Hôm nay,  

Giáng Sinh và Cậu Bé

20/12/201910:53:00(Xem: 8755)

Hinh cho bai Viet Ve Nuoc My_Minh Nguyet
Minh Nguyệt Graves

Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

*****

 

Như thường lệ, thứ bảy của tuần lễ trước Giáng sinh, bà Candy dẫn cha của mình đi cắt tóc cho gọn gàng sạch sẽ. Năm nay cũng vậy.
Tiệm tóc không đông mấy, nên cả 2 không phải đợi lâu. Tóc bà dài, nên cắt gội lâu hơn cái đầu hói của ông.
Sau khi người thợ cắt tóc xong xuôi, ông ra ngồi ở chiếc ghế đợi. Thấy có cậu bé ngồi một mình, ông mới hỏi, “Con đi với ai?”
-“Với mẹ cháu.” Cậu bé đáp.
Ông nhìn cậu thông cảm, “Đàn bà làm cái gì cũng lâu lắm cháu à, nhưng cháu thật là dễ thương khi ngồi ở đây ngoan đợi mẹ đó, ông phục cháu lắm.”
-“Mẹ hứa, sẽ dẫn cháu đi mua quà khi mẹ xong, nên cháu không ngại đâu.”
Cậu mỉm cười ra vẻ hiểu ý ông.
“Thế năm nay cháu nghĩ là ông già Noel sẽ cho cháu quà gì nào?” Ông hỏi cho có chuyện.
Thằng bé mặt buồn hẳn đi, nó ngước nhìn ông như sắp khóc đến nơi, “Cháu không biết. Mẹ bảo năm nay ông ấy không đến đâu.”
Ông tò mò, “Mẹ đùa đấy, làm gì có chuyện đó.”
Thằng bé khăng khăng, “Mẹ bảo vậy mà.”
“Thế cháu muốn cái gì?’ Ông hỏi.
“Cháu muốn bố về dẫn cháu đi công viên chơi, có cầu trượt, và đu dây, cả ngày luôn.” Thằng bé nói huyên thuyên.
“Tưởng gì, cái đó dễ ợt mà.” Ông đáp.
-“Nhưng bố cháu đang ở Irag, không về được!” Thằng bé đáp chậm rãi từng từ một.
Ông chựng lại, “Ừ, mình đoản thiệt, đâu phải dễ như mình nghĩ.” Ông suy nghĩ một lát, “Thế ngoài điều đó ra, cháu còn muốn gì nữa nào?”
-“Cháu muốn có chiếc xe 4 bánh, để cháu tự lái chạy quanh xóm, có một chỗ ngồi bên cho bạn gái cháu ngồi nữa. Nhưng mẹ nói, ông già Noel không có nhiều tiền, cả mấy trăm chứ không phải ít đâu.” Nó nói "tra trắng” như thể nó biết giá trị của đồng tiền lắm!
“Mẹ cháu nói đúng đấy. Thế ngoài hai thứ đó, cháu còn ước gì nữa không?” Ông căn vặn.
-“Có chứ, cháu muốn có dàn trống để đánh. Cháu thích đánh trống.” Thằng nhỏ hào hứng kể, “Nhưng mẹ nói thứ đó cũng nhiều tiền lắm. Bởi vậy, cháu nghĩ là ông già Noel không đến năm này đâu. Mẹ sẽ dẫn cháu đi chợ, cho cháu lựa một món quà thôi, cũng tốt phải không ông?”
Ông nhìn thằng bé, nó khoảng 7, 8 tuổi mà nói năng như người lớn, khôn trước tuổi. Mà ai đời, nó ước toàn thứ đắt tiền và khó vậy, ông già Noel nào mà lo cho nỗi!!!

Sau khi cắt tóc xong, ông nhờ bà Candy ngồi chơi với cậu bé, còn ông đến hỏi chuyện mẹ của cậu.
“Cô à, tôi nghe thằng bé nói, năm nay nó sẽ không có quà, tôi thương cháu quá, muốn giúp cô mua quà cho cháu.” Khẽ khàng ông nói.
Mẹ cậu bé khóc oà vì cảm động, mới kể cho ông nghe hoàn cảnh của họ.
Hai vợ chồng trẻ, lấy nhau được 7 năm rồi, chồng cô đang đóng quân ở Irag, thì bị bom, sợ không qua khỏi. Cô từ hồi nào đến giờ chỉ ở nhà lo cho thằng bé, vì nó cũng èo ọt, đau ốm luôn, nên không đi làm, hàng tháng sống vào tiền lương của chồng gởi về.
"Gần Giáng sinh, nhưng tôi không có tiền để mua quà cho nó, cha nó cũng không thể gọi skype để nói chuyện với nó như mọi năm. Những ngày tháng sắp tới sẽ khó khăn lắm đây.” Cô nói.
Ông cũng không cầm được nước mắt, ông an ủi, “Ráng lên con, mọi chuyện đều có Chúa dìu dắt ta đi qua. Thằng bé có nói cho tôi biết là nó muốn chiếc xe hay bộ trống, cô cầm lấy số tiền này, mua cho cháu nhé.” Nói rồi, ông xin cô địa chỉ và số điện thoại, “Để lâu lâu hỏi thăm thằng bé.” Ông giải thích.

-----

Ông có 2 con gái, bà Candy và Karen, người nào cũng bị bệnh phì mập, to béo quá cỡ, họ đều đã lớn tuổi, 65 và 68. Bà vợ của ông mất cách đây 16 năm.
Năm nay Ông được 90 tuổi, đã từng đi lính trong chiến tranh thế giới lần 2, rồi làm cho công ty xây dựng cho đến ngày nghĩ hưu.
Ông thích sống một mình, không thích sống chung với con cái, và càng ghét việc phải vào nhà dưỡng lão.
Gia đình hai người con gái ở không xa nhà ông, cách nhau vài dãy nhà thôi. Hàng tuần ngày thứ bảy, họ thay phiên tới chở ông đi ăn sáng, và chiều chủ nhật chở đi chợ, còn sáng chủ nhật đi nhà thờ.

Từ đầu tháng 11 đổi giờ, nhưng ông cứ quên béng mất việc phải đổi giờ ở cái đồng hồ lớn treo tường nơi phòng khách, (Người ta gọi là Grandfather clock.)
Sáng chủ nhật, ông chợt nhớ nên lôi cái ghế đẩu tới, trèo lên để với tay xoay cái kim đồng hồ thêm 1 giờ.
Vừa làm ông vừa nhớ hai người con gái thường la ông, “Cha già rồi, đừng có trèo lên ghế cao, nguy hiểm, lỡ té xuống thì mệt lắm đó.” Ông nghĩ, họ hay lo chuyện bao đồng, ông làm cái việc này cả trăm lần rồi, nói thật đấy, một năm đổi giờ 2 lần, từ ngày ông mua cái đồng hồ này, tới nay cũng gần 70 năm! Người con gái lớn bao nhiêu tuổi, thì cái đồng hồ cũng ở với ông bấy nhiêu năm.
Trong khi ông loay hoay xoay cái kim đồng hồ, vì nó hơi bị cứng do lâu rồi, không chêm thêm dầu mỡ, thì cái tay ông mỏi, rồi cái chân ông cũng mỏi, chừng như muốn khuỵu. Ông tìm cách ngồi xuống, nhưng cái đầu lại chúi xuống trước, khiến ông trượt ra khỏi ghế, hai tay ông quýnh quáng chụp đại cái đồng hồ.
Cái đồng hồ bị ông níu, đổ cái rầm, đánh vào đầu và ngực ông và rơi xuống nền nhà. Bất tỉnh khoảng mấy giây thì hơi lạnh của nền nhà làm ông tỉnh lại, vừa lúc chuông điện thoại reng. Tìm cách đẩy cái đồng hồ ra khỏi người mình, lết từng chút một, ông vớ được cái điện thoại, trên cái bàn nhỏ trong phòng khách.
Thều thào, ông nói, “Ai đó, tôi bị té.”
Bà Karen hoảng hốt, “Cha có sao không? Cha tắt máy đi, con sẽ tới ngay và gọi cấp cứu liền bây giờ.”
Thông thường, Chủ nhật, bà Karen không gọi cho cha của mình cho tới khi đi lễ nhà thờ về. Nhưng sáng hôm đó, linh tính thế nào, mới 9 giờ sáng, trong lúc ông chồng lo cạo râu, thay áo quần để đi lễ, bà lấy phone goi cho cha thì mới hay cớ sự.
Người ta đưa ông vào cấp cứu, may 9 mũi trên đầu, cánh tay bị gãy người ta đăng bột, rồi họ chuyển ông tới nhà dưỡng lão (Nursing home) để tập vật lý trị liệu.
Nhưng tình hình ngày càng tệ, ông yếu dần, một tuần sau, cũng là tối thứ bảy, cô y tá gọi cho bà Candy và Karen, đề nghị ngày mai nên đưa ông vào bệnh viện lại.
Sáng sớm hôm sau, tình hình càng tệ hại hơn, cô y tá sợ ông không qua khỏi, mới gọi lại hối hai người con gái vào với ông gấp gấp.
Lúc 8 giờ 50 thì ông mất! Mãi gần 9 giờ bà Candy mới tới.
Bà gọi cho chị, bà Karen, “Chị đang làm gì?”
-“Đang lái xe tới Nursing home đây.” Bà Karen trả lời.
“Chị tấp xe vào lề, rồi em nói cho nghe.” Bà Candy nói tiếp,
“Cha mất rồi, trước lúc em tới 10 phút. Sao cha không đợi mình chị nhỉ? Hay ông giân mình đã đưa ông vào đây?”
Bà Candy thắc mắc.
Bà Karen nói, “Không phải vậy đâu. Cha luôn luôn bảo vệ hai chị em mình, không muốn mình phải đương đầu với khó khăn, trắc trở. Chị tin là lần này cũng vậy. Cha biết mình sẽ rất buồn nên không để cho mình thấy cảnh vĩnh biệt càng đau lòng hơn.”
Trong đống giấy tờ ông để lại, có một cái Notes, rất mới, chỉ mấy ngày trước khi ông bị té thôi.
Cái Notes giành cho cậu bé ông gặp ở tiệm hớt tóc.
“Hai con gái à, Ta muốn trích từ tiền ta để lại, hàng năm gởi quà cho cậu bé này.” Ông đã cẩn thận đính ghim mảnh giấy nhỏ ghi tên, địa chỉ, số phone của hai mẹ con cậu bé.

….

Đêm Giáng Sinh, lúc cậu bé đang ngũ ngon, thì người hàng xóm tốt bụng lễ mễ đem cái thùng to đùng đựng chiếc xe đồ chơi, mà mẹ cậu đã mua và nhờ hàng xóm cất dùm vì căn phòng họ nhỏ quá, không dấu được. Rồi cô hì hục gói giấy bóng, và để dưới gốc cây Noel.
Hồi chiều chỗ bệnh viện nơi chồng cô đang nằm, có tin rằng anh đã tỉnh lại, cơn nguy hiểm đã qua đi, mặc dù anh sẽ bị tàn tật vĩnh viễn, vì bị mất hai chân. Cô cũng được bà Candy gọi phone báo tin ông già đã cho con trai cô quà Giáng sinh; vừa mới mất, và lời hứa sẽ giữ liên lạc và gởi quà hàng năm cho cậu bé.
Một mình trong căn phòng nhỏ, nhìn ánh đèn lung linh từ cây Giáng Sinh, cô nghe lòng ấm lại. Chắc chắn rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Cám ơn ông già tốt bụng, mong ông an nghĩ ngàn thu.
Merry Christmas! Cô nói thầm và gởi nụ hôn gió đến chồng nơi phương xa!
Merry Christmas!

Christmas 2019

Ý kiến bạn đọc
22/12/201912:03:28
Khách
Bài viết cảm động. Đong đầy những yêu thương, chia sẻ của một mùa Tình Yêu.
Cám ơn tác giả!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 4,113,464
Mười năm trước chúng tôi mua căn nhà này, kiểu xưa, mái ngói màu đen, phần trên bằng gỗ sơn màu nâu, phần dưới tường gạch màu rêu đậm.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả: Lê Như Đức, sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài mới nhất của cô.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm.
Tác giả Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Giải Vinh Danh Tác Phẩm năm 2018.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến