Hôm nay,  

khánh…

10/10/202412:12:00(Xem: 1657)
TG Phan Khoi nguyen VVNM 2018 cat banh tai le trao giai VVNM 2018
TG khôi nguyên Phan đang cắt bánh kỳ niệm Lễ Trao Giải VVNM 2018
 
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Bài viết dưới đây ghi lại vài suy nghĩ tản mạn của tác giả qua câu chuyện về người du học sinh Việt Nam cần cù chịu khó để đi đến thành công.
 
*
 
Tôi biết Khánh đã lâu, từ khi còn là cô bé du sinh, vô xin việc làm thêm ở toà báo để có thêm thu nhập. Nói nhiêu đó đã đủ biết Khánh không phải con cán bộ qua Mỹ ăn chơi bằng diện du sinh. Ngặt thời ấy, cộng đồng người Việt ở địa phương còn chống Cộng dữ lắm nên tôi chỉ biết tôn trọng những người bị bứng ra khỏi quê hương, sống đời hải ngoại. Tuy cái ăn, cái mặc, chỗ ở, việc làm; đặc biệt là tự do đều rộng mở ra tương lai tươi sáng; chỉ nỗi nhớ người thân, quê nhà canh cánh trong lòng người xa quê.
 
Chuyện kể của người anh trong gia đình nghe mới biết thương những người đến Mỹ từ năm 1975. Trời mùa đông lạnh lẽo bên vùng Pennsylvania, tuyết đá tới lái xe không được nên anh tôi đi bộ ra cửa hàng gần nhà nhất để mua cho con anh bình sữa. Trong những người khách ít ỏi của cửa hàng nhỏ vùng quê lại gặp hôm thời tiết xấu nên thưa vắng, anh tôi bỗng nghe được giọng nữ hát ngân nga một mình bằng tiếng Việt. Thế là cả một trời quê hương trong ký ức ùa về làm anh chết lặng đi giây lát. Người phụ nữ rời cửa tiệm, anh tôi mới hoàn hồn bước theo và cất tiếng hỏi, “Chị ơi, chị là người Việt hả?” Người phụ nữ dừng bước, quay lại nhìn anh tôi. Cô không nói lời nào mà hai dòng nước mắt lăn xuống gò má. Hồi trấn tỉnh lại cô mới nói được, “Tôi tưởng tôi không bao giờ được nghe tiếng Việt nữa…”
 
Người phụ nữ Việt lấy chồng là nhân viên Mỹ sang Việt Nam thời chiến tranh nên theo chồng về Mỹ năm 1975, anh tôi là lính Việt cũng di tản năm 1975. Hai người Việt không ngờ được nghe tiếng Việt ở xứ sở lạnh lùng và xa lạ. Mối quan hệ của hai gia đình không họ hàng mà thân như ruột thịt đến tận bây giờ. Có lẽ câu chuyện trong nhà đã cho tôi cái nhìn bớt khắt khe hơn với những người Việt đến Mỹ sau cuộc di tản lớn nhất thế giới cuối thế kỷ hai mươi và phong trào vượt biên sau đó trong nhiều năm. Tiếp theo là những người Việt đến Mỹ với những chính sách nhân đạo của chính phủ Hoa kỳ cho bảo lãnh thân nhân qua chương trình O.D.P vào những năm 1980 tới 1990; tiếp theo nữa là chương trình H.O cho tù cải tạo… Những người đến sau không có gì trở ngại với những người Việt đi trước từ năm 1975. Nhưng khi có sự xuất hiện của giới du học sinh Việt Nam qua Mỹ theo học thì mọi chuyện không còn tương thân tương ái như người Việt đến trước thường giúp đỡ người đến sau ổn định cuộc sống nơi xứ người.
 
Khi những người Việt xa xứ đã hình thành được cộng đồng người Việt dù nhỏ đến đâu nơi hải ngoại cũng gọi là Cộng đồng Người Việt Quốc gia; với ngôi chợ nhỏ đến đâu nhưng có bán gạo với nước mắm thì gọi là chợ Việt; tiệm ăn nhỏ đến đâu cũng trương bảng hiệu “Vietnamese Restaurant”. Mối liên kết của người xa xứ như bản năng sinh tồn, như ca dao tục ngữ Việt có câu, “Họ hàng xa không qua láng giềng gần”, tối lửa tắt đèn có nhau. Những sự giúp đỡ của đồng hương đến trước luôn ở trong lòng biết ơn của người đến sau, những sự giúp đỡ bây giờ xem là chuyện nhỏ nhưng hồi xưa lớn lắm như giúp xin việc làm, chở đi học tiếng Anh ở nhà thờ, chở đi làm khi chưa có bằng lái… Người Việt có tình đồng bào truyền thống đã thành văn hoá Việt. “Quan nhất thời dân vạn đại”, hồi nhỏ đi học làm sao hiểu được ý nghĩa sâu xa trong thành ngữ tiền nhân để lại. Bây giờ mới thấy đất nước đã thay triều đổi đại nửa thế kỷ qua, nhưng tình đồng bào qua cơn bão tố số 3 - Yagi trong nước vừa qua. Nhìn những chiếc xe bus, xe vận tải, xe hơi chạy chậm lại để tạo thành bức tường chắn gió bão cho những chiếc xe hai bánh qua cầu mà chợt hiểu ra “dân vạn đại”; quan chỉ nhất thời một thể chế chính trị nào đó thôi như thời phong kiến, thời thuộc địa đều qua đi… chỉ tinh thần dân tộc, truyền thống, văn hoá là mãi mãi.
 
Nhưng sự có mặt của giới du học sinh không làm thay đổi cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã hình thành vì họ cũng không đụng chạm gì tới cộng đồng có trước. Họ đến đây không vì lý do chính trị, ý thức hệ gì hết; chỉ đơn giản là đi học để có bằng cấp ở Mỹ. Nhưng những rắc rối đã xảy ra với họ, những rắc rối ngoài ý muốn cho cả đôi bên cộng đồng người Việt hải ngoại và du sinh. Một tiệm phở Việt mà nhận du sinh vào bưng phở, dọn bàn cũng bị đồng hương tẩy chay; một tờ báo nhận du sinh làm việc kiếm thêm cũng bị đồng hương biểu tình chống đối…
 
Mất nước đã mất, người đi kẻ ở đã quen dần với hoàn cảnh sống trong nước thay đổi chế độ, người ra hải ngoại lầm lũi đi làm. Phe miền Nam tưởng niệm ngày ba mươi tháng Tư ở hải ngoại năm thứ mười rồi hai mươi, ba mươi năm trôi qua vẫn không có một tổ chức nào xứng danh phục quốc, những người lính cũ đã già, thú đau thương của chú bác bây giờ là đến Ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 06 hằng năm, chú bác mặc quân phục theo binh chủng, cầm cờ binh chủng đi sau cờ tổ quốc diễu hành từ Trụ sở Cộng đồng Người Việt Quốc gia, đi loanh quanh qua khu thương mại của người Việt bên cạnh rồi trở về Trụ sở ăn nhậu. Ngày 30 tháng 04 cũng vậy, thêm hai lễ Thượng kỳ và Hạ kỳ ở Trụ sở Cộng đồng là tròn năm. Và chú bác mỗi năm mỗi vắng theo tuổi già sức yếu, còn lại những ông già chống gậy mặc quân phục, nhìn buồn như ba mươi tháng Tư quanh năm, ngày nào cũng là ba mươi tháng tư khi đi ngang qua Trụ sở Cộng đồng Người Việt Quốc gia với bức tượng Việt-Mỹ xây hoài vẫn dang dở vì thiếu kinh phí đã mấy chục năm…
 
Khánh năm ấy còn trẻ lắm nhưng suy nghĩ già hơn tuổi đời, biết thông cảm cho người khác khi Khánh nói với tôi, “Em cần việc lảm thêm để kiếm thêm thu nhập, em đã đến hỏi hai tờ báo nhưng đều bị từ chối. Anh cũng đừng ngại từ chối vì em hiểu!”
 
Tôi lúng túng với người bạn trẻ biết nói câu, “em hiểu…” Đã hiểu rồi thì còn hỏi làm gì? Em học trường nào, sách gì mà thiếu câu, “đừng hỏi người khác một câu khó trả lời!” Nhưng tôi nghe trong lòng mình sự thương cảm tuổi trẻ Việt Nam sau chiến tranh cũng chẳng hơn gì tôi thời khói lửa. Những suy nghĩ về đêm tôi thường ở lại tòa soạn một mình vì thói quen làm việc yên tĩnh, thích vắng vẻ… lại thấy mình là người đi trước Khánh, nên giúp đỡ đàn em hơn là từ chối quách đi cho khỏi rắc rối với cộng đồng. Nhưng tôi làm sao quên mình từng đi học xa nhà, dù không xa như Khánh hiện tại. Tôi từng có những suy nghĩ chưa trưởng thành khi hỏi người khác một câu khó trả lời như, “em có thương anh không?” Làm cho cô bạn học phải tránh mặt từ đó! Tuổi trẻ với cảnh sống cơm đường cháo chợ, hồi hết tiền trả căn chung cư mà cả đám thuê để ở, nói cả đám chứ xoè bàn tay đếm không hết năm ngón những đứa có hùn tiền, những bạn bè tiền ăn còn không có thì tiền đâu hùn trả tiền thuê phòng. Thế là bị đuổi cổ ra khỏi nhà, lũ trẻ đi ngủ tá túc nhà bạn hay phòng tập thể của mấy ông thầy giáo, sáng gặp lại nhau trong trường như không có gì xảy ra đêm qua. Nhớ thời tứ bề khó khăn nhưng cùng đường thì trở về nhà cha mẹ ăn nhờ ở đậu vài hôm nhưng cũng đỡ hơn du sinh nghèo bây giờ, đâu phải muốn về nhà là về được vì xa quá, vì tiền đâu mà về? Những đứa con nhà giàu, con cán bộ sang đây ăn chơi thì nói làm gì. Những “Khánh” vì tương lai nên đi du học, nhưng con nhà nghèo thì phải đi làm thêm kiếm sống chứ cha mẹ đi cày trong nước, đồng lương công nhân viên hay giáo chức ăn lương nhà nước thì làm sao chu cấp nổi cho con du học Mỹ.
 
Hiểu như vậy thấy bớt nặng lòng quốc-cộng, sự phân biệt người trong nước với ngoài nước một thời đã qua. Những người bạn trẻ đã tốt nghiệp ra trường, dĩ nhiên họ tìm cách ở lại nhiều hơn về vì đã quen, đã hấp thụ cuộc sống tự do dân chủ; đã thoát khỏi nhà tù bao la thì ai còn muốn quay lại làm gì! Họ sống với dư luận cộng đồng thường xem thường hành vi tìm cách ở lại riết rồi cũng quen với cộng đổng ít ai nhớ lại những cuộc vượt biên của người Việt năm xưa với du sinh bây giờ cũng là chạy trốn, chỉ là những chương trình định cư cho thuyền nhân Việt Nam không còn nữa nên những người chạy trốn sau bị những người chạy trốn trước phân biệt.
 
Thế là những du sinh làm việc với tôi một thời vừa học vừa làm thêm kiếm sống cũng đã tuổi ba mươi, bốn mươi. Phần lớn đã ổn định cuộc sống với gia đình riêng sau khi kết hôn với người có quốc tịch. Rất hiếm khi tôi nghe được một du sinh sau khi học xong đã trở về trong nước sinh sống và làm việc. Họ thường là những cá biệt như con cán bộ học xong thì về bởi con cán bộ lại tốt nghiệp đại học bên Mỹ thì cái ghế họ ngồi còn cao hơn cả cha họ, tiền họ kiếm được bảo đảm nhiều hơn làm anh kỹ sư hãng xưởng bên Mỹ. Trường hợp thứ hai là bất tài vô dụng thì về cho cha mẹ nuôi tiếp như những bạn trẻ sống đời du sinh mà không biết nấu nồi cơm dù đã là nồi cơm điện.
 
Không phải ngẫu nhiên nhớ lại và nói đến những ngưởi bạn trẻ du sinh trong quá khứ. Tôi đi nha sĩ mỗi sáu tháng có bảo hiểm trả thì sao không đi để kiềm tra, làm sạch răng mình. Không ngờ gặp lại Khánh cũng là khách hàng cùng nha sĩ với tôi. Tôi ngỡ ngàng khi có người phụ nữ trẻ đẹp nhìn tôi như câu hỏi khó, rồi đột ngột hỏi, “Anh có nhìn ra em không?”
 
“Ồ, Khánh. Lâu quá không gặp…”
 
“Em mừng quá. Mừng gặp lại anh…”
 
“Để trả thù hay thanh toán mà mừng dữ vậy…”
  
“Cả hai…”
 
Chúng tôi phá lên cười như bạn bỗng thấy cây ớt mình trồng đã ra hoa kết trái. Khánh du sinh làm kế toán cho toà soạn ngày nào đã thôi ăn mì gói sống qua ngày nên bớt cằn cỗi khi còn rất trẻ. Cuộc hội ngộ bất ngờ, ngắn ngủi nhưng để lại dư âm… Tôi không quá khắt khe với du sinh khi nhận họ làm việc thêm giờ kiếm sống lúc theo học. Hồi ấy, tôi cũng có chút rắc rối khi bị cộng đồng hỏi thăm sức khoẻ về việc cho du sinh làm việc ở toàn soạn. Nhưng đàn anh, chú bác đã nương tay không biểu tình, không tẩy chay. Tôi ngày ngày đi làm phóng sự địa phương cho tờ báo, đi xin quảng cáo từng thương hiệu của đồng hương cũng được ủng hộ nhiều. Thỉnh thoảng gặp đồng chí là quảng cáo không trả tiền, đóng cửa tiệm và biến mất. Hôm nay còn lại đàn em tứ bề thọ khổ thời đi học. Nhưng nay Khánh đã vững vàng làm quản lý cho một nhà băng trong thành phố, có gia đình yên ổn với chồng người Việt, đã giải ngũ khỏi quân đội và đang làm việc cho hãng máy bay Boeing. Hai đứa con ngoan, một trai một gái còn đi học…
  
Tôi nghĩ đến thế hệ tôi qua Mỹ là đi cày miết để tạo điều kiện cho con cái ăn học, may là đi chính thức nên không gặp phiền hà với cộng đồng có trước như thế hệ Khánh đi du học, vừa làm vừa học còn bị cộng đồng phân biệt đối xử, lại phải tìm cách ở lại nước Mỹ này trong sự may rủi khó lường với tình yêu đến sau hôn nhân…
  
Qua chặng đường mấy chục năm nhìn lại, ai cũng phải sống bằng bản lĩnh, nghị lực của chính mình. Giúp nhau được chút gì cũng quý hơn khắt khe với nhau những điều không cần thiết. Tất cả ở sự lắng lòng mình lại sẽ thấy, nhưng người ta dễ sôi nổi, chạy theo phong trào hơn suy đi nghĩ lại trong lòng mình. Chia tay Khánh lần này tôi còn lại lời cảm ơn theo Khánh là muộn màng, nhưng tạ ơn trên đã cho gặp lại để em được nói. Còn tôi không biết là mình đúng hay sai khi đã tiếp tay một người bạn trẻ bỏ nước ra đi không hẹn ngày về.
 
 
Phan

Ý kiến bạn đọc
31/10/202423:47:32
Khách
Ai cũng biết chuyện Tăng Sâm giết nguời. Tin tức sai lặp đi lặp lại thì mọi nguời sẽ tin la thật. Chính Lenin đã nói là cứ loan tin giả lao' nhưng lặp lại nhiều lần qua năm tháng thì nguời ta sẽ tin là thật. Trong gần 50 năm qua, thế hệ sinh sau 1975 đuợc đào tạo tuyên truyền bởi chanh phu Cộng Sản từ lúc học vỡ lòng nên họ tin vào chế độ Cộng sản và tin rằng nguời tị nạn hải ngoại chỉ là hạng xấu xa, ba que, xỏ lá, tay sai để quốc Mỹ, phản quốc, có nợ máu với nhân dân, vv. Ngày hôm nay 90% dân ở VN sinh sau 1975 đều có suy nghĩ như cán bộ Cộng Sản, kiếm đuợc một du học sinh không có tư tuởng bị Cộng Sản nhồi sọ rất là khó. May ra thế hệ con cái ho. lớn lên bên Mỹ thì có tư tuởng cởi mở tự do hơn.
12/10/202415:05:43
Khách
Vấn đề của dân VN là do nhân gây đến quả. VN nay đạo đức suy đồi nên thế hệ trẻ bị Cộng Sản giáo dục trong 40 năm qua phần đông không có đạo đức, gần như 95% tư tuởng hành động không khác gì quản giáo vệ binh trại cải tạo, tuy đến Mỹ sống nhưng tin tuởng giáo điều chủ nghĩa cộng sản. Vì bị CS giáo dục từ nhỏ với những bài toán lớp 1 "Hôm qua chị Ba du kích phục kích giết 3 tên lính nguỵ cuớp bóc, hôm nay giết thêm 2 tên ngụy. Hỏi chị Ba giết đuợc bao nhiêu tên ngụy ac ôn? Truớc 1950, cảnh sát các tiểu bang miền Nam cũng huấn luyện chó thù ghét dân da đen, nay du học sinh đến Mỹ cũng đuợc CS huấn luyện căm thù. Bị tẩy não từ thở còn thơ nên giới trẻ lớn lên trong chế độ CS giống như hàng sản xuất bị hư hỏng từ xí nghiệp (defective products). Bản tính con nguời hay động vật thấy kẻ tử tế thì thân thiện, ai xấu thì tránh xa. Tuy nhiên cũng có một số ít nguời lớn lên trong chế độ CS biết đuợc cái sai của CS như Duơng Thu Huơng, Trần Ðĩnh, Buì Tín, nhưng nhìn vào du học sinh, khó mà đo đuợc lòng nguời. Ðáng tiếc là lãnh tụ CS sai lầm đưa dân VN đến huynh đệ tuơng tàn chỉ để đuợc nghèo đói lạc hậu thay vì giàu có như Ðài Loan, Hàn Quốc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,403
Chiếc Mercedes đen bóng loáng chạy vào khu nhà sang trọng, dừng lại trước cánh cổng sắt khép kín, người đàn ông trạc 35 tuổi cho cửa kính xuống, thò tay ra ngoài và bấm mật mã vào cổng với một vẻ quen thuộc. Cánh cổng sắt từ từ chạy sang một bên, anh ta sang số và chiếc xe lăn bánh về phía trước, chạy qua một vài ngõ quanh co, hai bên đường rợp bóng những hàng cây xanh mát rượi. Chiếc xe dừng lại trước một căn nhà xinh xắn với khu vườn nhỏ ngập tràn sắc hoa và cây cảnh được cắt tỉa kỹ càng. Cánh cửa nhà để xe từ từ cuốn lên, người đàn ông điều khiển xe rất khéo léo vào bên trong và cánh cửa lại từ từ khép xuống.
Toản và tôi là bạn tri kỷ từ khi còn ở mái trường trung học, đại học. Sau này vì cuộc sống, vì công việc nên không còn gặp nhau. Toản theo ngành giáo dục, còn tôi theo đời binh nghiệp. Toản là một giáo sư, tôi trở thành một pháo thủ trên miền Tây nguyên. Toản đi vươt biên. Tôi vào tù cải tạo. Sáu năm sau ra tù, tôi cũng vượt trùng dương. Trời phù hộ, chúng tôi tình cờ lại gặp nhau trên đất Mỹ, Toản giới thiệu tôi làm việc chung một chỗ với hắn. Bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại phải đối diện với một tấm hình mà mình đã chụp cách nay 20 năm trong cuộc di tản đầy máu và nước mắt.
Tôi gặp Thu Chan như định mệnh. Nhưng chuyện đó kể sau. Giờ, tôi kể bạn nghe lần gặp định mệnh của Thu Chan mà tôi chứng kiến với một người được cả nước yêu mến trải bao thế hệ Việt bất kể chế độ nào.
Lúc nàng chuẩn bị sanh đứa con thứ hai cũng là lúc vợ chồng nàng bảo lãnh bà má chồng qua đoàn tụ. Bà vốn là dân Nam kỳ thứ thiệt, quê ngoài miệt vườn Mỹ Tho, bao nhiêu năm được nuôi nấng bởi phù sa trù phú nên tâm hồn bà mang nặng hương sắc sông nước miền Tây. Đầu tiên là chuyện ăn nói, bà có giọng nói sang sảng, to như trống làng ngày hội. Có lần nàng đang ở trong phòng ngủ, nghe bà đang to tiếng với chồng nàng ở dưới nhà bếp. Nàng lo sợ không biết có chuyện gì xảy ra khiến bà phải lên tiếng la mắng, bèn ra cửa lắng nghe, mới biết bà đang nói chuyện rất...bình thường và vui vẻ.
Lại bước qua năm mới, mỗi năm đầu xuân, hội Huế thường tổ chức “Ngày Hội Ngộ Mừng Tân Niên”. Năm nay với chủ đề “Xuân Và Tuổi Trẻ”, có lẽ ban tổ chức muốn gieo thông điệp yêu thương đến thế hệ con cháu, với niềm hy vọng tuổi trẻ sẽ nối tiếp cha ông hoạt động và giữ gìn một góc Huế trên xứ người tại vùng Bắc Cali.
Quỳnh nhìn Phong, thoáng nhớ lại những lời chàng ta kể lại sự say mê săn hoa lan của hai cha con khi anh theo cha vào rừng tìm những cụm hoa lan mọc trên những cành cây trong vùng ẩm thấp trên sườn đồi của vùng cao nguyên Ban Mê Thuột. Lúc đó, Phong còn nhỏ và rừng núi cao nguyên còn đầy thiên nhiên hoang dã nên những ngày vào rừng tìm hoa lan thật là thú vị. Vui nhất là có một lần, anh chàng kể lại, sau khi trèo lên cây, bóc được nguyên cả gốc cụm hoa Thuỷ tiên vàng rực nhưng không may có một cành khô gẫy đụng mạnh vào tổ ong gần đó làm cả đàn ong túa ra tấn công kẻ phá hoại làm hai cha con chạy bán sống bán chết mới đến được nhà người Thượng ở cuối thung lũng để xin… tị nạn!!! Điều kỳ lạ là ong không đốt mấy người ở quanh đó mà chỉ tìm hai cha con người phá tổ ong đốt để trả thù mà thôi.
…Tháng Năm, trời thường nhiều mây và những cơn mưa bất chợt. Tháng Năm lưu lạc làm sao quên tháng năm quê nhà. Đã bao giờ chúng ta trở về hàn huyên cùng sỏi đá, bưng tô canh bún, bún riêu một trưa hè để quên đi quãng đời phiêu bạt. Quê không đuổi ai đi, kẻ ở vẫn chờ người về, nhưng khoảng cách không thước đo trong lòng người là tâm lý Pavlov. Con chó nghe tiếng chuông leng keng biết sắp được ăn, người ta nghe tiếng AK 47 là biết Việt cộng về, mau chạy cho xa…
Người Mỹ có câu “Customer is king” (tạm dịch “Khách hàng là vua”) trong khi Việt Nam có câu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” để nói lên sự quan trọng của dịch vụ khách hàng. Nếu cơ sở thương mại nào có dịch vụ khách hàng tốt thì cơ hội khách hàng trở lại trong tương lai sẽ cao hơn. Người Mỹ có thói quen cho tiền tip cho người phục vụ mình như người hầu bàn hoặc tài xế xe taxi hay nhân viên dọn phòng khách sạn. Phục vụ càng tốt thì tiền tip càng cao. Tuy người Việt Nam đã ở Mỹ gần nửa thế kỷ nhưng hình như chúng ta chưa ý thức được sự quan trọng của dịch vụ khách hàng.
Ngay khi vào thăm vợ, cô Bình cũng đi với ông vào thăm bà. Bà vẫn nằm yên trên giường với những sợi dây cắm chằng chịt, khuôn mặt thật thanh thản, đôi mắt nhắm nghiền, đôi môi vẫn đượm hồng, cô Bình tự động ngồi bên xoa nắn chân tay cho bà, còn mang theo bộ đồ làm móng vào, làm cho bà tươi đẹp hơn, điều này làm ông thật cảm động, trái tim xao xuyến, ông thầm cảm ơn cô đã tận tình chu đáo với vợ chồng ông quá.
Hôm ấy, một buổi chiều cuối thu, trời trong và se lạnh. Một ông già râu tóc bạc phơ, ước chừng vào tuổi tám mươi, ngồi đăm chiêu trên ghế đá công viên, gần Viện dưỡng lão Mission De La Casa ở thành phố San José - lặng lẽ nhìn lá vàng rơi… Bỗng từ xa, một thằng bé khoảng chín, mười tuổi chạy đến nắm tay ông, hỏi: - Ông ngoại ơi! Sao ông ngồi đây một mình, có vẻ buồn thế? - Ờ! Ông chỉ có một mình.
Nhạc sĩ Cung Tiến