Nhìn đâu cũng thấy vấn đề... Nhưng đất nước muốn khá, hãy nghĩ tới giáo dục là một trong các ưu tiên lớn. Vì sơ suất một chút, là thấy con cháu mình trở thành người hư, bấy giờ mới ân hận.
Chuyện gần nhất là vụ 5 học sinh lớp 9 hiếp dâm tập thể một cô giáo cắm bản ở Sơn La. Tuy là hy hữu, nhưng cũng nên suy nghĩ về các biện pháp, cả phòng ngừa an toàn và giáo dục. Ngày xưa học trò tôn kính thầy cô hệt như ba mẹ, còn bây giờ như thế... hẳn là quan hệ thầy-trò không còn đậm chất như ngày xưa.
Tuy có ảnh hưởng xã hội làm biến chất thế hệ trẻ, nhưng hẳn là hệ thống giáo dục đã có vấn đề, khi so sánh với ngành giáo dục ở Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan...
Trách nhiệm của viên chức giáo dục mới đây còn lộ ra những bất toàn. Báo Người Lao Động kể rằng NXB Giáo dục đã phải xin lỗi vì nhầm lẫn nội dung sách.
NXB Giáo dục Việt Nam ngày 31-12 cho biết đã kiểm điểm và nghiêm khắc phê bình các đơn vị chưa làm đúng trách nhiệm dẫn tới việc nhầm lẫn vỏ là sách Giáo viên toán 8 nhưng ruột lại là sách Hướng dẫn thể dục.
Theo NXB này, sách Giáo viên toán 8, tập hai và sách Giáo viên thể dục 8 được in năm 2012 tại Nhà in Bộ Tổng tham mưu. Trong quá trình in ấn đã có hiện tượng có cuốn bị đóng nhầm bìa sách.
Bản tin ghi rằng NXB Giáo dục Việt Nam gửi lời xin lỗi, đồng thời đã có văn bản gửi các đơn vị phát hành nhằm truyền thông tới người sử dụng sách về việc NXB Giáo dục Việt Nam sẽ đổi trả bản sách khác bảo đảm chất lượng và thu lại bản sách bị đóng sai. Các thầy cô giáo hoặc phụ huynh nếu đã mua sách bị đóng sai có thể đổi tại các công ty sách và thiết bị trường học địa phương. Nếu ở xa trung tâm thì có thể chuyển sách qua đường bưu điện và NXB chi trả cước phí bưu điện.
Có nghĩa là gì? Chỉ có nghĩa là, vỏ là cán bộ ngành giáo dục, nhưng ruột là “chết ai ráng chịu”...
Nếu chuyện này xảy ra ở Nhật Bản, ở Nam Hàn? Không đơn giản mộtc âu xin lỗi và thu hồi là đủ.
Các quan chức giáo dục cũng tùy hứng. Muốn phụ huynh học sinh thức giờ nào, kèm học trò giờ nào... là cứ ra lệnh.
Báo Pháp Luật/Infonet đăng bản tin rằng “Chuyện lạ” ấy đang xảy ra tại Trường THCS Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An, Bình Dương). Ông trưởng phòng Giáo dục huyện cũng…ngã ngửa về việc bắt kèm con học từ 4 giờ sáng này.
Không phải là "nói suông". Cũng chẳng phải là "tư vấn" cho phụ huynh mà giấy trắng mực đen, nhà trường phát cho phụ huynh luôn cả bản cam kết về việc kèm con học này.
Bản tin PL ghi rằng, phụ huynh phải viết vào bản cam kết quản lý việc học, dò bài con em mình lúc 4-6 giờ sáng và 19-22 giờ mỗi ngày.
Bản cam kết này được phổ biến cho các phụ huynh trong một cuộc họp phụ huynh vào ngày 27-12 vừa qua khiến nhiều phụ huynh rất bất mãn.
Theo đó, bản cam kết yêu cầu phụ huynh phải "quản lý việc học bài của con em chúng tôi vào các giờ tối từ 19 giờ đến 22 giờ; sáng 4-5 giờ".
Rồi “5-6 giờ bản thân tôi sẽ trực tiếp dò bài của con em mình để đảm bảo các em thuộc bài trước khi đến lớp”. Nội dung dò bài các môn được ghi rõ như Anh văn, vi tính, toán, văn…
Một phụ huynh có con em học tại trường này cho biết: “Nhà trường bắt thì phải viết cam kết thôi, chứ cha mẹ lo đi làm cả ngày, tối về còn trăm công ngàn việc, đâu có thời gian nhiều để kèm con học, dò bài cho con như nhà trường yêu cầu?”.
PL ghi lời một phụ huynh khác: “Với lịch học bài ở nhà như bản cam kết thì buổi tối con tôi chỉ ngủ được 6 giờ (từ 22 đến 4 giờ sáng), sao bắt phụ huynh, học sinh thức dậy từ 4 giờ sáng để quản lý việc học và học bài?”.
Một phụ huynh tên T., làm công nhân, than thở: “Vợ chồng tôi đều làm công nhân, có khi phải làm ca ba, thời gian và sức lực đâu mà quản lý việc học của con.
Còn dò bài như các môn Anh văn, vi tính thì không đủ trình độ. Đây là trách nhiệm giáo dục của giáo viên sao lại đẩy về phía phụ huynh?”.
Nhìn lại trong năm qua, có một tin lẽ ra cần ngành giáo dục quan tâm: 90% người dân, học sinh chưa từng mượn sách thư viện.
Có nghĩa là, sách để ở thư viện chỉ để trưng bày trên kệ sách.Báo Pháp Luật & Xã Hội kể rằng trước thực trạng Văn hóa đọc trong nhà trường chưa được chú trọng, ngày 9 - 12, hội thảo "Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng" do Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ VHTT&DL tổ chức lần đầu tiên đã “xới” lên nhiều vấn đề xung quanh việc đọc sách của học sinh hiện nay.
Trong một báo cáo của Vụ Thư viện – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc chiếm áp tới 44%, đọc thường xuyên chỉ chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 - 10 % dân số.
Theo Cục Xuất bản, bình quân mỗi người Việt Nam đọc được 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo một năm thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bản tin PL&XH ghi về một thống kê đáng buồn:
“Kết quả thống kê của ông Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng Chương trình sách hóa nông thôn Việt Nam, khi phỏng vấn trên 3.000 người có độ tuổi từ 6 đến 80, trong đó số liệu thống kê độ tuổi từ 10 đến 40 cho thấy: 90% số người chưa từng mượn sách ở thư viện nhà trường hoặc nhà trường không cho mượn sách về nhà đọc.
Học sinh ít có thói quen thường xuyên đọc sách do nhiều nguyên nhân như: Sức ép do thời gian học tập chính khóa, ngoại khóa nhiều; cơ sở vật chất thư viện chật hẹp, sách, tài liệu nghèo nàn; cán bộ thư viện kiêm nhiệm bận nhiều việc ít có thời gian dành cho giao tiếp với học sinh; cách thức quản lý, chỉ đạo hoạt động của thư viện lạc hậu; phong trào đọc sách trong cộng đồng nói chung và trong nhà trường nói riêng chưa được hình thành, không được sự khuyến khích của giáo viên và cha mẹ học sinh; nhu cầu hỗ trợ của việc đọc cho học tập chính khóa,…”
Đáng ngại là như thế.
Thời xưa, ông bà mình nó, “Độc thư cứu quốc” – nghĩa là, đọc sách để cứu nước. Sau này trong thời Pháp thuộc, học giả Phạm Quỳnh đã xướng xuất chủ trương đọc sách để cứu nước...
Bây giờ, nếu không đọc sách, hẳn là cán bộ xã nói sao là đàng nghe vậy, biết tới bao giờ thấy cái sai của người.
Giáo dục là một trong những chìa khóa, cũng quan trọng như kinh tế, thể chế... Chớ xem thường, và chớ để xảy ra thêm nhiều đau đớn khi thấy con em bỗng nhiên trở thành “kẻ lạ” trên quê nhà, sau khi chơi game Trung quốc miệt mài và xem phim bộ Hồng kông say mê.
Chuyện gần nhất là vụ 5 học sinh lớp 9 hiếp dâm tập thể một cô giáo cắm bản ở Sơn La. Tuy là hy hữu, nhưng cũng nên suy nghĩ về các biện pháp, cả phòng ngừa an toàn và giáo dục. Ngày xưa học trò tôn kính thầy cô hệt như ba mẹ, còn bây giờ như thế... hẳn là quan hệ thầy-trò không còn đậm chất như ngày xưa.
Tuy có ảnh hưởng xã hội làm biến chất thế hệ trẻ, nhưng hẳn là hệ thống giáo dục đã có vấn đề, khi so sánh với ngành giáo dục ở Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan...
Trách nhiệm của viên chức giáo dục mới đây còn lộ ra những bất toàn. Báo Người Lao Động kể rằng NXB Giáo dục đã phải xin lỗi vì nhầm lẫn nội dung sách.
NXB Giáo dục Việt Nam ngày 31-12 cho biết đã kiểm điểm và nghiêm khắc phê bình các đơn vị chưa làm đúng trách nhiệm dẫn tới việc nhầm lẫn vỏ là sách Giáo viên toán 8 nhưng ruột lại là sách Hướng dẫn thể dục.
Theo NXB này, sách Giáo viên toán 8, tập hai và sách Giáo viên thể dục 8 được in năm 2012 tại Nhà in Bộ Tổng tham mưu. Trong quá trình in ấn đã có hiện tượng có cuốn bị đóng nhầm bìa sách.
Bản tin ghi rằng NXB Giáo dục Việt Nam gửi lời xin lỗi, đồng thời đã có văn bản gửi các đơn vị phát hành nhằm truyền thông tới người sử dụng sách về việc NXB Giáo dục Việt Nam sẽ đổi trả bản sách khác bảo đảm chất lượng và thu lại bản sách bị đóng sai. Các thầy cô giáo hoặc phụ huynh nếu đã mua sách bị đóng sai có thể đổi tại các công ty sách và thiết bị trường học địa phương. Nếu ở xa trung tâm thì có thể chuyển sách qua đường bưu điện và NXB chi trả cước phí bưu điện.
Có nghĩa là gì? Chỉ có nghĩa là, vỏ là cán bộ ngành giáo dục, nhưng ruột là “chết ai ráng chịu”...
Nếu chuyện này xảy ra ở Nhật Bản, ở Nam Hàn? Không đơn giản mộtc âu xin lỗi và thu hồi là đủ.
Các quan chức giáo dục cũng tùy hứng. Muốn phụ huynh học sinh thức giờ nào, kèm học trò giờ nào... là cứ ra lệnh.
Báo Pháp Luật/Infonet đăng bản tin rằng “Chuyện lạ” ấy đang xảy ra tại Trường THCS Tân Đông Hiệp (thị xã Dĩ An, Bình Dương). Ông trưởng phòng Giáo dục huyện cũng…ngã ngửa về việc bắt kèm con học từ 4 giờ sáng này.
Không phải là "nói suông". Cũng chẳng phải là "tư vấn" cho phụ huynh mà giấy trắng mực đen, nhà trường phát cho phụ huynh luôn cả bản cam kết về việc kèm con học này.
Bản tin PL ghi rằng, phụ huynh phải viết vào bản cam kết quản lý việc học, dò bài con em mình lúc 4-6 giờ sáng và 19-22 giờ mỗi ngày.
Bản cam kết này được phổ biến cho các phụ huynh trong một cuộc họp phụ huynh vào ngày 27-12 vừa qua khiến nhiều phụ huynh rất bất mãn.
Theo đó, bản cam kết yêu cầu phụ huynh phải "quản lý việc học bài của con em chúng tôi vào các giờ tối từ 19 giờ đến 22 giờ; sáng 4-5 giờ".
Rồi “5-6 giờ bản thân tôi sẽ trực tiếp dò bài của con em mình để đảm bảo các em thuộc bài trước khi đến lớp”. Nội dung dò bài các môn được ghi rõ như Anh văn, vi tính, toán, văn…
Một phụ huynh có con em học tại trường này cho biết: “Nhà trường bắt thì phải viết cam kết thôi, chứ cha mẹ lo đi làm cả ngày, tối về còn trăm công ngàn việc, đâu có thời gian nhiều để kèm con học, dò bài cho con như nhà trường yêu cầu?”.
PL ghi lời một phụ huynh khác: “Với lịch học bài ở nhà như bản cam kết thì buổi tối con tôi chỉ ngủ được 6 giờ (từ 22 đến 4 giờ sáng), sao bắt phụ huynh, học sinh thức dậy từ 4 giờ sáng để quản lý việc học và học bài?”.
Một phụ huynh tên T., làm công nhân, than thở: “Vợ chồng tôi đều làm công nhân, có khi phải làm ca ba, thời gian và sức lực đâu mà quản lý việc học của con.
Còn dò bài như các môn Anh văn, vi tính thì không đủ trình độ. Đây là trách nhiệm giáo dục của giáo viên sao lại đẩy về phía phụ huynh?”.
Nhìn lại trong năm qua, có một tin lẽ ra cần ngành giáo dục quan tâm: 90% người dân, học sinh chưa từng mượn sách thư viện.
Có nghĩa là, sách để ở thư viện chỉ để trưng bày trên kệ sách.Báo Pháp Luật & Xã Hội kể rằng trước thực trạng Văn hóa đọc trong nhà trường chưa được chú trọng, ngày 9 - 12, hội thảo "Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng" do Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ VHTT&DL tổ chức lần đầu tiên đã “xới” lên nhiều vấn đề xung quanh việc đọc sách của học sinh hiện nay.
Trong một báo cáo của Vụ Thư viện – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc chiếm áp tới 44%, đọc thường xuyên chỉ chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 - 10 % dân số.
Theo Cục Xuất bản, bình quân mỗi người Việt Nam đọc được 2,8 cuốn sách và 7,07 tờ báo một năm thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bản tin PL&XH ghi về một thống kê đáng buồn:
“Kết quả thống kê của ông Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng Chương trình sách hóa nông thôn Việt Nam, khi phỏng vấn trên 3.000 người có độ tuổi từ 6 đến 80, trong đó số liệu thống kê độ tuổi từ 10 đến 40 cho thấy: 90% số người chưa từng mượn sách ở thư viện nhà trường hoặc nhà trường không cho mượn sách về nhà đọc.
Học sinh ít có thói quen thường xuyên đọc sách do nhiều nguyên nhân như: Sức ép do thời gian học tập chính khóa, ngoại khóa nhiều; cơ sở vật chất thư viện chật hẹp, sách, tài liệu nghèo nàn; cán bộ thư viện kiêm nhiệm bận nhiều việc ít có thời gian dành cho giao tiếp với học sinh; cách thức quản lý, chỉ đạo hoạt động của thư viện lạc hậu; phong trào đọc sách trong cộng đồng nói chung và trong nhà trường nói riêng chưa được hình thành, không được sự khuyến khích của giáo viên và cha mẹ học sinh; nhu cầu hỗ trợ của việc đọc cho học tập chính khóa,…”
Đáng ngại là như thế.
Thời xưa, ông bà mình nó, “Độc thư cứu quốc” – nghĩa là, đọc sách để cứu nước. Sau này trong thời Pháp thuộc, học giả Phạm Quỳnh đã xướng xuất chủ trương đọc sách để cứu nước...
Bây giờ, nếu không đọc sách, hẳn là cán bộ xã nói sao là đàng nghe vậy, biết tới bao giờ thấy cái sai của người.
Giáo dục là một trong những chìa khóa, cũng quan trọng như kinh tế, thể chế... Chớ xem thường, và chớ để xảy ra thêm nhiều đau đớn khi thấy con em bỗng nhiên trở thành “kẻ lạ” trên quê nhà, sau khi chơi game Trung quốc miệt mài và xem phim bộ Hồng kông say mê.
Gửi ý kiến của bạn