Hôm nay,  

Đợi Mãi Một Mùa Xuân

10/02/202500:00:00(Xem: 3771)
TG Triều Phong (thứ hai từ phải) nhận giải Danh Dự VVNM 2014
TG Triều Phong (đứng thứ 2 từ phải) nhận giải Danh Dự VVNM 2014
 
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây là một bài viết tự sự gửi gắm nhiều suy nghĩ trăn trở của tác giả, một người Việt xa xứ khi ngày tết đến giữa tiết trời đông giá rét nơi hải ngoại.
 
***
 
Những bông tuyết bắt đầu lớn và nặng, rơi từng chùm to khi chúng tôi về gần tới nhà! Hôm nay, 05 tháng 01 năm 2025 là ngày đầu đưa con trai trở lại OSU (The Ohio State University) sau kỳ nghỉ Giáng Sinh và Tết Tây dài hạn trong năm. Cho xe vào “garage” xong, tôi vội vã lấy xẻng xúc bớt tuyết trên lối đi đoạn rải muối trước khi chạy vội vô nhà trốn lạnh.
 
Vợ tôi thay đồ xong, lên giường, lấy chăn trùm kín mít rồi ngủ lúc nào không hay. Tôi ở lại một mình bên ngoài, ngồi nơi phòng khách to rộng, lơ đãng ngó quanh nhà. Cái “sunny room” trở nên trống trải, dường như lạnh và lớn hơn vì mất cây thông Giáng Sinh lộng lẫy, đèn đốm sáng choang được chúng tôi trang hoàng rực rỡ mấy tuần qua mà trước lúc đi thằng con đã phụ giúp cha mẹ thu dọn khiến cảm giác cô đơn lẫn cô độc tràn ngập trong tôi khi không còn ai quanh mình!
 
Dưới ánh đèn vàng, tôi lặng mình trong chiếc ghế bành to, ngẫm nghĩ sự đời sau những ngày lễ lạc. Cuộc vui nào cũng tàn, cuộc tiệc nào cũng tan, đời người rồi cũng sẽ trôi theo dòng sông sinh tử, chỉ có thời gian là bất biến trong cái cõi có, không, của vũ trụ mà con người do sự cảm nhận của tâm thức mà ngỡ nó cũng thay đổi! Thế thì sự đời hợp tan là lẽ thường có gì mà phải phiền muộn, âu lo?
 
Suy tư mãi cũng chán, tôi bước đến cửa sổ vén màn, đứng hững hờ nhìn ra đường. Bên ngoài, tuyết rơi càng lúc càng dày và dữ dội, thỉnh thoảng gió hốt một cụm tuyết to, bốc lên khỏi mặt đất bay mịt mùng và cuốn chúng quay vù vù trong khoảng không gian trước mặt làm mờ cả cảnh vật tạo thành các trận cuồng phong như lốc xoáy. Lúc này mọi thứ đều trắng xóa, từ mái nhà cỏ cây đến mặt đất. Quang cảnh đẹp như tranh bây giờ không còn khiến tôi ham thích như xưa nữa mà thay vào đó là những lo lắng cho các ngày vất vả sắp tới vì tuổi bắt đầu lớn, mỏi gối, chân run. Mùa đông giá rét nơi xứ lạnh thì tuyết là “kẻ thù” của người già!
 
Đây là trận bão tuyết lớn, gây nhiều khó khăn do không khí lạnh từ Bắc Cực kết hợp với hệ thống áp suất thấp di chuyển từ miền tây sang đông Hoa Kỳ, xuyên qua hơn ba mươi tiểu bang với thời tiết vô cùng khắc nghiệt kể từ một thập kỷ trở lại đúng như đài khí tượng đã dự đoán khiến cho một ngàn năm trăm chuyến bay bị hủy và hơn sáu mươi triệu người bị ảnh hưởng. Hệ thống giao thông bị tê liệt và lưới điện bị mất trên diện rộng. Tại nhiều tiểu bang, chính quyền phải ban bố “tình trạng khẩn cấp!”
 
Biết là không thể làm gì được hôm nay, tôi buông màn xuống và trở lại phòng khách. Trong cái cảnh cô liêu tỉnh mịch ấy, tôi thu mình lại như con chim ẩn mình trong tâm tư suy tưởng về quá khứ, vị lai và chợt nhận ra thời gian như một “sát thủ” tàn phá đời người.
 
Bởi mới chỉ thoáng một cái mà tôi đã ở Mỹ này xấp xỉ hai mươi lăm năm và hơn năm năm tù do trốn chạy Cộng sản, gần mười một năm “chết dí” ở trại như vẫn còn sau lưng. Xa xôi hơn nữa thì 30 Tháng Tư Năm 1975; cái ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ đang đến dần.
 
Năm mươi năm lạnh lùng sắp đi qua! Năm mươi năm tủi hờn như người con gái lỡ làng, bẽ bàng cho thân phận bèo dạt mây trôi trên đất khách, cho lữ khách ở xứ người vẫn đứng ngóng, “đợi mãi một xuân” thanh bình sẽ trở lại nơi quê nhà vẫn chưa có!
 
Nghĩ tới đó, tôi bỗng cảm thấy chán chường. Nỗi thất vọng tận trong tâm can sâu thẳm chợt dâng lên và òa vỡ bởi các tin tức của Cộng Đồng Việt mình trên đất Mỹ mà tôi đọc được qua báo chí dạo gần đây. Nào là chuyện một ông nghị viên gốc Việt sắp ra hầu tòa vì tội tham nhũng ở Cali tới chuyện tranh chấp tài sản, quyền lực giữa ông giám đốc và hội đồng quản trị của cái viện bảo tàng Việt Nam lâu đời nhất cũng ở bang này mới nổ ra cách đây vài tuần!
 
Chỉ mỗi bài học lịch sử mất nước căn bản này mà người Việt lưu vong mình học mãi không thuộc nên chuyện mong đợi mai vàng khoe sắc trong nắng xuân yên vui trên trời tự do ở quê nhà chưa xảy ra là cũng phải thôi!
 
Rồi tôi nhìn lại chính mình, còn mình thì sao, đã có làm được gì cho ai chưa suốt thời gian ở đây hay mình cũng chỉ lo cho chính bản thân và gia đình mình thôi? Vâng, tôi cũng không có làm được gì cho ai cả! Vậy thì mình không nên trách móc để phải buồn phiền làm gì? Bởi trong bất cứ một quốc gia, xã hội, cộng đồng nào, cũng có vô số kẻ xấu người tốt nên các việc như vừa nói vẫn xảy ra hằng ngày quanh ta. Ngay như hiện nay ở Mỹ này, có những người mang nhiều tội trạng tày đình mà vẫn nghênh ngang và thăng tiến chứ chả có bị tù tội gì thì mới thấy cái thước đo của sự công bằng cũng bị giới hạn. Công lý bị bẻ cong vì luật pháp vẫn thiên vị do vấn đề sắc tộc, màu da, thế lực đảng phái…
 
Thế thì phải sống làm sao?
 
Câu hỏi ấy đưa tôi vào dòng suy nghĩ miên man. Cuối cùng tôi bỗng “nghiệm” ra rằng hãy sống bình thản với quy luật tất yếu của lịch sử bởi không ai có thể thay đổi được quá khứ, cứ thuận theo lẽ thường của xã hội, định luật tự nhiên của trời đất nếu mình không có khả năng để thay đổi được gì, để hướng tới tương lai!
 
Do đó đừng nên sống trong buồn chán! Tại sao tôi cứ mãi sống với ý tưởng tiêu cực mà không phải là tích cực? Bởi đồng tiền có hai mặt thì con người cũng vậy! Bên cạnh những chuyện buồn tôi vừa nghĩ tới thì người Việt chúng ta cũng có các điều hay khác từ những thành công của lớp trẻ như Luật Sư Dereck Trần; người ở Cali, mới trở thành dân biểu liên bang gốc Việt đầu tiên tại Hạ Viện Mỹ, như cháu Learner Tiên vừa có một chuỗi thành công trong lĩnh vực thể thao khi là tay vợt trẻ 19 tuổi mà đã thắng vang dội Daniil Medvedev, cây vợt hạt giống số 5 thế giới, từng vô địch “US Open 2021” trong vòng 2 của Giải quần vợt Úc mở rộng 2025… 
 
Như đông tàn, ngày tận thì xuân sẽ đến với muôn ngàn nụ nhụy sẽ ra hoa, lại đơm bông kết trái. Trẻ em lại tung tăng ra đường cười đùa, những cặp nhân tình lại đưa nhau dạo phố, tay trong tay với tình yêu lung linh nơi đuôi mắt, các ông già bà cả lại ra công viên sưởi ấm trong nắng mai chan hòa. Cuộc sống cứ tưởng như lại bắt đầu nhưng thực sự luôn liên tục trong từng phút giây ở chốn nhân gian này thế thì hãy sống lạc quan ngay khi có thể chứ chẳng cần phải cứ “đợi mãi một xuân” tới mới vui mà chi? Vì khi con người ta cảm thấy vui là vui, đủ là đủ như cụ Nguyễn Công Trứ đã nói “Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc. Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn” do đó khi ta còn được hít thở là được sống, thế há chẳng đã hạnh phúc rồi sao?
 
Nhưng làm sao để “cảm thấy” được điều ấy?
 
Tôi biết có một số người rất đau buồn, khổ sở khi ước mơ, mong ước của họ không thành sự thật. Lắm lúc họ bực bội, trở nên hằn học, cáu gắt với người xung quanh. Hung hãn hơn nữa lại họ muốn làm tổn thương hoặc giết hại ai mà họ thấy “ngứa mắt.” Trong cái tận cùng của sự khổ đau ấy, họ tuyệt vọng, bỏ ăn, mất ngủ. Ban ngày thì họ bị sự thất vọng dày vò dằn vặt, tối đến thì họ nằm gặm nhấm niềm đau, tâm hồn tê tái trong bóng đêm! Thế cho nên cái tư tưởng an nhiên tự tại kia của cụ Uy Viễn Tướng Công cho chúng ta thấy cụ đã hiểu thấu đáo cái lý lẽ của nhà Phật mà kinh sách thường nói là đã “ngộ!” Vì chỉ khi chúng ta ngộ thì chúng ta mới có được “chánh niệm!”
 
Khi con người chúng ta ngộ được cái chân lý ấy chúng ta sẽ thấy vạn vật vô thường rồi buông bỏ tất cả! Và đó là cái nguồn cơn của hạnh phúc từ tâm linh chứ không phải bởi ngoại vật xung quanh!
 
Vậy khi nào thì con người ta tới “cõi ngộ” được? Ngộ bằng cách nào?
 
Đó là câu tôi thường tự hỏi lấy mình? Hôm nay, thấy tuyết rơi mịt mùng bên ngoài tôi biết nó lạnh bởi vì kinh nghiệm đã đi trong tuyết trước đây. Thế là tôi nhìn sự vật qua điều đã xảy ra với mình bằng kinh nghiệm. Như vậy là nhận thức của tôi đã bị phủ đầy bằng kinh nghiệm từng trải qua chứ hiện tại tôi đâu có lạnh vì tôi đang đứng trong nhà có máy sưởi ấm mà!
 
Điều này bất chợt cho tôi hiểu rằng từ lâu tôi đánh giá một việc hay một vật thể qua kinh nghiệm bản thân, hay lời nói, chữ nghĩa hoặc những gì đã đọc, đã học được từ sách vở. Cái này không sai nhưng chưa chắc đã đúng hoàn toàn? Vì bây giờ tôi đứng đây, trong nhà nhìn ra, sao tôi không thấy tuyết trắng tinh khôi, đẹp tuyệt vời mà lại thấy lạnh, dễ sợ? Cảm nhận ấy là một dạng của nhận thức không có trong thực tế mà chỉ bị hình thành bởi kinh nghiệm trải qua? Vậy trước khi đánh giá hãy quan sát. Quan sát để nhìn rõ cốt lõi của vấn đề mà thay đổi. Đấy là nghệ thuật!
 
Nghệ thuật để chúng ta nhận thức được cái đổi thay từ căn nguyên và cái nhân thức mà chúng ta đã nhìn ra được ấy đã được Krishnamurti, triết gia Ấn Độ, gọi là “The art of seeing!”
 
Vậy là từ hôm đó đến nay tôi nhìn mọi vật, mọi thứ không phải từ tác động bên ngoài, từ kinh nghiệm, từ sân si, thù hận mà quan sát từ bên trong với một trạng thái “tâm không” yên ổn.
 
Với suy nghĩ hãy cứ sống lạc quan, yêu đời, yêu người nọ nên vào tối ngày 18 tháng 01 năm nay, khi vợ tôi “rủ” đi dự “Dạ Vũ Mừng Xuân Ất Tỵ 2025” do Cộng Đồng Người Việt Quốc gia ở Dayton Ohio tổ chức với các giọng ca địa phương quen thuộc và đặc biệt là có sự góp mặt của Quốc Khanh, Hoàng Thục Linh; cặp vợ chồng song ca son trẻ, dễ thương mà vợ tôi mến mộ, là tôi cũng hăng hái tán thành ngay.
 
Trong đêm đông giá buốt và do công ăn việc làm chúng tôi đến hơi muộn một tí nhưng cuối cùng cũng đã tìm được “Royal Banquet Center” vì trời tối và nó lại năm cách xa đường lộ một khoảng khá xa. Tuy vậy đây là nơi mà người Việt thường mướn để tổ chức lễ lạc nhờ có hội trường lớn với chỗ đậu xe to, rộng rãi.
 
Dù thời tiết lạnh lẽo ở Trung Tây Hoa Kỳ chứ không phải như mùa xuân ấm áp bên quê nhà nhưng bà con vẫn nô nức đến đông đảo. Bên trong, bầu không khí tưng bừng, người lớn và trẻ em chen chúc tấp nập. Gần cả trăm bàn được quan khách đặt trước đã đầy ắp, chỉ còn lại vài chiếc phía cuối. Tiếng nhạc rộn ràng, âm thanh xập xình vang dội của ban nhạc “The Wave Band” được tập dợt nhuần nhuyễn đã lấn át cả tiếng người làm bầu không khí thêm nhộn nhịp với các bài ca ngợi mùa xuân kinh điển xa xưa!
 
Việc vào cửa miễn phí là phần đặc biệt mà Ban Tổ Chức cố gắng thực hiện đã quy tụ gần cả ngàn vị khách Mỹ-Việt tham dự. Hòa vào dòng người với âu phục trang trọng, áo quần sặc sỡ là các tà áo dài thướt tha của những cô gái, các quý ông trong y phục cổ truyền Việt Nam như những cánh bướm tung bay lượn lờ khắp nơi, vợ chồng tôi cũng được bà chị vợ đưa đến chỗ trống nơi chiếc bàn gần cuối.
 
Ngồi từ đây trông lên phía trên, tuy rất xa nhưng tôi vẫn thấy sân khấu được trang hoàng khá nhã nhặn, lịch sự, đẹp mắt, làm nổi bật lên ý nghĩa quan trọng của ngày Tết để cho các thế hệ mai sau nơi xứ người hiểu rõ thêm về phong tục tập quán đón xuân của con cháu dòng giống Lạc Hồng!
 
Sau phần phát biểu khai mạc của vị diễn giải lão thành, nói lên mục đích của buổi tiệc họp mặt truyền thống dân tộc trong hoàn cảnh tha hương thì ông cũng nhắc nhở đến việc mất mát năm mươi tám ngàn binh sĩ Mỹ trong công cuộc sát cánh hỗ trợ của Hoa Kỳ với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vào thế kỷ trước của chiến tranh Việt Nam nhằm bảo vệ tự do, ngăn chặn sự bành trướng của chủ thuyết Cộng sản ở Đông Nam Á mà tôi cho rằng là phần có ý nghĩa nhất của đêm nay. Bởi lẽ những lời nói tưởng như bình thường kia lại là một chỉ dấu của lòng tri ân từ tận đáy lòng để chúng ta và con cháu mai sau đừng bao giờ quên sự hy sinh vô bờ bến của người Mỹ và chính phủ Mỹ cũng như lòng nhân ái mà họ đã mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta trên hành trình ra đi tỵ nạn kể từ sau 30/04/1975.
 
Rồi buổi dạ hội sôi động hẳn lên khi Quốc Khanh xuất hiện. Nhiều tiếng la, tiếng hét vì phấn khích phát ra khắp khán phòng, mọi người ùa ra sàn nhảy, thích thú lắc lư theo điệu nhạc, giọng hát như mang mùa xuân đến của anh, lúc được mời gọi khiêu vũ.
 
Bên cạnh đó, để cho tất cả khán giả không bị “đói” khi tham dự thì Ban Ẩm Thực do các chị em trẻ đảm trách, đã ra công làm nhiều món ăn rất ngon với giá phải chăng. Đặc biệt có món cháo lòng vô cùng xuất sắc! Và dĩ nhiên để tạo thêm hưng phấn thì ngoài thức uống giải khát như nước suối, sữa đậu nành…thì còn có Corona, Budlight, Heineken…là các thứ không thể thiếu trong mỗi cuộc tiệc!
 
Khi uống khá nhiều, theo nhu cầu tôi phải đi tìm “restroom” thì phát hiện ra ở phòng ngoài, các chú đang tổ chức lắc “bầu cua cá cọp,” tái tạo hình ảnh vui chơi lành mạnh, không khí khác lạ cho con cháu giải trí để hiểu biết thêm về những thú tiêu khiển của ông bà chúng ngày xưa bên nhà, lúc đất nước còn nghèo vì chiến tranh và khi mà khoa học chưa phát triển với các trò chơi hiện đại như của bọn chúng bây giờ!
 
Hơn 10 giờ đêm, buổi dạ vũ lại rộn ràng hẳn lên với tiếng hát của Hoàng Thục Linh và kế tiếp là chương trình xổ số. Đây là phần sau cùng mà Ban Tổ Chức đã giữ lại tới phút chót nhằm tạo sự hứng khởi trọn vẹn cho tiệc mừng xuân. Mỗi khi giọng cô MC xướng kết quả của từng giải lên là có nhiều tiếng hét mừng rỡ trúng thưởng rú lên đâu đó làm mọi người cười vang.
 
Tuy nhiên trong không khí vui tươi đêm nay ấy, tôi nhận thấy vắng rất nhiều khuôn mặt quen thuộc của các chú bác cựu quân nhân VNCH ngày nào. Lý do tôi có thể hiểu được là sau gần năm mươi năm thì một số chú bác đã cưỡi hạc về trời, số khác thì sức khỏe đã suy yếu, đi đứng lụm cụm. Phần thì ngại ngùng tuyết giá, đường sá trơn trợt, phần thì mang tâm trạng u uẩn với nỗi niềm “đợi mãi một mùa xuân” huy hoàng trở lại trên quê hương vẫn chưa có! “Họ, những người lính già, nếu ai ngày xưa càng xông pha trận mạc nhiều, chiến đấu dữ dội bao nhiêu thì bây giờ lại là những người ít xuất hiện nhất ở nơi đây bấy nhiêu, nếu không muốn nói là không bao giờ!”
 
Vì sao? Bởi đến đây, đôi lúc họ mủi lòng khi nhớ lại thời kỳ oanh liệt ngày cũ, nhớ chiến trường xưa, nhớ mùi thuốc súng nhớ tiếng đạn pháo xé gió rách toạc màn đêm, nhớ máu me, thây người đổ gục, nhớ các đồng đội đã nằm xuống, nhớ nỗi buông súng oan khiên nghiệt ngã…nên họ thà ở nhà một mình, làm bạn với niềm riêng của mình trong cô đơn, độc tửu còn hơn!
 
Do đó những người có mặt đêm nay ngoài một vài thuyền nhân vượt biển thì hầu hết là con cháu của các chú bác HO hay là các người đi diện thân nhân bảo lãnh tới chung vui vì dẫu sao họ cũng không phải là nạn nhân trực tiếp bị Cộng sản tù đày nên tâm tư có phần cởi mở, thông cảm và dễ tha thứ hơn với hiện tại.
 
Thế mới biết, để hiểu rằng có đạt được cái “nhận thức” đó cho cuộc đời được an yên hay không là còn tùy thuộc vào sự “ngộ” nhanh hay chậm do “căn duyên, nghiệp lực” của mỗi người! 
 
 
OH, một ngày mùa đông 2025
 
Triều Phong (TPN)
  
 

Ý kiến bạn đọc
19/03/202511:09:21
Khách
Cám ơn ý kiến của chị Mimi.

Triều Phong
16/03/202518:45:23
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay.
17/02/202513:43:03
Khách
Cám ơn ý kiến của các anh.

Triều Phong
16/02/202517:59:57
Khách
Tại sao giết thuờng dân không vũ khí là tội ác chiến tranh mà Mỹ đang giúp tại Gaza? Phóng Viên Ngy Thanh khi đi thăm Ðại Lộ Kinh Hoàng năm 1972 có viết bài đăng số báo Sóng Thần ngày 3 tháng 7, 1972 tại SG với những hình ảnh chết chóc hãi hùng tại Quảng Trị.
“ Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân… cũng đủ để trở thành tội ác.” Ðây là dòng chữ mà phóng viên Ngy Thanh đã viết để làm kết cho tác phẩm Đại Lộ Kinh Hoàng mới nhất của ông.
Ngày nay so với các hình ảnh tàn phá quy mô dài hơn 40 km tại Gaza với hơn 50 ngàn nạn nhân và các hình ảnh hãi hùng tại Ðại Lô Kinh Hoàng khoảng 2 km với 10 ngàn nạn nhân thua xa.
Cũng nhờ chiến tranh Gaza và Vietnam mà thế giới biết đuợc ba quân đội ác nhất trên thế giới gồm Do Thái, Hamas, và bộ đội CS VN.
16/02/202514:22:36
Khách
Nuớc Mỹ nay bị nghệp báo vì bom đạn Mỹ đã giết hàng triệu nguời Á Rập và đưa các nuớc nhỏ như Iraq, Lybia, Yemen, Somalia, Palestine vào nội chiến phe phái khủng bố gây hổn loạn hơn 20 năm nay. Nay Trump đang theo Lã Bất Vi Musk tháo gỡ chánh phủ Mỹ tận gốc và giải tán các cơ sở hạ tầng trên các quốc gia mà USAID và Peace Corps gầy dựng từ năm 1960, tạo cơ hội cho TQ bành truớng ảnh hưởng thuê đất và hải cảng trong kế hoạch vành đai và con đuờng. Các cưu nhân viên vũ khí nguyen tử, tình báo Mỹ bị sa thải sẽ đuợc Nga, TQ, Iran tuyển dụng với luơng cao. Mỹ chú tâm bảo vệ Do Thái nhưng gây gổ bỏ roi các nuớc Âu Châu, Phi Châu và Mỹ châu cho TQ . Chỉ cần 5 năm là hải quân TQ hùng mạnh co thể đối đầu hay đè bẹp hải quân Mỹ tại khắp thế giới tại những hải cảng TQ thuê 99 năm trong vành đai và con đuờng. Năm 2019, Trump vì vụng về lúng túng khi dịch Covid-19 đến đã làm cho số dân Mỹ chết vì Covid nhiều nhất trên thế giới. Trump nay vì vụng về hay cố ý đang đánh sập nuớc Mỹ. Theo luật nhân quả thì ai gieo nhân phải gặt quả.
15/02/202518:41:23
Khách
VN nay đã có cấp lãnh đạo biết mình lầm. Tổng Bí Thư CSVN Tô Lâm tại Quốc Hội vào ngày 13 Tháng Hai nói: “Như Singapore, cách đây 50, 60 năm, họ khó khăn lắm. Người dân Singapore còn nói khi đó được sang Sài Gòn, khám ở bệnh viện Chợ Rẫy là niềm mơ ước. Giờ đây thì ngược lại, mình mơ ước để sang Singapore khám bệnh.”
15/02/202515:34:26
Khách
Muà xuân năm nay, nhân viên chánh phủ liên bang Mỹ đã bỏ phiếu cho ông Trump năm 2024 có biết là chính họ đã làm cho đồng nghiệp và ngay chính họ bị sa thải? Không biết các cấp lãnh đạo sư đoàn 5 BB nhu TT Thiệu và TQLC như tuớng Lê Nguyen Khang, tuớng Khiêm, tuớng Ðôn có biết rằng chính vì họ đưa ông Duơng Văn Minh lên nắm quyền năm 1963 để rồi đầu hàng năm 1975 gây tang tóc điêu linh cho 20 triệu nguời Nam VN, hai triệu thuộc cấp quân cán chánh bị kẹt lai sau 1975? Ðáng lẽ các ông Thiệu, Khang, Khiêm, Ðôn phải ở lại VN chấp nhận sự trừng phạt của CS cùng với quân cán chánh vì lỗi của họ gây chinh chiến điêu linh khi bác bỏ cuộc thuơng thuyết thẳng với Bắc Việt của chánh phủ Diệm. Ai chịu trách nhiệm cho 5000 dân Huế bị thảm sát chôn sống năm Mậu Thân khi ra lệnh trả tự do cho nhóm sinh viên giáo sư học sinh tranh đấu sát thủ do Cộng sản gài bị cảnh sát bắt giam năm 1963? Giao cho Mỹ thuơng thuyết hoà bình HD Paris cho VN thay vì nguời VN tự thuơng thuyết với nhau đưa hàng triệu sanh linh vào khổ đau là nghiệp báo rất lớn sau khi Mỹ phản bội giết Nam VN. Những ngày cuối cùng cuả Nam VN các ông chóp bu VNCH có cơ hội tổ chức cho gia đình quân cán chánh di tản khỏi VN vì Mỹ đã cảnh cáo trả thù tắm máu tại Ðông Duơng, nhưng vì không yêu nuớc thuơng dân thuơng quân nên không làm. Hàng trăm ngàn nguời chết thảm trên biển, cuớp bóc, phụ nữ bị hãm hiếp, bi tù cải tạo chỉ vì các ông chỉ biết lo cho thân mình khi quốc gia lâm nguy.
Hàng triệu nguời giúp đỡ Cộng sản chiếm miền Nam năm 1975 như Buì Tín, Truơng Như Tảng, Duơng Văn Minh, Vũ Văn Mẫu, Duơng Quỳnh Hoa, Châu Tâm Luân, Nguyễn Văn Hảo ra đi khỏi VN an toàn sau 1975 có biết là chính họ làm cho VN nghèo đói thụt luì đến nỗi dân VN sau 50 năm thống nhất thà bỏ tiền đi làm ô sin, lao động các nuớc lân bang như Ðài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, Singapore, và Âu châu hơn là ở lại VN huởng hoà bình? Ðáng lẽ các ông này phải ở lại VN chịu trừng phạt vì những điều sai lầm họ làm, nhất là hai ông Phật tử Minh và Mẫu phải ở lại VN để trả cái nghiệp. Các siêu cuờng đang bị ma quỷ cai trị giúp đỡ các tội phạm chống nhân loại (crimes against humanity) mà Liên Hiệp Quốc và toà án quốc tế lên án. Xuân 2025 về nhưng Mỹ, VN, và thế giới không vui. Ðúng là ta "Đợi Mãi Một Mùa Xuân" không về.
14/02/202515:31:23
Khách
Theo cuộc thăm dò dư luận của Viện Gallup, nước Mỹ ngày càng bị chia rẽ trầm trọng, nói chi đến cộng đồng người Việt mình. Có đến 80 phần trăm dân Mỹ ngày nay cho rằng nước Mỹ nay lâm vào tình trạng chia rẽ, cao hơn mức 77 phần trăm hồi năm 2016.

Khi biến cố 9/11 xảy ra, trong hai năm 2001 và 2002, thì nước Mỹ rất là đoàn kết.
14/02/202515:24:11
Khách
Anh Triều Phong: Phải viết thêm rằng tổng thống Mỹ lúc còn đương nhiệm, ngay như phạm trọng tội đối với quốc gia, mà đa số trong Quốc hội thuộc phe mình thì vẫn được tha bổng nếu Quốc Hội biểu quyết như vậy, tuy nhiên vẫn có thể chịu trách nhiệm dân sự, nghĩa là bị phạt tiền, chớ không bị tù .

( Viết thêm dành cho độc giả, chớ còn đọc lời văn của tác giả Triều Phong thì cũng đoán ngay rằng tác giả đã biết rõ về luật pháp ở nước này)
14/02/202513:38:33
Khách
Cám ơn ý kiến của anh Nguyen Bao. Bởi vậy cộng sản mới dùng câu nói của triết gia Hy Lạp, Aristotle, " tuyệt đỉnh của công bằng là tuyệt đỉnh của bất công " để dụ dỗ thiên hạ!
Triều Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 128,048
Ngôi nhà của họ nằm trên một làng nhỏ ven biển, nơi quanh năm chỉ có nắng và gió. Cuộc sống họ thật đơn sơ, bình yên như tiếng sóng biển rì rào bên ghềnh đá lở; ngày hai lần anh Hai vác tấm lưới cũ trên vai giong thuyền ra khơi vào sớm tinh mơ, rồi trở về lúc chiều tà với tôm cá nhảy lách tách trong thúng. Chị Hai ở nhà loay hoay với mớ hải sản khô, canh chừng thời tiết mưa nắng bất thường của ông trời. Chỉ cần sơ sẩy một chút là bao nhiêu công cán của hai vợ chồng bỏ sông bỏ bể. Cái ăn của con người ở đây luôn khó khăn vì phải phụ thuộc vào thiên nhiên, mà thiên nhiên nơi vùng biển khô cằn này đa phần là khắc nghiệt.
.Mỹ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam. Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam năm 1973. Bàn cờ thế cuộc đã thay đổi, những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu trong đơn độc và tuyệt vọng. Trong những ngày cuối cùng 30 tháng Tư 1975, dân chúng gồm cả lính tráng hay nhân viên công sở của Việt Nam Cộng Hòa đã tiêu hủy, xé đốt hết những giấy tờ hình ảnh có liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” vì sợ Việt Cộng trả thù. Trong khi chồng Mai còn kẹt lại ở đơn vị chưa thấy tăm hơi, Mai đã thay anh đốt đi nhiều hình ảnh lính tráng từ lúc anh tốt nghiệp quân trường Thủ Đức KBC 4100 đến những hình ảnh khác, cứ hình nào anh mặc đồ lính là Mai nhắm mắt nhắm mũi cho vào ngọn lửa...
Chiếc xe bus “Greyhound” lăn bánh chầm chậm vào bến ở Sacramento, miền Bắc của tiểu bang California vào một buổi chiều thu năm 1999 rồi từ từ dừng lại. Tôi bừng tỉnh khi đang ngồi quan sát cảnh vật bên ngoài, bởi mọi thứ, mọi người ở đây đều lạ lẫm đối với tôi vì tôi chỉ mới tới định cư tại quốc gia này có hai tháng thôi! Đứng dậy, vác chiếc ba lô đang để dưới gầm ghế lên vai tôi bước theo những người đi trước rời khỏi xe.
Ba thế hệ gồm có ông bà, cha mẹ và các cháu nội, ngoại cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà là chuyện bình thường, cũng có thể xem là nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam, ảnh hưởng phần nào nền văn hóa Trung Hoa từ phương Bắc hơn ngàn năm trước. Tên gọi bằng chữ Hán Việt TAM ĐẠI ĐỒNG ĐƯỜNG nói lên được ý nghĩa cùng sự trân quý của giá trị truyền thống gia đình Việt Nam. Đó là sự đoàn kết, gắn bó các thành viên trong cùng một gia đình với nhau. Sau biến cố ngày 30/04/1975, nhiều gia đình Việt Nam rơi vào cảnh tan đàn, xẻ nghé, trôi dạt khắp nơi trên thế giới, hình thành những cộng đồng người Việt ở từng quốc gia khác nhau. mà lớn nhất là cộng đồng người Việt ở Mỹ, nơi tôi đang sống. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến ngày 30 tháng 4 năm 2025 là tròn 50 năm. Nửa thế kỷ trôi qua tưởng chừng như là giấc mộng. Nghĩ gì đây và làm gì đây để đánh dấu 50 năm ngày mà có “cả triệu người vui thì cũng có cả triệu người buồn”?
Tất cả mọi người miền Nam Việt Nam thuộc thế hệ thứ nhất đang định cư trên đất nước Hoa Kỳ hay các Quốc gia tự do khác, đã từng sống sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, không ai khỏi kinh hoàng giai đoạn ngập đầy nước mắt, sau ngày giải phóng miền Nam. Rồi cách này hay cách khác đồng bào thân yêu của chúng ta lấy sinh mạng đi tìm Tự Do. Những gia đình may mắn đến được bến bờ mong ước. Vùng đất hứa dang rộng vòng tay yêu thương chào đón mọi người, là những người thế hệ thứ nhất, lót đường cho thế hệ kế thừa vươn lên, sau năm mươi năm gieo giống, cánh đồng của người Việt tỵ nạn đã bội thu trong mọi lĩnh vực, Chính Trị, Khoa học, Quân Đội, Bác Sĩ, Kỹ Sư, Luật Sư, và nhiều ngành nghề khác, đã làm vẻ vang người Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ.
Lắm lúc, trong cuộc sống xa quê, có những mùi vị đặc thù của tuổi thơ tự nhiên ập về, đi kèm với bóng dáng của những người thân làm ra món ấy. Ví dụ như khoai lang lùi tro, bánh ít ngọt nhân đậu, bánh ít lá dứa nhân dừa, bánh tét nhân ngọt, nồi thịt kho tàu, xôi vò của bà Ngoại làm là ngon nhất; Bánh bèo, bánh bò hấp, bánh da lợn ăn với nước cốt, bánh ít trần, bánh bèo mặn ăn với nước mắm hay món giò heo giả cầy thì chỉ có Nội-Bà Bảy là số một. Ổi xá lỵ Florida cũng không thơm ngon bằng vườn ổi của Bà cô. Còn nữa, món cháo lòng của bác Tư Nhỏ cũng làm tôi nhớ đời. Tất cả những mùi vị món ăn của tuổi thơ luôn tồn đọng trong ký ức...
Sinh, Lão, Bệnh và Tử là lẽ thường tình của con người. Giàu, nghèo, sang, hèn, vua chúa, quyền cao chức trọng đến đâu, tất cả mọi người đều không thoát khỏi định luật này. Nói về bệnh hoạn thì bất cứ ai cũng đều phải gặp. Có nhiều loại bệnh. Nhưng bệnh ung thư có lẽ người ta sợ nhất. Vì đây là một căn bệnh hiểm nghèo, việc chữa trị tốn kém, khó khăn, mất rất nhiều thời gian và bệnh nhân ung thư chiếm tỷ lệ tử vong khá cao. Xin được viết vài hàng kể về việc chẩn đoán và chữa trị ung thư gan của tôi.
... Cả bàn cà phê sáng cuối tuần đồng thuận về việc vợ chồng càng già càng khó trò chuyện với nhau nhưng lại giỏi chuyện bé xé ra to. Ông bức xúc nói toạc móng heo ra cho rõ, “Hồi nhỏ gặp nhau trong trường, lớn hơn gặp nhau nơi làm việc cả ngày, nói hết chuyện trên trời dưới đất nhưng lời trái tim muốn nói lại không thốt ra được nên đêm về viết thư; viết cũng ta bà trang này sang trang khác mà ý chính vẫn không thành chữ được. Bởi thế mới có lời thơ, lời nhạc được nhiều người yêu thích “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu…” Tôi kiên nhẫn, kiên trì đến cuối cùng cũng hiểu là họ giả vờ, kẻ ngu đần không hiểu không ai khác là mình. Chỉ khác nhau khi không thích nữa thì tên con trai hô biến, nhưng con gái họ không như thế, vẫn giữ quan hệ như bạn bè vì chưa hết giá trị lợi dụng cho đến khi tên con trai tự hiểu, tự rút lui. Tôi thất bại bao tập nhiêu rồi mới biết thất bại toàn tập là gặp bà xã tôi…”
Sương mù sáng nay khiến bầu trời như bầu sữa mênh mông. Tôi gọi người bạn trẻ đi câu cá, anh ấy trả lời mù mịt như sương, “Trời này ở nhà cho nó lành đi đại ca…” Anh bạn trẻ nói rồi cười hì hì. Tôi không quen ép người khác nên đi ra đi vào garage và cõi sương mù ngoài sân trước nhà. Nghĩ đến cuộc sống Mỹ là mơ ước của vạn người trên hành tinh, nói cụ thể hơn về giấc mơ Mỹ của vài năm trước, có năm trăm ngàn đô la đầu tư vào nước Mỹ là có thể đi Mỹ định cư, có thẻ xanh cho cả gia đình. Nhưng bây giờ lên năm triệu với cái thẻ vàng thời Trump-dát-vàng. Nói cách khác bây giờ là triệu phú đô la hãy nói tới chuyện nhập cư Mỹ, cách nhập cư lậu đã lỗi thời.
Tôi đi dự đám cưới con của một người quen, nhưng lòng không vui lắm vì bị xếp ngồi chung bàn với những ông bà lớn tuổi. Đối với tôi đó là một cơn ác mộng vì đa phần thời gian buổi tiệc, toàn là nghe những lời than của các cụ. Người già được tôn trọng nên được sắp xếp ngồi gần sân khấu. Vừa ăn các cụ vừa than vãn về âm thanh lớn quá, về con cái ít quan tâm đến cha mẹ, về đã qua rồi cái thời đám cưới làng quê, tuy các món ăn không cao lương mỹ vị như đám cưới ở Mỹ này, nhưng gần gũi, đầm ấm tình nghĩa bà con họ hàng, xóm giềng... Các cụ chỉ mong cô dâu, chú rể và gia đình hai họ nhanh chóng đến chào bàn, để tặng quà và kết thúc ra về. Chịu không nổi sự tra tấn của âm thanh, dù tiệc mới hơn nửa chừng mà các cụ đã lần lượt bỏ ra về sau khi tặng quà, chỉ còn mình tôi ngồi với “một cõi bơ vơ”...
Nhạc sĩ Cung Tiến