồng kém xa về học vấn và cả tính tình, chỉ được cái mã đẹp trai, nhiều người nói ở trong nhà Trác rất gia trưởng, nên bạn bè thân và gia đình Mỹ Tiên cố can ngăn. Họ sợ hai người không hiểu và thông cảm cho nhau thì sống chung nàng sẽ không hạnh phúc. Nhưng nàng mặc kệ, không thèm để ý đến, và đám cưới vẫn tiến hành.
 
Buổi tối trước ngày Mỹ Tiên kết hôn, Điền xuất hiện trao nàng một tập thơ viết tay, nói đó là tất cả món quà cưới anh có thể tặng. Rồi anh nhìn nàng đăm đăm không nói một lời, như cố khắc khi vào tâm khảm khuôn mặt của nàng. Mỹ Tiên bàng hoàng. Nàng lặng người trong xúc động, run lên dưới cái nhìn thiết tha đầy ấm áp nhưng đau khổ đó.  
 
“Chúc hai người trăm năm hạnh phúc!” Điền nói và bỏ đi thật nhanh trước khi nàng kịp thốt lên lời nào. Và ánh mắt nóng bỏng của Điền đã theo nàng từ giây phút ấy.  Mỹ Tiên bỗng nhận ra lâu nay mình yêu Điền chứ không phải Trác, con người rất đẹp trai có cái miệng dẻo queo kia. Nhưng mọi việc đã trễ, không còn cứu vãn được nữa.
 
Tối đó, mặc cho họ hàng xúm xít huyên náo lo chuyện mâm cỗ, trang trí phòng tiệc, mặc cho bộ đồ cưới bỏ sóng soài trên giường chờ được mặc thử, Mỹ Tiên đóng kín cửa phòng và mở tập thơ của Điền ra đọc.  Ngay trong hai trang đầu là một bản nhạc đề “Tặng Mỹ Tiên” kẽ bằng tay cẩn thận, những nốt nhạc uyển chuyển viết bằng mực xanh.  Nhưng lời ca thì được viết bằng một loại mực đỏ màu hơi nhàn nhạt, và bên dưới ghi sáng tác trong ngày hôm nay, là ngày nàng chuẩn bị theo chồng. Mỹ Tiên đọc những dòng lời ca mà run rẩy, mà nghẹn ngào, rồi nước mắt không biết tự lúc nào đã rơi đầm đìa trên khuôn mặt.
 
Ngày Em Sang Ngang
 
Em sang ngang gió mây hờn
Lòng anh buốt nhói quay cuồng mối tơ
Từ em hồn quyện vào thơ
Để anh chao đảo vật vờ mộng du
 
Chông chênh lạc giữa sương mù
Trăng ơi xin gửi thiên thu nỗi buồn
Sao trời nhấp nháy lệ tuôn
Tình sâu suối trải trọn nguồn sầu đau.
 
Từ tay nhỏ giọt máu đào
Mộng du dòng nhạc dạt dào nhớ thương
Chúc em hạnh phúc miên trường
Còn ta rừng núi sa trường kiếm cung…
 
Bây giờ Mỹ Tiên mới chú ý đến những vệt đỏ lốm đốm nằm rải rác trên tờ giấy. Nàng ôm mặt khóc vùi. Điền đã cắt tay nhỏ máu viết lên bản nhạc này.  Không ngờ một người nhút nhát như anh mà lại có thể làm được chuyện đó, chắc là anh đã đau khổ đến tột cùng.  Đọc hết hơn hai mươi bài thơ tình chứa chan niềm đau thầm kín Điền dành cho mình trong tập vở, nàng cảm thấy mệt lả như người đuối sức. Cầm điện thoại lên, mấy lần Mỹ Tiên gọi cho Điền nhưng anh không bắt máy. Cuối cùng nàng thiếp đi với dòng nước mắt đã khô trên má.
 
Sáng ra trong đám cưới nàng làm theo các thủ tục như một kẻ mộng du. Sau khi về nhà chồng, nàng nghe tin Điền đã tình nguyện gia nhập nghĩa vụ quân sự, dù anh đã tốt nghiệp đại học và có thể xin đi dạy dễ dàng ở bất cứ một ngôi trường nào. Và nàng mất tin tức Điền từ đó.
 
Sau khi cưới nhau rồi, Trác đâm ra đổi tính. Mấy tháng trăng mật ngọt ngào trôi qua thì hắn “hiện nguyên hình” là một người thô lỗ. Những lần ra khơi đánh cá hai tuần hay một tháng trở về, anh ta tụ tập bạn câu lại và nhậu suốt sáng thâu đêm. Ngoài khơi lạnh giá, cả tàu túm tụm lại hút thuốc và uống rượu đã thành nghiện không thể bỏ. Và khi rượu vào hắn ta dễ nổi nóng, chuyện đánh đập và đối xử với vợ như nô lệ xảy ra hầu như thường xuyên.
 
Cuộc hôn nhân đã đày đọa Mỹ Tiên suốt hơn mười năm. Chữ tình yêu ngọt ngào hoa mỹ giờ thành ác mộng. Lòng nàng lạnh giá như băng, cố gắng lánh xa hắn chừng nào tốt chừng nấy. Cho đến năm ngoái, trong một lần đi nhậu say mèm về hắn đánh nàng tới bất tỉnh. Hắn đá nàng từ trong nhà lăn ra ngoài ngõ, và bỏ nằm đó suốt buổi.  Hàng xóm không ai dám nói chỉ gọi Công an, nhưng họ tới rồi bỏ đi, vì “Chuyện nội bộ gia đình không giải quyết”. Một người khác thấy tội nghiệp lén gọi điện thoại báo cho gia đình nàng. Khi ấy mẹ và mấy cậu em mới biết sự tình, họ tới giúp đỡ và đưa nàng vô bệnh viện cứu chữa xong đưa luôn về nhà cha mẹ. 
 
Chuyện ly hôn kết thúc mau lẹ, vì Mỹ Tiên đồng ý ra đi với hai bàn tay trắng, để lại tất cả tài sản nàng đã khổ công gây dựng trong hơn mười năm trời. Nàng chỉ muốn được tự do. May mà họ không có con, bác sĩ nói, tâm lý bất ổn ảnh hưởng việc sinh sản, và nhà chồng lấy cớ nàng không sinh con, để mặc nàng bị hành hạ mà không hề bênh vực...
 
Xe chợt thắng gấp, kéo Mỹ Tiên trở về thực tại.  Nàng bất giác lắc đầu, cố xua đuổi những ý nghĩ lan man về quá khứ. Loan đã căn dặn nhiều lần hôm tiễn nàng lên máy bay.  Bồ hãy quên hết đi, hãy bỏ đàng sau những chuyện cũ, để tận hưởng những gì sắp tới. Bây giờ đã thoát khỏi chốn ngục tù, sao lại nhớ làm gì tới những chuyện kinh hãi đó.  Xe ra khỏi freeway và chạy vào thành phố San Jose. Chị Hải nói:
 
“May quá hôm nay không bị kẹt xe. Bây giờ còn sớm lắm, một tiếng đồng hồ nữa mới đúng giờ hẹn. Chị sẽ chở em đến thăm tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình để mình cùng cầu nguyện nha. Bức tượng đó rất lớn, cao trên 11 mét, nặng hơn 3 tấn, và được làm bằng những mảnh ghép của xác máy bay vỡ vì bom đạn trong chiến tranh Việt Nam ngày trước. Đức Mẹ hiển linh lắm, em tha hồ cầu xin những gì em ước muốn!”
 
Mỹ Tiên mừng rỡ gật đầu lia lịa:
 
“Tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình sao? Tốt quá!” Nàng nói giọng thích thú. “Bên Việt Nam em cũng có nghe nói rồi. Vậy chúng ta đi nha chị.”
 
Nhà thờ Đức Mẹ Hòa Bình (Our Lady of Peace Church) tọa lạc trên vùng đất yên tĩnh với rất nhiều cây xanh bóng mát phủ rợp cả một vùng, hoa cỏ xinh tươi mơn mởn, làm cho lòng du khách không khỏi bàng hoàng mê mẩn. Chị Hải bỏ Mỹ Tiên xuống trước sân nhà thờ, chỗ gần những bậc thang lên Thánh tượng và nói:
 
“Em lên trước, chị kiếm chỗ đậu xe rồi sẽ lên sau”.
 
Mỹ Tiên bước lên vài bậc thang rồi đứng nép sang bên, nhường đường cho vài người lớn tuổi dắt díu nhau cùng bước. Người ta đến viếng thật đông, kẻ lên người xuống nhộn nhịp. Nàng hít một hơi dài bầu không khí trong lành thần thánh xung quanh tượng Mẹ và thấy lòng vô cùng thanh thản. Cỏ cây hoa lá xung quanh tôn tượng cũng được chăm sóc kỹ nên tươi đẹp mỹ miều, rực rỡ như là chốn thần tiên.  Dưới chân Thánh tượng, kẻ đứng chắp tay xá bái, người quỳ lạy dập đầu, có anh kính cẩn nhắm mắt nguyện cầu, còn chị lại sờ tay xoa xoa lên bàn chân Đức Mẹ rồi vuốt lên đầu lên tóc. Những vết mòn tróc nước sơn trên y áo và bàn chân Đức Mẹ cho thấy rất nhiều bàn tay của khách viếng vuốt ve khi họ cầu nguyện. Mỹ Tiên nhìn cảnh này cảm động đứng chờ. 
 
Nàng chờ người ta ra bớt trống chỗ rồi mới bước vào. Chắp đôi bàn tay, Mỹ Tiên nhắm mắt cầu nguyện. Nàng tạ ơn Chúa ơn Mẹ đã giải thoát cho cuộc đời nàng, đã ban may mắn cho nàng cơ hội được chị Hải giúp đến nước Mỹ thiên đàng, nơi mơ ước của nhiều người bên quê nhà và các nước trên thế giới. Một làn gió nhẹ lành lạnh hút tới thổi vào tai làm nàng mở bừng mắt, nhìn lên Thánh tượng. Nàng có cảm giác như Đức Mẹ đang gọi mình. Từ trên cao vời, khuôn mặt Đức Mẹ với đôi mắt hiền từ sống động trải xuống cõi nhân gian để nhìn nàng, nhìn đứa con đến từ nơi những mảnh ghép trên thân thể Người từng bị tan vỡ do bom đạn. Đôi tay Mẹ rộng mở, dang ra âu yếm như chực ôm hết vào lòng những kẻ bị nhiễm khổ đau trần thế, trong đó có nàng. Mỹ Tiên chợt ứa nước mắt. Nàng khóc với Mẹ, vì từ trong tiềm thức hình ảnh Điền chợt nhiên hiện về. Nàng nhớ mồn một những tháng ngày trên đại học, thỉnh thoảng Điền chở nàng ra nhà thờ Đức Bà Sài Gòn cầu nguyện dưới Thánh tượng Đức Mẹ trước sân nhà thờ, xong hai đứa ngồi cạnh nhau tại vườn hoa nhỏ trò chuyện bâng quơ. Lúc nào Điền cũng mang theo các món ăn vặt mà nàng thích, ô mai, hay cóc ổi ngâm cam thảo. Đã hơn mười năm không nghe tin tức, chẳng biết bây giờ Điền sống ra sao. Nàng thì thầm cầu nguyện Đức Mẹ hộ trì cho Điền.
 
“Em đã cầu nguyện xong chưa?”
 
Tiếng chị Hải vang lên bên cạnh.  Nàng quay lại mỉm cười.
 
“Dạ, em đang cám ơn Đức Mẹ đã ban ân phước cho em được sự giúp đỡ của chị để ngày hôm nay em có mặt ở Thánh địa này đây. Nhìn tượng Đức Mẹ hiền từ với đôi mắt sống động như người thật, và nhìn người ta cung kính khẩn cầu, em xúc động lắm chị ơi.”
 
“Thôi đi!” Chị Hải rầy. “Em mà còn nói ơn nghĩa nữa là chị sẽ không chở em về đó! Bỏ em ở San Jose luôn, rồi muốn đi đâu thì đi, hoặc là người ta lụm rồi đem bán qua... Mễ!”
 
Mỹ Tiên bật cười khan, lè lưỡi:
 
“Eo ơi! Chị của em nói nghe ghê quá! Nếu như lúc trước thì em sẽ để chị bán đi đâu thì bán, em bất cần. Nhưng hiện tại em đang yêu đời mà chị, em vẫn còn muốn sống!”
 
“Đúng vậy, em đã khổ nhiều rồi, từ giờ trở đi em xứng đáng được sống hạnh phúc. Đó là lý do chị lo cho em du lịch sang đây, có thể nói là một chuyến đi để quên quá khứ. Em nên cầu nguyện cho tương lai, Mẹ sẽ phò hộ cho em.”  Chị Hải nói xong kéo Mỹ Tiên lại chụp một số hình cùng tượng Đức Mẹ và quang cảnh xung quanh nhà thờ. Xong hai người đến chỗ hẹn.
 
Xe ngừng trước sân ngôi nhà màu kem thật xinh có trồng đầy hoa vạn thọ dọc hai bên lối vào. Cửa garage rộng mở, tiếng nhạc xập xình từ bên trong dội ra rất rộn ràng, náo nhiệt. Xung quanh nhà, trên mái, trên cửa nhà xe, và trên các cành cây trước cửa, đều trang trí nhiều dây đèn màu nhấp nháy, làm sáng rực lên những con gà tây giấy và những chiếc lá phong màu vàng chói lọi được gắn xen lẫn với các bóng đèn màu. Tấm bảng “HAPPY THANKSGIVING” treo nơi cửa chính được “sơn son phết vàng” trông thật là thú vị.
 
Mỹ Tiên trầm trồ:
 
“Ôi nhà đẹp và cảnh cũng đẹp quá chị ơi! Nhìn rất sống động, lại giống bên Việt Nam mình, vì trồng toàn hoa vạn thọ, thích quá!”
 
“Đúng đó em! Toàn Bắc Cali, nhất là vùng San Jose có biệt danh ‘Thung Lũng Hoa Vàng’này, cộng đồng Việt mình đông lắm, và hầu như ai cũng có job tốt, nhà đẹp, xe xịn, và họ cũng ăn chơi ‘xả láng’ không thua gì người Mỹ bản xứ đâu!”
 
Chị Hải vừa nói xong thì một phụ nữ bước ra từ cánh cửa bên hông nhà xe. Trong chiếc đầm dài thướt tha màu vàng sậm, điểm rải rác những chiếc lá phong màu đỏ, cô ta nhìn trẻ hơn chị Hải nhiều, nhưng ít nhất cũng thuộc vào hàng “đàn chị” của Mỹ Tiên.
 
“Đây là Kathy vợ Don, em con dì của anh Dậu nhà chị, và đây là Mỹ Tiên, em họ chị đó Kathy.”
 
“Welcome! Welcome!” Kathy vồn vã nói. “Mỹ Tiên xinh quá! Vào nhà đi em.”
 
Vào trong nhà, Mỹ Tiên càng ngạc nhiên hơn. Nàng trố mắt nhìn hết món nọ đến vật kia, rồi bỗng cười thầm, mình sao giống “Mán xuống đồng” như người bên Việt Nam thường nói quá. Không giống nhà chị Hải, nhà này rất rộng, đàng trước có tới hai phòng đều bày biện rực rỡ. Một chiếc bàn dài phủ tấm khăn màu nâu in dày đặc hình những trái bí đỏ, trên sắp từng chồng chén đĩa, ly tách, khăn giấy, tất cả đều có hình của gà tây, bí đỏ, và lá phong, kể cả những chiếc bình và lọ đựng gia vị như nước mắm, nước tương, tiêu, và ớt. Trên tường, trên những chiếc bàn nhỏ, và kệ sách, đây đó đều được trang trí đẫm sắc màu.  Những bức tranh bí đỏ, những con gà tây bằng giấy xòe đuôi xù lông trông thật dễ thương; những cái giỏ mây đan màu gỗ gụ trong chất đầy các loại hoa khô màu vàng đỏ, óng ánh, ngời ngời sắc thu.
 
Khách khứa đã đến khá đông, cánh đàn ông đang ngồi uống bia vừa nghe nhạc và tán chuyện. Có lẽ phụ nữ đang ở trong bếp phụ giúp chủ nhà, vì nghe tiếng nhiều người trò chuyện ở phòng bên. Căn phòng đang vang lên rộn rã một ca khúc tiếng Anh với giọng nam hùng hồn. Phía xa hơn trong góc phòng bên kia, người DJ có hàng râu mép rậm rì ngồi bên giàn máy trong trang phục gà tây liền quần, chiếc mũ đầu gà tây với cái mỏ vàng chói thật to và dài che gần phủ mắt, và hai cái mồng đỏ thắm lớn bằng bàn tay từ trên đầu thòng xuống đong đưa hai bên má, anh ta trông ngộ nghĩnh hệt tấm hình chú gà tây thật lớn treo trên tường. Trên chiếc bàn thấp, chất đầy những chiếc mũ giấy nhọn hình gà tây đủ màu chồng nhau chắc là dành cho khách, vì đám con nít và vài phụ nữ đi qua đi lại cũng đang đội những chiếc mũ này.
 
“Wow! Tụi em tổ chức mừng Thanksgiving kỳ này lớn quá! Có thuê DJ chơi nhạc nữa!” Chị Hải nói. “Vậy mà em nói chỉ đơn giản, kêu chị đừng mang gì cả, làm chị đi tay không nè.”
 
“Nếu không nói như vậy thì mất công chị lụm cụm tùm lum thứ như những lần trước.” Kathy cười rồi tiếp, “Lại đây để em giới thiệu Mỹ Tiên với mọi người, chị thì ai cũng biết rồi.” Nói xong Kathy chỉ vào Mỹ Tiên và nói thật to, át cả tiếng nhạc, “Hello! Mời mọi người chào đón một người đẹp vừa từ Việt Nam mới qua. Đây là cô giáo Mỹ Tiên, em bà con của chị Hải.”
 
Tiếng nhạc và lời ca bỗng im bặt, tắt ngấm, rồi vỡ òa một điệu nhạc vui không lời, dập dồn như điệu quân hành, ngân lên chừng một phút, trong tiếng vỗ tay của mọi người. Mỹ Tiên bẽn lẽn đỏ cả mặt. Nàng luống cuống lí nhí cảm ơn và kéo tay chị Hải bước vội vào phía nhà bếp.
 
“Vô phụ giúp họ đi chị.”
 
Trong bếp, mỗi người một tay, cùng nhau nấu nướng trong tiếng nhạc rộn vang cả nhà. Mỹ Tiên rất ngạc nhiên, vì đây là lần đầu tiên nàng thấy Don người đàn ông Việt Nam đeo tạp dề, lăng xăng trong bếp nướng gà tây. Chả bù với Trác, lần nào nhà có tiệc tùng giỗ quảy, một tay nàng làm bánh và nấu nướng chuẩn bị các thứ từ sáng tới chiều, còn anh ta chỉ ngồi nhà trên và nhậu tì tì với bạn. Mẹ và em gái hắn ở gần kề bên sát vách không hề sang giúp mà giao phó hết cho nàng. Nếu nhậu hết mồi mà nàng chưa kịp đem thêm, thế nào cũng bị mấy cái bạt tai.
 
Bên ngoài trời tối dần. Khi bếp trưởng Don nướng xong con gà tây vàng lườm rồi khệ nệ bưng ra để giữa chiếc bàn dài, thì những món phụ của mấy chị phụ nữ cũng đã sắp đầy gần kín chỗ. Lớp thì bột khoai tây pho mát, lớp bánh bí ngô, rồi nước sốt cà, hạt bắp xào bơ, măng tây nấm nướng, bánh mì tròn,v.v...nhìn thật hấp dẫn.
 
Don lại đứng ở đầu bàn, dùng dao cắt sẵn con gà tây ra từng lát lớn.  Đường dao bén ngót, lát thịt trắng phau phau, bên ngoài là lớp da nâu bóng mượt. Cắt xong được nửa con gà, Don khui chai rượu Hennessy rót ra ly mời, tuyên bố lý do buổi tiệc Tạ Ơn và mời mọi người ai nấy tự phục vụ cho mình.  Họ đi lấy thức ăn và tự chọn loại bia rượu nào mình thích trong thùng ướp đá.  Đây cũng là lần đầu Mỹ Tiên thưởng thức món gà tây nướng, dù nàng đã nghe nhiều về món ăn này qua TV và báo chí bên VN. Nàng gắp một miếng thịt vào đĩa, bỏ vài muỗng bột khoai tây, hạt bắp vào rồi bưng lại ngồi gần chị Hải.  Một lát sau chị Hải hỏi:
 
“Em bên đó có biết nhảy không? Lát nữa ăn xong mọi người sẽ ra khiêu vũ bên khoảng trống giữa hai phòng khách bên kia, cho... tiêu cơm, như là tập thể dục. Em tham gia cho vui nghe.”
 
“Ồ, em không biết nhảy đâu!”
 
Mỹ Tiên lắc đầu nguầy nguậy, rồi vội đem cái đĩa đã hết thức ăn bỏ vào thùng rác, và cầm chai nước lọc lẻn ra ngồi ngoài nhà xe lúc này đã đóng cửa, để mơ mộng một mình. Nàng thấy cô đơn và lạc lỏng vì ngoài chị Hải ra nàng chẳng quen ai trong buổi tiệc này cả. Cũng để tránh người ta thăm hỏi chuyện về nàng như lúc ở trong bếp, điều mà nàng không muốn nhắc tới.
 
Một bản Tango dìu dặt cất lên, Mỹ Tiên nhìn vào thấy những người ăn xong kéo nhau ra sàn nhảy tung tăng trên đôi chân lả lướt. Đúng là cuộc sống của người bên Mỹ rất sinh động và thú vị, nàng nghĩ thầm. Khi tiếng nhạc sôi nổi rộn ràng đứng lại, thì ca khúc “Bản Tình Cuối” của Ngô Thụy Miên do Tuấn Ngọc trình bày nổi lên, rất ngọt ngào, nhưng buồn da diết.
 
Mây có bay và em có hay
Ta ngại ngùng yêu em lần đầu.
..............
Một lần nào đó bước bên em âm thầm
Một lần nào đó ta vẫn không nói yêu người.”
 
(Bản Tình Cuối - Ngô Thụy Miên)
 
Mỹ Tiên thấy lòng xúc động vô biên và đột nhiên nàng muốn khóc.  Đây là bản nhạc ngày xưa Điền thường hát mỗi khi trường có văn nghệ, và anh cũng hay ngân nga mỗi khi ngồi một mình. Nếu nàng lại gần là anh im bặt. Thấy hơi lành lạnh, nàng thu chân lên ghế, hai tay đặt trên đầu gối và gục đầu xuống, úp trán lên hai bàn tay.  Tiếng hát Tuấn Ngọc vẫn vang vang nức nở như đến tự cõi nào. Bản nhạc chấm dứt trong khi nàng vẫn còn mơ màng tơ tưởng về quá khứ...
 
Rồi đột nhiên một điệu nhạc thật dịu dàng trổi lên, và giọng ca sĩ nam réo rắc, não nùng:
 
Em sang ngang... gió mây hờn...
Lòng anh buốt nhói quay cuồng... mối tơ
Từ em... hồn quyện vào thơ
Để anh chao đảo vật vờ... mộng du...”
 
Mỹ Tiên giật nẩy mình. Nàng run rẩy gần như ngồi không muốn vững.  Lời bản nhạc này nàng đã thuộc từng chữ và chúng đã ăn sâu trong lòng bao năm qua.  Nhưng chưa bao giờ nàng nghe ai hát, lại hát thật hay, thật xúc động lòng người như thế này. Trong lúc nhất thời, nàng không thể nhận ra tiếng hát của danh ca nào, dù nghe rất quen. Nàng còn đang sững sờ thì có tiếng bước chân nhè nhẹ sau lưng. Vừa ngoái đầu nhìn lại, nàng bỗng hét to lên, cả người lạng quạng hai tay chới với xém ngã nhào xuống đất. Đôi bàn tay đàn ông khỏe mạnh ấm áp, vội đỡ lấy nàng, giữ thăng bằng lại trên chiếc ghế.
 
“Mỹ Tiên! Là Điền đây mà!” Anh ta nói nhỏ, giọng run run gần như thì thầm vào tai nàng, rồi giật cái mũ gà tây trên đầu liệng xuống đất.
 
Trong ánh đèn lờ mờ của garage, Mỹ Tiên định thần nhìn lên.  Thì ra đó là người DJ có râu mép; là “Con gà Tây” với trang phục sặc sỡ từ đầu tới chân; là người chạy khúc nhạc không lời rộn rã chào đón nàng khi Kathy giới thiệu; là người từ chiều giờ ngồi lặng lẽ bên giàn máy ở góc phòng xa tận bên kia; và là người liên tục gửi ra những bản nhạc trữ tình cho mọi người thưởng thức, kể cả “Bản Tình Cuối” Điền thường hát. Nàng dụi mắt nhìn nữa rồi đứng bật dậy, ôm chầm lấy anh.
 
“Đúng là Điền đây rồi!” Và nàng bật khóc nức nở. “Tại sao bao năm nay Điền biến mất? Có biết là Tiên đã khổ đau nghĩ tới Điền từng giờ từng phút hay không?”
 
Điền cũng ôm chặt lấy nàng, nước mắt rưng rưng không thốt ra lời.  Rồi họ ôm nhau đứng đó im lặng không biết trong bao lâu. Tiếng nhạc từ phòng khách bỗng dưng im bặt.
 
“DJ ơi! DJ đâu mất tiêu rồi? Cho bản Tango nữa đi! Mọi người đang ngon trớn nè!” Tiếng ai đó gọi lớn. Và Điền cầm tay Mỹ Tiên dắt vô nhà.
 
Thực khách nhìn thấy hai người tay trong tay đi vào thì tròn mắt há hốc. Họ không thể tin được hai người này làm sao quen nhau lẹ thế. Chị Hải cũng “hết hồn” kéo tay Kathy hỏi dồn dập:
 
“Anh chàng DJ này là ai vậy? Sao quen với Mỹ Tiên? Con bé mới đến Mỹ mấy ngày thôi mà?”
 
Kathy cũng đang ngạc nhiên không kém nên lắc đầu:
 
“Em không biết! Bạn anh Don giới thiệu. Chỉ biết anh ta tên Davis, qua Mỹ diện kết hôn nhưng đã li dị, sống bằng nghề làm DJ và chơi nhạc cho đám cưới. Đây là lần đầu anh ta đến đây chị.”
 
“Thưa quý vị!” Điền cầm lấy micro và lên tiếng. “Chắc mọi người ngạc nhiên lắm. Tôi xin có câu trả lời: Tôi và Mỹ Tiên ngày xưa từng là bạn học, từ cấp hai lên đại học. Mười mấy năm rồi chúng tôi đã thất lạc nhau, hôm nay tình cờ gặp lại.
 
“Amazing!” Không thể tưởng tượng! Nhiều tiếng “Whoa!” “Ui!” “Oa!” Rồi bỗng những tràng pháo tay nổ lên như sấm, kèm theo nhiều tiếng la to, “Ôi trái đất tròn! Chúc mừng! Cụng ly! Cụng ly! Dzô! Dzô!”
 
Điền bước lại chỗ giàn máy mở lên một bản Tango. Và mặc cho mọi người tiếp tục nhảy nhót, hai người ra ngồi trên sofa, ríu rít kể cho nhau nghe những chuyện đã qua...
 
 
Phương Hoa 

Ý kiến bạn đọc
04/03/202501:05:28
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
14/02/202505:46:03
Khách
"Thà tôi ở một mình còn hơn ở bên cạnh một người mà sáng thức dậy nhìn mặt thấy không vui".
13/02/202521:00:13
Khách
Vài tâm sự của những người đã từng ly dị:

*"Nếu không thể tiếp tục bên nhau, hãy ly hôn và điều đó không có gì là ghê gớm cả. Nên nhớ rằng ly hôn không phải là dấu chấm hết mà chỉ là kết thúc một chương trong cuộc đời, mở ra một chương mới mà thôi ".

*“Tôi nghĩ chuyện vợ chồng là cái duyên. Giống như mình đi trên một chuyến tàu, đến ga thì phải xuống. Sau đó, mình sẽ chờ một chuyến tàu khác ".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 82,481
Tin về một bé gái 11 tuổi ở Texas đã tự tử chết ngày 8 tháng 2 vừa rồi vì bị bắt nạt bởi bạn bè tại trường học liên quan đến tình trạng di trú của gia đình em khiến tôi lại liên tưởng đến những ngày tháng đen tối sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Khi ấy đã có bao nhiêu thành phần cơ hội lên mặt hống hách. Và để lập công với chính quyền mới, họ đã không ngần ngại có những hành động cũng như lời nói đe dọa những người từng là hàng xóm, là bạn bè, là đồng nghiệp của họ. Khi ấy có biết bao nhiêu người trong chúng ta cùng mang chung một tâm trạng lo âu hoang mang, không còn dám tin tưởng vào bất cứ một ai. Có lẽ đó cũng là điều mà chính quyền mới khi ấy mong muốn và biết đâu điều đó cũng nằm trong kế hoạch của họ. Khi người dân nghi kỵ lẫn nhau, sẵn sàng trở mặt đấu tố nhau thì giới lãnh đạo sẽ chẳng còn phải lo có thành phần nào rảnh rỗi để chống đối lại mình.
Biết được Hội sinh viên người Mỹ bản địa ở trường UTA (University of Texas at Arlington) cần nhiều thiện nguyện viên giúp cho lễ hội Pow Wow lần thứ 29 được tổ chức vào ngày 1 tháng Ba năm 2025, tôi chủ động liên lạc với Ông chủ tịch của hội và được chấp nhận vào làm thiện nguyện viên. Tất cả các thiện nguyện viên được yêu cầu tham gia hai buổi họp online để nghe phổ biến về nội qui và những điều nên tránh khi làm thiện nguyện cho lễ hội. Buổi họp thứ ba được tổ chức tại trường UTA một ngày trước lễ hội. Ông Silva-Brave, chủ tịch hội sinh viên người Mỹ bản địa, giải đáp những thắc mắc của thiện nguyện viên, đưa chúng tôi đi tham quan khu vực Maverick Activity Center để chúng tôi khỏi bỡ ngỡ khi làm việc.
Tôi đến thăm chị Dung đang nằm bịnh. Anh Việt mở cửa đón tôi với bộ mặt hốc hác xanh xao tiều tụy. Nhìn chị nằm trên giường gần như bất động, tôi đè nén sự xúc động. Không ai ngờ vợ anh đang còn mạnh mẽ bất ngờ bị ung thư bướu trong não, chữa trị trong thời gian ngắn, nay đành bất lực. Dầu biết luật đời gắn chặt Sinh Lão Bệnh Tử không ai tránh thoát. Nhưng có chia lìa là có đau buồn ngậm ngùi, nhất là với người phụ nữ có quá nhiều đức tánh tốt, người vợ tuyệt vời, người mẹ mà các con xem như thần tượng, người dâu được cả dòng họ nhà chồng khen ngợi, bạn bè thương mến.
Dung vượt biên qua Mỹ lúc vừa xong trung học. Bố mất khi còn trong trại giam sĩ quan chế độ cũ. Mẹ cũng mất sau mấy năm bươn chải mua bán nuôi con. Hai đứa cháu mồ côi được cô mang về nuôi. Khi Dung học xong trung học, cô tìm mối vượt biên cho Dung đi, bởi vì con “ngụy quân ngụy quyền” không thể vào đại học. Chuyến đi kinh hoàng suýt mất mạng, nhưng cuối cùng Dung cũng được nhận vào Mỹ, vì khai bố mất trong tù. Phái đoàn Mỹ khi phỏng vấn họ tìm ra tung tích bố dễ dàng, dựa vào tấm hình bố mặc quân phục ẵm Dung lúc 5 tuổi, cười nhe hàm răng sún thiếu 2 cái răng cửa.
Trời mùa đông, sương mù phủ mờ những con đường. Tôi ngồi trong chiếc Toyota Camry đã vượt qua hơn trăm ngàn dặm, lắng nghe tiếng quạt gió từ hệ thống sưởi ấm phả đều lên khuôn mặt tê lạnh. Buổi sáng âm 4 độ C, và khi điện thoại trên giá đỡ bất ngờ sáng lên, tôi thấy thông báo: “Pick up from Wawa, $5.50.” Không chút đắn đo, tôi nhấn “chấp nhận.” Cây xăng Wawa chỉ cách nhà vài con đường. Khi xe vừa dừng lại, tôi mở cửa bước vào cửa hàng tiện lợi. Dù là sáng thứ Bảy, nơi này vẫn nhộn nhịp như mọi ngày. Các trạm bơm xăng chật kín xe cộ. Xe tải chở hàng, xe con, và những chiếc SUV đông đúc trẻ em trên ghế sau nối đuôi nhau chờ đến lượt. Tài xế nhanh tay cầm vòi bơm, mắt liếc qua màn hình hiển thị giá xăng, một vài người thở dài khi thấy con số tăng lên nhanh chóng.
Cảm ơn giấc mơ Mỹ với 400 đô của gia đình tôi. Tôi thật sự hy vọng giấc mơ Mỹ của nhà tôi ngày càng tươi đẹp hơn và tròn trịa hơn cho những thế hệ sau. Cảm ơn tất cả những cơ hội mà chúng tôi có được. Cảm ơn những bước chân dĩ vãng đã tôi luyện tôi thành tôi của ngày hôm nay. Cảm ơn những chuyến đi ngược xuôi của dòng đời đưa tôi về những địa điểm của địa cầu dù là du lịch, tham quan thế giới để mở mang tầm mắt hay để tôi luyện con người. Cảm ơn ba mẹ đã sanh thành, dưỡng dục và nuôi dưỡng những đức tánh của con. Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi làm những việc muốn làm.
Năm mươi năm quả là một thời gian dài, dài quá nửa đời người, tuy nhiên so với dòng thời gian vô thủy vô chung thì nó chỉ là một khoảnh khắc, một cái chớp mắt, so với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc thì năm mươi năm cũng chẳng là bao. Năm mươi năm, nếu là đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình thì cũng chẳng có chi đáng để nói. Đằng này năm mươi năm xào xáo, ly tán, khổ đau… quả là thật khó mà nói hết trong một bài văn hay một câu chuyện. Cũng may là bản tánh con người mau quên, mọi thứ rồi cũng dần dần nguôi ngoai theo lớp lớp sóng bồi của thời gian. Người ta thường nói thời gian là phương thuốc sẽ chữa lành những vết thương, sẽ xóa nhòa những ký ức, chôn vùi đi những dĩ vãng dù là vàng son hay đen tối, hạnh phúc hay khổ đau.
Những năm 1970, quan niệm xã hội chưa thông thoáng như bây giờ. Chuyện yêu đương với người nước ngoài là điều không tưởng, chứ đừng nói tới việc lấy chồng ngoại quốc. Vậy mà con bé xấp xỉ đôi mươi, vừa rời ghế nhà trường, tập tễnh ra ngoài đi làm phụ giúp gia đình, cái con bé hiền như con mèo đó, lại dám lấy thằng chồng Mỹ.
Hương biết, từ ngày gật đầu làm vợ Jim, cho đến lúc đặt chân đến Mỹ, sinh con và sống trong sự bao bọc của Jim, bắt đầu bằng cảm giác thương hại, rồi mang ơn Jim đã giúp cô có tấm vé đi Mỹ, thoát khỏi Việt Nam, rời khỏi làng quê bé nhỏ khốn khổ, đổi đời. Hương cũng tự hỏi, làm sao Jim yêu cô chỉ qua một lần tiếp xúc và sau đó là những cuộc gọi đường dài, nhưng dù sao hành động của Jim trong những năm qua cũng đủ chứng minh tất cả. Còn Hương ư, chưa bao giờ cô nghĩ mình đã rung động vì Jim...
Những bông tuyết bắt đầu lớn và nặng, rơi từng chùm to khi chúng tôi về gần tới nhà! Hôm nay, 05 tháng 01 năm 2025 là ngày đầu đưa con trai trở lại OSU (The Ohio State University) sau kỳ nghỉ Giáng Sinh và Tết Tây dài hạn trong năm. Cho xe vào “garage” xong, tôi vội vã lấy xẻng xúc bớt tuyết trên lối đi đoạn rải muối trước khi chạy vội vô nhà trốn lạnh...
Nhạc sĩ Cung Tiến