Hôm nay,  

Vui Buồn Nghề Thông Dịch

26/06/202500:00:00(Xem: 1430)
TG Việt An
Tác giả Việt An (hình do TG cung cấp)

 

Tác giả Việt An sinh năm 1976, qua Mỹ năm 1993, định cư ở Austin, Texas. Cô từng là kỹ sư điện tử ở Intel, nay là nhân viên của bộ Ngân khố, đồng thời là thông dịch viên tự do.
 
***
 
“Xin được tự giới thiệu, tôi tên là N.D., là thông dịch viên cho H.V. hôm đó V. gọi báo cảnh sát Anh nhờ tìm kiếm anh H. Không hiểu sao có gì đó xui khiến, tên và chi tiết cá nhân của anh H. còn lưu giữ trong máy kindle của tôi. Điều rất kỳ lạ là bình thường tôi viết lên bảng điện tử rồi xóa đi, duy chỉ bữa đó tôi sử dụng kindle nên chi tiết về anh H. còn lưu lại. Sau khi dịch cho V., tôi thật lo lắng, bồn chồn, cầu nguyện cho anh H. được bình an, còn sống ở đâu đó, hay đã đi thoát trên mấy xe kia. Cầu mong sao tên anh không có trong danh sách 39 người!  Thật bàng hoàng và đau xót khi cuối cùng thấy danh sách của cảnh sát hạt Essex, Anh, được công bố có tên anh H. Tôi không biết nói gì hơn là thành thật chia buồn cùng gia đình. Thắp giùm tôi nén nhang trên bàn thờ anh H., V. nha! 
Xin hãy nén đau thương mà sống!”
 
Trên đây là những dòng chia buồn tôi gởi cho một khách hàng ở Việt Nam sau một phiên dịch cho cảnh sát hạt Essex, Anh Quốc, trong việc tìm kiếm 39 người trước khi bị phát giác mất trong xe đông lạnh tại Anh Quốc mấy năm về trước. Cô em họ của một nạn nhân diễn tả hình dáng của anh mình để giúp cảnh sát trong việc tìm kiếm được dễ dàng hơn.  Dù không rõ công việc chuyên môn có cho phép tôi chia buồn hay không nhưng tôi cũng mặc kệ, cứ làm theo dẫn dắt của lương tri!
 
Sau khi viết thơ chia buồn với gia đình anh H. xong, tự nhiên máy kindle của tôi hư một cách khó hiểu. Nó tắt ngúm, không hề mở lên được nữa! Tâm linh có gì đó rất thần bí! Dù không nhận được hồi âm nhưng lòng tôi thanh thản hơn vì đã làm điều cần thiết với gia đình người quá vãng - điều tối thiểu mà trong tập tục Tây phương hay Đông phương cũng nên làm.
 
Tôi cũng là một người rời quê hương đi tỵ nạn vào năm 1993, khi mà có hàng loạt gia đình được ra đi có trật tự theo chương trình H.O. (Humanitarian Organization) hay O.D.P. (Orderly Departure Program). Tính ra, chúng tôi may mắn hơn những người đã bỏ mình trên biển sau 1975, trong những thập niên 70, 80, và nửa đầu 90. Họ đã liều mình đánh đổi tự do, làm mồi cho cá biển, hoặc bị cướp biển hãm hiếp, tàn sát dã man hay chết mất xác dưới lòng biển sâu. Chúng tôi cũng may mắn hơn những người tìm cách ra đi sau này, tỵ nạn kinh tế, để tìm kiếm tương lai. Nói là nói thế nhưng Ba tôi đã trả giá cho cả nhà trước bằng những cơn đói hành hạ trong lúc phải lao động khổ sai cùng lúc lo lắng vì án tù vô hạn định! Dượng Tư tôi đã mất mạng trong tù đó chớ!
 
Không thể tưởng tượng được trên những chuyến xe đông lạnh mang đầy hy vọng của 39 đồng hương Việt Nam, trước phút lìa đời, hình ảnh cuối cùng nào đã ở trong đầu những anh chị trẻ tuổi đi mưu sinh ấy? Nụ cười hiền từ của người mẹ, người vợ, hay người yêu? Chắc hẳn có viễn ảnh nợ mấy chục ngàn đô làm sao mẹ già kham nổi khi mình mất đi? Những yêu thương và cả những nuối tiếc?
 
Đó là kỷ niệm đau buồn nhứt đời thông dịch viên của tôi. Còn đây là những kỷ niệm thường nhựt. Khách hàng phần nhiều là những người trạc tuổi ba mẹ tôi, qua diện H.O. hoặc bảo lãnh. Họ trưởng thành trong nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng của miền Nam tự do nên nói chuyện rất đàng hoàng, lịch sự, có phần lễ độ, dù biết tôi đáng tuổi con họ, họ cũng không quên mở đầu câu bằng “Dạ thưa cô…” hay kết thúc câu bằng “…được không, thưa cô?”
 
Thương lắm! Đa số họ đang ở tuổi gần đất xa Trời! Ở họ, tôi học được cách giao tiếp nằm lòng của người Nam, người Sài Gòn xưa, những phẩm chất và cả ngôn ngữ mà hầu như hiếm còn tìm được ở trong nước. Họ là những tinh hoa còn sót lại của miền Nam xưa. Họ vừa khiêm nhường, vừa lịch lãm, vừa văn minh làm sao ấy! Khi dịch cho họ, tôi thấy rất nhẹ đầu. Tôi tự hỏi khi thế hệ của họ về với ông bà hết cả, thì khách hàng của tôi sẽ là những ai, có làm tôi khó chịu và nhức đầu?
 
Phần nhiều trong số họ là những người lớn tuổi, lãng tai ở nhiều cấp độ. Lắm khi cũng có những quý bà nội trợ ít học hay chậm hiểu, tôi cần vận dụng hết kiên nhẫn của mình, có khi dùng hết năng lượng trong cuống phổi mà đánh vần cả địa chỉ ra thành từng chữ một: bê “con bò”, xê “con cá”, dê “con dê”, hắt trong “hát hò”, en-lờ như “líu lo”, em-mờ trong “mẹ”, o tròn vo như “con ó”, p “phở”, s như “bản đồ Việt Nam”, vê “con ve”,…
 
Suốt đời này tôi sẽ không quên phiên dịch cho một quý bà người Bắc rặt (không phải là dân di cư vào Nam) định cư theo diện hôn nhân, nói chuyện chanh chua, chát chúa, nghe lùng bùng lỗ tai, nhứt là khi bà lên giọng như hét vào tai, làm cho tai nghe bị rè hẳn đi, nhưng tôi vẫn hết sức từ tốn và nhẫn nhịn, không cho mình vượt quá khuôn khổ nghề nghiệp. Bà ta nói như ra lịnh, như phán, như cự lộn, như thể người ta giựt hụi hay lấy tiền của bà, y như người ta mắc nợ bà không bằng. Bà phang ngang, chát là, lớn giọng, có lúc như gào, như thét vào tai chúng tôi, hai người đang hết mình giúp đỡ bà nhận phúc lợi quả phụ:
 
-Tôi nói chị nghe nhé… 
-Tôi cắt lời chị nhé… 
- Đừng nói chuyện đó!  
 
Trong khi ông nhân viên Sở An Sinh Xã Hội cũng như tôi, vô cùng lịch sự và từ tốn, giải thích hết lời thì bà ta cứ nói chuyện tỉnh bơ như dân hàng tôm, hàng cá, hay dân bán chợ trời:
 
-Deposit cho tôi hay chuyển về nhà vì tôi đã chuyển nhà RỒI? 
 
Bà gằn giọng như nạt nộ chúng tôi trên điện thoại.  
 
- Thưa bà, bà có số trương mục ngân hàng ở đó không? Tôi hỏi.
 
- Tôi đã cung cấp ngân hàng NĂM LẦN rồi. Ông có nhìn thấy số nhà bank của tôi trên hồ sơ không hay ông NÓI PHÉT? I DON’T BELIEVE THIS! Năm người nói như vậy rồi! Năm người đấy cũng nói một tuần nữa. Tôi đến văn phòng bốn lần rồi. Tôi đã nói chuyện với năm người rồi và ông ấy là người thứ sáu. EM KHÔNG CÓ TIN NHÉ… Nói hộ ông ấy nếu em không nhận được lần này á, thì nhờ ông ấy hỏi xem tôi có BAO GIỜ được ngân phiếu không? Hình như ông ấy tắt máy rồi đúng không chị?
 
Vì ông nhân viên đã lặp đi lặp lại ba bốn lần nên gác máy, và đã có cảnh báo.
 
- Dạ, hình như vậy đó, thưa bà.
 
- ĐỒ QUỶ!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Câu chửi cuối cùng này chỉ mình tôi nghe trọn. Thế mà tôi vẫn từ tốn, tóm tắt lại những việc bà cần làm, chia buồn và xin lỗi vì bà cứ bị trục trặc trong việc nhận tiền tử cho quả phụ.  
 
Cơ duyên làm thông dịch viên đến với tôi thật tình cờ. Số là sau khi sanh bé gái Việt Khuê, tôi đăng résumé lên trang Indeed.com để tìm việc kỹ sư, nhưng gặp một công ty thông dịch đang tuyển người. Thế là tôi bén duyên với nghề từ dạo ấy. Thấm thoát nay cũng đã gần 10 năm làm thông dịch viên tự do cho một công ty thông dịch quốc tế rồi còn gì! Tôi rất thích công việc này vì nó nhẹ đầu, không hề bị stressed, chả cần phải đọc, tính toán hay giải quyết lỗi gì cả như công việc của Bộ Ngân Khố - Bộ Thuế Vụ. Tôi có thể vừa nằm nghỉ lưng, nhắm mắt, vừa làm trên điện thoại, cũng có một thời khoá biểu tự do để lo cho gia đình và các con. Thích nhứt là được nói, được nghe tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của tôi. Được tiếp xúc với những cô, bác của thế hệ trước như đưa tôi về quê mẹ Việt Nam! Lắm khi tôi trôi dạt bằng ảo giác, qua Úc châu trên điện thoại, khi dịch cho Bộ Di Trú Úc. Và khi dịch cho Bộ Di Trú Anh, hay có lần dịch cho một bác sĩ ở tận Scotland, hay phiên dịch kỹ thuật của Cisco cho khách hàng tại Việt Nam, tôi có cảm giác như mình đang đi du lịch tới các nước ấy. Cũng vui vui!
 
Vốn cũng hay trau dồi tiếng Việt, trong khả năng của mình, tôi khéo léo nhắc những người được dịch những chữ làm cho tiếng Việt bị nghèo đi. Thí dụ chữ bức xúc có hơn cả chục chữ khác, rất hay, để thay thế, như khó chịu, bức bách, bức bối, bực bội, bực mình, đau lòng, bất an, lo lắng, bứt rứt, day dứt, phiền lòng, … Một thí dụ khác là chữ hoành tráng.  Cũng tuỳ theo hoàn cảnh mà chúng ta có thể thay bằng long trọng, linh đình, trọng thể, hào nhoáng. Nếu không để ý mà xử dụng theo thói quen một cách vô thức thì tiếng Việt sẽ trở nên rất nghèo nàn vì thói quen có thể và rất dễ tránh này. Một thí dụ khác là liên hệliên lạcLiên lạc là một động từ trong khi liên hệ là một danh từ. Không biết tự khi nào nó đã được dùng như một động từ. Tôi khéo léo lái người vừa nói chữ liên hệ lặp lại ít nhứt một hoặc hai lần chữ liên lạc cho nhớ.
Thông dịch viên là những người làm nhịp cầu nối về ngôn ngữ và cả về văn hoá giữa người bản xứ, những người nói ngôn ngữ nguồn và người nhập cư, nói ngôn ngữ đích. Thế nên, dẫu vui hay buồn, tôi cũng vui lòng làm nhịp cầu nối, rồi buông bỏ sau mỗi ngày làm, cho lòng nhẹ như tơ!
 
Chiêm nghiệm đời tí xíu về những bi kịch tôi có dự phần - Cuộc đời lắm khi tàn nhẫn với nhiều người luôn cố gắng sống tốt. Liệu chúng ta có nên sống xấu đi? Thưa không! Những mất mát và thiệt thòi đời đã lấy đi của ta không làm cho ta bớt phần tử tế.  
 
Hãy vươn lên! Hãy để mỗi một giọt nước mắt làm nhiên liệu cháy bỏng để chúng ta tiếp bước! Hãy lấy lại cả vốn lẫn lời, từng đồng xu đã mất, cộng thêm lãi kép. Hãy ngẩng cao đầu và tiếp tục bước đi, từng bước, từng bước vững chãi, không ồn ào, nhưng đầy kiêu hãnh! Và nếu được, nếu hoàn cảnh cho phép, hãy sống vươn lên, tỏa sáng như chưa từng bao giờ trên cõi đời! Hãy sống sao cho ngày ta về với cát bụi, ta có thể mãn nguyện, cười khẩy với đời và nói với con cháu ta lúc hấp hối rằng: Ta đã cố gắng sống tốt một đời! Không hối tiếc!
 
Ước mong sao những ai đã từng chết đi sống lại qua những bi kịch của cuộc đời còn chút niềm tin để thâu lượm, rồi khâu vá lại từng hạt giống đâm chồi hy vọng. Ước mong sao họ có thể chắp ráp lại niềm tin để nuốt hết đau thương xuống mà đứng dậy, lau nước mắt chảy dài trên má, nuốt những giọt nước mắt chưa kịp chảy ra còn mặn đắng và nghẹt cứng trong cổ họng mà bước tiếp, biến đau thương thành sức mạnh, bật lên từ vực thẳm của cảm xúc bằng đôi chân của chính mình, qua những bài học đau thương của cuộc đời! Ước mong sao họ vẫn giữ được chữ tín và cái tình, những thứ tưởng chừng như đã thành xa xỉ phẩm trong cuộc đời này!

Việt An
 

Ý kiến bạn đọc
29/06/202520:43:39
Khách
Thời Pháp thuộc nghề thông dịch là nghề sáng giá. Tú Xuơng ca tụng chỉ có thầy thông phán là tối ruợu sâm banh sáng sữa bò, hơn quan dân bình thuờng. Các thầy Thông Phán là quan chức cao trong xã hội VN nhất là Thông Phán toà Công Sứ Pháp. Khi nguời Mỹ đến VN thì ông thông dịch không là quan nữa mà chỉ là viên chức tầm thuờng. Quân đội VNCH đào tạo thông dịch viên với cấp bậc Trung Sĩ có lẽ để giảm quyền hành của ban cố vấn Mỹ vì nếu Thông Dịch Viên là sĩ quan thì Ðại Uý TDV có thể không kính trọng tiểu đoàn truởng VNCH khi hai bên Mỹ Việt có xung đột. Nhưng Vệ Binh Quốc Gia Oregon xưa có tuyển mộ một cựu đại Úy VNCH làm thông dịch viên, cho đồng hoá với cấp bậc Trung Úy, ông này về hưu với cấp bậc Trung Tá Oregon National Guard.
29/06/202519:01:06
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
26/06/202521:50:07
Khách
Khi nguời miền Bắc chiếm đuợc miền Nam năm 1975, dân miền Nam trở thành bần cùng mất hết tài sản qua 3 đợt đổi tiền, đánh tư sản, cấm buôn bán lẻ, không đuợc nhận vào lãm việc các hãng xuởng vì lý lịch. Từ cơm ngày ba bữa dù cha chỉ là nông dân, họ chỉ còn ngô khoai độn với cơm, từ xe Honda xuống xe đạp, xe hàng chạy xăng xuống chạy bằng than củi, cha mẹ phải nhịn ăn cho con cái, Nam VN nghèo thụt luì 30 năm. Nguời miền Bắc đến đem chiến tranh tang tóc nghèo đói cho nguời miền Nam. Trong khi các nuớc bị chia đôi như Ðức, Hàn Quốc, Ðài Loan vuợt lên thành các cuờng quốc kinh tế mà dân VN mơ uớc thì VN vẫn còn là nuớc có giá công nhân rẻ nhất trên thế giới. Các hãng xuởng bỏ Thái Lan, TQ, Bangladesh, Nam Duơng dọn qua sản xuất tại VN để khai thác lao công rẻ nguời VN như xưa thực dân Pháp khai thác bóc lột nhân công đồn điền Michelin. Nay ngay cả nguời phe chiến tháng miền Bắc cũng kéo nhau đi xuất khẩu lao động tại các nuớc lân bang như Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Cam Bốt, Lào. Ai đi đuợc qua Hàn Quốc làm osin hay làm ruộng là coi như lên thiên đàng. Các cô gái VN hy sinh thời son trẻ tranh nhau lấy nguời già, tàn tật, công nhân nghèo Hàn quốc, Ðài Loan hay làm điếm tại Singapore để thoát khỏi địa ngục do nguời miền Bắc tạo ra. Nguời miền Bắc hy sinh rất nhiều trong chiến tranh để biến Miền Nam thành địa ngục nghèo đói mất tự do, xong rồi kéo nhau ra đi bỏ cái địa ngục do mình tạo ra, thành ra mới có công ăn việc làm cho các thông dịch viên quốc tế như tác giả. Tuy nguời miền Bắc là nạn nhân của CS, nhưng họ đã tạo cái nghiệp là xô đẩy nguời miền Nam vaò địa ngục. Chỉ có Bồ tát giáng thế mới có thể cải hóa hay giải nghiệp cho họ.
26/06/202520:36:46
Khách
Nguời miền Bắc đã sống qua CS hơn 80 năm nên họ đã hoàn toàn là con nguời CS, đi đến đâu cũng gây kinh sợ sắp thế giới. Các nuớc như Hàn Quốc, Ðài Loan, và Nhật bị dân từ miền Bắc trộm cắp, ma tuý, trốn ở lại nên họ hạn chế nhận nguời miền Bắc VN nhập cảnh. Sau 1975 nguời Bắc Việt tràn vào Nam giáo dục nhồi sọ giới trẻ lớn lên nên đa số nguời VN đuợc CS giáo dục du` đi du học hay du lịch thiếu đạo đức. Gần mực thì đen, nguời miền Bắc sống duới chế độ CS giống như zombie, ai gần guĩ là bị cắn trở thành zombie, và nguời này truyền cho nguời kia. Dân miền Nam ai không đi ra nuớc ngoài sớm thì cũng bị miền Bắc nhồi sọ lây nhiễm zombie CS, không trở lại thành nguời bình thuờng đuợc.
Bà xã tôi cũng có thời làm thông dịch tiếng Việt về y tế cho cộng đồng VN. Vì là cộng đồng nhỏ không có nguời ở Bắc Việt đến nên bệnh nhân và thân nhân đều lễ phép lịch sự từ cảnh sát, DA cho đến nguời làm công. Vì vậy nếu biết là nguời từ Bắc Việt sau 1975 thì ta nên tránh xa, thay vì phải chịu nghe những giọng nói chát chúa chanh chua thô lỗ như tác giả phải chịu. Kính nhi viễn chi là hay nhất. Dĩ nhiên là miền Bắc cũng có vài nguời tốt biết phải trái như Duơng Thu Huơng, Hữu Loan, Trần Ðĩnh, Huy Ðức, vv nhưng họ sớm bị CS tận diệt khai trừ nên chỉ còn nguời xấu. Từ 1954, những gia đình trí thức Hà Nội, công chức thời Pháp không di cư tất cả đều bị đày lên định cư tại Lạng Sơn, Cao Bằng, Nghĩa Lộ nên Hà Nội hôm nay chỉ còn cháu ngoan Bác Hồ lớn lên từ 1954. Tù cải tạo VNCH tại Nghĩa Lộ hồi 1976-1990 ngạc nhiên khi gặp gia đình các nhân vật Hà Thành văn minh, có tình nguời, biết lễ nghĩa mà họ không tìm hấy ở các nơi khác vì nguời luơng thiện không sống đuợc trong xã hội CS. Ðây là cái nghiệp của dân VN mà có thể cần vài chục thế hệ may ra phú quý sinh lễ nghiã, văn hoá Tây Phuơng may ra cảm hoá đuợc .
26/06/202515:39:54
Khách
Hãy sống sao cho ngày ta về với cát bụi, ta có thể mãn nguyện, cười khẩy với đời và nói với con cháu ta lúc hấp hối rằng: Ta đã cố gắng sống tốt một đời! Không hối tiếc!
Đúng, tôi đã , đang và sẽ cố gắng làm những điều mà cô đã viết ở trên. Có ai đó đã từng nói " Hãy sống làm sao mà khi ta chết đi mọi người khóc còn ta thì cười "
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 263,233
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng.
Nhìn lại cuộc sống của mình trong bao năm qua tôi phải thú thực rằng giấc mơ Mỹ quốc của mình đã đạt được nhiều hơn những gì mình đã từng ao ước rất nhiều. Đúng nửa thế kỷ, tròn 50 năm đã trôi qua từ cái ngày tôi có giấc mơ Mỹ quốc nhỏ nhoi nhất, nếu có ai hỏi như thế tôi có còn ao ước hay còn một giấc mơ Mỹ quốc nào nữa không thì tôi xin trả lời rằng có. Có điều giấc mơ Mỹ quốc hiện tại của tôi không còn là giấc mơ cho riêng tôi nữa mà là giấc mơ cho các thế hệ con cháu của mình. Tôi mơ đến một nước Mỹ mang đầy đủ các giá trị cốt lõi về tự do, dân chủ, bác ái, nhân đạo, và bình đẳng. Một nước Mỹ với tượng nữ thần Tự Do cầm đuốc soi sáng để thắp lên hy vọng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Một nước Mỹ sẽ luôn nằm trong giấc mơ của những đứa trẻ ở các nước đang phát triển như giấc mơ Mỹ quốc đầu tiên mà tôi đã có đúng nửa thế kỷ trước.
Huy về nhà nghỉ spring break hai ngày sớm hơn dự định. Trường võ bị West Point cho phép Huy về nhà sớm trước khi kỳ nghỉ spring break thực sự bắt đầu vì Huy có lịch làm diễn giả khách mời (guest speaker) ở một số trường trung học. Ngày đầu tiên về làm diễn giả khách mời ở ngôi trường trung học ngày xưa, Huy có dịp gặp lại cô Smith, thầy Williams, thầy hiệu trưởng sau khi hoàn thành xong ba buổi nói chuyện với vài trăm em học sinh trung học. Cô Smith và thầy Williams rất vui mừng nói rằng họ rất tự hào khi biết Huy đã vượt qua nhiều năm tháng gian khổ ở trường võ bị West Point, nhất là khi biết Huy đã hoàn tất các cuộc hành quân Norwegian Rucksack March. Về làm diễn giả ở ngôi trường trung học ngày xưa, đối với Huy, điều này là điều đặc biệt nhất trong kỳ nghỉ spring break năm ấy.
Trên máy bay về lại nhà, vợ chồng chúng tôi có chung một nhận xét: chuyến đi San Jose vừa qua là một chuyến du lịch cuối tuần đáng ghi nhớ nhất, tuyệt vời nhất. Dự liên tiếp hai đại tiệc, với đủ tình non nước, tình trường xưa nghĩa cũ, tình đàn anh đàn em, tình huynh đệ chi binh, tình bạn từ thuở tiểu học, viếng thăm mộ phần, cầu nguyện cho những người thân đã khuất núi, thăm được Cô bên Nội 94 tuổi, ông anh bên Ngoại gần 100 tuổi, nối lại và thắt chặt tình bà con cả bên Nội lẫn bên Ngoại. Vinh dự được anh chị Bs. Nguyễn Thượng Vũ đón tiếp và khoản đãi sang trọng như một thượng khách. Ấm áp được vợ chồng cousin Ngô Xuân Hùng đón đưa đi đây đó, ân cần tiếp đãi một cách rất chân tình. Và nhất là chúng tôi được ở trong khách sạn sang trọng “ngàn sao” không đâu sánh bằng.
Các cháu vừa được ông Nội chở đi ăn 'hamburger", sau giờ học về, mở cửa chạy vào quăng cặp sách trên kệ, nhảy tới ôm Bà hôn tới tấp: - Ăn no lắm Bà ơi. Bà vẫn nằm yên trên ghế sofa: - Bà dặn bao nhiêu lần rồi, về nhà phải nói tiếng Việt, không uổng công Ông đã đưa đi đón về học lớp Việt Ngữ bao nhiêu năm nay. Hai hôm nay bệnh đau lưng tái phát, nên Bà bớt làm công việc nhà. Mấy chục năm trước bà đã bị mổ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, con cháu lo sợ Bà không qua khỏi, nhưng khi thấy Bà tỉnh lại cả nhà mừng rỡ tạ ơn Phật, Chúa. Bà đang làm ăn phát đạt phải dứt khoát buông bỏ, sang tiệm nghỉ ngơi. Tiếng cháu Út: - Bà cần con bóp tay chân không? Cháu khác: - Bà muốn gì nói con giúp nha, Bà ăn chưa? Hai cháu còn lại vuốt những sợi tóc loà xoà phủ trên trán Bà “Nội đừng làm gì nữa nhé, nằm nghỉ cho khỏe.”...
Ngày giỗ đầu tiên của mẹ. Cả nhà im lặng cắm cúi ăn. Mọi người tránh nhìn vào nhau, như thể đang tìm cách không làm đau lòng người khác bằng những kỷ niệm quá sâu sắc. Thi thoảng, họ trao đổi với nhau những câu rời rạc, nhưng tuyệt nhiên, không ai nhắc đến từ “Mẹ“, cố tình xem đây là bữa ăn bình thường, không phải là giỗ mẹ. Nỗi đau mất mẹ như vết thương còn quá mới, không ai dám chạm vào, sợ làm những giọt nước mắt ứa ra. Nhưng dù cố gắng thế nào, mẹ vẫn hiện hữu trong từng ngóc ngách ngôi nhà. Bình thường, bữa cơm nhà bao giờ cũng rộn ràng. Gia tài có hai đứa con gái, mà khẩu vị thật khác nhau. Vậy mà mẹ vẫn cố gắng chìu ý từng đứa.
Từ lúc sanh ra, hai chị em tôi rất ít khi gặp ba, chỉ biết có mẹ. Sau này chúng tôi mới nghe mẹ kể, ba là người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ít về nhà. Khi chúng tôi hơi lớn lên một chút thì ông đã tử trận oai hùng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, năm tôi mới được bốn tuổi và chị sáu tuổi. Mẹ là một người phụ nữ hiền lành, mảnh mai, đẹp và quyến rũ, ai gặp mẹ, nói chuyện với mẹ là khó có thể quay lưng, nên cuộc đời mẹ thật truân chuyên, trong thơ Nguyễn Du có câu: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều-Nguyễn Du)
Ngày tháng trôi qua vùn vụt, mới đó đã nửa thế kỷ từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Năm nay hình như cơn buồn của người dân tỵ nạn tăng lên nhiều hơn, nỗi nhớ, nỗi uất hận cũng thấm đậm hơn. Tôi thấy nhiều hội đoàn xôn xao chuẩn bị ngày tưởng niệm mất nước trong “tháng Tư Đen” sớm hơn, thay vì những năm trước chỉ vào cuối tháng.
1975. Tháng Tư, thị trấn Sparks, tiểu bang Nevada. Ba chị em ngồi dán mắt trước cái tivi đài Mỹ đang chiếu tin tức thời sự. Màn hình hiện lên bản đồ hình chữ S có tên của ba thủ đô Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Đường vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền Bắc Nam rõ rệt. Bắt đầu từ Tháng Hai năm 1975 tôi đã theo dõi tin tức Việt Nam nhiều hơn, khi chiến trận giữa Bắc Nam ngày càng sôi động, cũng nhờ mấy bài báo cắt ra do Ngọc Anh em tôi gởi qua. Họ đưa hình bản đồ chữ S lên, Miền Bắc sơn màu đỏ, rồi màu đỏ vượt khỏi vĩ tuyến 17 tràn xuống Miền Nam. Màu đỏ lan xuống tới đâu, tôi rớt nước mắt tới đó...
Thông thường người đời hay nói con cái là hạnh phúc của cha mẹ. Hơi bi quan một chút thì người ta nói con cái giúp cho vợ chồng sống với nhau trọn đời vì con cái giúp họ tập trung vào chúng thay vì nhìn nhau và gây lộn mỗi ngày. Ở phía tiêu cực thì có người cho rằng con cái những chiếc gông mà bố mẹ phải đeo suốt đời. Người Mỹ thì nói rằng con cái giúp cho bố mẹ sống lại đời mình. Nghĩa là, khi có con, nhìn các con đi học mẫu giáo, rồi tiểu học, rồi trung học, bố mẹ như sống lại đời mình lần thứ hai. Họ cũng nói rằng con cái giúp bố mẹ thay đổi và trưởng thành hơn. Tất cả các lối suy nghĩ trên có lẽ đều đúng. Riêng bài này, xin chỉ tập trung vào cái nhìn tích cực của người Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến