Hôm nay,  

Người Tị Nạn Buồn

14/03/202500:10:00(Xem: 3977)
 
TG Thao Lan đứng thứ ba từ trái
hình trên :  Tác giả Thảo Lan đứng thứ hai từ trái.
 
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, Thảo Lan đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19 và 21. Bài viết kỳ này là những dòng tâm sự chân thành của một người di dân khi nghĩ về tình trạng của những người di dân hiện nay trên đất nước Hoa Kỳ.
 
***
 
Tin về một bé gái 11 tuổi ở Texas đã tự tử chết ngày 8 tháng 2 vừa rồi vì bị bắt nạt bởi bạn bè tại trường học liên quan đến tình trạng di trú của gia đình em khiến tôi lại liên tưởng đến những ngày tháng đen tối sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
 
Khi ấy đã có bao nhiêu thành phần cơ hội lên mặt hống hách. Và để lập công với chính quyền mới, họ đã không ngần ngại có những hành động cũng như lời nói đe dọa những người từng là hàng xóm, là bạn bè, là đồng nghiệp của họ. Khi ấy có biết bao nhiêu người trong chúng ta cùng mang chung một tâm trạng lo âu hoang mang, không còn dám tin tưởng vào bất cứ một ai. Có lẽ đó cũng là điều mà chính quyền mới khi ấy mong muốn và biết đâu điều đó cũng nằm trong kế hoạch của họ. Khi người dân nghi kỵ lẫn nhau, sẵn sàng trở mặt đấu tố nhau thì giới lãnh đạo sẽ chẳng còn phải lo có thành phần nào rảnh rỗi để chống đối lại mình.
 
Nhưng việc đem tình trạng di trú của bạn bè mình ra làm lý do để bắt nạt thì có lẽ là điều chỉ xuất hiện vào thời gian gần đây ở Mỹ cùng với làn sóng kỳ thị những người di dân bất hợp pháp. Chúng ta, những người Việt Nam di dân đến Mỹ một cách hợp pháp liệu có thể thông cảm được với hoàn cảnh của những người di dân, mà phần lớn là gốc Mỹ La Tinh đó hay không?
 
Năm 1975 nhạc sĩ Nam Lộc viết nhạc phẩm Người Di Tản Buồn khi theo dòng người di tản đặt chân đến Mỹ. Ông viết trong tâm trạng của một người vừa mất quê hương, chiều chiều nơi đất khách ngóng về một nơi chốn xa xăm, nơi có bao nhiêu kỷ niệm cùng những người thân thương của mình.
 
Chiều nay có một người đôi mắt buồn
Nhìn xa xăm về quê hương rất xa
Chợt nghe tên Việt Nam ôi thiết tha
Và rưng rưng lệ vương mắt nhạt nhoà
 
Đến những năm cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980 khi phong trào vượt biên rộ lên thì từ những buổi tối ôm radio ngồi cạnh ba mình bắt đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) để nghe (một cách lén lút), tôi được biết đến tác phẩm Người Vượt Biển Buồn mà nếu tôi nhớ không lầm thì tác giả là nhạc sĩ Trường Hải. Ông sáng tác bài này khi vừa đặt chân được đến bến bờ tự do. Rất tiếc là sau này trên internet tôi lại không tìm kiếm được thông tin nào về tác phẩm đó nên chỉ còn biết dựa vào trí nhớ của mình lúc được nghe từ radio nhiều năm về trước.
 
Có những đêm về sáng
Người vượt biển u buồn
Nhớ dáng yêu ngày xưa
Đợi chờ nhau dưới mưa  
Để chấm dứt thảm cảnh bao nhiêu người Việt bỏ xác nơi biển Đông, chương trình ra đi có trật tự ODP (Orderly Departure Program) được thành lập. Gia đình chúng tôi sau một thời gian dài theo đuổi việc vượt biên, mất bao nhiêu vàng bạc mà vẫn thất bại thì đã yên phận để chờ ra đi bằng con đường xuất cảnh chính thức.  
 
Lúc ấy tôi đã nói giỡn chơi với bạn bè rằng sau khi qua Mỹ, để tiếp nối theo chân các nhạc sĩ đi trước tôi sẽ cho ra đời bài Người Xuất Cảnh Buồn. Nhưng rồi vì bất tài vô dụng nên sau vài chục năm tôi vẫn không thực hiện được điều mà mình đã “nổ” với bạn bè trước kia. Để rồi cho đến hôm nay tôi tự hỏi rằng tại sao mình lại phải phân biệt giữa di tản, vượt biển hay xuất cảnh? Cho dù là di tản, vượt biển, hay xuất cảnh thì tất cả đều qua Mỹ (và nhiều nước khác) vào thời gian ấy theo quy chế người tị nạn.
 
Năm đầu ở Mỹ giấy tờ tùy thân của tôi chứng minh mình có mặt hợp pháp tại Mỹ chỉ là cái thẻ nhập cảnh I-94 có ghi rõ chữ Refugee. Như vậy nếu muốn viết về tâm trạng của mình tại mảnh đất mình đã nhận làm quê hương thứ hai này, có lẽ tôi chỉ nên nhận mình là một người tị nạn buồn.
 
Tôi dám cá chắc đại đa số người Việt Nam sống tại Mỹ đều giống tôi là khởi đầu bằng kiếp người tị nạn này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Những người trực tiếp sống kiếp tị nạn là những ai theo dòng người di tản vào năm 1975 như nhạc sĩ Nam Lộc, những người đến Mỹ từ các trại tị nạn trên các hòn đảo khắp vùng Đông Nam Á sau khi trải qua một cuộc hải hành đầy bất trắc như nhạc sĩ Trường Hải, hoặc những người may mắn hơn được bước lên máy bay rời Việt Nam theo chương trình ODP như gia đình chúng tôi, cũng như các gia đình được đi theo diện nhân đạo HO dành cho các cựu quân nhân công chức sau này. Những người gián tiếp mang danh tị nạn là những ai được bảo lãnh qua sau này như hôn phu, hôn thê, vợ chồng, v.v… Họ không qua Mỹ trên danh nghĩa người tị nạn nhưng những người đứng tên bảo lãnh họ qua Mỹ chắc chắn cũng đã từng khoác trên vai chiếc áo của người tị nạn.
 
Để đến được bến bờ tự do chúng ta đã phải đánh đổi bằng nhiều thứ kể cả đem mạng sống của mình ra để đánh cược. Giữa biển khơi bao la, hay rừng sâu nước độc; trước hiểm họa đối mặt với bão tố hay cướp biển nếu không có tấm lòng nhân đạo của chính phủ và người dân Mỹ cùng các nước tự do khác thì làm sao chúng ta dám liều mạng để ra đi. Các bậc phụ huynh làm sao dám đẩy con mình ra khỏi vòng tay gia đình như thế. Tất cả chúng ta ra đi đều cùng một mục đích là để tìm một tương lai tươi sáng hơn. Để tìm đến một vùng đất hứa có thể bảo đảm những quyền tự do tối thiểu cho chúng ta và cho con cháu chúng ta.
 
Giờ đây khi đã thành công nơi xứ người, một số người Việt chúng ta lại bắt đầu quay mặt làm ngơ, chê bai, chỉ trích, thậm chí có những lời lẽ khinh miệt làn sóng những người tị nạn khác muốn đến nước Mỹ. Họ đã quên đi hình ảnh những khuôn mặt thất thần, những giọt nước mắt hạnh phúc của những người khi được cứu vớt từ những con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh giữa đại dương bao la mà có thể là hình ảnh của chính bản thân họ hay những người thân của họ vài chục năm về trước.
 
Tôi không phủ nhận có rất nhiều thành phần tội phạm trong số những người muốn đến nước Mỹ trong thời gian gian gần đây. Nhưng đó cũng không phải là điều hiếm hoi trong trường hợp của chúng ta vào vài chục năm về trước. Vì tôi biết, và đã chứng kiến những trại tù giam giữ các thành phần bất hảo người Việt Nam ở các trại tị nạn năm xưa. Những năm đầu thế kỷ 21 khi phải thường xuyên xuất nhập cảnh Hong Kong vì công việc thì cái họ Nguyễn của tôi luôn khiến tôi phải chờ đợi lâu hơn các đồng nghiệp Mỹ hay Nhật. Đơn giản chỉ vì nhân viên di trú phải kiểm tra tên tôi trong danh sách dài lê thê những người có cùng họ Nguyễn trong danh sách đen của sở cảnh sát Hong Kong.
 
Điều này tôi chỉ biết được khi một lần lên tiếng thắc mắc hỏi nhân viên di trú vì phải chờ đợi khá lâu. Hãy tưởng tượng tất cả các nước khi ấy chỉ nhìn vào thành phần xấu đó mà xua đuổi hết người Việt trên con đường tìm kiếm tự do thì thử hỏi giờ đây số phận chúng ta sẽ ra sao. Tất nhiên sẽ không có một cộng đồng Việt Nam mạnh mẽ, thành công để có thể xuất hiện một số người ngồi trước bàn phím lên tiếng bài bác và chia sẻ những hình ảnh xấu về dòng người đang tìm kiếm tự do giống như bản thân họ trước kia.
 
Đôi khi tôi nghĩ chúng ta thật may mắn vì vào thời điểm chúng ta ồ ạt đào thoát khỏi Việt Nam chưa có mạng xã hội, chưa có những tổ chức hay cá nhân chuyên chế ra các mẩu tin giả giật gân cho những người suy nghĩ nông cạn chia sẻ chuyền tay nhau. Nếu không thì hình ảnh thuyền nhân Việt Nam ngày trước đã bị xấu đi rất nhiều.
 
Và có thể nói một may mắn khác của người Việt chúng ta khi ấy đó là do địa lý cách biệt, để đặt chân được đến Mỹ hay các nước tự do phát triển khác, chúng ta đã không thể đến trực tiếp mà chỉ có thể cặp bến đến những nước lân cận. Đã có biết bao nhiêu chuyến tàu đến được đảo còn bị xua đuổi kéo trở lại ra biển khơi. Số còn lại may mắn được sống tụ tập tại các trại tị nạn để chờ đợi thanh lọc cho đi định cư. Và cũng có rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện để Mỹ và các nước Tây phương chấp nhận. Họ phải sống lây lất năm này qua tháng nọ tại các trại tị nạn đến khi trại đóng cửa và bị đưa trở về Việt Nam. Tuy mộng ước đặt chân đến bến bờ tự do của họ không thành hiện thực thì ít ra họ đã không bị chính quyền các nước sở tại đối xử như những kẻ tội phạm trục xuất về nước.
 
Ngược lại có thể nói điều mà trước kia tôi nghĩ là sự may mắn nhưng mà giờ đây lại cũng có thể nói là cái xui xẻo lớn nhất cho những người dân Mỹ La Tinh là khác với trường hợp người Việt chúng ta, họ có thể đến Mỹ một cách trực tiếp và có thể hòa nhập vào xã hội Mỹ một cách dễ dàng, tuy là bất hợp pháp. Nhưng chúng ta hãy tự hỏi khi ta đặt chân lên những hòn đảo của Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, hay Phi Luật Tân năm xưa có ai là người đến đó một cách hợp pháp?
Cũng như người Việt tị nạn năm xưa, đâu phải đa số những người Mỹ La Tinh đó là thành phần tội phạm, trộm cắp hay đĩ điếm. Họ là những người mà chúng ta có thể chỉ cần phải bỏ ra một số tiền rất nhỏ để trả công cho những công việc nặng nhọc mà người dân bản xứ không ai muốn làm. Hoặc cùng lắm những người bản xứ sẽ chấp nhận làm nhưng với cái giá cao nhiều hơn gấp mấy lần như thế.
 
Hãng đóng hộp thịt cua tại thành phố tôi ở là nơi cung cấp công ăn việc làm cho những người dân tị nạn từ bán đảo Đông Dương năm xưa, là nơi mà tôi lãnh những check lương đầu tiên của những ngày chân ướt chân ráo đặt chân đến Virginia. Sau này hãng đã không còn hoạt động mạnh mẽ được như cái thời tôi mới đến. Ngoài lý do số lượng cua xanh (blue crab) của vùng vịnh Chesapeake giảm sút còn có một lý do quan trọng nữa đó là hãng đã không kiếm được đủ nhân công khi đến mùa đánh bắt cua. Lúc những người tị nạn của các thập niên từ 1990 trở về trước như trường hợp của tôi đã có chân đứng vững chắc ở vùng đất hứa thì không ai còn muốn quay lại làm tại đây và ngay cả con cái họ vào dịp hè khi bãi trường cũng không muốn kiếm thêm tiền ở nơi làm việc ướt át hôi hám như thế. Vài năm trước tôi được biết hãng này đã phải dựa hoàn toàn vào những người di dân Mỹ La Tinh làm theo hợp đồng hết mùa cua (thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11) để duy trì việc cung cấp thịt cua ra thị trường.
 
Như vậy nếu kết tội những người di dân, hợp pháp cũng như bất hợp pháp, là những người góp phần cướp mất công ăn việc làm của người dân bản xứ và làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Mỹ thì liệu có chính xác hay không? Mỗi người chúng ta đều có quyền tự do lựa chọn để đi theo lý tưởng chính trị của mình, được tự do theo một đảng phái mà mình thích, thậm chí có quyền sùng bái bất cứ một lãnh tụ nào nhưng điều quan trọng là chúng ta hãy ráng đừng để mất đi tấm lòng nhân đạo, thứ mà ngày xưa những người tị nạn như chúng ta hằng mong đợi ở chính phủ và người dân Mỹ cũng như ở các nước tự do khác.
 
Thảo Lan

Ý kiến bạn đọc
18/03/202503:00:53
Khách
Xin viết lại cho rõ ràng về cuộc thăm dò dư luận trước ngày bầu cử 11/2024:

***Về trình độ học vấn của cử tri Mỹ da trắng : Trump dẫn trước bà Harris 11 điểm trong số những người Không Có bằng đại học,
trong khi bà Harris dẫn trước 22 điểm trong số những người Mỹ trắng tốt nghiệp đại học.
Nguồn: “Harris widens lead over Trump to 4 points in national poll
Mon, October 28, 2024”

***24/9/2024 -Theo cuộc thăm dò dư luận vào ngày 24/9/2024 của cơ quan chuyên về người Á châu AAPI Data and APIA Vote:
Người Việt ủng hộ bà Harris: 77%
Đại Hàn 62%
Nhật 67%
Phi 68%
Tàu 65%
Ấn 69%
“How Vietnamese American voters responded to the change from Biden to Harris as the Democratic candidate for president of the US
September 24, 2024”
17/03/202502:31:44
Khách
Nước Mỹ hiện bây giờ không còn như năm ngoái trở về trước nữa . Lúc trước, những người gốc dân thiểu số khi đi xin việc ở các cơ quan chính phủ, xin học bổng, v.v...còn mong được tuyển, mong được chấp thuận vì là người gốc dân tộc thiểu số, bây giờ Trump đã xóa bỏ chính sách nâng đỡ đó rồi . Các hãng tư cũng theo đó mà đề ra chính sách tương tự . Tất cả đều bình đẳng.

Ngày trước, nếu ai làm việc cho các cơ quan chính quyền,thì thường tham dự những buổi thuyết trình về văn hóa, phong tục, các nỗi khó khăn của các dân tộc thiểu số ở Mỹ... hầu tạo nên một không khí cảm thông, hòa đồng giữa các nhân viên đủ sắc tộc, bây giờ thì Trump loại bỏ chương trình này .

Các trường học từ nay cũng sẽ bị cấm dạy học sinh về DEI.

What is the meaning of DEI?
DEI stands for diversity, equity and inclusion. DEI là viết tắt của đa dạng, công bằng và hòa nhập.

"We have ended the tyranny of so-called diversity, equity and inclusion policies all across the entire federal government and, indeed, the private sector and our military," Trump said.

Just hours after he took the oath of office on Jan. 20, Trump began issuing executive orders to dismantle programs, put pressure on federal contractors to end “illegal DEI discrimination” and direct federal agencies to draw up lists of private companies that could be investigated for their DEI policies.

"Chúng ta chấm dứt chính sách đa dạng, công bằng và hòa nhập trên toàn bộ chính quyền liên bang và thực tế là cả khu vực tư nhân và quân đội " Trump tuyên bố.
17/03/202500:08:22
Khách
Theo cuộc thăm dò ý kiến dư luận trước ngày bầu cử năm ngoái, 77 phần trăm người Việt muốn bầu cho bà Harris:

Bầu cử năm 2024: Theo cuộc thăm dò ý kiến của cơ quan Edison Rearch, trong thành phần có học lực từ văn bằng cử nhân trở lên, 55 phần trăm bầu cho bà Harris, chỉ có 42 phần trăm là cho Trump.
Trong thành phần không có trình độ tốt nghiệp đại học, thì ngược lại, 56 phần trăm bầu cho Trump, 42 phần trăm cho bà Harris.
Trong cuộc bầu cử năm 2016, thành phần có bằng cử nhân trở lên, 55 phần trăm bầu cho Dân chủ, so với 43 phần trăm cho Cộng Hòa .

Nguồn:“Education-Level Voting Gaps Are Highest Among Men, White People”

*** Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người Á châu, kể cả Việt nam, ủng hộ Harris và Biden :

Nguồn: ***How Vietnamese American Voters Responded to the Change from Biden to Harris as the Democratic Candidate for President of the United States
Among registered Vietnamese American voters, 77% said they would vote for Kamala Harris while only 20% would vote for Donald Trump.

Nguồn: Harris Leads Trump by 38 Points among Asian American Voters, Increasing Biden’s Lead by 23 Points among Fastest-Growing Group of Voters
SEPTEMBER 24, 2024
16/03/202523:37:36
Khách
Hiện nay thì gió đã đổi chiều, cả 3 ngành Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp đều nằm trong tay Cộng Hòa Trump.
Tối Cao Pháp Viện (TCPV) có tới 6 thẩm phán phe Cộng Hòa, chỉ có 3 là phe Dân Chủ.
Với 6 thẩm phán TCPV này và quan tòa Aileen Cannon ở Florida hợp lực, rốt cục Trump, mặc dù vướng vào 4 tội hình sự , tháng 11 vừa qua vẫn đã có thể tiến hành tranh cử, và thắng cuộc.
Và 4 tội hình sự trên của Trump nay đã bị xóa bỏ . Khác với bên Đại Hàn, truyền thống ở Mỹ ( chớ không phải hiến pháp hoặc luật lệ gì cả)là không truy tố và giam tù một tổng thống đương nhiệm . Bốn tội hình sự của Trump là : Tội phiến loạn xúi giục dân tấn công Quốc hội, tội ăn cắp hơn 300 hồ sơ bí mật quốc gia, tội gọi điện thoại cho tổng thư ký tiểu bang Georgia là Brad Raffensperger yêu cầu sửa lại số phiếu để Trump thắng cử ở tiểu bang này, và tội đưa 130,000 đồng cho luật sư Michael Cohen để bịt miệng cô đào đóng phim X Stormy Daniels rồi khai gian đó là chi phí pháp lý .

Phe đa số ở cả hai Thượng Viện và Hạ Viện đều là Cộng Hòa.

Các vụ kiện tụng khi lên đến TCPV, phần lớn đều được xử thuận lợi cho đảng Cộng hòa - dĩ nhiên rồi .

Dưới đây là các bản tin mới: 40,000 người Afghanistan đã được phép sang Mỹ nay bị hủy bỏ
*Thousands of Afghans who helped the U.S. military blocked from reaching American soil
March 12, 2025

*240,000 người Ukraine được Biden cho tạm trú, nay có thể bị Trump tống khứ ra khỏi Mỹ :
*Trump weighs revoking legal status of Ukrainians as US ...
Mar 7, 2025
U.S. President Donald Trump said on Thursday that he would soon decide whether to revoke temporary legal status for some 240,000 Ukrainians who fled the conflict with Russia
15/03/202521:32:06
Khách
Vài lời với những MAGA Mít vàng

Bạn tôn sùng Trump là quyền của bạn. Bạn theo giáo phái MAGA cũng là quyền tự do của bạn, nhưng tôi e rằng, khi bạn nguyền rủa những "di dân bất hợp pháp" là bạn đang nguyền rủa chính bạn.

Đã gọi là di dân thì làm gì có "di dân hợp pháp". Trước đây, bạn chạy trối chết vào Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Hong Kong, vv... xin tỵ nạn. Lúc đó bạn có hợp pháp không? Chữ "di dân" tự nó đã mang tính bất hợp pháp rồi, thêm từ "bất hợp pháp" vào chỉ bằng thừa.

Những di dân là những người dễ bị tổn thương. Họ cũng giống như bạn trước đây đã trốn chạy việt cộng. Họ là những người cặm cụi chăm chỉ mưu sinh chắt chiu cho gia đình. Nếu họ trộm cắp, buôn bán ma túy, vv... thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, cũng giống như bao người khác. Bạn đừng ác ý đánh đồng di dân với tội phạm.

Bạn cho rằng di dân cướp công ăn việc làm của bạn. Tôi nghĩ, nếu người Mỹ trắng cũng nói với bạn câu này, bạn phản ứng ra sao?

Di dân họ không cần bạn thương hại. Họ chỉ mong bạn hãy công bằng và chín chắn trong suy nghĩ và hành động.

Sự đóng góp của di dân chắc chắn làm phong phú cho đất nước. Và như vậy, và mọi người đều hưởng lợi.
14/03/202510:32:54
Khách
Viết đúng và viết hay. Tôi đồng suy nghĩ với tác giả. Người bản địa ghét dân nhập cư vì cái bọn nhập cư sau này da nó không trắng như 200 năm trước, chứ người Việt đầu đen da vàng mũi tẹt (trừ khi sửa) thì có gì hay hơn cái bọn Mỹ La Tinh đâu mà ghét họ. Nếu cho họ lấy mất công việc của bạn tì cái thằng tỉ phú người Nam Phi kia mới là người cướp mất chỗ bạn, bằng cách nó sa thải nhân viên chính phủ, bằng cách nó mở rộng và quảng bá HB1 visa, bằng cách nó kêu gọi bỏ vô 5 triệu để có quốc tich Mỹ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 262,078
Trời mới hửng sáng, bà Năm đã trở dậy. Căn nhà im lặng như tờ, giờ này mọi người còn đang ngủ cả, bà lặng lẽ đến bên bàn thờ, thắp nhang cho chồng. Tay run run, nhưng bà vẫn cố gắng không để tàn nhang rơi xuống thảm. Con dâu đã dặn bà chỉ được dùng nhang điện, nến điện, nó sợ mùi nhang và sợ tàn nhang làm hư tấm thảm đắt tiền. Nhưng bà nghĩ không có hương khói, người chết biết đường đâu mà về? Bà chỉ an tâm, sung sướng khi có ông bên cạnh, mặc dù ông bây giờ chỉ là một hồn ma. Hương khói làm ấm lòng bà, ấm lòng cả người đã khuất, bà không thể để bàn thờ chồng hương khói lạnh tanh....
Sau mấy ngày đi chơi thăm các thắng cảnh nổi tiếng ở thành phố, ăn fast food và các món ăn Ý, Pháp, Mexico… hôm nay ba mẹ con quyết định tìm nhà hàng Việt Nam vì thèm bữa cơm có canh chua, cá kho tộ, rau muống xào tỏi. Từ nơi khách sạn, Quỳnh cùng hai con đi bộ gần 3 blocks đường đến một nhà hàng Việt Nam rộng lớn và nổi tiếng với các món ăn đậm đà hương vị ẩm thực Việt. Ba mẹ con vừa đói vừa mệt nên hào hứng ăn ngon lành, hết sạch, chuẩn bị món tráng miệng và sau đó chương trình là sẽ đi dạo bờ biển đón gió đêm. Trong lúc hai con xúm lại xem lại các hình chụp trên điện thoại, Quỳnh cũng rảnh rang đưa mắt ngắm nghía xung quanh tiệm thì bất chợt như có linh tính mách bảo, nàng nhận ra có một bóng dáng rất quen thuộc đang đi ngang phía trước hồ cá trong tiệm, cùng với vài người nữa, đang tìm vào ngồi ở chiếc bàn phía bên hông cửa nhà hàng, đối diện xéo với bàn của nàng.
Nhìn lại cuộc sống của mình trong bao năm qua tôi phải thú thực rằng giấc mơ Mỹ quốc của mình đã đạt được nhiều hơn những gì mình đã từng ao ước rất nhiều. Đúng nửa thế kỷ, tròn 50 năm đã trôi qua từ cái ngày tôi có giấc mơ Mỹ quốc nhỏ nhoi nhất, nếu có ai hỏi như thế tôi có còn ao ước hay còn một giấc mơ Mỹ quốc nào nữa không thì tôi xin trả lời rằng có. Có điều giấc mơ Mỹ quốc hiện tại của tôi không còn là giấc mơ cho riêng tôi nữa mà là giấc mơ cho các thế hệ con cháu của mình. Tôi mơ đến một nước Mỹ mang đầy đủ các giá trị cốt lõi về tự do, dân chủ, bác ái, nhân đạo, và bình đẳng. Một nước Mỹ với tượng nữ thần Tự Do cầm đuốc soi sáng để thắp lên hy vọng cho tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Một nước Mỹ sẽ luôn nằm trong giấc mơ của những đứa trẻ ở các nước đang phát triển như giấc mơ Mỹ quốc đầu tiên mà tôi đã có đúng nửa thế kỷ trước.
Huy về nhà nghỉ spring break hai ngày sớm hơn dự định. Trường võ bị West Point cho phép Huy về nhà sớm trước khi kỳ nghỉ spring break thực sự bắt đầu vì Huy có lịch làm diễn giả khách mời (guest speaker) ở một số trường trung học. Ngày đầu tiên về làm diễn giả khách mời ở ngôi trường trung học ngày xưa, Huy có dịp gặp lại cô Smith, thầy Williams, thầy hiệu trưởng sau khi hoàn thành xong ba buổi nói chuyện với vài trăm em học sinh trung học. Cô Smith và thầy Williams rất vui mừng nói rằng họ rất tự hào khi biết Huy đã vượt qua nhiều năm tháng gian khổ ở trường võ bị West Point, nhất là khi biết Huy đã hoàn tất các cuộc hành quân Norwegian Rucksack March. Về làm diễn giả ở ngôi trường trung học ngày xưa, đối với Huy, điều này là điều đặc biệt nhất trong kỳ nghỉ spring break năm ấy.
Trên máy bay về lại nhà, vợ chồng chúng tôi có chung một nhận xét: chuyến đi San Jose vừa qua là một chuyến du lịch cuối tuần đáng ghi nhớ nhất, tuyệt vời nhất. Dự liên tiếp hai đại tiệc, với đủ tình non nước, tình trường xưa nghĩa cũ, tình đàn anh đàn em, tình huynh đệ chi binh, tình bạn từ thuở tiểu học, viếng thăm mộ phần, cầu nguyện cho những người thân đã khuất núi, thăm được Cô bên Nội 94 tuổi, ông anh bên Ngoại gần 100 tuổi, nối lại và thắt chặt tình bà con cả bên Nội lẫn bên Ngoại. Vinh dự được anh chị Bs. Nguyễn Thượng Vũ đón tiếp và khoản đãi sang trọng như một thượng khách. Ấm áp được vợ chồng cousin Ngô Xuân Hùng đón đưa đi đây đó, ân cần tiếp đãi một cách rất chân tình. Và nhất là chúng tôi được ở trong khách sạn sang trọng “ngàn sao” không đâu sánh bằng.
Các cháu vừa được ông Nội chở đi ăn 'hamburger", sau giờ học về, mở cửa chạy vào quăng cặp sách trên kệ, nhảy tới ôm Bà hôn tới tấp: - Ăn no lắm Bà ơi. Bà vẫn nằm yên trên ghế sofa: - Bà dặn bao nhiêu lần rồi, về nhà phải nói tiếng Việt, không uổng công Ông đã đưa đi đón về học lớp Việt Ngữ bao nhiêu năm nay. Hai hôm nay bệnh đau lưng tái phát, nên Bà bớt làm công việc nhà. Mấy chục năm trước bà đã bị mổ kéo dài mấy tiếng đồng hồ, con cháu lo sợ Bà không qua khỏi, nhưng khi thấy Bà tỉnh lại cả nhà mừng rỡ tạ ơn Phật, Chúa. Bà đang làm ăn phát đạt phải dứt khoát buông bỏ, sang tiệm nghỉ ngơi. Tiếng cháu Út: - Bà cần con bóp tay chân không? Cháu khác: - Bà muốn gì nói con giúp nha, Bà ăn chưa? Hai cháu còn lại vuốt những sợi tóc loà xoà phủ trên trán Bà “Nội đừng làm gì nữa nhé, nằm nghỉ cho khỏe.”...
Ngày giỗ đầu tiên của mẹ. Cả nhà im lặng cắm cúi ăn. Mọi người tránh nhìn vào nhau, như thể đang tìm cách không làm đau lòng người khác bằng những kỷ niệm quá sâu sắc. Thi thoảng, họ trao đổi với nhau những câu rời rạc, nhưng tuyệt nhiên, không ai nhắc đến từ “Mẹ“, cố tình xem đây là bữa ăn bình thường, không phải là giỗ mẹ. Nỗi đau mất mẹ như vết thương còn quá mới, không ai dám chạm vào, sợ làm những giọt nước mắt ứa ra. Nhưng dù cố gắng thế nào, mẹ vẫn hiện hữu trong từng ngóc ngách ngôi nhà. Bình thường, bữa cơm nhà bao giờ cũng rộn ràng. Gia tài có hai đứa con gái, mà khẩu vị thật khác nhau. Vậy mà mẹ vẫn cố gắng chìu ý từng đứa.
Từ lúc sanh ra, hai chị em tôi rất ít khi gặp ba, chỉ biết có mẹ. Sau này chúng tôi mới nghe mẹ kể, ba là người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ít về nhà. Khi chúng tôi hơi lớn lên một chút thì ông đã tử trận oai hùng vào dịp Tết Mậu Thân 1968, năm tôi mới được bốn tuổi và chị sáu tuổi. Mẹ là một người phụ nữ hiền lành, mảnh mai, đẹp và quyến rũ, ai gặp mẹ, nói chuyện với mẹ là khó có thể quay lưng, nên cuộc đời mẹ thật truân chuyên, trong thơ Nguyễn Du có câu: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (Kiều-Nguyễn Du)
Ngày tháng trôi qua vùn vụt, mới đó đã nửa thế kỷ từ khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam. Năm nay hình như cơn buồn của người dân tỵ nạn tăng lên nhiều hơn, nỗi nhớ, nỗi uất hận cũng thấm đậm hơn. Tôi thấy nhiều hội đoàn xôn xao chuẩn bị ngày tưởng niệm mất nước trong “tháng Tư Đen” sớm hơn, thay vì những năm trước chỉ vào cuối tháng.
1975. Tháng Tư, thị trấn Sparks, tiểu bang Nevada. Ba chị em ngồi dán mắt trước cái tivi đài Mỹ đang chiếu tin tức thời sự. Màn hình hiện lên bản đồ hình chữ S có tên của ba thủ đô Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Đường vĩ tuyến 17, chia cắt hai miền Bắc Nam rõ rệt. Bắt đầu từ Tháng Hai năm 1975 tôi đã theo dõi tin tức Việt Nam nhiều hơn, khi chiến trận giữa Bắc Nam ngày càng sôi động, cũng nhờ mấy bài báo cắt ra do Ngọc Anh em tôi gởi qua. Họ đưa hình bản đồ chữ S lên, Miền Bắc sơn màu đỏ, rồi màu đỏ vượt khỏi vĩ tuyến 17 tràn xuống Miền Nam. Màu đỏ lan xuống tới đâu, tôi rớt nước mắt tới đó...
Nhạc sĩ Cung Tiến