Hôm nay,  

Boston Với Mùa Gặt Hái “Cranberry”

13/11/202400:00:00(Xem: 1195)

  

TG Huynh Thanh Tu 2
TG Huỳnh Thanh Tú 

 

Huỳnh Thanh Tú là giáo viên tiểu học trước khi cùng gia đình định cư Mỹ năm 2001. Bà từng làm việc cho học khu tại Houston, Texas trước khi về hưu và dành toàn bộ thời gian làm vườn, chăm sóc các cháu, du lịch và tham gia các chuyến du lịch của cộng đồng người hưu trí tại địa phương. Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm nay với bài viết đầu tiên “Áo khoác để ngoài cửa”. Bài viết kỳ này ghi lại chuyến du lịch tìm hiểu về các nông trại trồng "cranberry" với nhiều chi tiết và hình ảnh lý thú. 
 

Theo Wikimedia, “Cranberry” tiếng Việt gọi là nam việt quất. “Cranberry” có nguồn gốc từ chữ “Craneberry” (Crane là con hạc) được dùng  bởi những di dân đầu tiên đến Mỹ, vì cánh hoa, đài hoa và cuống hoa có hình dáng giống đầu, mỏ và cổ của con hạc. “Cranberry là một loại cây thường mọc dại nơi các vùng đầm lầy đã phân hóa (nhiều than bùn) ở miền ôn đới Bắc bán cầu. Tại Mỹ nhiều nhất là các tiểu bang miền Đông Bắc như Massachusetts, New Hamshire, Connecticut, New Jersey và Delaware.
 
Được biết việc chăm sóc và thu hái Cranberry qua nhiều công đoạn khá nhiêu khê. Đầu tháng 10 là mùa thu hái. Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những sinh hoạt này của nông dân dân địa phương nên đã quyết định cùng con gái làm một chuyến du lịch đi Boston thuộc tiểu bang Massachusetts. Đây là một trong những tiểu bang nằm phía đông bắc nước Mỹ có nhiều điền trang (Farm) đang mùa thu hái “Cranberry”.
 
Cất cánh từ phi trường Bush International (IAH), sau hơn bốn tiếng đồng hồ, máy bay đáp xuống phi trường Boston.Khi máy bay hạ cao độ và cũng nhờ ngồi bên cửa sổ, tôi được dịp nhìn phong cảnh dưới đất. Rừng cây trải dài như một tấm thảm khổng lồ với nhiều màu sắc rực rỡ được phản chiếu bởi ánh nắng chiều trông đẹp vô cùng.
 
Xuống máy bay, chúng tôi thả bộ ra ngoài. Lối đi khá nhiều người nhưng đặc biệt là họ không chen lấn, ồn ào, trông có vẻ trật tự và khác với những phi trường mà tôi đã từng đi qua.
 
Ra đến cổng, chúng tôi gọi Taxi đưa về phòng trọ đã mướn trước. Đây là một khu nhà giống như “Town House”, có hai tầng nằm trên một con dốc nhỏ. Chủ nhà ở tầng trệt, tầng trên họ cho mướn. Lối đi vào, hai bên trồng đủ các loại hoa,ngay cả cầu thang lên phòng cũng có nhiều chậu cúc vàng cùng trang hoàng nhiều hình tượng ma quái, có lẽ họ đang chuẩn bị cho mùa Halloween.
 
Mở cửa bước vào phòng, thoang thoảng  mùi hương thông  nhẹ đã cho tôi một cảm giác thật ấm áp và dễ chịu vô cùng. Phòng dành cho hai người với hai giường ngủ trông gọn và ngăn nắp. Trên bàn cạnh TV gần cửa sổ là một giò lan trắng làm nổi bật bức tranh ”Ngôi nhà bên suối” được  treo phía sau trên tường trông thật đẹp và thơ mộng.
 
Sau khi sắp xếp hành lý xong, tôi và con gái cùng ra phố để dùng cơm chiều. Đường phố đã lên đèn, khách du lịch nhộn nhịp. Boston rất nổi tiếng về “seafood”. Ghé vào một tiệm ăn, chúng tôi gọi vài món “seafood” không quên thêm một ly rượu vang cho ấm bụng vì trời khá lạnh ở bên ngoài. Ăn xong, hai mẹ con trở về phòng nghỉ ngơi và chuẩn bị cho chương trình ngày mai đi thăm thành phố.
 
Hôm sau, khi ăn sáng xong, chúng tôi bắt đầu đi bộ ra phố. Boston là một thành phố cổ thuộc tiểu bang Massachusetts. Đó là một trong 13 tiểu bang đầu tiên của nước Mỹ, nằm bên bờ Đại Tây Dương, khá lạnh vì chịu ảnh hưởng của khí hậu Bắc bán cầu. Sinh hoạt ở đây thật nhộn nhịp. Tại ngã tư, người ta đặt một cái đồng hồ to cao, gồm bốn mặt nên xem giờ dễ dàng dù đứng ở góc độ nào. Đồng hồ trông rất xưa cũ, nó đang hiện diện nơi này để làm chứng tích cho thời gian.
 
Đến cây cầu bắc ngang một dòng sông nhỏ, bỗng nghe một hồi còi rít dài, nhìn quanh tôi thấy xe cộ và mọi người vội lùi lại sát chân cầu đứng chờ. Chiếc cầu được kéo lên từ hai phía để có lối cho một tàu chở khách du lịch đang chạy dưới sông. Sau khi tàu khách đã chạy qua,cầu được hạ xuống như cũ,xe và khách tiếp tục đi lại bình thường. Với tôi đây là một điều mới lạ và rất ngạc nhiên vì được nhìn tận mắt lần đầu.
 
Ghé vào Nashua Street Park mua vé xe "bus" đi một vòng thăm thành phố. Điều thú vị là trên bộ nó là chiếc xe “bus” bình thường nhưng khi xuống sông nó trở thành một chiếc tàu chở khách. Boston Duck Tour Land &Water (tên gọi của chiếc xe này) đưa chúng tôi đi dọc theo sông Charles vòng quanh Nashua Street Park, một công viên rộng lớn với cây cối xanh tươi, hoa cỏ đầy màu sắc trông thật đẹp mắt.
 
Trở về phòng trọ ăn trưa và nghỉ ngơi. Buổi chiều đến thăm nhà vợ chồng một người bạn, anh Luyến và chị Lan. Chị Lan trước kia là đồng nghiệp cùng dạy một trường với tôi ở Sàigòn. Năm 1975 anh đi tù cải tạo, chị một mình phải khổ cực tần tảo nuôi con. Sau khi mãn tù anh chị cùng gia đình được đi định cư tại Mỹ theo diện HO. Hơn 40 năm giờ mới gặp lại nhau mừng vui không kể hết. Căn nhà xinh xắn với khu vườn đầy những cây trái rau hoa, anh chị đã có một cuộc sống thật đầy đủ và hạnh phúc bên con cháu, hầu hết chúng đã thành công trên đất nước này. Sau hơn hai tiếng đồng hồ tâm sự, khơi lại những kỷ niệm vui buồn của một thời trong bồi hồi xúc động, chúng tôi lưu luyến từ giã nhau, mong có dịp sẽ gặp lại.
 
Sáng hôm sau,hai mẹ con thuê Taxi đi Stone Bridge Farm, một nông trại cách thành phố Boston khoảng hai giờ lái xe, để xem cách người nông dân nơi đây thu hái trái “Cranberry”. Nông trại nằm sâu trong một rừng thông rậm rạp.Tiếng thông reo cùng với hương thơm của rừng  đã cho tôi những cảm giác thoải mải và dễ chịu.

Cranberry 1
(hình do TG cung cấp)
 
Người hướng dẫn đưa chúng tôi đến vườn trồng “Cranberry”. Đây là một khu đất rộng bạt ngàn với những ruộng “Cranberry” và nhiều đầm lớn. Dưới ruộng là những cây “Cranberry” cao khoảng 30 centimet, trái “cranberry” màu xanh nhưng khi chín chúng trở nên màu đỏ rực. Nếu nhìn từ xa thì ta sẽ thấy cả cánh đồng là một tấm thảm màu đỏ trải rộng trông rất đẹp.
 
Tôi được biết loại cây này chỉ sống tại những vùng đầm lầy đã phân hóa, có khí hậu mát mẻ nhất là ở vùng Bắc cực và các tiểu bang Bắc Mỹ. Cách chăm sóc và thu hái rất đặc biệt. Hằng năm cứ vào mùa đông (khoảng tháng 12) người ta sẽ cho cây ngủ đông, để tránh thời tiết khắc nghiệt bằng cách xả nước từ sông vào ruộng cho ngập cả thân cây để giữ rễ cây không bị chết. Đến mùa Xuân (khoảng tháng Năm), thời tiết ấm lại, nước được rút hết ra khỏi ruộng. Cây sẽ bắt đầu hồi sinh đâm chồi, ra hoa và kết trái. Mùa thu (tháng 10) trái chín trở nên màu đỏ, đây là lúc chuẩn bị cho mùa thu hái. Đầu tháng 10 người ta lại xả nước vào ruộng để gặt trái chín. Trái “cranberry” khi chín sẽ nổi trên mặt nước vì rất nhẹ. Tất cả được đưa qua một hồ nước rộng, sâu và sạch hơn giữ ở đó để chờ xe bồn đến hút mang về nơi chế biến và bảo quản.
 
Cây “cranberry” có tuổi thọ đến 65 năm, gần một đời người. Trái của nó có vị chua dù đã chín. Là một loại trái cây có giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên nó được dùng để chế biến các loại thức ăn và nước uống như “juice”, “sauce”, rượu, mứt và các món ăn truyền thống thơm ngon dùng trong mùa lễ Thanksgiving. Trái “cranberry” cũng là nguồn dược liệu có công dụng trị bịnh tuyệt vời nên nó được dùng chế biến ra nhiều loại thuốc để chữa trị các chứng bịnh như ung thư, nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu tiện, tiểu đường… Vì vậy mà  sau khi thu hái người ta chỉ bán ra thị trường 5% trái tươi, còn lại 95% dùng để chế biến thức ăn, nước uống (cranberry wine) và các thuốc trị bệnh.  
 
Chúng tôi được đưa ra hồ lớn, nơi đây các nông dân đang làm việc, họ hướng dẫn mặc vào chiếc áo quần bảo hộ nối liền với đôi giày bằng nhựa cao su, cả quần và giày được hai dây đai kéo lên tận ngực. 

Cranberry 2
(hình do tác giả cung cấp)
                       
Tôi và con, mỗi người một cây cào cùng lội xuống đầm, dùng cào đùa đẩy những trái cranberry chín đỏ đang nổi trên mặt nước về một chỗ để xe bồn tới hút mang đi. Hôm ấy trời khá rét, nhưng chúng tôi không thấy lạnh mặc dù đứng dưới đầm gần cả buổi, chỉ thấy quá mỏi tay vì phải vận dụng cánh tay nhiều. Mệt nhưng thật vui, tôi xem đây như là một buổi thực tập về cách làm việc của người nông dân và nhờ vậy mà biết được họ đã phải vất vả như thế nào.
 
Sau khi cởi bộ đồ bảo hộ, chúng tôi đi một vòng qua các hồ để xem mọi người làm việc, cuối cùng vào Farmer’s Market mua một ít sản phẩm để mang về làm quà lưu niệm cho bạn bè.

Hầu hết các loại trái mang họ “Berry” được trồng trên nước Mỹ như “cranberry”, “bilberry”, “blueberry”, “bearberry” … thì cách trồng và thu hái “Cranberry” là phải qua nhiều công đoạn quá nhiêu khê. Cứ nhìn một nông dân đứng dưới ruộng nước hàng giờ, cầm cây cào đùa đẩy những trái “cranberry” dồn về một chỗ, ta mới thấy hết sự chịu đựng và vất vả của họ trong công việc làm. Có lẽ do lợi nhuận và sự hữu dụng của trái “cranberry” trong đời sống của con người, nên nghề chăm trồng cây “Cranberry” đã được lưu truyền từ xưa cho đến bây giờ.
                            
 
Huỳnh Thanh Tú
           

Ý kiến bạn đọc
17/11/202400:56:59
Khách
Cảm ơn Tác Giả một bài viết hay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 412,158
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Hôm ấy, một buổi chiều cuối thu, trời trong và se lạnh. Một ông già râu tóc bạc phơ, ước chừng vào tuổi tám mươi, ngồi đăm chiêu trên ghế đá công viên, gần Viện dưỡng lão Mission De La Casa ở thành phố San José - lặng lẽ nhìn lá vàng rơi… Bỗng từ xa, một thằng bé khoảng chín, mười tuổi chạy đến nắm tay ông, hỏi: - Ông ngoại ơi! Sao ông ngồi đây một mình, có vẻ buồn thế? - Ờ! Ông chỉ có một mình.
Nhạc sĩ Cung Tiến