Hôm nay,  

Một Lời Đổi Một Đời

17/09/202404:00:00(Xem: 2057)
Mot Loi Doi Doi
Hình do tác giả cung cấp


Tác giả tên thật Chu Toàn Thắng, sinh năm 1962 hiện là cư dân Garden Grove. Công việc: Minister at Community of Agape Love Church. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Chỉ Cần Một Tay” đã phổ biến đầu năm 2016. Bài viết thứ hai kể về những ngày cuối năm của một gia đình gốc Việt có người chồng, người cha từng là sĩ quan VNCH, cựu tù nhân, và có người con mất tích trên đường vượt biển tìm tự do. Sau 8 năm, tác giả trở lại VVNM gần đây với bài “Homeless ở Đại Lộ Bolsa”, phác họa những mảnh đời bất hạnh vô gia cư trên con đường Bolsa, là bài viết được nhiều “like” nhất trên trang facebook VVNM cũng như được đọc nhiều trên trang vietbao.com.
Bài viết dưới đây kể về một người bạn đã có được nghề tốt nhờ một lời khuyến khích của tác giả.
 *

Hồi mới qua Mỹ, tiếng Mỹ dở ẹt mà Bách cũng lấy được bằng lái xe hơi trong vòng ba tuần từ ngày đặt chân xứ này. Tuần đầu lo thủ tục giấy tờ thẻ an sinh, thẻ căn cước.  Tuần thứ hai  đậu viết, tuần thứ ba  đậu lái. Nhanh thần tốc. 

 

Thế mà sau 30 năm ở Mỹ, hắn phải thi viết hai lần, thi lái bốn lần mới đậu bằng lái xe mô-tô 1.000 phân khối Harley-Davidson. 

 

“Anh mướn cái xe mô-tô nhỏ 300cc thôi cho dễ thi. Có $20 một ngày à,” người giám thị DMV vừa khuyên vừa an ủi hắn. “Hoặc anh vào trường học có $400 đô một khoá ba tuần rồi thi ở đó luôn cho dễ.”

 

“Cám ơn chị nhưng đậu bằng xe nhỏ rồi chạy xe lớn chỉ có chết sớm. Tôi sẽ thi lại cho đến khi đậu.”

Nhưng rớt lắm cũng có cái hay và cũng là định mệnh. Chuyện gì mà chả là định mệnh cơ chứ nếu ta nhìn bằng mắt đức tin tôn giáo! Mà có tin định mệnh hay không thì cũng chẳng thay đổi được gì. Mà có thay đổi được gì thì cũng là định mệnh. Chữ tài chữ mệnh quấn lấy nhau chứ chẳng ghét nhau. Mắt vô thần hay mắt tôn giáo gì cũng là mắt người hữu hạn nhìn vào cõi vô hạn.

 

Sau lần rớt thi lái thứ nhất, mỗi chiều hắn chạy mô-tô ra DMV Westminster tập lái hình rắn và vòng tròn nhỏ. Khó ơi là khó. Té mấy lần với chiếc Harley-Davidson này mà không gãy xương là may.

 

“Dám chơi, dám chịu. Máu tay có chảy thì máu tim mới chạy,” hắn nghiến răng tự nhủ mỗi lần nản chí.

 

Chiều đó xuất hiện một anh chạy mô-tô BMW 1.220 phân khối ra tập lái, đi theo là cô vợ lái xe hơi đậu ngoài lề đường. Chắc cô hộ tống trường hợp cấp cứu.

 

“Are you Vietnamese (Bạn có phải là người Việt Nam không)?”  người đó hỏi.

 

“Dạ phải, chào anh,” hắn vừa cởi “helmet” vừa vui vẻ đáp.

 

“May quá!  Anh có mấy cái “cone” hình nón màu vàng này để xếp hình giống y chang DMV khi thi thật dễ tập quá. Cho em tập ké nha anh.”

 

“Được. Tôi tên Bách. Anh tên gì?”

 

“Em, Bryan. Tên Việt là Bảo. Em tiếng Mỹ dở nên lấy tên Mỹ cho oai! Hi hi!  Em thi viết lần thứ tám mới đậu vì không biết một câu tiếng Mỹ, nhưng mê quá nên thi mãi cũng đậu. Còn thi lái thì rớt hai lần rồi, mai thi tiếp.”

“Chà, cái này nghe lạ à nha. Thi viết đến tám lần luôn! Vậy anh biết thi lái thế nào chưa?”

 

“Chưa.”

 

“Trời! Mai thi rồi mà không biết gì. Rớt hai lần là phải. Tôi biết rồi mà còn rớt lên rớt xuống. Để tôi chỉ anh cách thi theo “YouTube” chỉ nè. Cho tôi số điện thoại anh để tôi gửi “link YouTube” qua đi.”

 

Bryan chần chừ. 

 

“Anh cho ảnh số điện thoại để nhờ ảnh quen ai đó bán giùm xe anh luôn đi,” cô vợ đứng gần đó xen vào hối chồng. “Mỗi lần anh lăn bánh ra đường là em đứng tim à.”

 

Thế là hai bên thành bạn. Bryan như trút tâm sự ngay hôm đó trong bãi tập. Nào là ba anh là Thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa qua Mỹ HO 14, rồi bảo lãnh anh và gia đình anh qua sau. Anh không chơi với ai vì người ta gian dối nhiều quá. Không ra quán cà-phê vì Việt Cộng nhiều quá. Ôi đủ chuyện như thể anh chưa từng được trút nỗi lòng.

 

Bryan đậu thi lái mô-tô hôm sau, và từ đó, hầu như họ rủ nhau cà phê mỗi ngày với biết bao chuyện đời Việt rồi Mỹ rồi lại Việt rồi Mỹ. Anh lái xe rất giỏi, xe hơi lẫn mô-tô. Chuyên môn đậu xe hơi lùi đít vào. 

 

“Bryan thích đậu xe đầu ra đít vô hé,” hắn nửa đùa nửa thật. “Người Việt mình ít ai vậy lắm. Sao vậy?”

 

“Cả nhà em đều vậy trừ vợ em. Em dặn con gái em đậu xe phải lùi đít xe vào,” Bryan hí hửng nói. nữ lúc nào cũng thích khoe c

 

“Đậu vậy khó lắm với phái nữ,” hắn ngạc nhiên vừa đáp vừa đùa. “Phái ủa dù là xe hay là gì.”

 

“Ha! Ha! Ha! Đằng nào cũng phải lùi xe thôi. Vào đầu thì ra đít, vào đít thì ra đầu.  Đậu lùi đít vậy thì mình cảm thấy an toàn và làm chủ tình hình,” Bryan cười lớn đáp.

 

Đó cũng là cá tính của Bryan: Luôn muốn an toàn và làm chủ tình hình. 

 

“Anh xem hình ba em đẹp trai và oai không?” Bryan vừa nói vừa chìa tấm hình trên i-phone của anh. “Ba là thần tượng em đó. Ba là Thiếu tá tiểu đoàn trưởng thiết giáp.  Có lần ba dẫn em vào trại lính toàn xe thiết giáp với xe tăng. Em mê lái xe từ đó. Ba dặn em làm gì cũng phải an toàn và làm chủ tình hình. Em không có xe thiết giáp thì lái xe tải 18 bánh cũng được. Lái xe gì khó mà lại ra tiền là em thích à. Với lại mình luôn giữ an toàn và làm chủ tình hình mà.”

 

Mơ ước của anh là có bằng tài xế xe tải 18 bánh, nhưng không thành dù đã mất $5,000 dollars cho trường kia. Anh vỡ mộng đã tám năm rồi. Đi làm hãng một thời gian bị ép quá nên nghỉ việc luôn. Giờ chán đời chỉ muốn về Việt Nam sống vùng quê với miếng đất nho nhỏ nhà vợ  bán rẻ lại xa thị thành.  Còn lại niềm vui duy nhất ở Mỹ là chạy mô-tô ngoài freeway 70 mile/hour để giảm căng thẳng.

 

Những cuộc hẹn cà-phê khiến bạn của bạn của bạn của bạn là bạn của mình.  Bryan quen với người kia cũng đang định học lấy bằng xe tải, sẵn sàng dạy anh học luôn vì người này giỏi tiếng Mỹ. 

 

“Đọc sách gần cả trăm trang rối như tơ vò. Khó quá anh ơi.  Thi viết xe mô-tô có mười mấy trang mà còn thi tám lần mới đậu mà thi cái này gấp 10 lần số trang, em thi chắc lần 80 mới đậu quá,” Bryan xổ một hơi khi quậy mạnh ly cà phê quán Đắng.

 

“À, khó thật . . . để xem . . . sẽ được thôi,” Bách nảy ra một ý. 

 

Theo kinh nghiệm hắn, học thi mô-tô ở các trang mạng miễn phí có sẵn bài thi và chấm điểm cho mình luôn; tổng cộng 240 câu hỏi, trong khi bài thi chỉ hỏi 25 câu.  Cũng y vậy với thi xe tải, khác là xe tải thi 50 câu, trang mạng thì cho miễn phí thi thử 1.200 câu thì đậu là cái chắc.

 

Nhiều chuyện xảy ra. Bryan có tính hay giận. Chắc anh giận gì ai đó bạn của Bách rồi lây sang giận hắn luôn. Ba tháng sau tình cờ Bách gặp lại Bryan.

 

“Sao rồi, bạn thi đậu chưa,” Bách vồn vã hỏi.

 

“Bỏ cuộc anh ơi. Tiếng Mỹ khó quá. Thi viết ba lần rồi.”

 

“Trời!  Mới ba lần mà bỏ cuộc à! Bạn thi viết mô-tô tám lần mới đậu mà. Mô-tô là lái chơi theo thú vui thôi mà bạn còn quyết tâm được huống hồ xe tải là ước mơ đời bạn mà. Là sự nghiệp của bạn luôn đấy. Kiếm $80,000 đô-la một năm dễ dàng đấy nhé. Thi tiếp đi. Cần gì mình chỉ cho bạn.”

 

“Để tính sau. Giờ mời anh cà-phê quán Đắng nha.”

 

Nhiều chuyện xảy ra. Ba tháng họ không gặp cho đến khi một cú điện thoại.

 

“Em đậu thi viết rồi. Đang tập lái. Chuẩn bị thi. Cà-phê quán Đắng nha,” Bryan vui vẻ nói đầu dây kia.

 

Lại nhiều chuyện xảy ra. Hai tháng không họ không gặp cho đến khi một cú điện thoại.

 

“Đậu lái rồi anh Bách ơi. Mừng quá. Mời anh cà phê nha,” Bryan nói như hét trên phone. “Cám ơn anh nha. Nhờ anh mà em có khúc quanh định mệnh cuộc đời. Phải nói là định mệnh đấy.”

 

“Là sao? Cái gì mà định mệnh vô đây nữa?” hắn ngạc nhiên.

 

“Trời cho anh em mình thi rớt xe mô-tô mấy lần nên gặp nhau. Rồi anh chỉ em cách học online thi lái xe tải; rồi câu nói của anh ‘thi tám lần còn đậu huống chi ba lần, thi nữa đi’ cứ ám ảnh em hoài. Rồi bao nhiêu cái ‘rồi’ nữa để rồi giấc mơ em thành hiện thực,” Bryan nói như trút. Định mệnh là vậy đó anh. Cà phê quán Đắng hóa ngọt cuộc đời em rồi anh ơi. Gặp anh mười  phút  nữa nha.”

 

Chỉ hai tuần sau khi có bằng lái xe A, Bryan kiếm được job thơm lương $2,000/ tuần lái xe từ 1:00 sáng thứ Năm đến trưa Chủ-nhật từ Cali sang Texas và ngược lại. 

 

Một cú điện thoại lúc 2:00 sáng làm Bách thức giấc.

 

“Anh Bách giúp em cái. Xin lỗi gọi anh giờ này,” giọng Bryan khẩn thiết. “Xe em hư giữa sa mạc, em gọi công ty có người nói tiếng Việt nhưng họ nói phải tự xử, chờ tám tiếng nữa mới có xe đến sửa. Trời tối đen mà gió cứ ù ù em sợ quá anh. Anh có cách nào giúp em không?”

“Trời! Mình đang ở Little Saigon mà giúp bạn sao được. Bạn chạy mô-tô như gió không sợ chết mà lại sợ gió sa mạc à! Gọi cảnh sát xem.”

 

“Tiếng Mỹ em dở quá nói họ không hiểu anh ơi.”

 

“Vậy để mình gọi “3-way” ba bên nói chuyện nha.”

 

Đó là thử thách đầu tiên cho Bryan trong nghề tài xế xe tải dài 63 “feet” lái xuyên bang gần cả tuần mới về nhà. Nhưng phần thưởng là vợ Bryan được nghỉ làm “nails” vất vả 10 tiếng một ngày, lái xe đi và về 2 tiếng nữa thành 12 tiếng một ngày suốt 6 ngày trong tuần, mà lương chỉ bắng phân nửa của chồng lái xe tải. Lại còn được gần gũi chăm sóc hai đứa con 9 tuổi và 7 tuổi. Xa chồng 5 ngày thôi nhưng đổi lại cả một thiên đàng hạ giới bên con. Còn gì hạnh phúc hơn.

 

“Chào bác Bách đi con,” vợ Bryan hối hai con trong buổi tiệc lễ Tạ Ơn tại nhà chị. “Nhờ bác mà má được gần hai con cả ngày đó. Một đống đồ chơi của hai con cũng nhờ bác mà ba má có tiền mua đó.”

 

“Mà cũng nhờ em nữa đó,” Bryan xen vào.  “Nhờ em mới kết bạn được với bác Bách đó. Em có nhớ lúc bác hỏi số điện thoại anh thì anh từ chối không? Thật là định mệnh.  Cám ơn anh Bách nha.”

 

“Ôi, ơn nghĩa gì. “Happy Thanksgiving!”. Tạ ơn Thượng Đế là đủ rồi,”  hắn giơ tay và ngửa mắt lên trời vui vẻ nói.

 

“”Thanks God!”. Tụi em còn đang tính chuyện này, anh cho ý kiến nha,” Bryan tiếp lời.  “Ông chủ xe nói trừ hết chi phí $2,000 cho tài xế và các khoản khác, ổng còn được $2,000 một tuần cho mỗi chuyến đi. Nếu em vừa làm chủ xe vừa làm tài xế thì em được $4,000 một tuần rồi anh. Anh nghĩ em nên mua xe không?”

 

“Tới luôn bác tài,” hắn la to tán đồng.  “Bây giờ mới thực là an toàn và làm chủ tình hình đó bạn.”

 

Bryan về Việt Nam bán hết đất đai nhà cửa bên vợ ở quê để mua chiếc xe tải “second hand” ở Mỹ $45,000 và thực hiện ước mơ mình.

 

Một “dollar” danh dự đổi một năm lương tổng thống Mỹ $400,000 USD. Một lời khích lệ cũng đổi được một đời người tự tay kiếm $160,000 USD một năm để xài thẻ “credit card” thoải mái thay vì thẻ EBD. 

 

Thắng Chu

Ý kiến bạn đọc
07/10/202418:38:15
Khách
Cảm ơn tác giả một bài viết hay, tinh thần động viên giúp ích người và xa hội❤️❤️❤️
20/09/202421:20:16
Khách
Xin được góp ý với bạn :
1) Thiết giáp QLVNCH không có Tiểu đoàn nên không bao giờ có Tiểu đoàn trưởng.
Chỉ có Chi đoàn trưởng hay lớn hơn nữa là Thiết đoàn trưởng thôi.
2) Đậu xe đít vào trước đầu quay ra là không hợp lệ , gặp bãi đậu xe nào khó sẽ bị phạt , nhất là trong các bãi đậu xe của các trường đại học
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 414,990
Nghĩa trang Oaks Hill chiều nay lồng lộng gió, mây đen dồn cục cuối chân trời, cây cối ngã rạp mình theo chiều gió. Thành đứng trên hành lang phía sau căn "mobile home" của mình nhìn bao quát sang khu nghĩa địa rồi tiên đoán dự báo thời tiết, ngày hôm nay có lẽ sẽ có mưa đây. Chóng quá! Thế mà đã hơn một năm qua, Halloween rồi lại Halloween. Hình như Halloween năm nào trời cũng có mưa nhẹ thì phải?...
Nhiều người trong chúng ta chắc ai cũng biết câu ngạn ngữ này: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Tôi không rõ là câu này do danh nhân nào nói hay là nguồn gốc của nó từ đâu, nhưng tôi quan sát thì thấy nó rất đúng với nhiều trường hợp ở đời. Nay tôi tường thuật một câu chuyện có thật trong cộng đồng người Việt ở thành Ất Lăng. Tôi cũng là người có dự mặt trong câu chuyện này, một câu chuyện khá thương tâm và phần nào cũng đúng với câu ngạn ngữ vừa đề cập. Tôi vốn không phải là nhà văn nên không biết gì bút pháp nghệ thuật hay những gì đại loại như thế, chỉ đơn giản là một người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã và đang xảy ra tại đây.
Theo Wikimedia, “Cranberry” tiếng Việt gọi là nam việt quất. “Cranberry” có nguồn gốc từ chữ “Craneberry” (Crane là con hạc) được dùng bởi những di dân đầu tiên đến Mỹ, vì cánh hoa, đài hoa và cuống hoa có hình dáng giống đầu, mỏ và cổ của con hạc. “Cranberry là một loại cây thường mọc dại nơi các vùng đầm lầy đã phân hóa (nhiều than bùn) ở miền ôn đới Bắc bán cầu. Tại Mỹ nhiều nhất là các tiểu bang miền Đông Bắc như Massachusetts, New Hamshire, Connecticut, New Jersey và Delaware. Được biết việc chăm sóc và thu hái Cranberry qua nhiều công đoạn khá nhiêu khê. Đầu tháng 10 là mùa thu hái. Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những sinh hoạt này của nông dân địa phương nên đã quyết định cùng con gái làm một chuyến du lịch đi Boston thuộc tiểu bang Massachusetts. Đây là một trong những tiểu bang nằm phía đông bắc nước Mỹ có nhiều điền trang (Farm) đang mùa thu hái “Cranberry”.
...Nhìn thấy hàng dài người chờ ngoài phòng phiếu thì mới nhận thấy người đi bầu tay năm nay đông nhất so với các năm 2020 và 2022, dù phòng phiếu mở cửa gần cả tuần vừa qua. Tuần tự theo các thủ tục, chúng tôi nhanh chóng tô đậm các ô dựa trên mẫu giấy bầu ghi dấu sẵn trước ở nhà, nên kết thúc bầu khá nhanh. Chúng tôi thấy vui khi có nhiều cha mẹ đem theo các con nhỏ, như một cách chỉ dạy công dân giáo dục. Chúng tôi cũng không quên dán vào ngực con tem “I Voted”. Trên đường về, chúng tôi ghé vào Trade Joe mua chai “champagne”, dành mở uống mừng khi có kết quả bầu cử...
Tôi luôn sống trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa khi đón nhận những món quà mà Ngài gửi đến trong cuộc đời tôi. Từ ngày có tụi nhỏ, những dự định cho cá nhân, từ việc học thêm các ngôn ngữ mà tôi yêu thích, trau dồi thêm kiến thức trong nghề nghiệp, tìm kiếm những cơ hội thăng tiến, đều dần có độ ưu tiên ngày càng thấp, ngày càng xa hơn, và lùi dần theo tỷ lệ thuận với số tuổi của các con. Tụi nhỏ càng lớn, tất cả thời gian và kế hoạch của tôi càng xoay quanh các con nhiều hơn.
Linh qua Mỹ theo diện đoàn tụ (cha bảo lãnh) nên chờ đợi dài cổ bao nhiêu năm trời, vậy là tuổi xuân đi qua lẹ làng. Khi còn ở Việt Nam từ lúc học lớp đệ tam (lớp 10) đã có bạn thương, lên dần bạn trai thích vây quanh cũng đông. Lúc học Cao Đẳng Sư Phạm cũng yêu một bạn chung lớp. Ra trường vào Sài Gòn chờ đi Mỹ vì có giấy tờ cha gởi về. Cha cấm con gái, con trai không ai được lập gia đình chờ ngày ra đi. Thời gian chờ đợi cũng có các bạn ra trường kỹ sư, hoặc dạy đại học theo đuổi. Nhiều người làm Linh đâm ra “lơ lửng con cá vàng”, vui chơi qua ngày qua tháng...
Lời mở đầu của người viết: "Đây là bài tôi viết đúng bốn năm trước khi cả nước Mỹ đang sôi nổi về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Lúc đó vì không muốn gây ra tranh cãi mất thì giờ nên tôi chỉ đăng giới hạn trong trang cá nhân của mình. Bài được nhiều người xin để share lại và số người “nghỉ chơi” tôi ra hay thậm chí “block” vì bài viết này cũng không phải là ít. Một mùa bầu cử nữa lại đến. Có vẻ như những gì xảy ra bốn năm trước có thể sẽ lặp lại nên tôi nghĩ bài viết năm trước của mình chưa đến nỗi lỗi thời."
Từ khi Amanda, con gái nàng, học lớp chín, hễ đến đêm Halloween là nó cùng nhóm bạn bè hẹn nhau ở nhà nàng, rồi chúng nó kéo nhau đi khắp xóm, qua cả xóm bên cạnh. Tuổi trẻ đâu biết mệt và lạnh là gì, có năm trời mưa lất phất, gió rít lạnh lẽo, mà chúng vẫn hào hứng lên đường. Nàng ngồi ở nhà, vừa phát kẹo cho lũ trẻ đến gõ cửa, vừa nấu nồi cháo gà để lát nữa đãi đám bạn bè con gái.
Hôm nay tôi chuẩn bị về thăm Cali để giải tỏa áp lực đau buồn mang nặng trong lòng mấy tháng nay. Cứ mỗi lần về Cali lòng bồi hồi xúc động vì nơi này đã in đậm trong tôi nhiều dấu ấn khó quên. Tôi nhớ hai câu thơ của nhà thơ Thế Lữ: “Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.”
... Ở Việt Nam, tôi bị tù gần sáu năm trời chỉ mỗi cái tội vượt biên và hơn mười năm “chết dấp” bên trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp) của Phi Luật Tân vì đến đảo sau ngày đóng cửa nên chẳng có điều kiện để lập gia đình. Thành thử ra tôi độc thân tới năm bốn mươi bốn tuổi mới lấy vợ, cách đây được hơn tháng! Phần vợ tôi khi ấy cũng xấp xỉ bốn mươi, do cứ mãi ở chờ bố cô đi tù cải tạo ngoài Bắc hơn mười mấy năm trời mới về, rồi sang đây với diện H.O, thành ra cũng chẳng trẻ trung gì! Thế nên khi bác sĩ chính thức báo tin là vợ tôi đã “cấn thai” thì tôi chới với vô cùng. Bởi tôi chưa có “ready” thì bảo sao tôi không hoảng sợ cơ chứ?...
Nhạc sĩ Cung Tiến